Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 23, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LẬT LẠI HỒ SƠ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ (Chương 2)
BAN ĐIỀU HÀNH


Xem Chương 1: click vào đây

LẬT LẠI HỒ SƠ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG (Tiếp theo)
The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve
(5th Edition) (California: American Media, 2010)
By G. Edward Griffin
Nguyễn Thành Trung dịch và hiệu đính

 

 

CHƯƠNG 2: TÊN CỦA TRÒ CHƠI LÀ GIẢI CỨU
Chapter 2: The Name of the Game is Bailout

Nội dung chính: Hình ảnh khán giả đang dự khán một sự kiện thể thao là một cách so sánh để giải thích những quy tắc mà theo đó người đóng thuế phải chịu chi phí cho việc giải cứu các ngân hàng khi các khoản cho vay trở thành nợ xấu.

Chương trước đề cập rằng nhóm họp ở đảo Jekyll vốn thai nghén ra Hệ thống Dự trữ Liên bang thực chất đã tạo ra một cartel quốc gia bị khống chế bởi các ngân hàng lớn. Chương cũng đề cập rằng mục tiêu chính của nhóm cartel này là kéo chính phủ liên bang liên đới với tư cách là một thực thể để chuyển những món lỗ không thể tránh khỏi từ chủ những ngân hàng này sang người đóng thuế. Dĩ nhiên đây chỉ là một trong những khẳng định đầy tranh cãi trong cuốn sách này. Tuy nhiên, có ít cơ hội cho một cách giải thích khác khi chúng ta bắt gặp số lượng lớn chứng cứ trong lịch sử từ khi Hệ thống này được thành lập. Do đó, chúng ta hãy nhảy tiếp một bước nhảy xuyên thời gian khác để xem xét vấn đề. Chúng ta đã lùi về năm 1910 để bắt đầu câu chuyện này, bây giờ chúng ta hãy quay về kỷ nguyên hiện tại.

Để hiểu được bằng cách nào những khoản lỗ của ngân hàng được dịch chuyển sang cho người đóng thuế, đầu tiên chúng ta nên biết một chút về cách kế hoạch này được thiết kế để hoạt động như thế nào. Cần phải hiểu rõ một số quy trình và công thức, chứ nếu không thì toàn bộ quá trình này giống như một sự hỗn loạn. Việc này giống như chúng ta cô lập cuộc đời mình ở một hòn đảo ở Biển Nam và hoàn toàn không có kiến thức nào về thế giới xung quanh. Hãy tưởng tượng rằng nó sẽ giống như lúc chúng ta lần đầu tiên quay trở lại đất liền và đi xem một trận đấu bóng đá Mỹ (football) chuyên nghiệp. Chúng ta sẽ nhìn chằm chằm không thể nào tin được vào những cầu thủ ăn mặc như người ngoài hành tinh; lăn xả vào nhau; ném tới lui một vật hình dáng ngộ nghĩnh; tranh giành nó như thể nó có một giá trị vô cùng lớn, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng đá ra ngoài đường biên như thể là nó là đồ vô giá trị và đáng khinh khi; xô đuổi nhau, tông ngã nhau và sau đó quay trở lại tập trung cho một đợt tranh giành khác; tất cả những điều này xảy ra với hàng chục ngàn khán giả phấn khích đồng thanh hò hét nhịp nhàng dường như không vì lý do gì cả. Nếu không hiểu điều cơ bản rằng đây là một trận đấu và không biết qui tắc luật lệ của trò chơi, trận đấu này sẽ trở nên giống như một thứ đầy hỗn loạn và điên rồ.

Hoạt động của hệ thống tiền tệ của chúng ta thông qua Cục Dự trữ Liên bang có nhiều điểm chung với bóng đá Mỹ chuyên nghiệp. Trước hết, một số hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần mà chỉ có thay đổi chút xíu để phù hợp với các hoàn cảnh đặc biệt. Thứ hai, có một số qui tắc xác định mà người chơi phải tuân theo với độ chính xác rất cao. Thứ ba, có một mục tiêu rõ ràng mà người chơi luôn đặt vị trí cao nhất trong tâm trí. Thứ tư, nếu người xem không quen thuộc với mục tiêu đó, và không hiểu luật chơi, họ sẽ chẳng bao giờ hiểu chuyện gì đang xảy ra. Điều này, khi nói tới vấn đề tiền bạc, là tình trạng chung của đại đa số người Mỹ hiện nay.

Do đó chúng tôi cố gắng trình bày bằng ngôn ngữ đơn giản về việc mục tiêu là gì và người chơi mong đợi đạt được mục tiêu như thế nào. Để giải thích tường minh quá trình này, chúng tôi trước hết sẽ trình bày phần tổng quan. Sau khi các khái niệm được làm rõ, chúng tôi sẽ tiếp tục bằng các ví dụ được rút ra từ quá khứ gần đây.

Tên của trò chơi là Giải cứu. Như được trình bày ở phần trước, mục tiêu của trò chơi này là chuyển món lỗ không thể tránh khỏi từ chủ những nhà băng lớn sang cho người đóng thuế. Phương thức nó đươc thực hiện như sau:

Luật chơi

Trò chơi bắt đầu khi Hệ thống Dự trữ Liên bang cho phép các ngân hàng thương mại phát hành tiền dưới hình thức sổ séc (chequebook) mà không cần gì cả (từ con số không). (Chi tiết về cách chiến tích không thể tin được này được thực hiện như thế này sẽ được đề cập trong Chương 10 có tựa đề Cơ chế Mandrake). Nhà băng có lợi nhuận từ đồng tiền dễ dàng như thế này, nhưng không phải bằng cách tiêu xài nó, mà bằng cách cho người khác vay và thu tiền lãi.

Khi món vay như vậy được thể hiện trên sổ sách ngân hàng, nó được ghi là tài sản bởi vì nó tạo ra tiền lãi và, được coi là, vào một ngày nào sẽ được thanh toán lại. Cùng lúc đó một mục tương đương được ghi vào phần nợ trong sổ cái kế toán bởi vì séc tiền mặt vừa được phát hành bây giờ đang được lưu hành, và hầu hết chúng rốt cuộc sẽ tới tay các ngân hàng khác rồi những ngân hàng này sẽ trả lại séc đã thanh toán (séc này đã được rút tiền và không còn giá trị thanh thoán, nên nó được dùng làm bằng chứng cho việc trả tiền rồi – ND) cho ngân hàng phát hành để được thanh toán lại. Các cá nhân cũng có thể mang séc tới ngân hàng phát hành và đổi sang tiền mặt. Do đó, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán nợ tiềm năng tương đương với tài sản cho vay.

Khi một người vay không thể trả nợ và không có tài sản để có thể bồi thường, ngân hàng phải xóa món nợ đó thành món lỗ. Tuy nhiên, bởi vì hầu hết tiền ban đầu được tạo ra từ con số không và nhà băng không tốn chi phí gì ngoại trừ chi phí quản lý số sách cho nên không có giá trị hữu hình bị mất. Nó chủ yếu chỉ là một mục trong sổ sách.

Một món lỗ trên sổ sách kế toán vẫn có thể được coi là điều không mong muốn đối với ngân hàng bởi vì nó làm cho món vay được ghi trong mục tài sản trong sổ cái phải bị xóa đi trong khi phần nợ vẫn giữ nguyên. Sự sai biệt này phải được bù đắp bằng vốn cổ phần của những đồng sở hữu ngân hàng. Nói cách khác, tài sản cho vay bị xóa, nhưng phần nợ thì y nguyên. Tiền mặt dưới dạng séc gốc vẫn đang lưu hành ngoài thị trường mặc dù người vay không thể trả nợ nhưng ngân hàng phát hành vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán những séc này. Cách duy nhất để làm điều này và cân bằng sổ sách một lần nữa là thu hút vốn đầu tư từ những cổ đông của ngân hàng hay khấu trừ phần lỗ bằng lợi nhuận hiện thời của ngân hàng. Dù bằng cách nào trong hai cách trên thì những đồng sở hữu ngân hàng mất một khoản tương đương với giá trị của món cho vay không được trả. Vì vậy, đối với họ, món lỗ trở nên rất thật. Nếu ngân hàng bị buộc phải xóa một số lượng lớn món nợ xấu, số nợ có thể vượt qua toàn bộ giá trị của vốn cổ phần của các đồng sở hữu. Khi điều đó xảy ra, trò chơi kết thúc, và ngân hàng bị vỡ nợ (phá sản).

Mối lo ngại này đủ để thúc đẩy hầu hết các chủ ngân hàng thận trọng trong chính sách cho vay, và thực tế là hầu hết cực kỳ thận trọng khi giao dịch với các cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ. Nhưng Hệ thống Dự trữ Liên bang, Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), và Công ty Vay Ký thác Liên Bang bây giờ bảo đảm rằng các khoản cho vay khổng lồ cho các công ty lớn và các chính phủ khác sẽ không còn do các đồng sở hữu ngân hàng chịu hoàn toàn nếu các khoản vay bị vỡ nợ. Điều này được thực hiện với lập luận rằng nếu những công ty hay ngân hàng này được cho phép phá sản, đất nước chúng ta sẽ chịu thất nghiệp hàng loạt và kinh tế hỗn loạn. Điều này sẽ được giải thích thêm trong chốc lát nữa.

