(Vietnam Steers Between China's Threat and Public's Anger)
By William G. Frasure
Liêm Nguyễn lược dịch
The Diplomat
June 18, 2014
Vì không thể đương đầu trực tiếp với các hành động khiêu khích từ Trung Cộng (TC), Việt Cộng (CSVN) đang kêu gọi tinh thần yêu nước của quần chúng, nhưng lại lo sợ rằng sự giận dữ của người dân sẽ vượt quá tầm kiểm soát.
Dân chúng Việt Nam biểu tình chống Tàu Cộng xâm lăng
Ảnh: Image Credit, viaPasPhoto/Shutterstok.com
Xung đột hiện nay về chuyện giàn khoan của TC ở biển Đông đã dẫn đến một hoàn cảnh khó xử cho Hà Nội. Các tay lãnh đạo CSVN đang phải đối phó với mối đe dọa trực tiếp từ TC trong khi phải tránh những khích động có thể gây ra một cuộc chiến mà VN không thể thắng; nhưng đồng thời họ cũng phải tìm cách duy trì tính chính danh trong con mắt của dân chúng ngày càng cảm thấy lo lắng và bất ổn.
Chính phủ CSVN một mặt kêu gọi tiếng nói của quần chúng để hỗ trợ cho tuyên bố của VN ở biển Đông và thúc đẩy tinh thần yêu nước, nhưng đồng thời nó cũng phải nặng tay để giới hạn sự lan rộng của tinh thần bài Hoa trong quần chúng.
Báo chí VN, cả báo in và báo mạng, những ngày này luôn đầy các bài viết về giàn khoan và các cuộc đối đầu giữa tàu TC và VN. Các kênh truyền hình của cả chính phủ và tư nhân thì cho công chiếu liên tục các bộ phim tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của biển đảo, các bằng chứng chủ quyền trong lịch sử của VN, và sự chuẩn bị quân sự để tự vệ; và chưa kể tới hàng loạt các video ca nhạc yêu nước (ví dụ như bài "Trường Sa mãi trong tim ta").
Thỉnh thoảng cũng có các cuộc biểu tình được dàn xếp công phu, với sự tham gia của quan chức đảng và chính phủ, nhiều thanh niên, và các băng rôn viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt ("TQ cút khỏi đảo của VN"), nhưng khá thú vị là có rất ít băng rôn viết bằng tiếng Hoa.
Tuần trước, CSVN đưa ra một đoạn video ngắn cho thấy tàu TC đâm chìm một thuyền đánh cá nhỏ của VN trong biển Đông. Video này cho thấy tàu TC tiếp cận từ phía sau, tiến gần rồi đâm vào đuôi và đè lên chiếc thuyền. Sau đó thì chiếc thuyền VN bắt đầu nghiêng qua một bên. Tiếng la hét được nghe từ những người đang quay phim trên một tàu chấp pháp của VN. Chiếc thuyền VN sau đó bị lật úp và chìm.
Trong khi video này đã làm bùng lên sự giận dữ của người dân VN, nó cũng cho thấy 2 điều mà TC đã lâu nay cố gắng thể hiện cho phía VN biết. Thứ nhất, VN không có đủ lực để ngăn cản sự xâm lấn của TC ở biển Đông, và TC sẽ không dừng lại. Thứ hai, VN không thể mong đợi sự trợ giúp từ các nước khác, đặc biệt là Mỹ, và những áp lực từ bên ngoài đó không thể giải quyết xung đột.
Một cách ngắn gọn, thông điệp của TC là nó có thể làm bất cứ cái gì nó muốn trong biển Đông, và VN sẽ không thể làm được gì, cũng sẽ không có ai đến giúp VN hết.
Người dân VN đang bối rối nhận ra những điều đó. Như một quan chức của Bộ Ngoại giao VN nói với tôi tuần trước, "Chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ chúng tôi có thể làm. Còn điều gì để làm nữa đâu?". Về lâu dài, như nhiều người đã nói, VN cần tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á khác, và với cường quốc bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, trong khi đó là một chiến lược dài hạn, việc đương đầu với áp lực leo thang của TC là một nhiệm vụ cấp bách.
