(THE NEW WORLD ORDER)
The Economist
Phan Trinh dịch
March 22nd 2014
Trật tự thế giới hậu Xô-viết hẳn là không hoàn hảo, nhưng thứ trật tự Vladimir Putin đang muốn áp đặt rõ là tệ hơn nhiều.
Tuần rồi, Vladimir Putin bảo Quốc hội Nga rằng: “Trong tâm tư người dân, Krym mãi là một phần không thể tách rời Nga.” Và thế là Putin đã sáp nhập bán đảo Krym vào Nga với tốc độ và cách làm hiệu quả đến chóng mặt, với sự hậu thuẫn của đa số áp đảo qua trưng cầu dân ý. Putin gọi đó là thắng lợi của trật tự, của chính danh, và là một đòn đau đánh vào bàn tay thập thò can thiệp từ phương Tây.
Nhưng, coi vậy mà không phải vậy, Putin không đại diện cho trật tự mà đại diện cho bất ổn và đấu đá. Việc đầu tiên Putin làm để đặt nền móng cho trật tự mới là vẽ lại đường biên giới dựa trên những lý lẽ tuỳ tiện, những lý lẽ rất dễ bị lợi dụng để thổi bùng ngọn lửa tranh chấp lãnh thổ tại hàng chục nơi khác trên thế giới. Thêm nữa, dù hầu hết người Krym muốn theo Nga, cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi cũng chỉ là một trò hề. Hành xử của Nga gần đây thường được dư luận gán cho một cách phiến diện rằng đó là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và Mỹ. Thực ra, hành xử đó đặt ra một đe doạ rộng lớn hơn, và là đe doạ cho bất cứ quốc gia nào ở bất cứ đâu, vì Putin vừa ngang nhiên lái xe tăng, cán bừa rồi ngồi chồm hổm trên trật tự thế giới hiện có.
Đất mẹ xiết vào lòng
Chính sách đối ngoại thường đi theo chu kỳ. Chế độ Xô-viết sụp đổ mở đường cho một thập niên thống trị vô đối của Mỹ và sự khẳng định rình rang những giá trị Mỹ. Nhưng thế giới “duy ngã độc tôn” này, được thổi phồng lên bằng sự ngạo mạn vô lối của George Bush, đã phải hụt hơi ngạt thở trong khói bụi từ cuộc chiến Iraq. Từ đó, Barack Obama đã tìm cách đưa ra một đường lối đa phương hơn, có người có ta hơn, xây dựng trên niềm tin rằng Mỹ có thể đứng chung chiến tuyến với các nước khác để đương đầu với những vấn nạn chung và để cùng nhau cô lập kẻ ác. Đường lối này thất bại thảm hại tại Syria, nhưng vẫn có dấu hiệu cho thấy hiệu quả khi áp dụng tại Iran. Tuy ảnh hưởng đã giảm nhưng phải nói rằng chính uy thế của Mỹ đã giúp cho đường hàng hải thế giới vẫn còn thông thoáng, các biên giới còn được tôn trọng và luật pháp quốc tế hầu hết được tuân thủ. Xét ở mức độ đó thì trật tự hậu Xô-viết rõ là có ý nghĩa của nó.
Nhưng Putin đang phá huỷ trật tự này. Ông cố khoác cho việc sáp nhập Krym chiếc áo luật pháp quốc tế, chẳng hạn như lập luận rằng việc loại bỏ chính quyền ở Kiev vừa qua khiến ông không còn bị trói buộc bởi thoả ước đảm bảo sự vẹn toàn lãnh thổ Ukraine, một thoả ước Nga đã ký năm 1994 khi Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng luật pháp quốc tế chỉ có nghĩa khi chính quyền đến sau thực thi những quyền hạn và trách nhiệm được chính quyền trước trao lại. Chưa hết, Putin còn viện dẫn nguyên lý rằng phải bảo vệ “đồng bào” mình – tức tất cả những ai ông tự tiện gọi là người Nga – bất chấp họ đang ở đâu. Chưa hết, chứng cớ một đường miệng lưỡi một nẻo, Putin còn chối bay chối biến rằng binh lính mang quân phục không phù hiệu nắm quyền kiểm soát tại Krym không phải là lính Nga. Sự kết hợp quái gở của hai vế, một bảo vệ và một dối trá, quả là thứ công thức phù thủy dễ dùng để can thiệp vào bất cứ quốc gia nào có sắc dân thiểu số cư ngụ, không cứ là người Nga.