Trờ chơi nợ-vĩnh-viễn

Kết quả cuối cùng của chính sách này là các nhà băng có rất ít động cơ để thận trọng và họ được bảo vệ khỏi phải chịu hậu quả do sự điên rồ của họ. Món cho vay càng lớn thì càng tốt, bởi vì nó sẽ tạo ra lợi nhuận tốt nhất với ít công sức nhất. Một khoản cho một quốc gia thuộc thế giới thứ ba vay mang lại hàng trăm triệu đô-la tiền lãi hàng năm thì qui trình cũng dễ dàng như – nếu không nói là dễ hơn – khoản vay 50.000 đô-la cho một thương nhân địa phương kinh doanh ở khu mua sắm. Nếu tiền lãi được trả, đó là thời gian thành công. Nếu khoản cho vay bị vỡ nợ, chính phủ liên bang sẽ “bảo vệ người dân” và, thông qua các cơ chế khác nhau được miêu tả ngắn gọn, sẽ bảo đảm các ngân hàng tiếp tục nhận được tiền lãi của họ.

Các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ thấy càng ngày càng khó để vay tiền ở lãi suất hợp lý, bởi vì ngân hàng có thể kiếm nhiều tiền hơn khi cho các tập đoàn khổng lồ và các chính phủ nước ngoài vay. Ngoài ra, các khoản cho vay lớn hơn cũng an toàn hơn đối với ngân hàng, bởi vì chính phủ sẽ bảo lãnh khi chúng bị vỡ nợ. Không có những cam kết như vậy đối với các khoản cho vay nhỏ. Công chúng sẽ không nuốt trôi lập luận rằng giải cứu “người tí hon” là cần thiết để cứu hệ thống. Số tiền quá nhỏ. Chỉ khi con số trở nên gây choáng váng thì mánh khóe này mới trở nên chính đáng.

Cần nhớ rằng các ngân hàng không thật sự muốn các khoản cho vay được tất toán, trừ khi có bằng chứng về tính thiếu tin cậy của người vay. Họ kiếm lợi nhuận từ tiền lãi trên khoản cho vay, không phải từ việc khoản vay được trả vốn. Nếu khoản vay được trả hết, ngân hàng phải kiếm một người vay khác, và đó có thể là điều phiền phức gây tốn kém. Sẽ tốt hơn nhiều khi người vay hiện thời chỉ trả lãi suất và chẳng bao giờ thanh toán khoản vốn vay. Quá trình đó gọi là đảo nợ. Một trong những lý do các ngân hàng thích cho các chính phủ vay là việc họ không mong đợi các khoản vay này được trả hết vốn vay. Khi Walter Wriston còn là chủ tịch Ngân hàng Citicorp vào năm 1982, ông ta tán dương ưu điểm của việc này: Nếu chúng ta có một đạo luật trung-thực-trong-chính phủ ở mức tương tự như luật trung-thực-trong-quảng-cáo, thì mỗi đồng tiền phát hành bởi Bộ Tài chính sẽ bắt buộc có thêm câu sau đây: “Tờ tiền này sẽ được thanh toán bằng doanh thu có được từ một tờ tiền y hệt được phát hành cho công chúng khi tờ tiền này tới hạn.”

Khi hành động này được thực hiện ở Hoa Kỳ, đều đặn hàng tuần, thì nó được miêu tả là đấu giá tín phiếu kho bạc (ngắn hạn). Nhưng khi một qui trình giống như vậy về mặt cơ bản được thực hiện ở nước ngoài thì truyền thông của chúng ta thường đưa tin quốc gia đó “đảo nợ”, dẫn tới nhận thức cho rằng một tai họa nào đó là không thể tránh khỏi. Không phải như vậy.

Để hiểu tại sao, cần phải hiểu các dữ kiện cơ bản của việc chính phủ vay tiền. Điều đầu tiên là có ít trường hợp được ghi nhận lại trong lịch sử là chính phủ - bất kỳ chính phủ nào – thật sự thoát khỏi nợ. Dĩ nhiên trong thời đại thâm hụt ngân sách tới hàng trăm tỷ đô-la, thì không ai cho chính phủ vay tiền bằng cách mua tín phiếu kho bạc lại mong đợi nó được thanh toán khi đến hạn, trừ khi Chính phủ của chúng ta bán một trái phiếu mới có giá trị tương đương. 1

Trò chơi đảo nợ

Bởi vì hệ thống tạo điều kiện cho ngân hàng kiếm lợi nhuận từ việc cho vay lớn và không lành mạnh, đó cũng chính là loại khoản cho vay mà ngân hàng muốn thực hiện. Hơn nữa, không khó dự đoán khi hầu hết các khoản cho vay không lành mạnh rốt cuộc sẽ bị vỡ nợ. Khi người vay cuối cùng thông báo rằng anh ta không thể thanh toán, ngân hàng phản ứng bằng cách cho đảo nợ (cho đảo một khoản nợ là việc cho người vay vay một khoản nợ mới để trả cho nợ cũ đã đến hạn hoặc chưa đến hạn nhưng người vay muốn rút ra khỏi hợp đồng vay cũ –ND). Điều này thường được dàn dựng như là một sự nhượng bộ từ phía ngân hàng nhưng, trong thực tế, nó là một bước tiến đáng kể tới mục tiêu lãi suất vĩnh viễn.

Cuối cùng thì người vay cũng phải tới thời điểm anh ta không còn có thể trả thậm chí lãi suất. Bây giờ thì trò chơi trở nên phức tạp hơn. Ngân hàng không muốn mất tiền lãi suất, bởi vì nó là nguồn thu nhập của họ. Nhưng họ cũng không muốn người vay bị vỡ nợ, bởi vì điều đó sẽ yêu cầu phải xóa nợ, rồi đến lượt cũng xóa sạch phần vốn của các cổ đông ngân hàng, và ngân hàng cũng vỡ nợ. Chính vì vậy, bước kế tiếp của ngân hàng là tạo thêm tiền từ con số không và cho người vay mượn số tiền đó để anh ta tiếp tục có đủ tiền để trả lãi suất, mà vào lúc này bao gồm khoản vay ban đầu cộng với khoản vay thêm. Giống như một bàn thua chắc chắn xảy ra đột nhiên được biến thành một bàn thắng quan trọng nhờ vào một trò chơi sáng suốt. Điều này không những duy trì món nợ cũ trên sổ sách như mục tài sản cho ngân hàng, nó cũng thật sự tăng qui mô tài sản và kết quả là các khoản thanh toán lãi suất cao hơn, và do đó, lợi nhuận tốt hơn cho ngân hàng.

Trò chơi tăng-thêm-tiền

Sớm hay muộn thì người vay cũng trở nên mệt mỏi. Anh ta không còn thích thú với các khoản thanh toán lãi suất mà không còn lại chút gì cho chính mình. Anh ta cũng đến lúc nhận ra là anh ta chỉ kiếm tiền cho ngân hàng, và một lần nữa, anh ta chấm dứt trả tiền lãi. Các nhóm ở phía bên kia chạy nháo nhào để hoạch định bước kế tiếp, và sau đó đổ xô tới lằn ranh ngăn chia hai đội (đây là một đường ngang tưởng tượng trong bóng đá Mỹ mà một đội không thể vượt qua cho đến khi trọng tài thổi còi bắt đầu - ND) để ném những lời nhục mạ đe dọa vào mặt nhau. Người vay đơn giản là không thể, và sẽ không thanh toán. Hãy thu tiền nếu có thể. Người cho vay đe dọa lại người vay, muốn chắc chắn rằng anh ta sẽ không bao giờ có thể vay tiền được nữa. Cuối cùng, một “thỏa thuận” được vạch ra. Như trước đó, ngân hàng đồng ý tạo thêm tiền từ con số không và cho vay số tiền đó để người vay có thể trả tiền lãi suất của hai khoản vay trước đó, nhưng lúc này, ngân hàng tăng thêm để cung cấp tiền cho người vay chi tiêu các khoản khác ngoài lãi suất. Đây là bàn thắng tuyệt vời. Người vay đột nhiên có nguồn cung cấp tiền mới cho mục đích của anh ta cộng với đủ để trả các khoản thanh toán lãi đầy phiền phức. Mặt khác, ngân hàng bây giờ vẫn có tài sản lớn hơn, thu nhập lãi suất cao hơn, và lợi nhuận lớn hơn. Thật là một trò chơi thú vị!

Trò chơi gia hạn nợ

Trò chơi trước có thể được lặp lại vài lần cho đến khi thực tế cuối cùng cũng làm người vay tỉnh giấc là anh ta ngày càng lún sâu vào hố nợ mà không có hy vọng nào có thể thoát ra được. Thực tế này thường xuất hiện khi tiền lãi suất trở nên quá lớn đến nỗi chúng chiếm hầu như thu nhập toàn bộ của công ty hay toàn bộ cơ sở thuế của quốc gia. Tới thời điểm thì việc đảo nợ bị từ chối, và vỡ nợ là không thể tránh khỏi.

Nhưng hượm đã. Gì vậy? Các cầu thủ hai bên quay lại đường chia ngăn hai đội. Có một cuộc đối đầu lớn. Các trọng tài được triệu tập. Hai hồi còi lanh lảnh báo cho chúng ta biết một bàn thắng được ghi cho cả hai bên. Một giọng nói trên hệ thống thông báo cho công chúng tuyên bố: “Món nợ này đã được gia hạn.” Gia hạn nợ thường mang ý nghĩa là một sự kết hợp của tỷ lệ lãi suất thấp với thời gian dài hơn cho việc trả nợ. Hiệu quả thì chủ yếu mang tính bề mặt. Nó giúp giảm khoản thanh toán hàng tháng nhưng lại kéo dài thời hạn vào tương lai. Điều này có nghĩa là làm cho gánh nặng hiện thời của người vay nhẹ đi một chút nhưng cũng làm cho việc trả hết nợ càng trở nên khó xảy ra hơn. Nó trì hoãn ngày thanh toán, nhưng trong lúc đó, bạn đã đoán ra được: khoản cho vay vẫn là tài sản, và việc trả lãi suất vẫn tiếp tục.