Cùng lúc đó, học sinh trung học và sinh viên đại học được các nhà trường ở VN đồng loạt khuyến cáo là không nên tham gia vào các cuộc biểu tình “trái phép”. Một cuộc biểu tình chống TC của công nhân các nhà máy gần thành phố Sài Gòn cách đây vài tuần đã dẫn tới bạo động gây ra thiệt hại về người và của, dẫn đến hàng trăm người bị bắt giữ và truy tố sau đó. Kể từ đó, chính phủ đã kiểm soát rất chặt các cuộc biểu tình.
Tại Hà Nội, trong những buổi sáng cuối tuần vừa qua (thời gian thường xảy ra các cuộc biểu tình), có thể thấy sự gia tăng bất thường sự hiện diện của cảnh sát ở những khu vực thường có biểu tình trước đây. Gần tòa đại sứ TC, các công viên, quán cà phê, và bảo tàng Chiến tranh đã bị đóng cửa. Đường phố và vỉa hè bị chặn bằng hàng rào sắt di động. Nhan nhản an ninh chìm đứng ngồi ở các góc phố, nhấm nháp trà, theo dõi và lẩn mình trong dòng người đi bộ. Trong một bãi đậu xe gần đó, thường được dùng cho xe buýt du lịch, một xe bọc thép sơn màu xanh quân đội, được trang bị vòi phun nước đang nằm chờ cơ hội sử dụng.
Xung đột giàn khoan hiện nay đã đẩy sự tiến thoái lưỡng nan lâu nay của chính phủ VN đến mức cao độ, một mặt chính phủ phải thể hiện quyết tâm chống TC trong con mắt dân chúng, trong khi vẫn phải hạn chế hành động để không làm TC tức giận, và tạo ra áp lực ngoài tầm kiểm soát cho các nhà lãnh đạo VN. Trong nhiều năm qua, nhiều blogger đã bị bắt và bị truy tố vì lên án quá quá mạnh mẽ những xâm lấn của TC, không chỉ về chuyện biển Đông, mà còn về chuyện nhân nhượng đất đai trong thương thuyết biên giới đất liền, và một dự án khai thác bauxite của TC ở miền Trung VN. Trong hầu hết các trường hợp này, "sai lầm" của các blogger là đã phàn nàn về sự đối kháng yếu ớt của CSVN đối với TC. Nhiều người dân VN nghi ngờ là có những kẻ trong chính phủ và đảng cộng sản cầm quyền là "đàn em" luôn vâng lời của đảng cộng sản Trung Hoa. Trong con mắt của nhiều người ở VN, chính sự mạnh tay của chính phủ trong việc đàn áp các cuộc biểu tình và những biểu hiện chống TC đã minh chứng cho những nghi ngờ này.
William G. Frasure
Liêm Nguyễn lược dịch
Đề tài liên hệ, click vào đây
VIETNAM STEERS BETWEEN CHINA'S AND PUBILC'S ANGER
By William G. Frasure
The Diplomat
June 18, 2014
With few effective means to respond to provocations, Vietnam encourages a public spirit of patriotic defiance, to a point.
Image Credit: Vietnam protests via BasPhoto / Shutterstock.com
The present skirmish over a Chinese oil rig in the South China Sea is creating a political dilemma for Hanoi’s leaders. As the government of Vietnam struggles to cope with very real threats from China, without provoking a war that it cannot win, it also seeks to maintain legitimacy in the eyes of an increasingly worried and restive population.