Khi rêu rao những chuyện ngụy tạo trắng trợn về bọn phát xít ở Ukraine đe doạ Krym, Putin đã xem thường nguyên tắc rằng: sự can thiệp ở nước ngoài chỉ nên dùng như biện pháp cuối cùng trong trường hợp có đại họa. Putin biện minh bằng cách viện dẫn vụ NATO đánh bom Kosovo năm 1999 như tiền lệ. Nhưng cần biết rằng vụ NATO can thiệp vào Kosovo chỉ diễn ra sau khi có bạo động dữ dội và Liên Hiệp Quốc đã phải bó tay sau bao nhiêu nỗ lực bất thành – và bất thành cũng vì Nga cản trở. Ngay cả trong trường hợp này, Kosovo cũng không như Krym bị sáp nhập lập tức, Kosovo chín năm sau đó mới ly khai.
Trật tự mới kiểu Putin, tóm lại, được xây dựng trên chính sách thôn tính phục thù, sự trắng trợn xem thường sự thật, và việc bẻ cong luật pháp cho vừa vặn với những gì kẻ nắm quyền lực mong muốn. Trật tự kiểu đó có cũng như không.
Buồn thay, quá ít người hiểu điều này. Rất nhiều quốc gia bực bội với vị thế kẻ cả của Mỹ và với Châu Âu thích lên lớp dạy đời. Nhưng rồi họ sẽ thấy trật tự mới kiểu Putin còn tệ hại hơn nhiều. Các quốc gia nhỏ chỉ có thể phát triển tốt trong hệ thống luật lệ công khai minh bạch dù chưa hoàn hảo. Nếu giờ đây nguyên lý mạnh được yếu thua lên ngôi thì họ sẽ có rất nhiều điều phải sợ, nhất là khi phải đối phó với một cường quốc khu vực hay gây hấn bắt nạt. Trong khi đó, các quốc gia lớn hơn, đặc biệt là các cường quốc đang lên trong thế giới mới, tuy có ít nguy cơ bị bắt nạt, nhưng không phải vì thế mà một thế giới vô chính phủ trong đó không ai tin ai sẽ không có tác động xấu với họ. Vì nếu ý nghĩa của các thỏa ước quốc tế bị chà đạp, thì Ấn Độ chẳng hạn sẽ rất dễ bị cuốn vào cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc vì vùng đất tranh chấp Arunachal Pradesh hoặc Ladakh. Cũng vậy, nếu việc đơn phương ly khai được chấp nhận dễ dàng, thì Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn sẽ rất khó thuyết phục sắc dân Kurds trong nước mình rằng tương lai của họ sẽ tốt hơn khi họ chung tay xây dựng hòa bình. Tương tự, Ai Cập và Ả Rập Saudi cũng muốn tham vọng khu vực của Iran bị kiềm chế, chứ không phải được thổi bùng lên nhờ nguyên lý cho rằng người ngoài có thể can thiệp để cứu giúp sắc dân thiểu số Hồi giáo Shia sống khắp vùng Trung Đông.
Ngay Trung Quốc cũng cần nghĩ lại. Về mặt chiến thuật, có thể nói Krym đã đưa Trung Quốc vào tình thế khó ăn khó nói. Vì một tiền lệ về ly khai sẽ là lời nguyền rủa đen đủi, trong khi Trung Quốc hiện có Tây Tạng đang muốn ly khai; ngược lại, nguyên lý thống nhất đất nước lại là bất khả xâm phạm, trong khi Trung Quốc hiện có Đài Loan chưa thể thống nhất. Tuy vậy, về mặt chiến lược, quyền lợi của Trung Quốc rất rõ ràng. Nhiều thập niên qua, Trung Quốc tìm cách trỗi dậy trong hòa bình và lặng lẽ, tránh né một cuộc xung đột như nước Đức hung hăng đã kích hoạt chống lại nước Anh vào thế kỷ 19 để cuối cùng kết thúc trong chiến tranh. Nhưng, hoà bình trong thế giới của Putin lại là điều khó thành, vì bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành cái cớ để động thủ, và bất cứ sự gây hấn tưởng tượng nào cũng có thể dẫn đến một màn phản công.