Trò chơi bảo-vệ-công-chúng

Cuối cùng ngày thanh toán đã đến. Người vay nhận ra anh ta không bao giờ có thể trả được vốn và thẳng thừng từ chối trả tiền lãi suất trên số vốn vay đó. Thời điểm cho Hành động Cuối cùng đã đến.

Theo tạp chí Banking Safety Digest chuyên nghiên cứu xếp hạng độ an toàn của các ngân hàng Mỹ và các hiệp hội Tiết kiệm và Cho vay (S&L), hầu hết ngân hàng liên quan đến “các khoản cho vay có vấn đề” là các doanh nghiệp làm ăn có lãi:

Lưu ý rằng ngoại trừ các khoản vay cho các nước thuộc thế giới thứ ba, hầu hết các ngân hàng lớn trong nước Mỹ đang hoạt động có lợi nhuận khá tốt. Trái ngược với khủng hoảng Tiết kiệm và Cho vay (sự sụp đổ hoàng loạt các quỹ tín dụng ở Hoa Kỳ trong nửa cuối thập niên 1980 – ND) liên tục ngày càng tệ, lợi nhuận của các ngân hàng là phương tiện mà họ dùng để bù đắp các món nợ ở nước ngoài (mặc dù chậm). Ở mức độ lợi nhuận năm ngoái, ngành ngân hàng, theo lý thuyết, có thể “mua đứt” toàn bộ các khoản cho vay ở châu Mĩ Latinh trong vài hai năm. 2

Các ngân hàng có thể hấp thụ các khoản lỗ do các món nợ xấu cho các công ty đa quốc gia và các chính phủ nước ngoài vay, nhưng điều đó không đúng theo qui tắc. Nó sẽ là món lỗ lớn đối với các cổ đông, những người sẽ nhận rất ít hoặc không nhận cổ tức trong thời gian điều chỉnh, và bất kỳ tổng giám đốc nào đi vào con đường này thì sẽ phải nhanh chóng kiếm công việc khác. Việc điều này không phải là một phần của kế hoạch trò chơi được thể hiện rõ ràng qua thực tế rằng trong khi một phần nhỏ món nợ của các nước châu Mỹ Latinh đã được hấp thụ, các ngân hàng vẫn tiếp tục cho các chính phủ ở các khu vực khác trên thế giới vay những món nợ khổng lồ, đặc biệt là ở châu Phi, Trung Quốc, Nga, và các quốc gia Đông Âu. Vì các lý do sẽ được phân tích ở Chương 4, có rất ít hy vọng là các khoản cho vay này sẽ khác những khoản cho vay ở châu Mỹ Latinh. Nhưng lý do quan trọng nhất cho việc không hấp thụ các khoản lỗ là do có một trò chơi tiêu chuẩn có thể hà hơi tiếp sức cho những khoản vay đã chết và tái sinh nguồn thu nhập dồi dào từ chúng.

Cách nó hoạt động như sau. Đội trưởng của hai đội tiến tới trọng tài và Trưởng Ban Tổ chức Giải để yêu cầu kéo dài trận đấu. Lý do được nêu ra là vì lợi ích của công chúng, khán giả đang có những giây phút tuyệt vời và họ sẽ buồn khi thấy trận đấu kết thúc. Hai đội trưởng cũng yêu cầu trong khi khán giả đang trong sân vận động thưởng thức trận đấu, nhân viên bãi đậu xe được ra lệnh yên lặng gỡ các nắp vành bánh xe hơi. Mấy món này có thể được bán để cung cấp thêm tiền lương cho tất cả các cầu thủ, bao gồm cả trọng tài, và đương nhiên, bao gồm cả chính Trưởng Ban Tổ chức. Điều này là công bằng bởi vì họ đang làm thêm giờ vì lợi ích của khán giả. Khi đạt được thỏa thuận cuối cùng, trọng tài sẽ thổi còi ba lần và một tràng reo hò nhẹ nhõm vui vẻ từ khán giả tràn khắp sân.

Theo cách khó nhận ra hơn thì trò chơi có thể giống như thế này: chủ tịch ngân hàng và điều hành tài chính của công ty hay chính phủ bị vỡ nợ sẽ cùng nhau làm việc và tiếp cận Quốc hội Mỹ. Họ sẽ giải thích là người vay đã mất khả năng chi trả món vay, và nếu không có trợ giúp từ chính phủ liên bang, thì người dân Mỹ sẽ chịu hậu quả nặng nề. Không chỉ là nạn thất nghiệp và khó khăn ở ngay nước Mỹ, mà còn là suy thoái tràn lan trên thị trường thế giới. Và, bởi vì chúng ta quá lệ thuộc vào những thị trường đó, xuất khẩu của chúng ta sẽ giảm, vốn đầu tư nước ngoài sẽ cạn, và chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề. Những gì cần làm là, theo họ, Quốc hội Mỹ bơm thêm tiền cho người vay, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, để cho phép anh ta tiếp tục trả lãi suất trên món vay và bắt đầu các chương trình chi tiêu mới mang lại lợi nhuận để anh ta có thể nhanh chóng trả nợ cho tất cả mọi người.

Như là một phần của đề nghị, người vay sẽ đồng ý chấp nhận hướng dẫn của một trọng tài bên thứ ba trong việc thực hiện chương trình khắc khổ (thắt lưng buộc bụng) để bảo đảm rằng không một đồng nào trong vụ bơm tiền mới bị tiêu xài lãng phí. Ngân hàng cũng sẽ đồng ý xóa một phần nhỏ nợ như là cử chỉ thiện ý của việc chia sẻ gánh nặng. Hành động này, dĩ nhiên, sẽ được tiên đoán từ đầu trò chơi, và chỉ là một bước lùi nhỏ để đạt được một bước tiến khổng lồ. Cuối cùng, số tiền bị mất do xóa nợ được tạo ra từ con số không vào lúc đầu, và nếu không có Thao tác Cuối cùng này, toàn bộ món nợ sẽ bị xóa. Hơn nữa, việc giảm nợ khiêm tốn này quá nhỏ bé so với món tiền kiếm được lớn hơn nhiều thông qua tái tạo lại nguồn thu nhập.

Trò chơi bảo lãnh thanh toán

Một trong những biến thể tiêu chuẩn của Thao tác Cuối cùng là việc chính phủ không phải luôn trực tiếp cung cấp khoản tiền cho vay mà cung cấp sự đảm bảo cho khoản tiền đó. Có nghĩa là chính phủ bảo đảm thanh toán trong tương lai nếu người vay bị vỡ nợ. Một khi Quốc hội Mỹ đồng ý điều này, chính phủ trở thành một người đồng ký tên cho món vay, và món lỗ không thể tránh khỏi cuối cùng được đưa ra khỏi sổ cái của ngân hàng và được đặt lên lưng của người đóng thuế. Tiền bây giờ bắt đầu di chuyển vào ngân hàng thông qua một hệ thống phức tạp gồm các cơ quan liên bang, cơ quan quốc tế, viện trợ nước ngoài, và trợ cấp trực tiếp. Tất cả các cơ chế này rút tiền từ người Mỹ và bơm tiền cho các người vay đã quá mệt mỏi, rồi những người này sử dụng chúng để thanh toán các khoản vay của họ. Rất ít trong số tiền này đến từ tiền thuế. Hầu như toàn bộ số tiền này được tạo ra bởi Cục Dự trữ Liên bang. Khi số tiền mới được tạo ra này quay lại ngân hàng, chúng nhanh chóng quay lại nền kinh tế nơi mà chúng nhập vào và pha loãng giá trị đồng tiền ở đó. Kết quả là xuất hiện việc giá cả tăng nhưng trong thực tế là do đồng đô-la bị giảm giá trị.

Người Mỹ không biết rằng họ đang phải trả giá. Họ biết rằng ai đó đang đánh cắp nắp vành bánh xe hơi của họ nhưng họ nghĩ rằng đó là do một doanh nhân tham lam nâng giá hay một người làm công ích kỷ đòi tăng lương hay một chủ nông trại không xứng đáng đòi hỏi quá nhiều cho nông sản của mình, hay người nước ngoài giàu có đẩy giá cả của chúng ta lên. Họ không nhận ra rằng những nhóm này cũng là nạn nhân bởi một hệ thống tiền tệ liên tục bị xói mòn giá trị bởi và thông qua Hệ thống Dự trữ Liên bang.

Sự thiếu hiểu biết của công chúng về trận đấu thật sự được chơi như thế nào được khắc họa rõ nét trong chương trình truyền hình Phil Donahue gần đây. Chủ đề là khủng hoảng Tiết kiệm và Cho vay, và hàng tỷ đô-la mà người đóng thuế phải chịu. Một người đàn ông từ hàng ghế khán giả đứng dậy và hỏi một cách giận dữ, “Tại sao chính phủ không thể trả những món nợ này thay vì người đóng thuế?” Và hàng trăm khán thính giả thật sự reo hò tán đồng nhiệt liệt.