The government has attempted to mobilize public opinion to support Vietnam’s claims in the South China Sea and to foster a spirit of patriotic resistance, but at the same time it acts heavy-handedly in order to constrain anti-Chinese exuberance. Many Vietnamese newspapers, both in print and on the web, are filled daily with articles about the oil rig and the confrontations between Chinese and Vietnamese vessels. Vietnamese television channels, all government owned, run hours of documentaries showing the importance of the islands, historical claims to sovereignty, and military preparations to defend them; along with dozens of patriotic music videos (“Spratly Islands Always in Our Hearts”). There are occasional rallies that are carefully orchestrated, featuring government and party officials, plenty of youth, and signs in English and Vietnamese (“China Out of Vietnam’s Islands”), but curiously, few are in Chinese.
Last week, the government of Vietnam released a brief video of a Chinese ship ramming and sinking a much smaller Vietnamese fishing boat in the South China Sea. The Chinese vessel steadily approaches behind the Vietnamese boat, as it gradually becomes clear that the Chinese ship is not going to stop or turn. It overtakes the Vietnamese boat, looming over it and ramming into its stern, then seems to ride up onto the vessel. The Vietnamese boat begins to turn on its side. Screams are heard from observers on the boat from which the video is being recorded. The Vietnamese boat then flips and sinks.
While the video has stirred Vietnamese anger, it also drives home two points, which China has been communicating to Vietnam for some time with growing emphasis. First, Vietnam does not have the means to obstruct Chinese encroachments in the South China Sea, which will not stop. Second, there are serious limits to any assistance Vietnam can expect from other countries, particularly the U.S., such that outside pressure is unlikely to resolve the conflict. In short, China’s message is that in the South China Sea it can do as it pleases, there is nothing Vietnam can do about it, and no one is coming to help.
Confused Vietnamese citizens are getting the message. As one official of Vietnam’s foreign ministry said to me last week, “we’ve done everything we can do. What’s left to do?” In the long run, as is commonly observed, Vietnam needs to strengthen its alliances and military partnerships with other Southeast Asian nations, and with powers outside the region. That is a long–term strategy however, whereas China’s escalating pressure is immediate.
Meanwhile, high school and university students have been systematically admonished by their teachers not to participate in “poorly organized” (i.e., unsanctioned) demonstrations. Following one such anti-China protest by factory workers near Ho Chi Minh City a few weeks ago, which devolved into a riot entailing some loss of life and extensive property damage, hundreds of rioters were arrested and prosecutions have begun. Since then, the government has put a very firm lid on demonstrations.
Here in Hanoi, the last few weekend mornings (the normal time for demonstrations), have seen an extraordinary police presence in areas where demonstrations had been taking place. Near the Chinese Embassy, parks, cafes, and the War Museum were closed. Streets and sidewalks were blocked with portable iron fences. Truckloads of plain clothes security police conspicuously took up positions at street corners, sipping tea, watching and mingling with pedestrians. In a nearby parking lot normally used by tourist buses, a large, military-green armored vehicle surmounted by a water canon waited, yet without occasion to be used.
The current oil rig confrontation has heightened the Vietnamese government’s long-standing dilemma, posed by its need to be seen by the public as resolutely resisting China, while keeping in check activity that might offend China, or bring unmanageable pressure on Vietnamese leaders. For years, bloggers have been arrested and prosecuted for complaining too vehemently about Chinese encroachments, not only in the South China Sea. Bloggers have been punished for complaining about the terms of a land-border settlement, and about a Chinese bauxite mining project in central Vietnam. In most of these cases, the blogger’s “mistake” was to have complained of insufficient resistance to China by the Vietnamese government. There is a widespread suspicion amongst the Vietnamese public that the government’s inner circles and the ruling Communist Party are overly deferential “little brothers” of China’s Communist Party. The Vietnamese government’s heavy-handed efforts to constrain anti-Chinese demonstrations and expressions of opinion simply confirm those suspicions in the eyes of many citizens here.
William G. Frasure
Author Biography:
William G. Frasure is Professor of Government at Connecticut College. He has worked and lived intermittently in Hanoi since 1997, teaching, lecturing, directing academic exchanges, and occasionally consulting for various Vietnamese government agencies and ministries.
Related story, please click here
* * *
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Read more on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net