Hành động trước hay trả giá sau
Đối với Obama, đây là giờ phút quyết định: Obama phải thực sự lãnh đạo, thay vì chỉ hợp tác. Nhưng Krym không chỉ là việc của Mỹ, mà còn là của cả thế giới. Với những tai họa nhãn tiền, phản ứng của các nước đến nay nói chung đều yếu và manh mún. Trung Quốc và Ấn Độ hầu như chỉ đứng bên lề. Phương Tây thì áp đặt cấm vận visa và phong tỏa tài sản của một số phần tử Nga. Nhưng những phần tử bị nhắm tới thì lại coi đó là huy hiệu của danh dự.
Ít nhất, việc trừng phạt cũng cần bắt đầu cứng rắn hơn, vượt ngoài dự kiến hơn. Phong tỏa tài sản có thể tác động mạnh, vì như vụ cấm vận Iran trước đây cho thấy, giới tài chánh quốc tế rất sợ dính líu tới guồng máy luật lệ của Mỹ. Cũng vậy, các quan tham của Putin sẽ la lối ầm lên nếu nước Anh không cho London nhận đồng tiền có liên hệ với chế độ tại Nga. Pháp nên hoãn việc bán vũ khí cho Nga; và trong trường hợp phía đông Ukraine là nạn nhân kế tiếp của Nga, thì nước Đức nên sẵn sàng cấm vận xăng dầu và khí đốt Nga. Cần lên kế hoạch ngay bây giờ để giảm mức lệ thuộc của Châu Âu vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga và để NATO mạnh hơn.
Trong ngắn hạn, Ukraine cần nhiều tiền để cứu vãn kinh tế khỏi sụp đổ, và cần nhiều cải cách dài hạn với giúp đỡ của IMF, cùng những tư vấn từ nước ngoài mà Ukraine có thể chấp nhận được. Để đi bước đầu tiên theo hướng này, Mỹ cần lập tức thanh toán các khoản nợ cho IMF, khoản thanh toán đã bị Quốc hội ngăn chặn nhiều tháng nay.
Tuy nhiên, dù cho phương Tây có sẵn sàng dùng những biện pháp cứng rắn chống Putin chăng nữa thì những cường quốc đang trỗi dậy vẫn có thể không mấy hứng thú trong việc lên án Putin. Nhưng, thay vì im hơi lặng tiếng trước vụ sáp nhập phi pháp Krym, những cường quốc đang trỗi dậy kia rất nên suy nghĩ xem họ đang muốn sống trong một trật tự thế giới như thế nào. Họ muốn một trật tự trong đó hầu hết các quốc gia tôn trọng những thỏa ước quốc tế và biên giới đã vạch? Hay là họ thích một trật tự trong đó cam kết bị bẻ cong, biên giới bị xâm phạm và thỏa ước cứ thích là xé?
The Economist
Phan Trinh dịch
THE NEW WORLD ORDER
The Economist
March 22nd 2014
The post-Soviet world order was far from perfect, but Vladimir Putin’s idea for replacing it is much worse
“In people’s hearts and minds,” Vladimir Putin told Russia’s parliament this week, “Crimea has always been an inseparable part of Russia.” He annexed the peninsula with dazzling speed and efficiency, backed by a crushing majority in a referendum (see article). He calls it a victory for order and legitimacy and a blow against Western meddling.
The reality is that Mr Putin is a force for instability and strife. The founding act of his new order was to redraw a frontier using arguments that could be deployed to inflame territorial disputes in dozens of places around the world. Even if most Crimeans do want to join Russia, the referendum was a farce. Russia’s recent conduct is often framed narrowly as the start of a new cold war with America. In fact it poses a broader threat to countries everywhere because Mr Putin has driven a tank over the existing world order.