Phồn vinh thông qua phá sản

Bởi vì các món nợ công ty lớn thường được bảo đảm bởi chính phủ liên bang, cho nên người ta thường nghĩ các ngân hàng cho vay sẽ chẳng bao giờ có vấn đề gì. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn kéo nhau phá sản. Như chúng ta sẽ thấy ở phần sau của nghiên cứu này, tình trạng vỡ nợ tiềm ẩn ngay chính trong hệ thống, một hệ thống được gọi là hoạt động ngân hàng dựa trên dự trữ theo tỷ lệ (fractionalreserve banking).

Tuy nhiên, một ngân hàng có thể hoạt động một cách khá bình thường trong tình trạng vỡ nợ miễn là khách hàng không biết điều này. Tiền được đưa vào và được chuyển từ hình thái tưởng tượng này sang hình thái tưởng tượng khác chỉ đơn giản bằng các mục nhập trên sổ cái, và việc ghi chép kế toán sáng tạo luôn luôn biến dòng cuối cùng trên sổ thành cân bằng. Vấn đề xuất hiện khi những người gửi tiền quyết định, vì một lý do nào đó, rút tiền. Hỡi ôi, không có đủ tiền để quay vòng, và khi điều đó xảy ra, bí mật cuối cùng đã bị phơi bày. Ngân hàng phải đóng cửa, và người gửi tiền đứng xếp hàng đợi bên ngoài,… vâng, chỉ có vậy: đứng đợi thôi.

Giải pháp thích hợp cho vấn đề này là yêu cầu ngân hàng, cũng giống như các doanh nghiệp khác, tôn trọng hợp đồng của họ. Nếu họ bảo khách hàng của họ rằng tiền gửi được “trả khi yêu cầu”, thì họ phải có đủ tiền mặt để giữ cam kết đó, bất kể khi nào khách hàng của họ muốn hay bất kể bao nhiêu khách hàng muốn. Nói cách khác, họ nên giữ tiền mặt trong két sắt của họ tương đương với 100% tài khoản của người gửi tiền. Khi chúng ta đưa nón của chúng ta cho cô gái giữ nón và nhận lại biên lai, chúng ta không hy vọng rằng cô ta sẽ cho thuê nó trong khi chúng ta đang ăn tối và hy vọng cô ta sẽ lấy lại nó – hay tương tự như thế – vừa kịp lúc chúng ta chuẩn bị rời khỏi đó. Chúng ta mong đợi tất cả nón vẫn còn ở đó toàn thời gian để chúng ta không có vấn đề khi lấy lại nón.

Mặt khác, nếu ngân hàng nói với chúng ta rằng họ sẽ cho người khác vay tiền gửi của chúng ta, để chúng ta có thể có được một ít tiền lãi suất, thì ngân hàng nên nói một cách thẳng thắn rằng chúng ta không thể lấy lại tiền khi yêu cầu. Tại sao không? Bởi vì nó đã được cho vay và không còn trong két sắt nữa. Khách hàng có được tiền lãi suất trên tài khoản nên được thông báo rằng họ có tiền gửi theo thời gian, không phải tiền gửi theo yêu cầu, bởi vì ngân hàng cần một khoản thời gian xác định trước khi ngân hàng có thể lấy lại tiền mà họ đã cho vay.

Không có gì là khó hiểu, tuy nhiên khách hàng gửi tiền hiếm khi được thông báo về điều này. Họ được bảo là họ có thể lấy lại tiền bất kì khi nào họ muốn và họ cũng được trả lãi. Thậm chí nếu họ không nhận tiền lãi, ngân hàng vẫn được nhận, và đây là lý do mà nhiều dịch vụ khách hàng được cung cấp miễn phí hoặc rất ít phí trực tiếp. Thỉnh thoảng, trễ hạn ba mươi ngày hoặc sáu mươi ngày sẽ được đề cập đến như là một khả năng có thể xảy ra, nhưng điều đó hoàn toàn không đáng bao nhiêu đối với các khoản tiền gửi mà đã được biến thành các khoản cho vay dài hạn mười, hai mươi, hay ba mươi năm. Các ngân hàng chỉ đơn giản là đang đánh cược theo xác suất rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp trong hầu hết thời gian.

Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này một cách chi tiết hơn ở phần sau, nhưng bây giờ cũng đủ để chúng ta biết rằng tiết lộ hoàn toàn mọi thông tin không phải là cách mà trò chơi ngân hàng đang được chơi. Hệ thống Dự trữ Liên bang đã hợp thức hóa và thể chế hóa sự gian dối khi cung cấp nhiều phiếu biên nhận nón hơn là số nón nó có, đồng thời đã thiết kế các phương pháp phức tạp nhằm che đậy phương thức này như là một đặc tính vô cùng thích hợp và bình thường của ngân hàng. Sinh viên ngành tài chính được bảo rằng không còn cách nào khác để hệ thống vận hành. Một khi tiền đề này được chấp nhận, thì tất cả mọi sự chú ý đều có thể tập trung không phải vào sự lừa đảo tiềm tàng mà vào cách thức và phương tiện để có thể chung sống với nó và biến nó thành một điều càng ít gây thiệt hại càng tốt.

Dựa trên giả thuyết rằng chỉ có một phần nhỏ người gửi tiền muốn rút tiền cùng một lúc, Cục Dự trữ Liên bang cho phép các ngân hàng thương mại ở Mỹ hoạt động với lượng dự trữ mỏng đến nỗi không thể tin được để có thể bảo đảm lời hứa chi trả “theo yêu cầu”. Khi một ngân hàng hết tiền và không thể giữ lời hứa, Hệ thống sẽ thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng. Đó là ngôn ngữ ngân hàng, có nghĩa là nó luôn sẵn sàng để tạo ra tiền từ con số không và ngay lập tức cho ngân hàng gặp khó khăn vay. (Chi tiết về cách thực hiện như thế nào sẽ nằm trong Chương 8.) Nhưng có giới hạn thực tế cho việc quá trình này có thể đi xa tới mức nào. Thậm chí Cục Dự trữ Liên bang sẽ không ủng hộ ngân hàng nào lún quá sâu vào hố mà không còn khả năng thực tế nào để thoát ra. Khi tài sản sổ sách của một ngân hàng cuối cùng ít hơn số nợ của nó, quy luật của trò chơi đòi hỏi chuyển lỗ sang cho chính người gửi tiền. Điều này có nghĩa là họ phải trả hai lần: một lần với tư cách là người đóng thuế, và lần sau với tư cách là người gửi tiền. Cơ chế mà cách này hoàn thành được gọi là Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC).

Trò chơi công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC)

FDIC bảo đảm rằng mỗi tài khoản tiền gửi sẽ được trả bất kể tình trạng tài chính của ngân hàng. Tiền để thực hiện điều này đến từ một quỹ đặc biệt lấy từ phí đóng góp theo tỷ lệ của các ngân hàng tham gia. Dĩ nhiên là các ngân hàng không trả khoản phí này. Cũng như tất cả các phí tổn khác, phần lớn chi phí cuối cùng do khách hàng chịu dưới hình thức tính chi phí dịch vụ cao hơn và lãi suất tiền gửi thấp hơn cho các tài khoản tiền gửi.

FDIC thường được miêu tả như một quỹ bảo hiểm đặc biệt, nhưng đó là quảng cáo mang tính lừa dối tồi tệ nhất. Một trong những điều kiện chính của bảo hiểm là nó phải tránh những gì mà những người bảo lãnh gọi là “rủi ro đạo đức” (hay tâm lý ỷ lại). Đây là một tình huống mà người lập chính sách có ít động lực để tránh hay ngăn chặn việc được bảo hiểm xảy ra. Khi rủi ro đạo đức xuất hiện, người ta thường trở nên bất cẩn, và xác suất việc được bảo hiểm thật sự xảy ra cao hơn. Một ví dụ là chương trình của chính phủ buộc mọi người phải góp trả một số tiền bằng nhau vào một quỹ để bảo hiểm cho chi phí họ đóng phạt nếu đậu xe trái phép. Người ta sẽ ngần ngại đề cập đến đề nghị lố bịch này trừ khi một chính trị gia táo bạo nào đó quyết định mang điều đó ra tranh cử. Do đó, không có gì khó khăn để chỉ ra rằng nếu kế hoạch ngu ngốc như vậy được chọn, hai việc sẽ xảy ra: (1) hầu như tất cả mọi người sẽ bị phạt vì đậu xe trái phép (vì họ nghĩ rằng nếu bị phạt thì đã có bảo hiểm chi trả - NBT) và (2) bởi vì bây giờ có quá nhiều vé phạt, nên tiền thuế để trả cho những vé phạt này sẽ cao hơn nhiều so với chi phí ban đầu phải trả nếu không có cái gọi là bảo hiểm.

FDIC hoạt động chính xác theo phương thức như vậy. Người gửi tiền được thông báo rằng tài khoản của họ được bảo hiểm trong trường hợp ngân hàng không trả được tiền. Để trả cho việc bảo hiểm này, mỗi ngân hàng phải đóng một tỷ lệ phần trăm xác định trong tổng tiền gửi của họ. Tỷ lệ phần trăm đó là như nhau cho tất cả các ngân hàng bất kể “lý lịch” truớc đây hay các món cho vay của họ nguy cơ cao thế nào. Với những điều kiện như vậy, việc trả tiền bảo hiểm khiến ngân hàng ít thận trọng hơn. Các ngân hàng thực hiện cho vay một cách cẩu thả kiếm được tiền lãi cao hơn những ngân hàng thực hiện cho vay một cách thận trọng. Họ cũng có nhiều khả năng được quỹ bảo hiểm trả tiền hơn mặc dù họ không trả thêm 1 xu nào. Các ngân hàng thận trọng bị trừng phạt và dần dần có động lực thực hiện các món cho vay có nguy cơ hơn để cạnh tranh với các đối thủ của họ và để chiếm “phần công bằng” trong quỹ bảo hiểm. Do đó, rủi ro đạo đức được sản sinh ngay trong hệ thống. Giống như bảo hiểm cho việc phạt đậu xe trái phép, FDIC tăng khả năng những gì được bảo hiểm sẽ xảy ra trong thực tế. Nó không phải là giải pháp cho vấn đề mà nó là một phần của vấn đề.

