(THE ILLUSION OF CHINESE POWER)
By David Shambaugh
Viết Tuấn dịch
The National Interest
June 25-2014 Issue
Đề tài liên hệ:
- Hổ giấy Trung Hoa, click vào đây
- Rủi ro tài chánh của Trung Hoa: click vào đây
- Mọi điều bạn biết về Trung Hoa đều sai lầm: click vào đây
Nhận định Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu đang hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Không nên ảo tưởng rằng Trung Quốc vẫn sẽ phát triển như 30 năm qua, hoặc con đường đi tới ngôi vị cường quốc toàn cầu vẫn tiếp tục rộng mở.
Người ta thường cho rằng sức mạnh của Trung Quốc là không thể ngăn chặn và thế giới phải thích ứng với thực tế người khổng lồ Châu Á – có khả năng – trở thành một cường quốc toàn cầu đầy quyền lực. Ngành công nghiệp thu nhỏ của những đồn đoán “Trung Quốc trỗi dậy” đã phát triển trong thập kỷ qua, tất cả khắc họa lên bức tranh thế giới thế kỷ 21 mà ở đó Trung Quốc là động lực chi phối. Niềm tin này hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm.
Chúng ta cần nhớ lại rằng cách đây không lâu, vào những năm 1980, người ta từng đưa ra những dự báo tương tự về việc Nhật Bản sẽ vươn lên nắm giữ ngôi vị “số một” và gia nhập câu lạc bộ của các siêu cường thế giới – trước khi nước này rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài ba thập kỷ và cho thấy một cường quốc chỉ trên một phương diện (về kinh tế) thì không có đủ nền tảng để chống trụ trong khủng hoảng. Trước Nhật Bản, Liên Xô từng được cho là một siêu cường toàn cầu (người ta đưa ra giả thiết này trước khi nổ ra Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài trong nửa thế kỷ) nhưng đã sụp đổ đầy bất ngờ vào năm 1991. Sự tan rã của Liên bang Xô – Viết (The Union of Soviet Socialist Republics-USSR) cho thấy điều tương tự, Liên Xô là cường quốc ở một phương diện (về quân sự) đã tự suy yếu trong nhiều thập kỷ. Sau Chiến tranh Lạnh, một số chuyên gia nhận định rằng Liên minh Châu Âu đang được củng cố và mở rộng, nổi lên như một siêu cường toàn cầu mới và một cực trong hệ thống quốc tế – đến khi EU chứng tỏ sự bất lực và không có khả năng giải quyết hàng loạt thách thức toàn cầu. Châu Âu ở đây cũng giống như một cường quốc đơn chiều (về kinh tế). Vì vậy, khi đề cập Trung Quốc hiện nay, chúng ta cần phải tỉnh táo và có đôi chút hoài nghi.
Trung Quốc dĩ nhiên là cường quốc trỗi dậy quan trọng nhất của thế giới – vượt xa năng lực của Ấn Độ, Brazil và Nam Phi – và ở một số lĩnh vực, nước này đã vượt qua cả các “cường quốc bậc trung” khác như Nga, Nhật Bản, Anh, Đức và Pháp. Ở nhiều phương diện, vị trí cường quốc thứ hai thế giới của Trung Quốc sau Mỹ là không phải bàn cãi, và ở một vài phía cạnh Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Trung Quốc hội tụ nhiều dấu hiệu của một cường quốc toàn cầu như: Có dân số đông nhất thế giới, lãnh thổ lục địa rộng lớn, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới và lực lượng quân thường trực lớn nhất thế giới, sở hữu một chương trình không gian do con người điều khiển, một tàu sân bay, có bảo tàng lớn nhất thế giới, đập thủy điện lớn nhất thế giới, mạng lưới đường cao tốc quốc gia lớn nhất thế giới và hệ thống đường sắt cao tốc thuộc loại tốt nhất thế giới. Trung Quốc hiện là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, quốc gia có lượng khí thải nhà kính lớn nhất thế giới, nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai thế giới và nước cung cấp vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đứng thứ ba thế giới, đồng thời là nhà sản xuất nhiều loại hàng hóa lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, năng lực chỉ là một khía cạnh của sức mạnh quốc gia và quốc tế – và không phải yếu tố quan trọng nhất. Nhiều thế hệ các nhà khoa học xã hội đã chỉ ra rằng một dấu hiệu quan trọng hơn của sức mạnh đó là tầm ảnh hưởng – khả năng chi phối các sự việc cũng như hành động của các bên khác. Cố nhà khoa học chính trị Robert Dahl đã từng nhận xét: “Bên A có ảnh hưởng đối với bên B ở mức độ có thể khiến bên B làm điều mà bên B không thể làm khác được.” Năng lực không chuyển đổi thành hành động nhằm đạt được một số mục đích thì không có nhiều giá trị. Năng lực có tác dụng gây ấn tượng hoặc răn đe, nhưng nó có ảnh hưởng đến hành động của các bên khác, hay kết quả của một sự việc hay không mới là quan trọng. Dĩ nhiên, có những cách thức khác qua đó một quốc gia có thể sử dụng năng lực để tác động đến hành động của nước khác cũng như chiều hướng của sự việc: thu hút, thuyết phục, thu nạp, ép buộc, đền đáp, khuyến khích, hăm dọa hoặc sử dụng vũ lực. Như vậy, sức mạnh và sử dụng sức mạnh thực chất liên quan tới việc: Sử dụng các biện pháp tác động lên nước khác nhằm chi phối tình hình để mưu cầu lợi ích.
Khi đánh giá về ảnh hưởng và cách hành xử của Trung Quốc trên vũ đài thế giới hiện nay, chúng ta không nên chỉ chú trọng đến năng lực bề ngoài ấn tượng của nước này mà cần phải đặt ra câu hỏi: Liệu Trung Quốc có đang thực sự chi phối hành động của các nước khác, hay xu hướng của các vấn đề quốc tế trong những lĩnh vực khác nhau? Câu trả lời ngắn gọn là: Không nhiều, nếu không muốn nói là không có gì. Có rất ít lĩnh vực người ra có thể kết luận rằng Trung Quốc đang thực sự chi phối nước khác, thiết lập các quy tắc chuẩn mực hay định hình những xu hướng toàn cầu. Bắc Kinh cũng không nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Nước này là một cường quốc thụ động, né tránh đối mặt với các thách thức và lẩn tránh khi các khủng hoảng quốc tế bùng phát. Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine và Syria là ví dụ gần nhất cho thấy sự thụ động của Bắc Kinh.
Ngoài ra, khi nghiên cứu kỹ năng lực của Trung Quốc thì người ta có thể thấy nước này không phải thực sự mạnh. Nhiều chỉ số chỉ mang tính định lượng, không phản ánh thực chất. Thiếu sức mạnh thực chất dẫn đến việc Trung Quốc không có tầm ảnh hưởng thực sự. Người Trung Quốc có câu tục ngữ “wai ying, nei ruan”: cứng bên ngoài, mềm bên trong. Đây chính là đặc điểm của Trung Quốc hiện nay. Xem xét kỹ những số liệu thống kê ấn tượng về Trung Quốc và bạn có thể thấy khá nhiều điểm yếu, những khó khăn thực sự cùng cơ sở thiếu vững chắc để trở thành một cường quốc toàn cầu. Trung Quốc có thể chỉ là một con hổ giấy của thế kỷ 21.
ĐIỀU NÀY CÓ THỂ thấy ở năm khía cạnh chính giúp củng cố vị thế toàn cầu của Trung Quốc: Chính sách đối ngoại, năng lực quân sự, ảnh hưởng văn hóa, sức mạnh kinh tế và các yếu tố trong nước. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng khía cạnh.
Ở phương diện chính thức, ngoại giao Trung Quốc thực sự đã hiện diện ở quy mô toàn cầu. Trong bốn mươi năm qua, Trung Quốc trải qua một chặng đường dài từ một quốc gia cô lập với cộng đồng quốc tế trở thành một nước hòa nhập. Hiện nay, Bắc Kinh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia, là thành viên của hơn 150 tổ chức quốc tế và một bên tham gia của hơn ba trăm hiệp định đa phương. Hàng năm, Trung Quốc tiếp đón lãnh đạo của các nước tới thăm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng thường xuyên công du khắp thế giới.
Mặc dù tiến hành hội nhập quốc tế và thực hiện chính sách ngoại giao tích cực, lĩnh vực ngoại giao đã thể hiện rõ vị thế của Trung Quốc như một cường quốc nửa vời. Một mặt, ở vị thế cường quốc có nhiều ảnh hưởng, Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thành viên của G-20 và nhiều tổ chức quan trọng khác trên toàn cầu, và một bên tham gia tất cả các hội nghị thượng đỉnh quốc tế quan trọng. Mặt khác, quan chức Trung Quốc rất hay phản ứng và thể hiện sự thụ động trong các tổ chức trên, cũng như trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu. Bắc Kinh đã không đi đầu. Nước này cũng không định hướng ngoại giao quốc tế, tác động lên chính sách của các nước khác, hay thúc đẩy sự đồng thuận toàn cầu, thiết lập kênh hợp tác hoặc giải quyết những vấn đề. Bắc Kinh không tích cực tham gia giải quyết bất kỳ vấn đề toàn cầu quan trọng nào; đúng hơn, nước này là một bên tham gia thụ động và hoàn toàn là miễn cưỡng trong những nỗ lực đa phương do những nước khác khởi xướng (thường là Mỹ).
Là cường quốc toàn cầu đòi hỏi Trung Quốc phải đóng vai trò trung gian trong các tranh chấp, giúp các bên ngồi lại với nhau, thúc đẩy hợp tác và sự đồng thuận, và có thể phải gây áp lực khi cần thiết. Bắc Kinh thường chỉ khoanh tay đứng nhìn và kêu gọi các quốc gia giải quyết vấn đề của họ bằng các “biện pháp hòa bình” và tìm ra “những giải pháp đôi bên cùng có lợi”. Những tuyên bố trống rỗng như vậy gần như không giúp ích cho việc giải quyết vấn đề. Bắc Kinh cũng thực sự không tán thành các biện pháp cưỡng chế và chỉ đồng ý các biện pháp trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đưa ra khi nước này nhận thấy rõ rằng nếu không tán thành sẽ khiến Bắc Kinh bị cô lập và ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh quốc tế của nước này. Đây không phải là cách hành xử của một nhà lãnh đạo toàn cầu.
Thay vào đó, chương trình đối ngoại cấp cao của Bắc Kinh thực sự là một vở diễn màu mè, mang tính biểu tượng hơn là thực chất. Nó chủ yếu nhằm mục đích nâng cao tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Chinese Communist Party’s – CCP) trước các khán giả trong nước bằng cách thể hiện giới lãnh đạo Trung Quốc có sự kết giao với giới tinh hoa của thế giới, đồng thời phát đi tín hiệu rằng nước này đã trở lại vị thế của một siêu cường sau nhiều thế kỷ chìm đắm trong trì trệ. Như vậy, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng “đạo diễn” tỉ mỉ các cuộc tiếp xúc của lãnh đạo nước này với những người đồng cấp ngoại quốc. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao Trung Quốc thực sự vẫn còn e ngại rủi ro và bị chi phối bởi những lợi ích quốc gia hẹp hòi. Bắc Kinh thường sử dụng cách tiếp cận có mẫu số chung nhỏ nhất, tán thành những quan điểm an toàn nhất, ít gây tranh cãi nhất và chờ đợi xem lập trường của các nước khác như thế nào trước khi đưa ra quan điểm riêng của mình.
Trái ngược với cách hành xử thụ động này, trong những vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi, được xác định rõ như: Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, nhân quyền và các yêu sách chủ quyền đầy tranh cãi của nước này, Bắc Kinh đã thể hiện rõ sự cảnh giác và quyết đoán về ngoại giao, nhưng các nỗ lực bảo vệ những lợi ích này khá vụng về và thường phản tác dụng đối với mục tiêu cũng như hình ảnh của nước này. Như vậy ngoại trừ việc bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình, ngoại giao Trung Quốc vẫn hết sức thụ động nếu xét về tầm vóc và vị thế quan trọng của Trung Quốc.
Khi nhắc đến quản trị toàn cầu, điều cần thiết là các bên phải đóng góp vào lợi ích chung một cách tương xứng với năng lực tổng thể của quốc gia. Cách hành xử của Bắc Kinh nhìn chung vẫn thụ động và có tư tưởng hẹp hòi giống như phần còn lại trong chính sách ngoại giao của nước này. Tuy vậy, Trung Quốc đã có đóng góp nhất định vào những khía cạnh khác nhau của nhiệm vụ quản trị toàn cầu như: Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, các hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden, các biện pháp chống khủng bố ở Trung Á, hỗ trợ phát triển các nước bên ngoài, không phổ biến nguyên liệu hạt nhân, y tế, cứu trợ thiên tai và phòng chống tội phạm quốc tế. Ở những lĩnh vực này, Bắc Kinh đáng được khen ngợi. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể và nên cống hiến nhiều hơn nữa; nước này chưa thực sự đóng góp một cách tương xứng với tầm vóc, sự giàu có cũng như tầm ảnh hưởng của mình. Thế giới mong đợi và đòi hỏi Trung Quốc phải làm nhiều hơn.
Tại sao chính sách ngoại giao quản trị toàn cầu của Trung Quốc lại khá hạn chế? Có ba lý do căn bản. Trước tiên, ở Trung Quốc vẫn tồn tại sự hoài nghi rất lớn về các nền tảng tự do và khái niệm cơ bản về quản trị toàn cầu, Trung Quốc coi đây là “cái bẫy” mới nhất của phương Tây (chủ yếu là Mỹ) dùng để “tiêu hao sinh lực” Bắc Kinh, bằng cách đẩy nước này vào những cuộc khủng hoảng và những nơi nước này không có lợi ích quốc gia trực tiếp – theo đó sẽ phân tán nguồn lực và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thứ hai, người dân Trung Quốc sẽ chỉ trích chính phủ phân bổ nguồn lực ra bên ngoài trong khi sự nghèo đói và những vấn đề cấp bách khác vẫn đang tồn tại trong nước. Và thứ ba, Trung Quốc có cách tiếp cận kiểu như “trao đổi” để tối đa công sức bỏ ra, đặc biệt liên quan đến vấn đề tiền bạc. Điều này bắt nguồn từ văn hóa buôn bán trao đổi của Trung Quốc nhưng đã ảnh hưởng nhiều đến cách hành xử của nước này. Người Trung Quốc muốn biết chính xác họ sẽ thu lại được gì từ một khoản đầu tư nhất định và là khi nào. Như vậy, toàn bộ nền tảng của hoạt động xuất phát từ lòng nhân ái và đóng góp không vị lợi vì các lợi ích chung toàn cầu là điều khá xa lạ trong suy nghĩ của nhiều người Trung Quốc.
Kết quả là, trong lĩnh vực ngoại giao – song phương, đa phương và quản trị toàn cầu – Bắc Kinh vẫn hoàn toàn thụ động và miễn cưỡng khi tham gia. Năm 2005, ông Robert Zoellick đã từng nhận xét rằng Trung Quốc còn lâu mới trở thành một “bên liên quan có trách nhiệm”. Ngoại giao Trung Quốc có tính tư lợi hẹp hòi, và việc Bắc Kinh tham gia quản trị toàn cầu chỉ dừng ở mức tối giản, mang tính chiến thuật, hơn là tuân theo một quy chuẩn hay chiến lược. Trên thực tế, nhiệm vụ thực sự của ngoại giao Trung Quốc là thương mại. Nhìn vào thành phần phái đoàn công du nước ngoài của chủ tịch hoặc thủ tướng Trung Quốc, người ta có thể thấy một số lượng lớn các CEO tập đoàn – với nhiệm vụ tìm kiếm những nguồn cung ứng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, hoạt động thương mại và cơ hội đầu tư. Chính sách ngoại giao trọng thương như vậy không giúp Bắc Kinh có được sự tôn trọng của quốc tế và, trong thực tế, điều này bắt đầu tạo ra những làn sóng chỉ trích và phản ứng ngày càng gay gắt trên thế giới (đặc biệt là ở Châu Phi và Châu Mỹ La tinh).
Năng lực QUÂN SỰ của TQ cũng cho thấy đây là một cường quốc nửa vời: một cường quốc khu vực đang nổi, nhưng hoàn toàn không phải một cường quốc toàn cầu. Trung Quốc không thể triển khai sức mạnh ra ngoài phạm vi các nước láng giềng Châu Á (ngoại trừ thông qua tên lửa đạn đạo liên lục địa, chương trình không gian và năng lực chiến tranh mạng), và ngay cả ở Châu Á, năng lực triển khai sức mạnh của nước này cũng rất hạn chế (mặc dù đang được cải thiện). Khả năng Trung Quốc có thể triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực ngoại vi xa tới năm trăm hải lý của nước này (ví dụ như trong tranh chấp Biển Hoa Đông hay Biển Đông) và duy trì đủ lâu để chiếm ưu thế trong một cuộc xung đột, cũng không hề chắc chắn. Lực lượng quân sự của Trung Quốc chưa được thử thách qua chiến đấu, và cũng chưa trải qua một cuộc chiến nào kể từ năm 1979.
Dĩ nhiên, nỗ lực hiện đại hóa quân đội Trung Quốc được tiến đều đặn trong 25 năm qua. Trung Quốc sở hữu ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới (ngân sách chính thức năm 2014 là 131,6 tỷ USD), lực lượng vũ trang thường trực lớn nhất, nhiều vũ khí tân tiến, một lực lượng hải quân có thể hoạt động ở các vùng biển xa ở phía tây Thái Bình Dương, đôi khi hiện diện cả ở Ấn Độ dương, cùng một tàu sân bay còn sơ khai. Vì vậy, quân đội Trung Quốc sẽ không dễ bị qua mặt. Trung Quốc hoàn toàn có khả năng bảo vệ đất nước, và hiện có thể chiếm ưu thế trong một chiến với Đài Loan (nếu Mỹ không có sự can thiệp nhanh chóng và toàn diện). Trung Quốc được coi là một cường quốc quân sự ở Châu Á, do vậy làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, nhưng quân đội Trung Quốc không có khả năng triển khai sức mạnh ở quy mô toàn cầu. Trung Quốc không có căn cứ ở nước ngoài, không có hệ thống hậu cần hoặc thông tin liên lạc trên phạm vi rộng, tầm bao phủ vệ tinh toàn cầu còn khá yếu. Lực lượng hải quân chủ yếu hoạt động ở các vùng biển gần, lực lượng không quân không có khả năng tấn công tầm xa hoặc năng lực tàng hình như đã chứng minh, và lực lượng mặt đất cũng không định hình theo hướng triển khai nhanh.
Ngoài ra, về mặt chiến lược, Trung Quốc được mô tả như một “cường quốc cô đơn”- thiếu bạn hữu thân thiết và không có đồng minh. Ngay cả trong quan hệ gần gũi nhất với Nga, các yếu tố như không tin tưởng và sự ngờ vực lịch sử luôn tồn tại bên trong quan hệ có vẻ hòa hợp này. Không một quốc gia nào muốn Bắc Kinh che chở và đảm bảo an ninh (có lẽ ngoại trừ Pakistan) – đã cho thấy Trung Quốc thực sự thiếu tầm ảnh hưởng chiến lược của một cường quốc lớn. Trong khi hoàn toàn ngược lại, các nước khác ở Châu Á đang tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và cải thiện khả năng hợp tác của họ – chính là vì sự bất ổn và mối đe dọa tiềm tàng họ nhận thấy từ Trung Quốc.
CHUYỂN TỪ sức mạnh cứng sang sức mạnh mềm, liệu Trung Quốc có thể trở thành cường quốc văn hóa toàn cầu? Việc làm này không đem lại hiệu quả. Không một xã hội nào coi Trung Quốc là hình mẫu về văn hóa, không có quốc gia nào áp dụng hệ thống chính trị của nước này, và hệ thống kinh tế của Trung Quốc không được sao chép lại ở bất kỳ nơi nào khác. Mặc dù Trung Quốc tốn nhiều tâm huyết và nguồn lực để xây dựng quyền lực mềm, đồng thời cải thiện hình ảnh quốc tế của mình từ năm 2008, danh tiếng toàn cầu của Trung Quốc tiếp tục đi kèm với những điều tiếng. Các cuộc khảo sát ý kiến đã cho thấy, ở khắp nơi trên thế giới người ta nhận thấy một TQ mâu thuẫn, đang suy yếu và ngày càng có nhiều vấn đề.
Trung Quốc không tạo được sức hút khiến các nước khác noi theo – về các phương diện như văn hóa, xã hội, kinh tế hay chính trị. Vấn đề với Trung Quốc là nước này rất khác biệt. Trung Quốc thiếu sức hút mang tính phổ quát vượt ra ngoài biên giới nước này hoặc cộng đồng người Hoa. Đa phần bởi sự độc đáo về văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị, sức hút toàn cầu của quyền lực mềm Trung Quốc yếu đến mức không tồn tại.
Các sản phẩm văn hóa của Trung Quốc – như nghệ thuật, phim ảnh, văn học, âm nhạc, giáo dục vẫn chưa được biết đến nhiều bên ngoài Trung Quốc và không thể tạo ra được xu hướng văn hóa toàn cầu. Tương tự như vậy, sự phát triển kinh tế đáng khâm phục của Trung Quốc là tổng hòa của các đặc trưng độc đáo, mà các quốc gia khác không thể áp dụng lại (hiệu quả cạnh tranh kinh tế nhờ quy mô, quy hoạch nhà nước kiểu Xô-viết, kinh doanh cá thể, lực lượng lao động đông đảo và có tính kỷ luật, hệ thống nghiên cứu và phát triển quy mô cùng với hoạt động đầu tư nước ngoài ồ ạt). Ngay cả khi “mô hình Trung Quốc” có tồn tại (điều này còn đang tranh cãi), nó cũng không thể áp dụng được, bởi mô hình này tổng hợp của yếu tố tăng trưởng không ở đâu có ngoại trừ Trung Quốc. Hệ thống chính trị của Trung Quốc là sự pha trộn có tính chiết trung giữa chủ nghĩa cộng sản Lê-nin, chủ nghĩa độc tài Châu Á, chủ nghĩa truyền thống Nho giáo và một nhà nước kỷ luật thép. Sự khác biệt của Trung Quốc không thể áp dụng được – không có các quốc gia nào thử làm như vậy, người ta cũng không thấy người nước ngoài xin tị nạn chính trị hoặc quyền công dân ở Trung Quốc.
VỀ sức mạnh kinh tế của Trung Quốc thì sao? Đây là lĩnh vực mà người ta trông đợi Trung Quốc sẽ là một cường quốc toàn cầu và người tiên phong mở đầu một xu hướng mới – nhưng ảnh hưởng của Trung Quốc ít hơn nhiều so với kỳ vọng. Giống như ở các lĩnh vực khác, sức mạnh kinh tế của nước này tạo ấn tượng về lượng nhưng yếu về chất. Trung Quốc là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, nhưng xuất khẩu của nước này nhìn chung là các mặt hàng tiêu dùng cấp thấp; sản phẩm có hệ thống nhận diện thương hiệu quốc tế kém; chỉ một số ít công ty đa quốc gia của nước này đang hoạt động thành công ở nước ngoài; tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Overseas direct investment – ODI) chỉ đứng thứ mười bảy trên thế giới; các chương trình viện trợ nước ngoài của Trung Quốc có quy mô nhỏ hơn so với các chương trình của những nước như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản hoặc Ngân hàng Thế giới.
Khi đánh giá về định tính thay vì định lượng, hồ sơ kinh tế toàn cầu của Trung Quốc không phải quá ấn tượng. Đây vẫn là một nền kinh tế gia công và lắp ráp – không phải nền kinh tế phát minh và sáng tạo. Hầu hết các loại hàng hóa được lắp ráp hoặc sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ xuất khẩu đều được phát minh ở những nơi khác. Nạn ăn cắp bản quyền trí tuệ tràn lan ở Trung Quốc cùng các chương trình của chính phủ nhằm thúc đẩy “sự sáng tạo trong nước” (hàng năm chi hàng tỷ USD vào công tác nghiên cứu và phát triển trong nước) đã cho thấy rõ việc Trung Quốc thất bại trong hoạt động sáng tạo. Điều này có thể, và có khả năng sẽ, thay đổi theo thời gian nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn không thiết lập được các tiêu chuẩn toàn cầu trong gần như tất cả ngành công nghệ hoặc dây truyền sản xuất (hoặc trong các ngành khoa học tự nhiên, y học, khoa học xã hội hoặc nhân văn). Tương tự như vậy, Trung Quốc chỉ có hai trường đại học lọt vào danh sách hàng trăm trường hàng đầu trên thế giới, theo Bảng xếp hạng các Trường Đại học năm 2013-2014 của tạp chí Times Higher Education.
Nếu Trung Quốc muốn thúc đẩy sự sáng tạo, nước này tất nhiên phải đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu và phát triển. Theo Quỹ Khoa học Quốc gia, trong năm 2009 Trung Quốc chỉ chi có 1,7% GDP của mình cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ít hơn so với con số 2,9% của Mỹ, 2,8% ở Đức và hơn 3,3% ở Nhật Bản. “Đầu tư nghiên cứu” trong ngân sách nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc thậm chí không đưa Trung Quốc vào danh sách hai mươi quốc gia hàng đầu trên thế giới, người ta ước tính khoảng 80% kinh phí được dùng cho phát triển sản phẩm và chỉ có 5% trong số này được dùng cho nghiên cứu cơ bản. Việc Trung Quốc thiếu các Giải thưởng Nobel của cũng là dấu hiệu đáng chú ý. Từ năm 1949 đến 2010, có tổng số 584 Giải thưởng Nobel đã được trao. Người Trung Quốc giành mười giải thưởng trong số này (tám trong số đó là về khoa học), nhưng tám trong số mười người đoạt giải Nobel lại đang làm việc ở bên ngoài Trung Quốc. Hai trường hợp ngoại lệ là giải Nobel Hòa bình năm 2010 của Lưu Hiểu Ba và giải Nobel văn học của Mạc Ngôn năm 2011. Việc trích dẫn trên các tạp chí chuyên đề cũng là một dấu hiệu khác. Trong số lượng các bài viết được trích nhất nhiều nhất trên thế giới (ở tất cả các chuyên ngành học thuật), học giả Trung Quốc chỉ chiếm có 4% – trong khi người Mỹ chiếm tới 49%.
Kết quả của căn bệnh “thâm hụt sáng tạo” mãn tính của Trung Quốc khiến nước này hiện bị đẩy vào cái “bẫy thu nhập trung bình” đầy nguy hiểm. Cách duy nhất thoát khỏi tình cảnh này là thông qua con đường đổi mới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đã chứng minh trước đây. Và điều này đòi hỏi chính phủ Trung Quốc phải đầu tư nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển – nó cần một hệ thống giáo dục dựa trên lối tư duy phê phán và tự do nghiên cứu. Nói cách khác, điều này đòi hỏi hệ thống chính trị tương đối cởi mở và dân chủ, không cho phép kiểm duyệt hoặc tồn tại những “vùng cấm” trong nghiên cứu. Sinh viên và tầng lớp trí thức phải được khuyến khích – chứ không phải bắt lỗi hoặc trách phạt – khi đi ngược lẽ phải thông thường và phạm sai lầm. Nếu điều này không xảy ra, TQ sẽ mãi bị mắc kẹt trong cái bẫy thu nhập trung bình – lắp ráp và sản xuất chứ không phải phát minh và sáng tạo.
Xét trong bối cảnh này, sức mạnh thương mại của Trung Quốc yếu kém hơn nhiều so với những gì người ta thấy bên ngoài. Điểm yếu tương tự thể hiện trong nguồn vốn ODI của Trung Quốc. Mặc dù chính quyền trung ương khuyến khích các công ty Trung Quốc “vươn ra bên ngoài”, cho đến nay vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vẫn còn khá thấp. Như đã đề cập ở trên, tổng vốn ODI vừa đủ đưa Trung Quốc vào danh sách hai mươi quốc gia hàng đầu thế giới, mặc dù mức lưu thông hàng năm đang tăng nhanh và hiện đứng thứ ba trên thế giới (88,2 tỷ USD trong năm 2012). Nhưng ODI của Trung Quốc chỉ bằng một phần tư ODI của Mỹ cũng trong năm 2012.
Quan trọng hơn, giống như xem xét các lĩnh vực khác trong hồ sơ toàn cầu của Trung Quốc, người ta cần phải đánh giá kỹ các số liệu thống kê thiên về định lượng, và đặt vấn đề về định tính: Nguồn vốn này sẽ rót vào đâu, và nó có thực sự dành cho đầu tư? Các đích đến ở nước ngoài và bản chất ODI của Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng từ năm 2011, nhưng phần lớn nguồn vốn thuộc danh mục đầu tư vẫn chảy vào những nơi như Quần đảo Virgin thuộc Anh hay Quần đảo Grand Cayman (những nơi tiếp nhận nguồn vốn ODI của Trung Quốc lớn thứ hai và thứ ba năm 2011). Vì vậy, một số hoạt động ở đây thực chất không phải là đầu tư nước ngoài – mà nguồn tiền thực sự lưu lại ở nước ngoài tại những địa điểm an toàn. Điều này không chỉ đúng trong trường hợp của chính phủ và các công ty của Trung Quốc, mà còn diễn ra với ngay cả với nguồn tài sản cá nhân. Sách Xanh thường niên năm 2014 về việc Di cư Quốc tế của Người Trung Quốc, do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa biên soạn, mới đây cho biết kể từ năm 1990, có tổng số là 9,3 triệu người Trung Quốc đã di cư ra nước ngoài, mang theo 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 46 tỷ USD). Đây không phải là một diễn biến mới, nhưng đã là một xu hướng đang nổi lên trong thập kỷ qua. Khi tinh hoa kinh tế của một quốc gia ra đi với số lượng lớn như vậy và quá lo lắng trong việc bảo vệ nguồn tiết kiệm cá nhân ở nước ngoài, điều đó rõ ràng cho thấy họ thiếu tin tưởng vào hệ thống chính trị và kinh tế trong nước.
Tuy nhiên gần đây, hồ sơ ODI của Trung Quốc và đích đến địa lý đang được thay đổi. Trung Quốc đang tăng cường hoạt động đầu tư và thu mua ở Châu Á, Mỹ Latinh, Châu Âu và Mỹ. Người tiêu dùng Trung Quốc đang thâu tóm tất cả các loại tài sản – tài sản thương mại, nhà ở, nhà xưởng, các khu công nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và phát triển, trang trại, rừng cây, hầm mỏ, mỏ dầu và khí đốt, cùng các nguồn tài nguyên khác. Các công ty Trung Quốc đang tích cực tìm cách sáp nhập hoặc mua lại với công ty nước ngoài. Người Trung Quốc cũng đã mua một số lượng lớn tác phẩm nghệ thuật có giá trị trên thị trường đấu giá quốc tế. Như vậy, hồ sơ đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng, nhưng tác động của việc này vẫn còn chưa rõ ràng.
Về các công ty đa quốc gia của Trung Quốc thì sao? Sức cạnh tranh ở nước ngoài của những công ty này như thế nào? Giống như các lĩnh vực khác, các công ty này cũng bộc lộ rất nhiều điểm yếu. Xét bề ngoài, theo bảng xếp hạng Fortune Global 500, các công ty Trung Quốc hiện chỉ đứng sau các công ty đa quốc gia của Mỹ. Nhưng thứ hạng này được tính dựa trên cơ sở tổng doanh thu và lợi nhuận – chứ không phải khu vực mà công ty tạo ra lợi nhuận. Khi nhìn vào các công ty Trung Quốc có trong danh sách năm 2013, người ta nhanh chóng nhận ra rằng có rất ít công ty hoạt động ở nước ngoài và cũng chỉ một số ít trong đó kiếm được hơn một nửa doanh thu từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Vì vậy, đây không phải là các công ty đa quốc gia thực sự, đúng hơn là các công ty hoạt động trong nước.
Nhiều công ty Trung Quốc có thể muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu, nhưng cho đến nay, những công ty này chưa thu được kết quả thực sự tốt. Đã có nhiều câu chuyện thất bại hơn là thành công của các công ty đa quốc gia đầy tham vọng của Trung Quốc. Hoạt động sáp nhập và mua lại công ty nước ngoài của Trung Quốc thường gặp nhiều khó khăn bởi lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc đã không thẩm định trước tính khả thi hoặc vì xung đột văn hóa doanh nghiệp. Xét trên mọi khía cạnh, điểm yếu chính của các công ty đa quốc gia Trung Quốc là nguồn nhân lực – đặc biệt là khâu quản lý. Gần như không có cán bộ quản lý nào với nền tảng đa văn hóa và đa ngôn ngữ, và các công ty Trung Quốc thường không tuyển người nước ngoài với các kỹ năng như vậy cho vị trí như quản lý cấp cao (Công ty Huawei và Haier là những trường hợp ngoại lệ). Các công ty TQ và những quản lý của họ thường cho thấy không có khả năng thoát khỏi văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn kinh doanh của riêng mình. Nghiêng về hệ thống thứ bậc và vai trò ở nơi làm việc được xác định rõ, TQ không thích ứng tốt với việc “đề cao” hệ thống quản lý coi trọng sự phân quyền và những sáng kiến cá nhân. Xu hướng này dẫn đến các những xung đột văn hóa lặp đi lặp lại khi Trung Quốc tiến hành sáp nhập các công ty phương Tây. Các công ty Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với môi trường quản lý, thuế khóa, pháp lý và chính trị ở nước ngoài. Tính minh bạch và quản trị doanh nghiệp không phải đặc tính thường thấy ở các công ty TQ – quá trình ra quyết sách của các công ty này thường không rõ ràng, hoạt động kinh doanh bị bòn rút và thủ tục kế toán thường bị gian lận. Nhiều công ty Trung Quốc bị phát hiện gửi thông tin lừa đảo lên cơ quan quản lý chứng khoán ở Mỹ trước khi họ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering – IPO).
Việc các công ty Trung Quốc thiếu khả năng cạnh tranh cũng thể hiện rõ khi nói đến thương hiệu quốc tế. Chỉ một số ít công ty Trung Quốc có thể thiết lập sự hiện diện về thương hiệu ở nước ngoài: Bia Thanh Đảo, Thiết bị điện gia dụng Haier, Viễn thông Huawei, Hãng Air China, Hãng ôtô Geely và một số thương hiệu khác. Nhưng không một công ty nào của Trung Quốc lọt vào danh sách bình chọn 100 thương hiệu toàn cầu của tạp chí Business Week và hãng Interbrand.
NHỮNG chỉ số khác trong năng lực nội tại của Trung Quốc cũng không được xếp hạng cao hoặc khả quan. Năm 2014, tổ chức Freedom House xếp Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 183 trong số 197 nước có tự do báo chí. Kể từ năm 2002, Chỉ số Quản trị Toàn cầu tổng hợp của Ngân hàng Thế giới đã luôn xếp Trung Quốc ở phân vị thứ 30 về sự ổn định chính trị và việc kiểm soát tham nhũng, ở phân vị thứ 50 về tính hiệu quả của chính phủ, ở phân vị thứ 40 về chất lượng quản lý và quy định của luật pháp, và dưới phân vị thứ 10 về mức chịu trách nhiệm. Theo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu tổng hợp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2013, Trung Quốc chỉ xếp ở vị trí 29, nước này cũng xếp vị trí 68 về tham nhũng và vị trí 54 về đạo đức kinh doanh. Tổ chức Minh bạch Quốc tế thậm chí còn xếp Trung Quốc ở vị trí thấp hơn (thứ 80) trong chỉ số tham nhũng quốc tế năm 2013 của tổ chức này. Gần như tất cả đánh giá và những xếp hạng đã cho thấy hình ảnh một Trung Quốc đang tuột dốc trong thập kỷ qua. Bằng cách này hay cách khác, rõ ràng sự hiện diện toàn cầu và danh tiếng của Trung Quốc đã đi cùng với nhau. Ở nhiều phương diện, Trung Quốc tự nhận thấy nước này đang ở cùng nhóm với các nước hoạt động kém hiệu quả nhất và ít được tôn trọng nhất trên thế giới.
Báo cáo Phát triển Con người của Liên Hợp Quốc năm 2013 cho thấy mặc dù TQ đã đạt được những tiến bộ kinh tế xã hội to lớn và đáng khâm phục kể từ những năm 1980, nhưng nước này vẫn giống như một quốc gia đang phát triển. TQ đứng ở vị trí thứ 101 về chỉ số tổng thể, trong số 187 nước được khảo sát. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay là gần 8.000 USD trong điều kiện ngang giá sức mua, tuy vậy 13,1% dân số vẫn sống dưới mức $1,25 USD một ngày. Ở các khía cạnh khác như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong, dịch vụ chăm sóc y tế, chất lượng giáo dục và sự bất bình đẳng, Trung Quốc vẫn tụt lại khá xa so với các nước công nghiệp hóa. Môi trường độc hại và ô nhiễm của TQ hiện đứng đầu thế giới và khiến lệ tỷ lệ mắc bệnh ung thư của nước này đang tăng lên nhanh chóng. Bất chấp nỗ lực gần đây của chính phủ mở rộng dịch vụ chăm sóc y tế ở nhiều mức độ cùng dịch vụ bảo hiểm, hầu hết người dân Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn khi có các vấn đề về sức khỏe. Hệ số Gini của nước này (chỉ số đánh giá sự bất bình đẳng thu nhập, với mức 0 thể hiện bình đẳng thực sự và mức 1 thể hiện bất bình đẳng thực sự) hiện ở mức gần 0,5, nằm trong nhóm nước có chỉ số này cao nhất thế giới. Các trường tiểu học và trung học của Trung Quốc hiện có kết quả kiểm tra được xếp hạng thế giới, nhưng hệ thống trường đại học của nước này thì tụt hậu rất xa so với hệ thống các trường đứng đầu thế giới.
Những đáng giá trên không có nghĩa là coi nhẹ các thành tựu phát triển phi thường của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua, chỉ đơn giản là nhắc người ta rằng Trung Quốc vẫn chưa ở gần nhóm dẫn đầu trên bảng xếp hạng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực phát triển.
Đây chính là hình ảnh của TQ hiện tại. Mười hay hai mươi năm nữa tính từ bây giờ, vị thế toàn cầu của Trung Quốc có thể cải thiện hơn trong mọi lĩnh vực và nước này có thể hành động trên quy mô toàn cầu tương tự như Mỹ, nhưng hiện tại, Trung Quốc cùng lắm chỉ là một cường quốc toàn cầu cục bộ. Người ta không nên nhận định một cách đơn giản rằng quỹ đạo tăng trưởng của TQ sẽ tiếp tục không bị sụt giảm. Điều đó có thể xảy ra, tuy nhiên cũng có hai khả năng khác – đó là sự trì trệ và tụt hậu.
Nhiều nhà quan sát Trung Quốc kết luận rằng nước này đã đạt tới ngưỡng ở nhiều phương diện. Tăng trưởng chung đang trững lại (do chi phí sản xuất tăng lên và lợi thế so sánh bị sụt giảm) và chính phủ Trung Quốc đang phải vật lộn để duy trì tốc độ tăng trưởng 7% hàng năm, cần thiết để đảm bảo tình trạng có đủ việc làm, thu hút lực lượng mới vào đội ngũ lao động và duy trì ổn định xã hội. Dù nỗ lực, chính phủ Trung Quốc không thể thực hiện sự chuyển đổi đã từng tuyên bố từ một nền kinh tế xuất khẩu, theo định hướng đầu tư sang nền kinh tế dựa trên khả năng tiêu thụ nội địa, một “nền kinh tế tri thức” mang tính sáng tạo. Hoạt động sản xuất không có bước tiến đáng kể trong chuỗi giá trị và bậc thang công nghệ, sự kìm hãm của cái bẫy thu nhập trung bình đang hình thành (và có thể trở thành một tình trạng treo lơ lửng). Các khoản nợ địa phương đang tăng lên và nhiều cơ quan chính phủ ở địa phương đứng trên bờ vực phá sản. Sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng sâu sắc hơn, nạn tham nhũng tràn lan trong chính quyền và xã hội, nỗi thất vọng bao trùm trong mọi lĩnh vực đời sống, những người giàu đang rời bỏ đất nước với số lượng ngày càng lớn, tầng lớp trung lưu ở trạng thái trì trệ, hệ thống chính trị vẫn còn cứng nhắc và hà khắc. Trong khi đó, Trung Quốc không thực hiện những cải cách về chính trị và pháp lý, yếu tố cần thiết để thúc đẩy các giai đoạn tiếp theo của sự phát triển, bởi điều này sẽ tác động trực tiếp tới quyền lực tuyệt đối của CCP.
Một số nhà Hán học hiện nay cho rằng CCP thực sự là trở ngại chính đối với sự tăng trưởng và sự phát triển tương lai của TQ. Tổ chức đảng ngày càng không bền vững, mong manh và kém hiệu quả, đã trở nên tê liệt kể từ năm 2008. Một phần nguyên nhân của tình trạng tê liệt này là quá trình chuyển giao lãnh đạo Trung Quốc năm 2012 và những đấu đá phe phái liên quan đến việc chuyển giao này (bao gồm cả vụ Bạc Hy Lai), đồng thời nó cũng có liên quan tới tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng trong nước (đặc biệt ở Tây Tạng và Tân Cương). Có những yếu tố khác góp phần vào sự thanh lọc và trấn áp của đảng cộng sản Trung Quốc trong 5 năm qua, bao gồm những lo ngại về hiệu ứng của mùa xuân Ả Rập, nhưng chúng ta đã không thấy các chuyển biến tích cực trong cải cách chính trị kể từ quá trình chuyển giao lãnh đạo và việc củng cố quyền lực của ông Tập Cận Bình. Ngược lại, việc thẳng tay đàn áp chính trị đã tăng lên kể từ khi ông Tập nắm quyền lực. Thậm chí, Hội nghị Toàn thể lần thứ ba vào tháng 11 năm 2013, báo trước sự đột phá về cải cách, đến nay cho thấy nó đã bị phổi phồng lên nhiều so với thực tế.
Nhiều nhà quan sát Trung Quốc nhận ra đây là “tổng hòa các tác nhân” nguy hiểm đang kìm hãm đất nước hiện nay. Chính phủ và người dân Trung Quốc hiện phải đối mặt với hàng loạt thách thức thực sự, đầy khó khăn. Do vậy, người ta không nên ảo tưởng cho rằng tương lai của Trung Quốc vẫn thể hiện sự năng động của ba mươi năm qua, hoặc con đường đi tới ngôi vị cường quốc toàn cầu của nước này vẫn tiếp tục rộng mở.
David Shambaugh
David Shambaugh là Giáo sư về khoa học chính trị và các vấn đề quốc tế, đồng thời là giám đốc của Chương trình Chính sách Trung Quốc tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott, Đại học George Washington. Ông là nhà nghiên cứu cao cấp không thường trú của Chương trình Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á tại Viện Brookings. Cuốn sách gần đây nhất của ông có nhan đề “Trung Quốc vươn ra Thế giới: Một Cường quốc Nửa vời” (Nhà xuất bản Trường Đại học Oxford, 2013).
THE ILLUSION OF CHINESE POWER
By David Shambaugh,
National Interest
June 25, 2014
The belief that China is a global power is widespread, understandable, and wrong.
CONVENTIONAL WISDOM has it that the China juggernaut is unstoppable and that the world must adjust to the reality of the Asian giant as a—perhaps the—major global power. A mini-industry of “China rise” prognosticators has emerged over the past decade, all painting a picture of a twenty-first-century world in which China is a dominant actor. This belief is understandable and widespread—but wrong.
Recall that not so long ago, in the 1980s, similar forecasts were made about Japan being “number one” and joining the elite club of great powers—before it sank into a three-decade stagnation and was shown to be a single-dimensional power (economic) that did not have a broader foundation of national attributes to fall back on. Before that it was the Soviet Union that was said to be a global superpower (an assumption over which the Cold War was waged for a half century), only for it to collapse almost overnight in 1991. The postmortem on the USSR similarly revealed that it had been a largely single-dimensional power (military) that had atrophied from within for decades. In the wake of the Cold War, some pundits posited that the expanded and strengthened European Union would emerge as a new global power and pole in the international system—only for the EU to prove itself impotent and incompetent on a range of global challenges. Europe too was exposed as a single-dimensional power (economic). So, when it comes to China today, a little sobriety and skepticism are justified.
Certainly China is the world’s most important rising power—far exceeding the capacities of India, Brazil and South Africa—and in some categories it has already surpassed the capabilities of other “middle powers” like Russia, Japan, Britain, Germany and France. By many measures, China is now the world’s undisputed second leading power after the United States, and in some categories it has already overtaken America. China possesses many of the trappings of a global power: the world’s largest population, a large continental land mass, the world’s second-largest economy, the world’s largest foreign-exchange reserves, the world’s second-largest military budget and largest standing armed forces, a manned space program, an aircraft carrier, the world’s largest museum, the world’s largest hydroelectric dam, the world’s largest national expressway network and the world’s best high-speed rail system. China is the world’s leading trading nation, the world’s largest consumer of energy, the world’s largest greenhouse-gas emitter, the world’s second-largest recipient and third-largest originator of foreign direct investment, and the world’s largest producer of many goods.
Capabilities, however, are but one measure of national and international power—and not the most important one. Generations of social scientists have determined that a more significant indicator of power is influence—the ability to shape events and the actions of others. As the late political scientist Robert Dahl famously observed: “A has power over B to the extent that he can get B to do something that B would not otherwise do.” Capabilities that are not converted into actions toward achieving certain ends are not worth much. Their existence may have an impressive or deterrent effect, but it is the ability to influence the action of another or the outcome of an event that matters. There are, of course, various means by which nations use their capabilities to influence the actions of others and the course of events: attraction, persuasion, co-optation, coercion, remuneration, inducement, or the threat or use of force. Power and its exercise are therefore intrinsically relational: the use of these and other instruments toward others in order to influence a situation to one’s own benefit.
When we look at China’s presence and behavior on the world stage today, we need to look beyond its superficially impressive capabilities and ask: Is China actually influencing the actions of others and the trajectory of international affairs in various domains? The short answer is: not very much, if at all. In very few—if any—domains can it be concluded that China is truly influencing others, setting global standards or shaping global trends. Nor is it trying to solve global problems. China is a passive power, whose reflex is to shy away from challenges and hide when international crises erupt. The ongoing crises in Ukraine and Syria are only the most recent examples of Beijing’s passivity.
Moreover, when China’s capabilities are carefully examined, they are not so strong. Many indicators are quantitatively impressive, but they are not qualitatively so. It is the lack of qualitative power that translates into China’s lack of real influence. The Chinese have the proverb wai ying, nei ruan: strong on the outside, soft on the inside. This is an apt characterization of China today. Scratch beneath the surface of the many impressive statistics about China and you discover pervasive weaknesses, important impediments and a soft foundation on which to become a global power. China may be a twenty-first-century paper tiger.
THIS CAN be seen in five broad areas: China’s international diplomacy, military capabilities, cultural presence, economic power and the domestic elements that underpin China’s global posture. Let’s examine each in turn.
In formal respects, China’s diplomacy has truly gone global. Over the past forty years China has traveled a path from a nation isolated from the international community to one integrated into it. Today, Beijing enjoys diplomatic relations with 175 countries, is a member of more than 150 international organizations and is party to more than three hundred multilateral treaties. It receives far more visiting foreign dignitaries every year than any other nation, and its own leaders travel the world regularly.
Despite this integration into the international community and Beijing’s active diplomacy, the diplomatic sphere is a realm where China’s position as a partial power is apparent. On the one hand, it enjoys the symbols of being a major world power. It’s a permanent member of the UN Security Council, a member of the G-20 and other key global bodies, and a participant in all major international summits. On the other hand, Chinese officials still remain remarkably reactive and passive in these venues and on many global challenges. China does not lead. It does not shape international diplomacy, drive other nations’ policies, forge global consensus, put together coalitions or solve problems. Beijing is not actively involved in trying to solve any major global problem; rather, it is a passive and often-reluctant participant in multilateral efforts organized by others (usually the United States).
Being a global power requires getting in the middle of disputes, bringing parties together, forging coalitions and consensus, and—yes—using pressure when necessary. Beijing prefers to sit on the sidelines and simply call for nations to solve their problems through “peaceful means” and to find “win-win solutions.” Such hollow invocations are hardly conducive to problem solving. Beijing also has a complete allergy to coercive measures and only goes along with UN Security Council sanctions when it is clear that not doing so would leave Beijing isolated and negatively impact China’s international image. This is not the behavior of a global leader.
Instead, Beijing’s high-level diplomacy is really a kind of theatrical show, more symbolism than substance. It is intended primarily to enhance the Chinese Communist Party’s (CCP) legitimacy among domestic audiences by showing Chinese leaders hobnobbing with the world’s elite, while signaling to the international community that the country has returned to great-power status after several centuries of impotence. As such, the Chinese government goes to extraordinary lengths to meticulously stage-manage its leaders’ interactions with their foreign counterparts. Substantively, though, Chinese diplomacy remains remarkably risk-averse and guided by narrow national interests. Beijing usually takes a lowest-common-denominator approach, adopting the safest and least controversial position and waiting to see the positions of other governments before revealing its own.
The notable exception to this general passivity concerns China’s own neuralgic and narrowly defined interests: Taiwan, Tibet, Xinjiang, human rights and its contested territorial claims. On these issues Beijing is hypervigilant and diplomatically forceful, but its attempts to defend these interests are often clumsy and wind up being counterproductive to its image and its goals. Other than protecting these narrow national interests, though, Chinese diplomacy remains extremely passive for a state of its size and importance.
When it comes to global governance, which entails contributing to the common good proportionate to a nation’s aggregate capabilities, Beijing’s behavior generally parallels the passivity and narrow-mindedness of the rest of its diplomacy. China does contribute to various aspects of global governance: UN peacekeeping operations, antipiracy operations in the Gulf of Aden, counterterrorism measures in Central Asia, overseas development assistance, nonproliferation of nuclear materials, public health, disaster relief and combating international crime. In these areas Beijing deserves credit. However, China could and should do much more; it still “punches well below its weight” by not contributing proportionately to its size, wealth or potential influence. The world should expect and demand more from China.
Why is China’s global-governance diplomacy so constrained? There are three main reasons. First, there exists deep skepticism inside of China about the liberal premises and basic concept of global governance, seeing it as the latest “trap” laid by the West (primarily the United States) to “bleed” China by getting it involved in crises and places where it does not have a direct national interest—thus diverting its resources and restraining its rise. Second, Chinese citizens would criticize the government for allocating resources abroad when poverty and other pressing challenges still exist at home. And third, China has a kind of “transactional” approach to expending effort, especially when it involves money. This grows out of Chinese commercial culture but extends into many other realms of Chinese behavior. The Chinese want to know exactly what they will get back from a certain investment and when. Thus, the whole premise of philanthropy and contributing selflessly to common public goods is alien to the thinking of many Chinese.
As a result, in the realm of diplomacy—bilateral, multilateral and global governance—Beijing still demonstrates a distinct passivity and reluctance to get involved. It is far from being the “responsible stakeholder” that Robert Zoellick called for in 2005. Chinese diplomacy remains narrowly self-interested, and Beijing’s involvement in global governance is minimalist and tactical, not normative or strategic. The real business of Chinese diplomacy is, in fact, business. Examine the composition of the Chinese president’s or premier’s delegations abroad and one finds large numbers of corporate CEOs—in search of energy supplies, natural resources, trade and investment opportunities. Such mercantilist diplomacy does not earn Beijing international respect—and is, in fact, beginning to generate increasing criticisms and blowback around the world (most notably in Africa and Latin America).
CHINA’S MILITARY capabilities are another area where it is a partial power: increasingly a regional power, but by no means a global power. China is not able to project power outside of its Asian neighborhood (other than through its intercontinental ballistic missiles, space program and cyberwarfare capacities), and even within Asia its power-projection capacities remain limited (although growing). It is not at all certain that China could project military power on its periphery out to five hundred nautical miles (such as in its East or South China Sea disputes) and sustain it long enough to prevail in a conflict. Its military forces are not battle-tested, having not fought a war since 1979.
To be sure, China’s military modernization has been advancing steadily for twenty-five years. It now has the world’s second-largest military budget ($131.6 billion in the 2014 official budget), largest standing armed forces, scores of new advanced weapons, a navy that is sailing further and further out into the western Pacific Ocean and occasionally into the Indian Ocean, and a modest aircraft carrier. So China’s military is no pushover. It is certainly capable of defending its homeland, and could likely now wage a successful conflict over Taiwan (absent a fast and full American intervention). China is also perceived to be a regional military power in Asia and thus is altering the balance of power in the region, but Chinese military forces still possess no conventional global power-projection capabilities. China has no bases abroad, no long-range logistics or communications lines, and rudimentary global satellite coverage. The navy is still primarily a coastal littoral force, the air force has no long-range strike ability or proven stealth capacity, and the ground forces are not configured for rapid deployment.
Moreover, strategically, China can be described as a “lonely power”—lacking close friends and possessing no allies. Even in China’s closest relationship (with Russia), elements of distrust and historical suspicions percolate beneath the surface of seemingly harmonious state-to-state relations. Not a single other nation looks to Beijing for its security and protection (except perhaps Pakistan)—thus demonstrating a distinct lack of strategic influence as a major power. Quite to the contrary, other countries in Asia are seeking to bolster their defense ties with the United States and improve their coordination with each other—precisely because of the uncertainty and possible threat they perceive from China.
TURNING FROM hard power to soft power, how does China stack up as a global cultural power? Not well. No other societies are taking their cultural cues from China, no other countries are seeking to copy the Chinese political system, and its economic system is not replicable elsewhere. Despite the enormous efforts and resources the Chinese government has poured into trying to build its soft power and improve its international image since 2008, China continues to have a mixed-to-negative global reputation. Surveys of public opinion reveal that everywhere in the world perceptions of China are mixed, declining and increasingly fraught with problems.
China is not a magnet for others to emulate—culturally, socially, economically or politically. The problem for China in all four realms is that it is sui generis. China lacks universal appeal beyond its borders or ethnic Chinese communities. Largely because of China’s cultural, economic, social and political uniqueness, its global soft-power appeal remains weak to nonexistent.
China’s cultural products—art, film, literature, music, education—are still relatively unknown outside of China and do not set global cultural trends. As admirable as China’s economic development is, it is the product of a unique combination of features that cannot be replicated in other countries (competitive economies of scale, Soviet-style state planning, individual entrepreneurship, a large and disciplined workforce, a large research-and-development establishment and massive foreign investment). Even if a “China model” exists (which is debatable), it is not exportable, as this combination of growth factors exists nowhere else. China’s political system is similarly an eclectic amalgam of Leninist Communism, Asian authoritarianism, Confucian traditionalism and a strong internal-security state. Its distinctiveness cannot be replicated—there are no other states trying to do so, nor does one find foreigners seeking political asylum or citizenship in the PRC.
WHAT ABOUT China’s economic power? This is the one area where one would expect China to be a global power and trendsetter—yet China’s impact is much more shallow than anticipated. As in other areas, it is quantitatively impressive but qualitatively weak. China is the world’s largest trading nation, but its exports are generally low-end consumer goods; its products have poor international brand recognition; only a handful of its multinational corporations are operating successfully abroad; the total stock of its overseas direct investment (ODI) ranks only seventeenth internationally; and China’s overseas aid programs are a fraction of the size of those of the United States, European Union, Japan or the World Bank.
When evaluated qualitatively instead of quantitatively, China’s global economic profile is not very impressive. It remains a processing-and-assembly economy—not a creative and inventive one. Most of the goods that are assembled or produced in China for export are intellectually created elsewhere. China’s rampant theft of intellectual property and its government programs to spur “indigenous innovation” (which pour billions into domestic research and development every year) are clear admissions of its failure to create. This may, and likely will, change over time—but to date China is not setting global standards in hardly any technology or product line (or in the natural sciences, medical sciences, social sciences or humanities). Similarly, China only has two universities in the top hundred worldwide, according to the Times Higher Education World University Rankings for 2013–2014.
If China is to spur innovation, it will, of course, have to invest more in research-and-development funding. According to the National Science Foundation, in 2009 China spent only 1.7 percent of its GDP on research and development, compared with 2.9 percent in the United States, 2.8 percent in Germany and over 3.3 percent in Japan. The “research intensity” of China’s research-and-development spending does not even rank it in the top twenty nations globally, as an estimated 80 percent is spent on product development and only 5 percent on basic research. China’s lack of Nobel Prizes is also a telling indication. Between 1949 and 2010, 584 Nobel Prizes were awarded. Ethnic Chinese won ten of these (eight in the sciences), but eight of the ten worked outside of China. The two exceptions were the Liu Xiaobo’s 2010 Nobel Peace Prize and Mo Yan’s 2011 prize for literature. Citations in professional journals are another indicator. In the world’s most cited articles (across all academic disciplines), Chinese scholars account for only 4 percent—whereas Americans account for 49 percent.
As a result of China’s chronic “innovation deficit,” the nation is now mired in the infamous “middle-income trap.” The only way out of the trap is through innovation—as Japan, South Korea, Singapore and Taiwan previously proved. And this requires much more than government investment in research and development—it requires an educational system premised on critical thinking and freedom of exploration. This, in turn, requires a political system that is relatively open and democratic and does not permit censorship or “no-go zones” in research. Students and intellectuals must be rewarded—not persecuted or penalized—for challenging conventional wisdom and making mistakes. Until this occurs, China will be forever caught in the middle-income trap—assembling and producing but not creating and inventing.
Seen in this light, China’s trade juggernaut is much weaker than it appears on the surface. Similar weaknesses are evident in China’s ODI. Despite the high government priority for Chinese firms to “go out” into the world, so far China’s foreign investment remains quite small. As noted above, its total stock of ODI barely places China in the top twenty globally, although its annual outflows are growing rapidly and now rank third in the world ($88.2 billion in 2012). Yet this remains only one-fourth of American ODI in the same year.
More significantly, as in other areas of China’s global profile, one needs to delve beyond the quantitative statistics to ask qualitative questions: Where does it go, and is it real investment? The overseas destinations and composition of Chinese ODI have been shifting rapidly since 2011, but a large percentage remains portfolio funds flowing into locales like the British Virgin Islands and Grand Cayman Islands (which ranked as the second and third leading recipient destinations in 2011). Thus, some of this is not foreign investment per se—it is really money being parked abroad in safe havens. This is not only true for China’s government and companies, but also for individual assets. The 2014 annual Blue Book on Chinese International Migration, compiled by the Center for China & Globalization, recently reported that since 1990 a total of 9.3 million Chinese had emigrated abroad, taking 2.8 trillion renminbi ($46 billion in U.S. dollars) with them. This is not a new development, but has been a growing trend over the past decade. When a nation’s economic elites leave in such large numbers and are so anxious to secure their personal financial savings abroad, it speaks volumes about their (lack of) confidence in their own domestic political and economic systems.
Recently, though, China’s ODI profile and geographic footprint have been changing. China is ramping up its investments and purchases across Asia, Latin America, Europe and the United States. Chinese buyers are snatching up all kinds of assets—residential and commercial properties, factories, industrial parks, research-and-development facilities, farms, forests, mines, oil and gas fields, and various other resources. Chinese corporations are aggressively merging with or acquiring foreign companies. Individual Chinese have also been buying large amounts of valuable art on the international auction market. Thus, the profile of Chinese outbound investment is rapidly changing, but its impact remains uncertain.
What about Chinese multinational corporations? How competitive are they abroad? As in other categories, there is much more weakness than strength. On the surface, judging from the Fortune Global 500 rankings, Chinese companies now rank second only to American multinationals. But these rankings are calculated on the basis of total revenue and profit—not where a company makes its money. When examining the Chinese companies on the 2013 list, it is quickly apparent that relatively few even operate abroad and only a handful earn more than half their revenues overseas. So these are not truly multinational corporations, but rather domestic corporate actors.
Many firms may aspire to go global, but thus far those that have tried have not fared particularly well. There have been more failures than success stories among aspiring Chinese multinationals. Chinese mergers and acquisitions often have stumbled because China’s corporate leaders did not do their due diligence beforehand or because of the clash of corporate cultures. By all accounts, the major weakness of Chinese multinationals is human resources—particularly management. There are precious few multilingual and multicultural managers, and Chinese companies do not generally hire foreigners with such skills for upper-level management (Huawei and Haier are exceptions to the rule). Chinese companies and their management have frequently displayed an inability to escape their own national corporate culture and business practices. Because of their preference for hierarchy and clearly defined workplace roles, Chinese tend not to adapt well to “flatter” management structures that prize decentralization and individual initiative. These proclivities have resulted in repeated culture clashes in Chinese mergers with Western companies. Chinese companies have also demonstrated difficulties adapting to foreign legal, regulatory, tax and political environments. Transparency and corporate governance are not attributes normally associated with Chinese companies—whose decision-making processes are usually opaque, business practices are frequently corrupt and accounting procedures are often fraudulent. Many Chinese companies have been found to have filed fraudulent information with securities regulators in the United States prior to their IPOs.
The lack of Chinese corporate competitiveness is also evident when it comes to international brands. Only a handful of Chinese companies have been able to establish a brand presence abroad: Tsingtao beer, Haier white goods, Huawei telecoms, Air China, Geely automobiles and a handful of others. But not a single Chinese company ranks among the Business Week/Interbrand Top 100 global brands.
OTHER MEASURES of China’s domestic capacities also do not indicate very high or positive global rankings. In 2014, Freedom House ranked China as tied for 183rd out of 197 countries for freedom of the press. Since 2002, the World Bank’s composite Worldwide Governance Indicators have consistently ranked China in the thirtieth percentile for political stability and control of corruption, fiftieth percentile for government effectiveness, fortieth percentile for regulatory quality and rule of law, and below the tenth percentile for accountability. The World Economic Forum ranked China only twenty-ninth globally on its composite Global Competitiveness Index in 2013, along with sixty-eighth for corruption and fifty-fourth for business ethics. Transparency International ranked China even lower (eightieth) in its 2013 international corruption index. In virtually all these estimates and categories, China has deteriorated over the past decade. By these and other measures, it is clear that China’s global presence and reputation is mixed at best. In many categories China finds itself clustered together with the least well-performing and least respected countries in the world.
The 2013 United Nations Human Development Report further illustrates that despite the considerable and admirable socioeconomic progress China has made since the 1980s, the nation remains very much a developing country. The PRC ranks 101st in the overall index, out of 187 countries surveyed. The average per capita income is now nearly $8,000 in purchasing-power-parity terms, yet 13.1 percent of the population still lives on under $1.25 per day. In life expectancy, infant mortality, health-care provision, educational quality and inequality, China still lags well behind industrialized nations. Its environmental contamination and pollution are the worst in the world and are contributing to rapidly rising cancer rates. Despite recent government efforts to expand primary and catastrophic health-care delivery and insurance, most Chinese still face great uncertainties when illness strikes. Its Gini coefficient (which measures income inequality, with 0 representing perfect equality and 1 representing perfect inequality) is now nearly 0.5, among the highest in the world. China’s primary and secondary schools are producing world-class test results, but the university system still lags well behind global leaders.
These observations are not meant to belittle China’s miraculous developmental accomplishments over the past three decades, but they are simply further reminders that China is nowhere near the top of the global tables in many categories of development.
THIS IS a snapshot of China today. Ten or twenty years from now China’s global position may well improve in all of these categories and it may be operating on a global basis similar to the United States’, but for now China is a partial global power at best. Yet one should not simply assume that China’s growth trajectory will continue unabated. It could, but there are also two other possibilities—stagnation and retrogression.
Many China watchers are coming to the conclusion that the country is reaching a tipping point on multiple fronts. Aggregate growth is leveling off (owing to rising costs of production and declining comparative advantages) and the government is struggling to maintain the 7 percent annual growth rates deemed necessary to maintain reasonably full employment, absorb new entrants into the workforce and sustain social stability. Try as it may, the government has been unable to accomplish its announced shift from an export- and investment-driven economy to one based on increased domestic consumption and an innovative “knowledge economy.” Production is not appreciably moving up the value chain and technological ladder, and the grip of the middle-income trap is setting in (and could become an indefinite condition). Local debt is soaring and many subnational governmental authorities teeter on the brink of insolvency. Social inequalities are getting increasingly acute, corruption is rampant in both state and society, frustrations abound in every social sector, the rich are fleeing the country in increasing numbers, the middle class is stagnating, and the political system remains ossified and repressive. Meanwhile, the country is not undertaking the political and legal reforms needed to spur the next phase of growth because they would directly impinge on the monopoly power of the CCP.
Several Sinologists now argue that the CCP itself is the principal impediment to future growth and development in China. The party is an increasingly insecure, sclerotic and fragile institution that has become paralyzed since 2008. Part of the reason for the paralysis was the leadership transition in 2012 and the factional struggle leading up to it (including the Bo Xilai affair), but it also had to do with the growing unrest around the country (particularly in Tibet and Xinjiang). There have been other contributing factors to the party’s retrenchment and repression over the past five years, including fears generated by the Arab Spring, but we have not seen forward movement in political reform since the leadership transition and Xi Jinping’s consolidation of power. To the contrary, the political crackdown has intensified since Xi took office. Even the vaunted Third Plenum of November 2013, which was heralded as a reformist breakthrough, has so far proved to be more hype than progress.
This is the dangerous cocktail that many China watchers see gripping the country today. It is a sobering and daunting set of challenges for the people and government of China to tackle. Thus, observers should not blindly assume that China’s future will exhibit the dynamism of the past thirty years, or that its path to global-power status will necessarily continue.
David Shambaugh
David Shambaugh is a professor of political science and international affairs at the George Washington University in Washington DC, as well as a non-resident senior fellow at the Brookings Institution. He is regarded as an authority on China’s foreign policy, military and security issues in East Asia, and Chinese politics. Shambaugh is a regular media commentator, and has acted as an advisor to the United States government and several private foundations and corporations. He was formerly the editor of the China Quarterly, and is a member of the Council on Foreign Relations. Shambaugh’s book China Goes Global was selected by The Economist as one of the best books of the year.
Shambaugh earned his bachelor’s degree from the Elliott School of International Affairs, where he now teaches. He received his M.A. in international affairs from the Johns Hopkins University’s Paul H. Nitze School of Advanced International Studies, and his Ph.D. in political science from the University of Michigan.
He is the son of George E. Shambaugh, Jr.; his most recent book is China Goes Global: The Partial Power (Oxford University Press, 2013).(Wikipedia)
* * *
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Read more on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net