The embrace of the motherland
Foreign policy follows cycles. The Soviet collapse ushered in a decade of unchallenged supremacy for the United States and the aggressive assertion of American values. But, puffed up by the hubris of George Bush, this “unipolar world” choked in the dust of Iraq. Since then Barack Obama has tried to fashion a more collaborative approach, built on a belief that America can make common cause with other countries to confront shared problems and isolate wrongdoers. This has failed miserably in Syria but shown some signs of working with Iran. Even in its gentler form, it is American clout that keeps sea lanes open, borders respected and international law broadly observed. To that extent, the post-Soviet order has meaning.
Mr Putin is now destroying that. He dresses up his takeover of Crimea in the garb of international law, arguing for instance that the ousting of the government in Kiev means he is no longer bound by a treaty guaranteeing Ukraine’s borders that Russia signed in 1994, when Ukraine gave up nuclear weapons. But international law depends on governments inheriting the rights and duties of their predecessors. Similarly, he has invoked the principle that he must protect his “compatriots”—meaning anybody he chooses to define as Russian—wherever they are. Against all evidence, he has denied that the unbadged troops who took control of Crimea were Russian. That combination of protection and subterfuge is a formula for intervention in any country with a minority, not just a Russian one.
Brandishing fabricated accounts of Ukrainian fascists threatening Crimea, he has defied the principle that intervention abroad should be a last resort in the face of genuine suffering. He cites NATO’s bombing of Kosovo in 1999 as a precedent, but that came after terrible violence and exhaustive efforts at the UN—which Russia blocked. Even then Kosovo was not, like Crimea, immediately annexed, but seceded nine years later.
Mr Putin’s new order, in short, is built on revanchism, a reckless disdain for the truth and the twisting of the law to mean whatever suits those in power. That makes it no order at all.
Sadly, too few people understand this. Plenty of countries resent American primacy and Western moralising. But they would find Mr Putin’s new order far worse. Small countries thrive in an open system of rules, albeit imperfect ones. If might is right, they have much to fear, especially if they must contend with an aggressive regional power. Larger countries, especially the new giants of the emerging world, face less threat of bullying, but an anarchic, mistrustful world would harm them all the same. If international agreements are robbed of their meaning, India could more easily be sucked into a clash of arms with China over Arunachal Pradesh or Ladakh. If unilateral secession is acceptable, Turkey will find it harder to persuade its Kurds that their future lies in making peace. Egypt and Saudi Arabia want Iran’s regional ambitions to be tamped down, not fed by the principle that it can intervene to help Shia Muslims across the Middle East.
Even China should pause. Tactically, Crimea ties it in knots. The precedent of secession is anathema, because of Tibet; the principle of unification is sacrosanct, because of Taiwan. Strategically, though, China’s interests are clear. For decades, it has sought to rise peacefully within the system, avoiding the competition that an upstart Germany launched against Britain in the 19th century and which ended in war. But peace is elusive in Mr Putin’s world, because anything can become a pretext for action, and any perceived aggression demands a riposte.
Act now or pay later
For Mr Obama, this is a defining moment: he must lead, not just co-operate. But Crimea should also matter to the rest of the world. Given what is at stake, the response has so far been weak and fragmented. China and India have more or less stood aside. The West has imposed visa sanctions and frozen a few Russians’ assets. The targets call this a badge of honour.
At the very least, the measures must start to exceed expectations. Asset freezes can be powerful, because, as the Iran sanctions showed, international finance dreads being caught up in America’s regulatory machinery. Mr Putin’s kleptocratic friends would yelp if Britain made London unwelcome to Russian money linked to the regime (see article). France should withhold its arms sales to Russia; and, in case eastern Ukraine is next, Germany must be prepared to embargo Russian oil and gas. Planning should start right now to lessen Europe’s dependence on Russian energy and to strengthen NATO.
Ukraine needs short-term money, to stave off collapse, and longer-term reforms, with the help of the IMF, backed by as much outside advice as the country will stomach. As a first step, America must immediately pay its dues to the fund, which have been blocked by Congress for months.
Even if the West is prepared to take serious measures against Mr Putin, the world’s rising powers may not be inclined to condemn him. But instead of acquiescing in his illegal annexation of Crimea, they should reflect on what kind of a world order they want to live under. Would they prefer one in which states by and large respect international agreements and borders? Or one in which words are bent, borders ignored and agreements broken at will?
By The Economist
* * *
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
More on English topic, please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net