Bảo hiểm thật sự sẽ là một điềm lành

Một chương trình bảo hiểm tiền gửi thật sự mà hoàn toàn tự nguyện và tính toán mức phí dựa theo nguy cơ thực tế là một điều tốt. Các ngân hàng có các món vay lành mạnh trên sổ sách có thể có được bảo hiểm cho những người gửi tiền vào ngân hàng của họ với phí hợp lý, bởi vì xác suất mà công ty bảo hiểm phải chi trả là thấp. Tuy nhiên, các ngân hàng với các món cho vay không lành mạnh sẽ phải trả phí cao hơn nhiều hay cũng có thể không được bảo hiểm dù ở bất kỳ mức giá nào. Do đó, những người gửi tiền sẽ biết ngay lập tức mà không cần phải nghiên cứu sâu hơn rằng một ngân hàng không có bảo hiểm là nơi mà họ không muốn gửi tiền vào. Để thu hút tiền gửi, các ngân hàng sẽ phải có bảo hiểm. Để có được bảo hiểm ở mức phí mà họ có thể chi trả được, họ phải minh chứng cho công ty bảo hiểm là các vấn đề tài chính của họ đang tốt. Kết quả là các ngân hàng không thể đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu của các thực tiễn kinh doanh tốt sẽ nhanh chóng không có khách hàng và bị buộc đóng cửa. Chương trình bảo hiểm tư nhân tự nguyện sẽ đóng vai trò một người điều hành đầy quyền lực của toàn bộ ngành ngân hàng một cách hiệu quả hơn và thành thật hơn nhiều bất kỳ kế hoạch chính trị nào. Rủi thay, đó không phải là thế giới ngân hàng của ngày nay.

“Bảo lãnh” của FDIC không phải mang nghĩa bảo hiểm. Nó chỉ là một phần của một kế hoạch chính trị để giải cứu những thành viên ảnh hưởng nhất trong hệ thống cartel ngân hàng khi chúng gặp khó khăn tài chính. Như chúng ta đã thấy, cơ chế bảo vệ đầu tiên trong kế hoạch này là giúp phục hồi các món nợ lớn không trả nổi bằng một cam kết giải cứu bằng tiền thuế của Quốc hội. Nếu điều đó thất bại và ngân hàng không thể giấu tình trạng vỡ nợ bằng việc phù phép sổ sách, thì hầu như chắc chắn rằng những người gửi tiền lo âu sẽ nhanh chóng xếp hàng để rút tiền – thứ mà ngân hàng không có. Do đó, cơ chế thứ hai sẽ là FDIC can thiệp và trả tiền thay.

Dĩ nhiên, các chủ ngân hàng không muốn điều này xảy ra. Đây là phương cách cuối cùng. Nếu ngân hàng được cứu bằng cách thức này, ban điều hành bị sa thải và những gì còn lại trong doanh nghiệp này sẽ bị ngân hàng khác thâu tóm. Thêm vào đó, giá trị của cổ phiếu sẽ tụt dốc, nhưng điều này sẽ chỉ ảnh hưởng cổ đông nhỏ mà thôi. Những người có lợi ích khống chế và những người trong ban điều hành biết trước từ lâu thảm họa đang chực chờ và có thể bán số lượng lớn cổ phiếu của họ khi giá vẫn còn cao. Người gây ra vấn đề ít khi chịu hậu quả kinh tế cho hành động của họ.

FDIC sẽ chẳng bao giờ được cấp đủ vốn

FDIC sẽ chẳng bao giờ có đủ tiền để chi trả trách nhiệm nợ tiềm tàng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nếu số tiền đó hiện hữu, nó có thể được nắm giữ bởi chính các ngân hàng, và một quỹ bảo hiểm sẽ thậm chí không cần thiết. Thay vào đó, FDIC hoạt động dựa trên cùng một giả định như các ngân hàng: chỉ một tỷ lệ nhỏ khách gửi tiền cần rút tiền vào cùng một thời điểm. Chính vì vậy, số tiền được dự trữ không bao giờ quá vài điểm phần trăm của toàn bộ trách nhiệm nợ. Một cách cụ thể, FDIC giữ khoảng 1,2 đô-la cho mỗi 100 đô-la tiền gửi được bảo hiểm. Tuy nhiên, vào thời điểm viết cuốn sách này thì con số đó đã tuột xuống chỉ còn 70 xu và vẫn còn tiếp tục rớt xuống. Điều đó có nghĩa là khả năng rủi ro tài chính lớn hơn khoảng 99 lần so với lưới an toàn mà nó dự định sẽ bao phủ. Chỉ cần một hoặc hai ngân hàng lớn trong hệ thống thất bại thì có thể xóa sạch toàn bộ quỹ.

Và nó thậm chí còn tồi tệ hơn. Mặc dù sổ cái kế toán có thể cho thấy nhiều triệu hay nhiều tỷ đang nằm trong quỹ, nhưng đó chỉ là phù phép sổ sách. Theo luật, tiền thu từ phí ngân hàng phải được đầu tư vào trái phiếu kho bạc, có nghĩa là cho chính phủ mượn và được Quốc hội tiêu ngay lập tức. Do đó trong giai đoạn cuối của quá trình này, chính FDIC cũng hết tiền và theo tuần tự thì đầu tiên quay sang Bộ Tài chính, rồi sau đó quay sang Quốc hội Mỹ cầu cứu. Dĩ nhiên bước đi này là một hành động tuyệt vọng cuối cùng, nhưng nó thường được truyền thông mô tả như một là chỉ dấu cho sức mạnh tuyệt vời của hệ thống. Tờ US News & World Report miêu tả một cách nhẹ nhàng như sau: “Nếu các cơ quan này cần thêm tiền, Quốc hội đã cam kết bằng tín dụng và niềm tin đầy đủ của chính phủ liên bang.”3 Trời ơi! Điều này không tuyệt vời sao? Nó làm cho người ta cảm thấy lạc quan khi biết rằng quỹ được bảo đảm quá tốt.

Hãy cùng xem “tín dụng và niềm tin đầy đủ của chính phủ liên bang” nghĩa thật sự là gì. Quốc hội, đã ngập sâu trong nợ, cũng không có tiền. Họ không dám công khai tăng thuế để chi trả khoản thâm hụt, chính vì vậy họ xin thêm một khoản vay bằng cách bán thêm trái phiếu kho bạc. Công chúng mua một phần các tờ giấy nhận nợ (I.O.U.) và Cục Dự trữ Liên bang mua phần còn lại. Nếu khủng hoảng tiền tệ đang xảy ra, và quy mô khoản vay lớn, Cục Dự trữ Liên bang sẽ chịu hết toàn bộ.

Nhưng Cục Dự trữ Liên bang cũng không có tiền. Vì vậy nó phản ứng bằng cách tạo ra từ con số không một số lượng tiền mới tương đương với giấy nhận nợ và thông qua sự kỳ diệu của ngân hàng trung ương, FDIC cuối cùng được cấp vốn. Số tiền mới này chạy vào ngân hàng để nơi này trả tiền cho người gửi tiền của họ. Từ đó, tiền tràn ra ngoài nền kinh tế làm giảm giá trị đồng tiền và làm giá cả tăng cao. Với một số tiền như trước thì nay không thể mua được số lượng như thế nữa, chính vì vậy chúng ta phải quen với việc mua ít hơn một chút. Nhưng xem nào? Các ngân hàng đã mở cửa trở lại và tất cả khách hàng gửi tiền đều vui vẻ - cho đến khi họ quay trở lại xe hơi của mình và phát hiện ra rằng nó đã bị đánh cắp nắp che vành bánh xe!

Đó là ý nghĩa của “tín dụng và niềm tin đầy đủ của chính phủ liên bang”.

Tổng kết

Mặc dù các sự kiện tài chính quốc gia có vẻ huyền bí và hỗn loạn, nhưng chúng được điều khiển bởi các luật lệ được thiết lập vững vàng mà các chủ ngân hàng và chính trị gia phải tuân theo một cách chặt chẽ. Điểm mấu chốt để hiểu những sự kiện này là tất cả tiền trong ngân hàng đều được tạo ra từ con số không thông qua quy trình cho vay. Do đó, một món cho vay không trả được chỉ tốn ngân hàng một ít giá trị hữu hình, nhưng nó được thể hiện trên sổ cái như là một khoản giảm trừ ở phần tài sản mà không có giảm trừ tương ứng ở phần trách nhiệm nợ. Nếu nợ xấu vượt qua quy mô tài sản, ngân hàng sẽ vỡ nợ về mặt kỹ thuật và phải đóng cửa.

Chính vì vậy, quy tắc đầu tiên của sự sinh tồn là tránh xóa các món nợ lớn, xấu, và nếu có thể thì tiếp tục nhận tiền trả lãi từ món nợ đó. Để làm được điều này, các món nợ nguy hiểm được gia hạn và tăng về qui mô. Điều này cung cấp cho người vay một lượng tiền để tiếp tục trả lãi cộng với lượng tiền mới cho việc chi tiêu mới. Vấn đề cơ bản chưa được giải quyết, nhưng nó được trì hoãn một chút và bị làm tồi tệ thêm.

Giải pháp cuối cùng về phía hệ thống cartel ngân hàng là được chính phủ liên bang bảo lãnh trả các món nợ nếu người đi vay bị vỡ nợ trong tương lai. Điều này có thể hoàn tất bằng cách thuyết phục Quốc hội rằng nếu không làm như vậy thì nền kinh tế sẽ bị thiệt hại nặng nề và gây khó khăn cho người dân. Chính từ luận điểm đó, gánh nặng món nợ được xóa khỏi sổ cái kế toán và được chuyển cho người đóng thuế. Nếu nỗ lực này thất bại và nhà băng buộc phải rơi vào vỡ nợ, phương cách cuối cùng là sử dụng FDIC để trả cho khách hàng gửi tiền. FDIC không phải là bảo hiểm, bởi vì do sự xuất hiện của “rủi ro đạo đức” nên những gì nó bảo hiểm lại có khả năng xảy ra nhiều hơn. Một phần của quỹ FDIC được lấy từ phí đóng góp của các ngân hàng. Tuy nhiên, rốt cuộc chúng lại do chính người gửi tiền trả. Khi những quỹ này hết, sổ sách được cân bằng do Hệ thống Dự trữ Liên bang tạo thêm tiền mới. Nó tràn ngập vào nền kinh tế, gây ra tình trạng tăng giá, nhưng trong thực tế, chính là sự hạ giá của đồng đô-la. Do đó phí tổn cuối cùng của vụ giải cứu được chuyển cho công chúng dưới một loại thuế giấu mặt có tên là lạm phát.

Đã quá nhiều thông tin cho luật lệ của trò chơi này. Trong chương tới, chúng ta sẽ xem xét bảng điểm của trò chơi thật sự.

Endnotes.

1 Xem “Banking Against Disaster” bởi Walter B. Wriston, The New York Times, September 14, 1982.

2. Xem “Overseas Lending … Trigger for A Severe Depression?” Tạp chí Banking Safety Digest (U.S. Business Publishing/Veribanc, Wakefield, Massachusettes), August, 1989, p. 3.

3. Xem “How Safe Are Deposits in Ailing Banks, S&L’s?” Tờ U.S. News & World Report, March 25, 1985, p. 73.

G. Edward Griffin
Nguyễn Thành Trung dịch và hiệu đính

* * *

Chapter Two

THE NAME OF THE GAME IS BAILOUT

The analogy of a spectator sporting event as a means of explaining the rules by ivhich taxpayers are required to pick up the cost of bailing out the banks ivhen their loans go sour.

It was stated in the previous chapter that the Jekyll Island group which conceived the Federal Reserve System actually created a national cartel which was dominated by the larger banks. It was also stated that a primary objective of that cartel was to involve the federal government as an agent for shifting the inevitable losses from the owners of those banks to the taxpayers. That, of course, is one of the more controversial assertions made in this book. Yet, there is little room for any other interpretation when one confronts the massive evidence of history since the System was created. Let us, therefore, take another leap through time. Having jumped to the year 1910 to begin this story, let us now return to the present era.

To understand how banking losses are shifted to the taxpayers, it is first necessary to know a little bit about how the scheme was designed to work. There are certain procedures and formulas which must be understood or else the entire process seems like chaos. It is as though we had been isolated all our lives on a South Sea island with no knowledge of the outside world. Imagine what it would then be like the first time we travelled to the mainland and witnessed a game of professional football. We would stare with incredulity at men dressed like aliens from another planet; throwing their bodies against each other; tossing a funny shaped object back and forth; fighting over it as though it were of great value, yet, occasionally kicking it out of the area as though it were worthless and despised; chasing each other, knocking each other to the ground and then walking away to regroup for another surge; all this with tens of thousand of spectators riotously shouting in unison for no apparent reason at all. Without a basic understanding that this was a game and without knowledge of the rules of that game, the event would appear as total chaos and universal madness.

The operation of our monetary system through the Federal Reserve has much in common with professional football. First, there are certain plays that are repeated over and over again with only minor variations to suit the special circumstances. Second, there are definite rules which the players follow with great precision. Third, there is a clear objective to the game which is uppermost in the minds of the players. And fourth, if the spectators are not familiar with that objective and if they do not understand the rules, they will never comprehend what is going on. Which, as far as monetary matters is concerned, is the common state of the vast majority of Americans today.

Let us, therefore, attempt to spell out in plain language what that objective is and how the players expect to achieve it. To demystify the process, we shall present an overview first. After the concepts are clarified, we then shall follow up with actual examples taken from the recent past.

The name of the game is Bailout. As stated previously, the objective of this game is to shift the inevitable losses from the owners of the larger banks to the taxpayers. The procedure by which this is accomplished is as follows:

RULES OF THE GAME

The game begins when the Federal Reserve System allows commercial banks to create checkbook money out of nothing. (Details regarding how this incredible feat is accomplished are given in chapter ten entitled The Mandrake Mechanism.) The banks derive profit from this easy money, not by spending it, but by lending it to others and collecting interest.

When such a loan is placed on the bank's books it is shown as an asset because it is earning interest and, presumably, someday will be paid back. At the same time an equal entry is mad? on the liability side of the ledger. That is because the newly created checkbook money now is in circulation, and most of it will end up in other banks which will return the canceled checks to the issuing bank for payment. Individuals may also bring some of this check-book money back to the bank and request cash. The issuing bank, therefore, has a potential money pay-out liability equal to the amount of the loan asset.

When a borrower cannot repay and there are no assets which can be taken to compensate, the bank must write off that loan as a loss. However, since most of the money originally was created out of nothing and cost the bank nothing except bookkeeping over- head, there is little of tangible value that is actual lost. It is primarily a bookkeeping entry.

A bookkeeping loss can still be undesirable to a bank because it causes the loan to be removed from the ledger as an asset without a reduction in liabilities. The difference must come from the equity of I hose who own the bank. In other words, the loan asset is removed, but the money liability remains. The original checkbook money is still circulating out there even though the borrower cannot repay, and the issuing bank still has the obligation to redeem those checks. The only way to do this and balance the books once again is to draw upon the capital which was invested by the bank's stockholders or to deduct the loss from the bank's current profits. In either case, the owners of the bank lose an amount equal to the value of the defaulted loan. So, to them, the loss becomes very real. If the bank is forced to write off a large amount of bad loans, the amount could exceed the entire value of the owners' equity. When that happens, the game is over, and the bank is insolvent.

This concern would be sufficient to motivate most bankers to be very conservative in their loan policy, and in fact most of them do act with great caution when dealing with individuals and small businesses. But the Federal Reserve System, the Federal Deposit Insurance Corporation, and the Federal Deposit Loan Corporation now guarantee that massive loans made to large corporations and to other governments will not be allowed to fall entirely upon the bank's owners should those loans go into default. This is done under the argument that, if these corporations or banks are allowed to fail, the nation would suffer from vast unemployment and economic disruption. More on that in a moment.

THE PERPETUAL-DEBT PLAY

The end result of this policy is that the banks have little motive to be cautious and are protected against the effect of their own folly. The larger the loan, the better it is, because it will produce the greatest amount of profit with the least amount of effort. A single loan to a third-world country netting hundreds of millions of dollars in annual interest is just as easy to process - if not easier - than a loan for $50,000 to a local merchant on the shopping mall. If the interest is paid, it's gravy time. If the loan defaults, the federal government will "protect the public" and, through various mechanisms described shortly, will make sure that the banks continue to receive their interest.

The individual and the small businessman find it increasingly difficult to borrow money at reasonable rates, because the banks can make more money on loans to the corporate giants and to foreign governments. Also, the bigger loans are safer for the banks, because the government will make them good even if they default. There are no such guarantees for the small loans. The public will not swallow the line that bailing out the little guy is necessary to save the system. The dollar amounts are too small. Only when the figures become mind-boggling does the ploy become plausible.

It is important to remember that banks do not really want to have their loans repaid, except as evidence of the dependability of the borrower. They make a profit from interest on the loan, not repayment of the loan. If a loan is paid off, the bank merely has to find another borrower, and that can be an expensive nuisance. It is much better to have the existing borrower pay only the interest and never make payments on the loan itself. That process is called rolling over the debt. One of the reasons banks prefer to lend to governments is that they do not expect those loans ever to be repaid. When Walter Wriston was chairman of the Citicorp Bank in 1982, he extolled the virtue of the action this way:

If we had a truth-in-Government act comparable to the truth-in-advertising law, every note issued by the Treasury would be obliged to include a sentence stating: "This note will be redeemed with the proceeds from an identical note which will be sold to the public when this one comes due."

When this activity is carried out in the United States, as it is weekly, it is described as a Treasury bill auction. But when basically the same process is conducted abroad in a foreign language, our news media usually speak of a country's "rolling over its debts." The perception remains that some form of disaster is inevitable. It is not.

To see why, it is only necessary to understand the basic facts of government borrowing. The first is that there are few recorded instances in history of government— any government — actually getting out of debt. Certainly in an era of $100-billion deficits, no one lending money to our Government by buying a Treasury bill expects that it will be paid at maturity in any way except by our Government's selling a new bill of like amount.

THE DEBT ROLL-OVER PLAY

Since the system makes it profitable for banks to make large, unsound loans, that is the kind of loans which banks will make. Furthermore, it is predictable that most unsound loans eventually will go into default. When the borrower finally declares that he cannot pay, the bank responds by rolling over the loan. This often is stage managed to appear as a concession on the part of the bank but, in reality, it is a significant forward move toward the objective of perpetual interest.

Eventually the borrower comes to the point where he can no longer pay even the interest. Now the play becomes more complex. The bank does not want to lose the interest, because that is its stream of income. But it cannot afford to allow the borrower to go into default either, because that would require a write-off which, in turn, could wipe out the owners' equity and put the bank out of business. So the bank's next move is to create additional money out of nothing and lend that to the borrower so he will have enough to continue paying the interest, which by now must be paid on the original loan plus the additional loan as well. What looked like certain disaster suddenly is converted by a brilliant play into a major score. This not only maintains the old loan on the books as an asset, it actually increases the apparent size of that asset and also results in higher interest payments, thus, greater profit to the bank.

1- "Banking Against Disaster," by Walter B. Wriston, The New York Times, September 14,1982.

THE UP-THE-ANTE PLAY

Sooner or later, the borrower becomes restless. He is not interested in making interest payments with nothing left for himself. He comes to realize that he is merely working for the bank and, once again, interest payments stop. The opposing teams go into a huddle to plan the next move, then rush to the scrimmage line where they hurl threatening innuendoes at each other. The borrower simply cannot, will not pay. Collect if you can. The lender threatens to blackball the borrower, to see to it that he will never again be able to obtain a loan. Finally, a "compromise" is worked out. As before, the bank agrees to create still more money out of nothing and lend that to the borrower to cover the interest on both of the previous loans but, this time, they up the ante to provide still additional money for the borrower to spend on something other than interest. That is a perfect score. The borrower suddenly has a fresh supply of money for his purposes plus enough to keep making those bothersome interest payments. The bank, on the other hand, now has still larger assets, higher interest income, and greater profits. What an exciting game!

THE RESCHEDULING PLAY

The previous plays can be repeated several times until the reality finally dawns on the borrower that he is sinking deeper and deeper into the debt pit with no prospects of climbing out. This realization usually comes when the interest payments become so large they represent almost as much as the entire corporate earnings or the country's total tax base. This time around, roll-overs with larger loans are rejected, and default seems inevitable.

But wait. What's this? The players are back at the scrimmage line. There is a great confrontation. Referees are called in. Two shrill blasts from the horn tell us a score has been made for both sides. A voice over the public address system announces: "This loan has been rescheduled. "

Rescheduling usually means a combination of a lower interest rate and a longer period for repayment. The effect is primarily cosmetic. It reduces the monthly payment but extends the period further into the future. This makes the current burden to the borrower a little easier to carry, but it also makes repayment of the capital even more unlikely. It postpones the day of reckoning but, in the meantime, you guessed it: The loan remains as an asset, and the interest payments continue.

THE PROTECT-THE-PUBLIC PLAY

Eventually the day of reckoning arrives. The borrower realizes he can never repay the capital and flatly refuses to pay interest on it. It is time for the Final Maneuver.

According to the Banking Safety Digest, which specializes in rating the safety of America's banks and S&Ls, most of the banks involved with "problem loans" are quite profitable businesses:

Note that, exceptfor third-world loans, most of the large banks in the country are operating quite profitably. In contrast with the continually-worsening S&L crisis, the banks' profitability has been the engine with which they have been working off (albeit slowly) their overseas debt... At last year's profitability levels, the banking industry could, in theory, "buy out" the entirety of their own Latin American loans within two years. 1

1- "Overseas Lending ... Trigger for A Severe Depression?" The Banking Safety Digest (U.S. Business Publishing/ Veribanc, Wakefield, Massachusetts), August, 1989, p. 3.

The banks can absorb the losses of their bad loans to multi- national corporations and foreign governments, but that is not according to the rules. It would be a major loss to the stockholders who would receive little or no dividends during the adjustment period, and any chief executive officer who embarked upon such a course would soon be looking for a new job. That this is not part of the game plan is evident by the fact that, while a small portion of the Latin American debt has been absorbed, the banks are continuing to make gigantic loans to governments in other parts of the world, particularly Africa, Red China, and Eastern European nations. For reasons which will be analyzed in chapter four, there is little hope that the performance of these loans will be different than those in Latin America. But the most important reason for not absorbing the losses is that there is a standard play that can still breathe life back into those dead loans and reactivate the bountiful income stream that flows from them.

Here's how it works. The captains of both teams approach the referee and the Game Commissioner to request that the game be extended. The reason given is that this is in the interest of the public, the spectators who are having such a wonderful time and who will be sad to see the game ended. They request also that, while the spectators are in the stadium enjoying themselves, the parking-lot attendants be ordered to quietly remove the hub caps from every car. These can be sold to provide money for additional salaries for all the players, including the referee and, of course, the Commissioner himself. That is only fair since they are now working overtime for the benefit of the spectators. When the deal is finally struck, the horn will blow three times, and a roar of joyous relief will sweep across the stadium.

In a somewhat less recognizable form, the same play may look like this: The president of the lending bank and the finance officer of the defaulting corporation or government will join together and approach Congress. They will explain that the borrower has exhausted his ability to service the loan and, without assistance from the federal government, there will be dire consequences for the American people. Not only will there be unemployment and hardship at home, there will be massive disruptions in world markets. And, since we are now so dependent on those markets, our exports will drop, foreign capital will dry up, and we will suffer greatly. What is needed, they will say, is for Congress to provide money to the borrower, either directly or indirectly, to allow him to continue to pay interest on the loan and to initiate new spending programs which will be so profitable he will soon be able to pay everyone back.

As part of the proposal, the borrower will agree to accept the direction of a third-party referee in adopting an austerity program to make sure that none of the new money is wasted. The bank also will agree to write off a small part of the loan as a gesture of its willingness to share the burden. This move, of course, will have been foreseen from the very beginning of the game, and is a small step backward to achieve a giant stride forward. After all, the amount to be lost through the write-off was created out of nothing in the first place and, without this Final Maneuver, the entirety would be written off. Furthermore, this modest write down is dwarfed by the amount to be gained through restoration of the income stream.

THE GUARANTEED-PAYMENT PLAY

One of the standard variations of the Final Maneuver is for the government, not always to directly provide the funds, but to provide the credit for the funds. That means to guarantee future payments should the borrower again default. Once Congress agrees to this, the government becomes a co-signer to the loan, and the inevitable losses are finally lifted from the ledger of the bank and placed onto the backs of the American taxpayer.

Money now begins to move into the banks through a complex system of federal agencies, international agencies, foreign aid, and direct subsidies. All of these mechanisms extract payments from the American people and channel them to the deadbeat borrowers who then send them to the banks to service their loans. Very little of this money actually comes from taxes. Almost all of it is generated by the Federal Reserve System. When this newly created money returns to the banks, it quickly moves out again into the economy where it mingles with and dilutes the value of the money already there. The result is the appearance of rising prices but which, in reality, is a lowering of the value of the dollar.

The American people have no idea they are paying the bill. They know that someone is stealing their hub caps, but they think it is the greedy businessman who raises prices or the selfish laborer who demands higher wages or the unworthy farmer who demands too much for his crop or the wealthy foreigner who bids up our prices. They do not realize that these groups also are victimized by a monetary system which is constantly being eroded in value by and through the Federal Reserve System.

Public ignorance of how the game is really played was dramatically displayed during a recent Phil Donahue TV show. The topic was the Savings and Loan crisis and the billions of dollars that it would cost the taxpayer. A man from the audience rose and asked angrily: "Why can't the government pay for these debts instead of the taxpayer?" And the audience of several hundred people actually cheered in enthusiastic approval!

PROSPERITY THROUGH INSOLVENCY

Since large, corporate loans are often guaranteed by the federal government, one would think that the banks which make those loans would never have a problem. Yet, many of them still manage to bungle themselves into insolvency. As we shall see in a later section of this study, insolvency actually is inherent in the system itself, a system called fractional-reserve banking.

Nevertheless, a bank can operate quite nicely in a state of insolvency so long as its customers don't know it. Money is brought into being and transmuted from one imaginary form to another by mere entries on a ledger, and creative bookkeeping can always make the bottom line appear to balance. The problem arises when depositors decide, for whatever reason, to withdraw their money. Lo and behold, there isn't enough to go around and, when that happens, the cat is finally out of the bag. The bank must close its doors, and the depositors still waiting in line outside are... well, just that: still waiting.

The proper solution to this problem is to require the banks, like all other businesses, to honor their contracts. If they tell their customers that deposits are "payable upon demand," then they should hold enough cash to make good on that promise, regardless of when the customers want it or how many of them want it. In other words, they should keep cash in the vault equal to 100% of their depositors' accounts. When we give our hat to the hat-check girl and obtain a receipt for it, we don't expect her to rent it out while we eat dinner hoping she'll get it back — or one just like it— in time for our departure. We expect all the hats to remain there all the time so there will be no question of getting ours back precisely when we want it.

On the other hand, if the bank tells us it is going to lend our deposit to others so we can earn a little interest on it, then it should also tell us forthrightly that we cannot have our money back on demand. Why not? Because it is loaned out and not in the vault any longer. Customers who earn interest on their accounts should be told that they have time deposits, not demand deposits, because the bank will need a stated amount of time before it will be able to recover the money which was loaned out.

None of this is difficult to understand, yet bank customers are seldom informed of it. They are told they can have their money any time they want it and they are paid interest as well. Even if they do not receive interest, the hank does, and this is how so many customer services can be offered at little or no direct cost. Occasionally, a thirty-day or sixty-day delay will be mentioned as a possibility, but that is greatly inadequate for deposits which have been transformed into ten, twenty, or thirty-year loans. The banks are simply playing the odds that everything will work out most of the time.

We shall examine this issue in greater detail in a later section but, for now, it is sufficient to know that total disclosure is not how the banking game is played. The Federal Reserve System has legalized and institutionalized the dishonesty of issuing more hat checks than there are hats and it has devised complex methods of disguising this practice as a perfectly proper and normal feature of banking. Students of finance are told that there simply is no other way for the system to function. Once that premise is accepted, then all attention can be focused, not on the inherent fraud, but on ways and means to live with it and make it as painless as possible.

Based on the assumption that only a small percentage of the depositors will ever want to withdraw their money at the same time, the Federal Reserve allows the nation's commercial banks to operate with an incredibly thin layer of cash to cover their promises to pay "on demand." When a bank runs out of money and is unable to keep that promise, the System then acts as a lender of last resort. That is banker language meaning it stands ready to create money out of nothing and immediately lend it to any bank in trouble. (Details on how that is accomplished are in chapter eight.) But there are practical limits to just how far that process can work. Even the Fed will not support a bank that has gotten itself so deeply in the hole it has no realistic chance of digging out. When a bank's bookkeeping assets finally become less than its liabilities, the rules of the game call for transferring the losses to the depositors themselves. This means they pay twice: once as taxpayers and again as depositors. The mechanism by which this is accomplished is called the Federal Deposit Insurance Corporation.

THE FDIC PLAY

The FDIC guarantees that every insured deposit will be paid back regardless of the financial condition of the bank. The money to do this comes out of a special fund which is derived from assessments against participating banks. The banks, of course, do not pay this assessment. As with all other expenses, the bulk of the cost ultimately is passed on to their customers in the form of higher service fees and lower interest rates on deposits.

The FDIC is usually described as an insurance fund, but that is deceptive advertising at its worst. One of the primary conditions of insurance is that it must avoid what underwriters call "moral hazard." That is a situation in which the policyholder has little incentive to avoid or prevent that which is being insured against. When moral hazard is present, it is normal for people to become careless, and the likelihood increases that what is being insured against will actually happen. An example would be a government Program forcing everyone to pay an equal amount into a fund to protect them from the expense of parking fines. One hesitates even to mention this absurd proposition lest some enterprising politician should decide to put it on the ballot. Therefore, let us hasten to point out that, if such a numb-skull plan were adopted, two things would happen: (1) just about everyone soon would be getting parking tickets and (2), since there now would be so many of them, the taxes to pay for those tickets would greatly exceed the previous cost of paying them without the so-called protection.

The FDIC operates exactly in this fashion. Depositors are told their insured accounts are protected in the event their bank should become insolvent. To pay for this protection, each bank is assessed a specified percentage of its total deposits. That percentage is the same for all banks regardless of their previous record or how risky their loans. Under such conditions, it does not pay to be cautious. The banks making reckless loans earn a higher rate of interest than those making conservative loans. They also are far more likely to collect from the fund, yet they pay not one cent more. Conservative banks arc penalized and gradually become motivated to make more risky loans to keep up with their competitors and to get their "fair share" of the fund's protection. Moral hazard, therefore, is built right into the system. As with protection against parking tickets, the FDIC increases the likelihood that what is being insured against will actually happen. It is not a solution to the problem, it is part of the problem.

REAL INSURANCE WOULD BE A BLESSING

A true deposit-insurance program which was totally voluntary and which geared its rates to the actual risks would be a blessing. Banks with solid loans on their books would be able to obtain protection for their depositors at reasonable rates, because the chances of the insurance company having to pay would be small. Banks with unsound loans, however, would have to pay much higher rates or possibly would not be able to obtain coverage at any price. Depositors, therefore, would know instantly, without need to investigate further, that a bank without insurance is not a place where they want to put their money. In order to attract deposits, banks would have to have insurance. In order to have insurance at rates they could afford, they would have to demonstrate to the insurance company that their financial affairs are in good order. Consequently, banks which failed to meet the minimum standards of sound business practice would soon have no customers and would be forced out of business. A voluntary, private insurance program would act as a powerful regulator of the entire banking industry far more effectively and honestly than any political scheme ever could. Unfortunately, such is not the banking world of today.

The FDIC "protection" is not insurance in any sense of the word. It is merely part of a political scheme to bail out the most influential members of the banking cartel when they get into financial difficulty. As we have already seen, the first line of defense in this scheme is to have large, defaulted loans restored to life by a Congressional pledge of tax dollars. If that should fail and the bank can no longer conceal its insolvency through creative bookkeeping, it is almost certain that anxious depositors will soon line up to withdraw their money — which the bank does not have. The second line of defense, therefore, is to have the FDIC step in and make those payments for them.

Bankers, of course, do not want this to happen. It is a last resort. If the bank is rescued in this fashion, management is fired and what is left of the business usually is absorbed by another bank. Furthermore, the value of the stock will plummet, but this will affect the small stockholders only. Those with controlling interest and those in management know long in advance of the pending catastrophe and are able to sell the bulk of their shares while the price is still high. The people who create the problem seldom suffer the economic consequences of their actions.

THE FDIC WILL NEVER BE ADEQUATELY FUNDED

The FDIC never will have enough money to cover its potential liability for the entire banking system. If that amount were in existence, it could be held by the banks themselves, and an insurance fund would not even be necessary. Instead, the FDIC operates on the same assumption as the banks: that only a small percentage will ever need money at the same time. So the amount held in reserve is never more than a few percentage points of the total liability. Typically, the FDIC holds about $1.20 for every $100 or covered deposits. At the time of this writing, however, that figure had slipped to only 70 cents and was still dropping. That Weans that the financial exposure is about 99.3% larger than the safety net which is supposed to catch it. The failure of just one or two large banks in the system could completely wipe out the entire fund.

And it gets even worse. Although the ledger may show that so many millions or billions are in the fund, that also is but creative bookkeeping. By law, the money collected from bank assessments must be invested in Treasury bonds, which means it is loaned to the government and spent immediately by Congress. In the final stage of this process, therefore, the FDIC itself runs out of money and turns, first to the Treasury, then to Congress for help. This step, of course, is an act of final desperation, but it is usually presented in the media as though it were a sign of the system's great strength. U.S. Neivs & World Report blandly describes it this way: "Should the agencies need more money yet, Congress has pledged the full faith and credit of the federal government." 1 Gosh, gee whiz. Isn't that wonderful? It sort of makes one feel rosy all over to know that the fund is so well secured.

Let's see what "full faith and credit of the federal government" actually means. Congress, already deeply in debt, has no money either. It doesn't dare openly raise taxes for the shortfall, so it applies for an additional loan by offering still more Treasury bonds for sale. The public picks up a portion of these I.O.U.s, and the Federal Reserve buys the rest. If there is a monetary crisis at hand and the size of the loan is great, the Fed will pick up the entire issue.

But the Fed has no money either. So it responds by creating out of nothing an amount of brand new money equal to the I.O.U.s and, through the magic of central banking, the FDIC is finally funded. This new money gushes into the banks where it is used to pay off the depositors. From there it floods through the economy diluting the value of all money and causing prices to rise. The old paycheck doesn't buy as much any more, so we learn to get along with a little bit less. But, see? The bank's doors are open again, and all the depositors are happy — until they return to their cars and discover the missing hub caps!

That is what is meant by "the full faith and credit of the federal government."

1. "How Safe Are Deposits in Ailing Banks, S&L's?" U.S. News & World Report, Mar 25,1985, p.73.

SUMMARY

Although national monetary events may appear mysterious and chaotic, they are governed by well-established rules which bankers and politicians rigidly follow. The central fact to under- standing these events is that all the money in the banking system has been created out of nothing through the process of making loans. A defaulted loan, therefore, costs the bank little of tangible value, but it shows up on the ledger as a reduction in assets without a corresponding reduction in liabilities. If the bad loans exceed the size of the assets, the bank becomes technically insolvent and must dose its doors. The first rule of survival, therefore, is to avoid writing off large, bad loans and, if possible, to at least continue receiving interest payments on them. To accomplish that, the endangered loans are rolled over and increased in size. This provides the borrower with money to continue paying interest plus fresh funds for new spending. The basic problem is not solved, but it is postponed for a little while and made worse.

The final solution on behalf of the banking cartel is to have the federal government guarantee payment of the loan should the borrower default in the future. This is accomplished by convincing Congress that not to do so would result in great damage to the economy and hardship for the people. From that point forward, the burden of the loan is removed from the bank's ledger and transferred to the taxpayer. Should this effort fail and the bank be forced into insolvency, the last resort is to use the FDIC to pay off the depositors. The FDIC is not insurance, because the presence of "moral hazard" makes the thing it supposedly protects against more likely to happen. A portion of the FDIC funds are derived from assessments against the banks. Ultimately, however, they are paid by the depositors themselves. When these funds run out, the balance is provided by the Federal Reserve System in the form of freshly created new money. This floods through the economy causing the appearance of rising prices but which, in reality, is the lowering of the value of the dollar. The final cost of the bailout, therefore, is passed to the public in the form of a hidden tax called inflation.

So much for the rules of the game. In the next chapter we shall look at the scorecard of the actual play itself.

By G. Edward Griffin

 

Xem Chương 3, click vào đây


* * *

Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
More on English topic, please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net  


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh