Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
KẾ HOẠCH YINON VÀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRONG THẾ GIỚI Ả RẬP
BAN ĐIỀU HÀNH
Các bài liên quan:
    LÝ GIẢI VIỆC T.T. TRUMP CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL.
    VÌ SAO T.T. DONALD TRUMP GÂY TRANH CÃI KHI CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL? (Phương Vũ)
    “CUỘC CHIẾN 6 NGÀY” GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP
    NĂM MƯƠI NĂM SAU CUỘC CHIẾN SÁU NGÀY
    NHÌN QUA CÁC CUỘC CHIẾN GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP.
    IRAQ: TRUNG TÂM CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC KHU VỰC
    TRUNG ĐÔNG: NHỮNG ẢO TƯỞNG VỀ HÒA BÌNH
    GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC LẬP LẠI TRẬT TỰ Ở TRUNG ĐÔNG?
    SỰ KIỆN ISRAEL TẤN CÔNG USS LIBERTY.

 

Lời mở đầu:
Dưới đây là một bài viết không ghi rõ ràng tên tác giả, được cóp nhặt trên internet, viết về tình hính chính trị, quân sự… trên “điểm nóng” Trung Đông & Bắc Phi. Bài viết chỉ là tài liệu để tham khảo, nhận định tùy độc giả.
BĐH

* * *


KẾ HOẠCH YINON VÀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRONG THẾ GIỚI Ả RẬP

Trung Đông – Bắc Phi đang bị biến thành vòng cung bất ổn, kéo dài từ Iraq, các quốc gia quân chủ vùng Vịnh đến Libya và Tunisia. Hỗn loạn và bạo lực hiện hữu ở khắp mọi nơi trong thế giới Arập và Trung Đông, làm máu con người không ngừng tuôn chảy.

Tuy nhiên, lại có một quốc gia ở khu vực hài lòng với tình trạng hỗn loạn này, đó là Israel. Tel Aviv cũng là đồng tác giả với Washington trong kế hoạch tạo ra bất ổn tại khu vực. Biến động chính trị tại Bắc Phi – Trung Đông tạo thời cơ cho Israel chiếm đóng thêm nhiều phần lãnh thổ của người Palestine ở khu Bờ Tây trong khi vẫn giả vờ nói chuyện như không có liên quan gì với Chính quyền Mahmoud Abbas. Tất cả những gì Israel cần bây giờ là Mỹ lãnh đạo một cuộc chiến tranh chống Iran và đồng minh trong trục kháng chiến ở khu vực (Syria, Hezbollah). Biến động chính trị hiện nay ở khu vực có nhiều điểm tương đồng với các mục tiêu trong Kế hoạch Yinon (do Oded Yinon, một nhân viên Bộ Ngoại giao Israel xây dựng năm 1982). Mục tiêu chính của kế hoạch là gây rối loạn, mâu thuẫn trên toàn khu vực Bắc Phi – Trung Đông. Kế hoạch Yinon tuy được công bố từ năm 1982, nhưng nó đã thể hiện mục tiêu, ý tưởng chiến lược dài hạn của Israel. Theo kế hoạch này, “chia tách lãnh thổ Ai Cập thành các quốc gia nhỏ lẽ là mục tiêu chính trị của Israel”. Đó cũng là sự tiếp nối kế hoạch thuộc địa của Anh ở khu vực và từng được chuyển tải vào chính sách đối ngoại của Mỹ. Cũng trong năm đó, bản đồ “Trung Đông mới” do Đại tá Ralph Peters soạn thảo được công bố trên tạp chí của quân đội Mỹ, trong đó chỉ rõ đường biên giới phân định trong kế hoạch “Trung Đông mới” mà họ đang tìm cách hoạch định, xây dựng. Tài liệu “Đoạn tuyệt” (Clean break) do Richard Perle soạn thảo cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng dựa trên kế hoạch Yinon và thể hiện quan điểm chính thức hiện tại của Chính quyền Obama và Chính quyền Netanyahu về vấn đề Syria.

Bất dân chủ Arập

Bán đảo Arập là thùng thuốc súng luôn tiềm ẩn nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào. Tất cả các chế độ đều mong manh, thiếu tính bền vững và không thể tồn tại nếu không có sự bảo trợ của Mỹ. Nỗi lo ngại của chính phủ các nước Arập chính là sự tồn vong của chế độ mình. Tuy nhiên, cách thức cai trị của chế độ độc tài này giống như chất độc xúc tác chỉ chờ thời cơ để đốt cháyt thiêu rụi toàn bộ bán đảo Arập. Theo đánh giá trong kế hoạch Yinon, “toàn bộ bán đảo Arập là ứng viên tự nhiên cho sự tan rã, giải thể do chính áp lực từ trong nội bộ và bên ngoài tạo ra, và vấn đề tan rã là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là tại Saudi Arabia”. Nhìn chung, các quốc gia ven biển vùng Vịnh, ngoài vương quốc Hồi giáo Oman, đều bị thế lực nước ngoài kích động mâu thuẫn, gây chia rẽ mạnh mẽ giữa người Sunni – Shiite, đây là một phần nỗ lực để duy trì tính hợp pháp cho chế độ độc tài gia đình trị và phân cấp phong kiến. Đây cũng là một phần chiến lược sống còn nhưng cũng là điều bất lợi của các quốc gia dân chủ. Saudi Arabia thậm chí đưa quân đội can thiệp vào Yemen, Bahrain; tuyên bố chống lại âm mưu bá chủ khu vực của Iran và phản bội người Hồi giáo dòng Shiite. Bên cạnh hành động phân biệt đối xử, người Hồi giáo dòng Shiite trên bán đảo Arập bị cáo buộc là có quan hệ với Iran và điều này được sử dụng làm lý do biện minh cho việc đàn áp cộng đồng Hồi giáo này.

 

Tuy nhiên, theo khẳng định của Giáo chủ người Shiite Nimr Baqr al-Nimr, họ chẳng có quan hệ với Iran hay bất kỳ quốc gia nào khác. Cộng đồng quốc tế từng chứng kiến người dân Bahrain không vũ trang phải đối mặt với sự đàn áp tàn bạo của chế độ Khalifa và quân đội nước này, chủ yếu là lính đánh thuê tuyển mộ từ Jordan, Yemen, Pakistan. Người dân Bahrain, đặc biệt là người bản địa, đã bị Chính quyền Khalifa gạt khỏi cộng đồng dân số nước này, áp dụng chương trình chuyển giao và định cư dành cho người nước ngoài. Trong cuộc tổng điều tra dân số Bahrain cho thấy dân bản địa là 568.399 người (chiếm 46%), trong khi số người nước ngoài lên tới 666.172 (54%). Trong cuộc tổng điều tra dân số năm 2001, dân số Bahrain chỉ có 650.604 người, trong đó dân bản địa là 405.667 người (62,3%). Năm 2007, dân số Bahrain đạt 1.046.814 người, trong đó dân bản địa là 529.446 người và người nước ngoài là 517.368 người. Phần lớn người Bahrain bị phân biệt đối xử tàn tệ và cô lập một cách có hệ thống. Họ bị cấm đảm trách những vị trí quan trọng trong chính phủ. Ngoài cách cai trị bằng khủng bố và cảnh sát mật, Chính quyền Khalifa còn chủ ý gây thêm căng thẳng giữa người Shiite và người Sunni như là một công cụ để gây chia tách Bahrain, giữ quyền lực trong tay gia đình hoàng gia và cố gắng hợp pháp hóa bản thân triều đại. Thực tế, Bahrain cơ bản nằm dưới sự chiếm đóng của nước ngoài.

Tại Saudi Arabia, vương quốc của sự phân biệt đối xử nghiệt ngã với phụ nữ, cũng từng có sự kích động người dân chống lại chính quyền. Bất chấp hành động đàn áp đẫm máu, nhiều cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra trên toàn lãnh thổ Saudi Arabia từ năm 2011 đòi hỏi quyền bình đẳng tự do cơ bản và tự do xét xử. Từng có nhiều dự báo, đồn đoán về việc diễn ra đảo chính tại Saudi Arabia. Gần đây nhất, Quốc vương Saudi Arabia Abdullah đã ra lệnh bắt giữ Hoàng tử Khalid bin Sultan và quản thúc ông này tại ngay sau khi bãi miễn chức vụ Thứ trưởng quốc phòng. Trên thực tế, cấu trúc vương quyền kiểu gia đình hoàng gia hay bộ tộc có nền tàng rất mong manh. Các hoàng tử liên kết lại với nhau một cách bấp bênh, do đó giữa họ có hàng loạt thù hận, nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ phá vỡ quan hệ bất kỳ lúc nào. Phong trào nổi dậy cùng chủ nghĩa khủng bố do các chế độ quân chủ chuyên chế đang gieo rắc trên toàn bộ khu vực thực tế sẽ tác động ngược trở lại chính họ. Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia hết sức lo ngại về sự nổi lên của lực lượng Anh em Hồi giáo ở vùng Vịnh. Tại Yêmen, chỉ những người ủng hộ chế độ cộng hòa mới chống lại hành động trung thành với các quốc gia Arập. Yêmen cũng có nguy cơ quay lại thời kỳ bị chia thành hai miền, từng được thống nhất vào năm 1990, đó là Bắc Yêmen (Cộng hòa Arập Yêmen) và Nam Yêmen (Cộng hòa dân chủ nhân dân Yêmen). Cuộc nổi dậy Houthi ở miền Bắc chống lại sự cai trị độc đoán của Chính phủ Yêmen, phân biệt đối xử khắc nghiệt với người Hồi giáo Shiite Zaidi ở Houthi và một phong trào ly khai mạnh mẽ khác ở khu vực phía Nam, đã đưa đất nước Yêmen đến bên bờ vực của sự sụp đổ. Từ đây, Yêmen trở thành sân chơi cho Mỹ, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), đặc biệt là Saudi Arabia; đồng thời là mục tiêu ngắm đến của Chính quyền Obama trong cuộc chiến máy bay không người lái.

Đổ máu tại Mashreq, Lưỡng hà (khu vực Iraq, Syria) và vùng Cận Đông

Bất ổn và khủng bố đã bám rễ sâu vào Iraq. Nhiều nhóm khủng bố có quan hệ với Al-Qeada ở Irag đang nỗ lực biến nước này thành một quốc thất bại, sử dụng công cụ gieo rắc khủng bố, bạo lực ở Baghdad và trên khắp cả nước để đưa Chính phủ Iraq đến bờ sụp đổ. Các vụ tấn công khủng bố thực tế đều gắn với chiến lược thay đổi chế độ của Mỹ, Anh, Israel, Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Ngoài ra, nhiều nhóm khủng bố Iraq còn tìm đến Syria tham gia phong trào nổi dậy. Tại đây, số này đã thành lập “Nhà nước Iraq và vùng Cận Đông”. Lực lượng khủng bố và phương Tây đang thực hiện chiến lược kép tại Iraq và Syria.

Iraq đã bị phân tách thành ba khu vực. Chính quyền địa phương người Kurd (Khu tự trị người Kurd) ở Iraq hoạt động độc lập trong khi những nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia đang tận hưởng các giác tước quyền bầu cử của người dân Sunni trong thế giới Arập. Các cường quốc bên ngoài không làm gì ngoài kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ giữa người Shiite – Sunni và giữa người Arập và người Kurd ở Iraq, giống như số này đang hành động chia tách các tỉnh thành phố của Syria. Đây là những gì Oded Yinon từng tuyên bố về Iraq: “Tất cả các hình thức đối đầu trong thế giới Arập sẽ hỗ trợ chúng tôi trong ngắn hạn và rút ngắn quãng đường đi đến mục tiêu quan trọng hơn là chia tách Iraq thành các nhà nước nhỏ như ở Syria và Liban. Tại Iraq, việc phân chia thành các tỉnh, thành theo đặc trưng dân tộc, tôn giáo như ở Syria trong thời kỳ Ottoman là điều hoàn toàn có khả năng. Do đó, sẽ có ba nhà nước (hoặc nhiều hơn nữa) tồn tại xoay quanh ba thành phố lớn: Basra, Baghdad, Mosul và khu vực người Shiite ở miền Nam sẽ tách biệt với người Sunni và người Kurd ở miền Bắc”. Syria đang đổ máu, thậm chí còn nhiều hơn ở Iraq. Các nhà phân tích, chuyên gia, hoạch định chính sách đều khẳng định Syria sẽ sụp đổ và bị chia tách. Các nhà tài trợ nước ngoài cho lực lượng nổi dậy chống Chính phủ Syria đang giết hại thường dân như là công cụ hữu hiệu để truyền bá sự rối loạn và thù hận. Quay trở lại kế hoạch Yinon của Israel, theo đó: “Mục tiêu dài hạn của Israel ở khu vực phía Đông là chia tách Syria, Iraq thành khu vực độc tôn dân tộc, tôn giáo như ở Liban. Trong khi đó, mục tiêu ngắn hạn trước mắt là làm suy yếu sức mạnh quân sự của các nước này. Syria sẽ bị phân chia thành các quốc gia theo cơ cấu dân tộc, tôn giáo như ở Liban. Do đó, sẽ có nhà nước Shiite Alawite dọc theo bờ biển, nhà nước người Sunni ở khu vực Aleppo và nước nước Sunni ở Damascus thù địch với nhà nước láng giềng phía Bắc, người Druze thậm chí sẽ thành lập một nhà nước ngay tại cao nguyên Golan của chúng tôi, và chắc chắn là cả ở Hauran và miền Bắc Jordan”.

 

Căng thẳng tại quốc gia Liban nhỏ bé đã được tạo dựng từ diễn biến của cuộc khủng hoảng Syria cùng với sự hậu thuẫn của một số cường quốc nước ngoài để kích động thêm một cuộc nội chiến nữa tại Liban, đặc biệt là giữa những người Hồi giáo. Hành động kích động hận thù đã được thực hiện bởi những phe nhóm có tư tưởng lệch lạc (ủng hộ chiến binh nổi dậy chống chính phủ ở Syria) và Al-Qeada (được sự hậu thuẫn của Saudi Arabia, các nước quân chủ vùng Vịnh, dưới vỏ bọc chính trị của Đảng Tương lai của Saad Hariri và Liên minh 14/3. Theo kế hoạch Yinon, “Chia tách Liban thành 5 tỉnh là tiền lệ cho toàn bộ thế giới Arập như Ai Cập, Syria, Iraq, bán đảo Arập và động thái đó đã được tiến hành theo hướng này”. Một làn sóng khủng bố mới ở Liban đã bắt đầu nổi lên với mục tiêu chủ ý nhằm vào hai khu vực người Hồi giáo Shiite ở Beirut và người Hồi giáo Sunni ở thành phố cảng Tripoli. Mục đích khủng bố là để làm cho nó giống như hành động trả đũa lẫn nhau giữa người Shiite và Sunni và vụ đánh bom ở Tripoli là sự đáp trả của người Shiite với vụ đánh bom của người Sunni thực hiện ở Beirut.

Bắc Phi

Tunisia đang đối mặt với tình trạng gia tăng khủng hoảng. Đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và các nhóm chiến binh gần biên giới Algeria. Hai chính trị gia đối lập Chokri Belaid, Mohammed Brahmi của Đảng Phong trào nhân dân đã bị ám sát. Ngày càng có nhiều cuộc biểu tình của đảng phái đối lập và nghiệp đoàn ở Tunisia đòi hỏi Chính quyền Ali Laarayedh phải từ chức. Tình hình tại quốc gia láng giềng Libya thậm chí còn tồi tệ hơn. Libya được sử dụng làm tuyến đường buôn lậu vũ khí vào Tunisia và các nước xung quanh. Đã xảy ra nhiều vụ đụng độ, đình công tại các cảng dầu. Lybia đã bị tan rã thực sự. Chính phủ Lybia hầu như không kiểm soát được đất nước. Quyền lực thực sự nằm trong tay các nhóm chiến binh vũ trang trên đường phố. Căng thẳng leo thang với nhiều mối lo ngại lực lượng chiến binh từ Misrata có thể nắm giữ quyền lực, kiểm soát phần lớn đất nước và đối đầu với lực lượng Zintan. Các chuyên gia phân tích cũng cảnh báo Sudan (đã tách thành hai quốc gia độc lập vào năm 2011) có thể đối diện với tình trạng bạo lực trầm trọng hơn và Chính quyền Khartum sẽ không thể kiểm soát được tình trạng này. Mặc dù Nam Sudan đã trở thành thiên đường tự do mới cho người dân và các nhà đầu tư khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản dầu mỏ, nhưng quốc gia này đã vấp phải tình trạng vô chính phủ, căng thẳng sắc tộc và bạo lực. Đó là bài học rút ra được ở đây. Nam Sudan từng là khu vực hòa bình hơn khi còn thuộc Sudan. Ngày càng nhiều tin tức xuất hiện về sự hợp nhất giữa hai nhóm vũ trang ở Bắc Phi. Mokhtar Belmortar, lãnh đạo Al-Qeada ở Maghreb đã tuyên bố liên minh mới với Phong trào Thánh chiến ở Tây Phi (MUJAO). Các nhóm này đã hoạt động tích cực ở nhiều khu vực như Algeria, Mali và tạo ra lý do hoàn hảo cho các cường quốc bên ngoài can thiệp vào Bắc Phi. Giờ đây, Mỹ và phương Tây hoàn toàn có thể tuyên bố kế hoạch can dự vào Ai Cập trong một cuộc chiến tranh mới sẽ kéo dài từ bờ biển Đại Tây Dương ở Bắc Phi đến đồng bằng sông Nile.

Tắm máu tại Ai Cập

Nước Cộng hòa Ai Cập, quốc gia Arập lớn nhất, đang đi vào con đường của Algeria khi quân đội nước này quyết tâm nắm giữ quyền lực. Ai Cập cũng là trọng tâm trong chiến lược chia cắt khu vực của Israel. Yinon đã viết về Ai Cập như sau: “Ai Cập sẽ bị chia tách thành nhiều nhà nước độc lập. Nếu Ai Cập bị tan rã, những nước như Lybia, Sudan hay thậm chí cả các quốc gia xa hơn sẽ không thể tiếp tục tồn tại như hiện nay và sẽ cùng sụp đổ, tan rã như Ai Cập”. Kế hoạch Yinon cho thấy hai điều quan trọng về Ai Cập. Thứ nhất, “hàng triệu người đang trên bờ vực của nạn đói, hơn một nửa lực lượng lao động đang thất nghiệp và nhà ở trở nên khan hiếm tại đất nước đông dân vào loại bậc nhất trên thế giới. Ngoại trừ quân đội, không có cơ quan hay lực lượng nào hoạt động hiệu quả. Nhà nước Ai Cập luôn trong tình trạng thường trực bị phá sản và phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ nước ngoài của Mỹ kể từ khi hòa bình đến nay”. Thứ hai, “nếu không có viện trợ nước ngoài, khủng hoảng sẽ đến vào ngày mai”.

Ngày này, Oded Yinon có lẽ sẽ phải mỉm cười cho dù ông ta đang ở nơi đâu thì mọi điều đang diễn ra theo đúng kế hoạch của ông ta, ít nhất là trong thế giới Arập.

30 năm trước, các chiến lược gia Mỹ đã công bố kế hoạch “Đại Trung Đông” kéo dài từ khi vực Meghrab đến Bangladesh và khẳng định đây là khu vực quan tâm ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Năm 2006, kế hoạch thống trị của Mỹ ở khu vực được nhắc lại và xác định cụ thể hơn. Ngoại trưởng Condoleezza Rice công bố thuật ngữ “Trung Đông mới” nhấn mạnh việc vẽ lại đường biên giới ở Trung Đông từ Lybia đến Syria , Iraq, Iran và thậm chí Afghanistan. Kế hoạch trên còn được gọi là chiến lược “hỗn loạn mang tính xây dựng”. Cũng trong năm đó, bản đồ “Trung Đông mới” do Đại tá Ralph Peters lập ra được công bố trên tạp chí Quân đội Mỹ. Đây là tạp chí được lưu hành trong nội bộ chính phủ, chính trị gia, quân đội… Việc công bố bản đồ này nhằm dọn đường công luận chuẩn bị cho những thay đổi sắp xảy ra tại Trung Đông. Mục đích của việc xây dựng chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ là nhằm thiết lập quyền kiểm soát nguồn năng lượng khí đốt, dầu mỏ và thị trường thương mại tại khu vực có tầm quan trọng địa – chiến lược này dưới danh nghĩa “dân chủ hóa”, “chống khủng bố”, “chống các chế độ độc tài, chuyên chế” để tiến đến khống chế toàn bộ lục địa Á – Âu, tạo dựng vị thế siêu cường độc tôn của Mỹ. Trụ cột trong kế hoạch Đại Trung Đông là sử dụng tổng hợp “sức mạnh cứng” là giải pháp quân sự, với “sức mạnh mềm” thông qua truyền bá giá trị Mỹ, văn hóa Mỹ, nền “dân chủ kiểu Mỹ”; sử dụng các công cụ truyền thông, mạng Internet, các trang mạng xã hội và vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) để thay đổi thể chế tại các nước có tư tưởng chống Mỹ.

Khi “Mùa xuân Arập” bùng nổ, Mỹ thay đổi động thái hướng đến tái cấu trúc địa chính trị khu vực và tất nhiên cũng nêu lên vấn đề số phận Israel. Từ đó đến nay, vấn đề trên vẫn nằm trong chương trình nghị sự. Cho dù diễn ra theo hình thức nào thì nó cũng được thực hiện theo cùng một dạng thức: Israel luôn được tuyên truyền là nạn nhân. Trong thời kỳ “Mùa xuân Arập” năm 2011, tại thời điểm cao trào cuộc nội chiến Lybia, khi Chính quyền Palestine nêu vấn đề trở thành thành viên Liên hợp quốc, truyền thông phương Tây nhanh chóng lên tiếng ầm ĩ về sự phản bội của Washington khi đầu hàng trước người Hồi giáo, giao nộp nhà nước Do Thái cho họ. Ngày nay, khi sự ngớ ngẩn của tuyên bố trên trở nên rõ ràng với tất cả mọi người thì việc nhấn mạnh mối đe dọa chết người đối với Israel lại đến từ Iran, vốn phát triển song hành cùng với cuộc khủng hoảng Syria. Trong quá trình này, điều quan trọng nhất là liệu vấn đề sau đây sẽ bị che đậy hay bưng bít, đó là: Lợi ích sâu sắc của Israel trong việc gây bất ổn tại các nước Arập Hồi giáo, bao vây các nước này và hành động “đổ thêm dầu vào lửa” với cuộc chiến tranh Syria.

Rabbi Avraam Shmulevich, một nhân vật xây dựng học thuyết “Đại phục quốc Do Thái” có ảnh hưởng lớn trong giới cầm quyền Israel, đã công khai nói về lý do dẫn đến sự quan tâm này của Tel Aviv trong cuộc phỏng vấn năm 2011. Thật thú vị khi công ta xem “Mùa xuân Arập” là điều tốt lành cho Israel. Avraam Shmulevich đã viết như sau: “Thế giới Hồi giáo đang chìm trong tình trạng hỗn loạn và đây sẽ là một diễn biến tích cực cho người Do Thái. Hỗn loạn là thời điểm tốt nhất để đặt tình hình dưới sự kiểm soát và đưa hệ thống nền văn minh của người Do Thái vào hoạt động. Ngay giờ đây, sẽ là một trận chiến cho người trở thành lãnh đạo tinh thần của nhân loại – Rome (phương Tây) hay Israel… Bây giờ là lúc chúng ta nên thâu tóm toàn bộ quyền điều khiển vào tay chúng ta… Chúng ta không chỉ can thiệp vào giới cầm quyền Arập mà còn cho chúng ta ăn, nuôi nấng chúng trong bàn tay chúng ta… Con người tự do nên đồng thời nhận được sự hướng dẫn sử dụng tự do đó. Và định hướng cho nhân loại sẽ được viết bởi chính chúng ta, bởi những người Do Thái.

Người Do Thái sẽ thổi bùng mạnh mẽ ngọn lửa cách mạng Arập”. Về mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Israel, Shmulevich nhấn mạnh sự cần thiết phải nắm giữ “đường biên giới tự nhiên dọc theo bờ sông Nile và sông Euphrates do Torah tạo ra”, sau đó thực hiện giai đoạn hai của cuộc tấn công, mở rộng quyền bá chủ của Israel ở toàn bộ khu vực Trung Đông, Shmulevich cũng tuyên bố công khai điều này: “Một phản ứng dây chuyền của sự tan rã và cải cách đang bắt đầu ở Trung Đông. Tổng thống Syria Assad, người hiện đang chìm trong cuộc cách mạng đẫm máu ở Syria, sẽ không thể cầm cự quá 1 – 2 năm nữa. Một cuộc cách mạng cũng đang bắt đầu ở Jordan. Thậm chí người Kurd và Caucacus cũng đang nổi lên là một phần quan trọng của Trung Đông. Tất cả điều này có thể nhận thấy trong diễn biến tình hình ở Iraq hay Afghanistan.

Có thể gạt bỏ quan điểm của Shmulevich sang một bên nếu không căn cứ vào thực tế ông ta đang lặp lại những nguyên tắc cơ bản của kế hoạch chiến lược do giới lãnh đạo Israel vạch ra vào năm 1982 với tên gọi “Kế hoạch Yinon”. Theo đó, kế hoạch này tập trung vào việc Chính phủ Israel đạt được ưu thế lãnh đạo khu vực thông qua bất ổn, Balkan hóa từ sự tan rã của các nước Arập láng giềng. Nói cách khác, kế hoạch này về cơ bản sao chép dự án “Trung Đông mới” của Mỹ mà Condoleezza Rice và Đại tá Ralph Peters từng công bố. Nội dung chính trong kế hoạch Yinon là “chiến lược cho Israel vào những năm 1980” do Oded Yinon thuộc Bộ Ngoại giao Israel đưa ra. Bài báo này lần đầu được đăng tải bằng tiếng Do Thái trên tạp chí “Kivunim” của Tổ chức Do Thái thế giới thuộc Bộ Thông tin truyền thông phát hành tháng 2/1982. Cũng trong năm đó, Hiệp hội sinh viên Arập tốt nghiệp đại học Mỹ công bố bản dịch toàn văn kế hoạch trên do dịch giả, nhà báo nổi tiếng Israel Shahak, người đã đăng tải kèm theo bản dịch đánh giá, nhận xét của mình. Tháng 3/2013, bản dịch của Shahak được công bố trên trang mạng của Viện nghiên cứu thế giới của Michel Chossudovsky.

Chossydovsky đã viết đề tựa cho bài viết của mình như sau: “Tài liệu dưới đây liên quan đến sự hình thành Đại quốc Israel, nền tảng của phe phục quốc Do Thái trong Chính quyền Netanyahu hiện nay – đảng Likud – cũng như trong quân đội và cơ quan tình báo Israel… Xem xét kế hoạch này trong bối cảnh hiện nay, cuộc chiến tranh Iraq, cuộc chiến tranh Liban năm 2006, cuộc chiến ở Libya năm 2011 và cuộc nội chiến hiện tại ở Syria, chưa kể đến quá trình thay đổi chế độ tại Ai Cập, thì vấn đề càng được hiểu rõ trong mối tương quan với kế hoạch Đại phục quốc Do Thái Trung Đông”. Kế hoạch này dựa trên hai nguyên tắc cơ bản xác định điều kiện sống còn của Israel trong thế giới Arập: (1) Israel cần phải trở thành đế quốc quyền lực trong khu vực; (2) Israel phải phân chia toàn bộ các khu vực xung quanh thành quốc gia nhỏ phân rã, giải thể tất cả các nước Arập đang tồn tại. Quy mô của những nước đó phụ thuộc vào yếu tố cấu thành dân tộc và tôn giáo của họ. Ngoài ra, việc thành lập các quốc gia mới trên cơ sở tôn giáo sẽ là một nguồn chuẩn mực đạo đức hợp pháp cho Chính phủ Israel. Cần phải thấy rằng ý tưởng phân tách các nước Arập trên thế giới không phải sáng kiến mới. Nó từng tồn tại từ lâu trong toan tính chiến lược của các nhà phục quốc Do Thái. Tuy nhiên, báo cáo của Yinon, như nhà báo Shahak chỉ rõ điều này vào năm 1982, đã đề cập “một kế hoạch chính xác và chi tiết về chế độ Do Thái hiện nay (của Sharon và Eitan) đối với Trung Đông, dựa trên việc chia tách toàn bộ khu vực này thành các quốc gia nhỏ hơn và sự tan rã của các nhà nước Arập hiện tại”.

Trong bài viết này, Shahak đã tập trung vào hai điểm chú ý: (1) Ý tưởng về việc tất cả các nước Arab cần phải bị phân tách thành các nước nhỏ hơn, diễn ra thường xuyên trong tư duy các nhà hoạch định chính sách Israel; (2) Sự liên quan chặt chẽ với lối tư duy tân bảo thủ ở Mỹ, gồm cả ý tưởng “bảo vệ của phương Tây”, điều rất nổi bật, nhưng sự liên quan này chỉ là trên lý thuyết, trong khi mục tiêu thực sự của tác giả là xây dựng đế chế Isreal và biến nó thành một cường quốc. Nói cách khác, Shahak bình luận về mục tiêu của Sharon là đánh lừa người Mỹ sau khi ông ta đánh lừa tất cả các nước còn lại. Điểm quan trọng mà Oded Yinon đúc kết từ kế hoạch Đại quốc Isreal là thế giới đang trong giai đoạn đầu của một kỷ nguyên lịch sử mới, bản chất của nó là: “trạng thái duy lý, triển vọng nhân văn vẫn là nền tảng quan trọng hỗ trợ đời sống và những thành tựu của nền văn hóa văn minh phương Tây từ thời phục hưng”. Sau đó, Yinon nêu ra ý tưởng về “Câu lạc bộ Rome” (thành lập năm 1968 tại Italy tập hợp các chuey6n gia phân tích, nguyên thủ các nước, học giả, các nhà khoa học, kinh tế… bày tỏ quan điểm, phân tích, đánh giá về những vấn đề chính trị, kinh tế quốc tế) về việc không đủ các nguồn tài nguyên trên trái đất để đáp ứng nhu cầu của nhân loại, nhu cầu kinh tế và nhân khẩu học. “Trên thế giới có trên 4 tỷ người và nguồn lực kinh tế, năng lượng không tăng trưởng tương ứng để đáp ứng nhu cầu của nhân loại, sẽ là không thực tế khi hy vọng thực hiện mọi đòi hỏi chính yếu của xã hội phương Tây, ví dụ như mong muốn và khát vọng tiêu thụ vô biên.

Quan điểm cho rằng tinh thần đạo đức không đóng một phần quan trọng nào trong quyết định xu thế của nhân loại, mà chỉ có nhu cầu vật chất mới quyết định được, là quan điểm ngày càng trở nên phổ biến hiện nay, trong đó chúng ta chứng kiến một thế giới với gần như tất cả các giá trị đều bị biến mất. Chúng ta đang mất đi khả năng đánh giá những điều đơn giản, đặc biệt khi chúng liên quan đến vấn đề cơ bản như điều gì là thiện, điều gì là ác”. Thế giới đang tiến đến cuộc chiến tranh toàn cầu với các nguồn tài nguyên và điều này chủ yếu liên quan đến vùng Vịnh Persian. Đánh giá tình hình thế giới Hồi giáo Arập liên quan đến xu thế này, Oded Yinon dã nhận định: “Về lâu dài, thế giới này sẽ không thể tồn tại như khuôn khổ hiện tại với các lĩnh vực xung quanh chúng ta mà không trải qua những thay đổi mang tính chất cách mạng thực sự. Thế giới Hồi giáo Arập sẽ được xây dựng giống như một ngôi nhà nhiều mảnh ghép tạp thời bởi các cường quốc nước ngoài (Pháp, Anh trong thế kỷ 19), không cần đếm xỉa đến khát vọng và nguyện vọng của người dân. Trung Đông được phân tách thành 19 quốc gia, tất cả dựa trên sự kết hợp giữa dân tộc thiểu số và các nhóm dân tộc có thái độ thù địch với nhau. Từ đó, các nước Hồi giáo Arập phẩi đối mặt với sự hủy diệt xã hội từ bên trong chính mình và một số cuộc nội chiến đã diễn ra”. Sau khi vẽ ra bức tranh hỗn hợp về thế giới Hồi giáo Arập và phi Arập, Yinon đã kết luận: “Bức tranh dân tộc thiểu số quốc gia trải dài từ Maroc đến Ấn Độ, từ Somalia đến Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy rõ nét sự không ổn định, dẫn đến suy thoái nhanh chóng lan rộng ra khắp khu vực.

Khi bức tranh toàn cảnh được bổ sung thêm lĩnh vực kinh tế, chúng ta sẽ thấy toàn bộ khu vực được xây dựng giống như ngôi nhà của các mảnh ghép, không thể chịu đựng được các vấn đề nghiêm trọng”. Về điểm này, Yinon còn mô tả “một cơ hội mới để chuyển đổi tình hình” mà Israel phải làm trong thập kỷ tới. Về bán đảo Sinai, vấn đề liên quan đến việc tái lập quyền kiểm soát trên toàn bộ Sinai đối với nguồn dự trữ chiến lược, kinh tế và năng lượng trong dài hạn. “Ai Cập, với bức tranh chính trị trong nước hiện tại, đã là một xác chết hoàn toàn, thậm chí còn kinh khủng hơn nữa nếu chúng ta tính đến sự rạn nứt giữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Phân tách Ai Cập thành các khu vực địa lý khác nhau là mục tiêu chính trị của Israel trong những năm 1980 với khu vực phía Tây”. Khu vực phía Đông còn phức tạp hơn so với khu vực phía Tây. Yinon mô tả chi tiết như sau: “Phân tách Liban thành 5 tỉnh là tiền lệ cho toàn bộ thế giới Arập như Ai Cập, Syria, Iraq, bán đảo Arập và động thái đó đã được tiến hành theo hướng này. Mục tiêu dài hạn của Israel ở khu vực phía Đông là phên tách Syria, Iraq, thành khu vực độc tôn dân tộc, tôn giáo như ở Liban. Trong khi đó, mục tiêu ngắn hạn trước mắt là làm suy yếu sức mạnh quân sự của các nước này. Syria sẽ bị phân chia thành các quốc gia theo cơ cấu dân tộc, tôn giáo như ở Liban. Do đó, sẽ có nhà nước Shiite Alawite dọc theo bờ biển, nhà nước người Sunni ở khu vực Aleppo và nhà nước Sunni ở Damascus thù địch với nhà nước láng giềng phía Bắc, người Druze thậm chí sẽ thành lập một nhà nước ngay trên cao nguyên Golan của chúng tôi, và chắc chắn ở Hauran và ở miền Bắc Jordan”.

“Iraq, quốc gia dầu mỏ và đang bị phân tách, cũng sẽ được đảm bảo là một ứng viên cho các mục tiêu của Israel. Việc giải thể nước này thậm chí còn quan trọng với tôi hơn cả Syria. Mọi hình thức đối đầu liên quốc gia Arập sẽ hỗ trợ chúng tôi trong ngắn hạn và sẽ rút ngắn con đường đi đến mục tiêu quan trọng hơn là phân tách Iraq thành các nhà nước nhỏ như ở Syria và Liban. Tại Iraq, việc phân chia thành các tỉnh, thành theo đặc trưng dân tộc, tôn giáo như ở Syria trong thời kỳ Ottoman là điều hoàn toàn có khả năng. Do đó, sẽ có 3 nhà nước (hoặc nhiều hơn nữa) tồn tại xoay quanh ba thành phố lớn: Basra, Baghdad, Mosul và khu vực người Shiite ở miền Nam sẽ tách biệt với người Sunni và người Kurd ở miền Bắc.

“Toàn bộ bán đảo Arập là một ứng cử viên đương nhiên cho việc phân tách do áp lực từ trong, ngoài nước và vấn đề không thể tránh khỏi tại Saudi Arabia, bất kể sức mạnh kinh tế của nước này dựa trên cơ sở dầu mỏ vẫn còn nguyên vẹn hoặc dù rằng nó có thể bị giảm đi trong thời gian dài. Mâu thuẫn nội bộ và rạn nứt là điều rõ ràng và là diễn biến tự nhiên trong bối cảnh cơ cấu chính trị hiện nay”. “Jordan là mục tiêu chiến lược tức thời ngắn hạn, không phải dài hạn vì nước này không phải là mối đe dọa thực sự trong thời gian dài và sau khi giải thể. Việc chấm dứt sự cai trị lâu dài của Quốc vương Hussein và chuyển giao quyền lực cho người dân Palestine là mục tiêu ngắn hạn. Không có cơ hội để Jordan tiếp tục tồn tại trong cấu trúc như hiện nay trong dài hạn và chính sách của Israel (cả trong thời chiến và thời bình) đểu phải hướng trực tiếp đến việc thủ tiêu Chính phủ Jordan hiện tại, chuyển giao quyền lực cho cộng đồng đa số người Palestine. Việc thay đổi chế độ ở khu vực phía Đông sẽ chấm dứt vấn đề vùng lãnh thổ đông dân cư người Arập ở khu vực phía Tây Jordan…

Việc cùng tồn tại hòa bình thực sự sẽ ngự trị trên mảnh đất này chỉ khi người Arập hiểu rằng không có nguyên tắc của người Do Thái giữa Jordan và Israel thì họ sẽ chẳng tồn tại cũng như không có an ninh. Một quốc gia có an ninh của riêng mình sẽ chỉ có ở Jordan”. Tiếp theo, Yinon cũng nêu ra mục tiêu chiến lược torng đối nội của Israel và cách thức để đạt mục tiêu này, nhấn mạnh vào sự cần thiết phải có những thay đổi nghiêm túc trên thế giới. “Phân bổ dân số là mục tiêu chiến lược nội tại ưu tiên cao nhất. Nếu không chúng ta sẽ xóa bỏ sự tồn tại bên trong bất kỳ khu vực biên giới nào. Judea, Samaria và Galilee là sự đảm bảo duy nhất của chúng tôi đối với sự tồn tại quốc gia… Việc nhận ra mục tiêu của chúng ta ở khu vực phía Đông phụ thuộc đầu tiên vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược của khu vực này. Sự chuyển đổi cơ cấu chính trị, kinh tế để giúp thực hiện mục tiêu chiến lược, là yếu tố quan trọng để đạt được sự thay đổi hoàn toàn. Chúng ta cần thay đổi từ một nền kinh tế tập trung chính phủ kiểm soát rộng rãi thành thị trường mở, tự do; chuyển đổi sự phụ thuộc vào người nộp thuế Mỹ để phát triển, bằng chính đôi bàn tay của chúng ta, cơ sở hạ tầng kinh tế đúng nghĩa. Nếu chúng ta không đủ khả năng thực hiện thay đổi một cách tự do và tự nguyện, chúng ta sẽ bị cuốn vào vòng xoáy này (do sự phát triển trên thế giới, đặc biệt trong những lĩnh vực kinh tế, năng lượng, chính trị) khi đó sự cô lập chúng ta ngày càng tăng. Sự thay đổi nhanh chóng trên thế giới sẽ đồng thời làm thay đổi tình hình trong thế giới Do Thái, theo đó Israel không chỉ là phương sách cuối cùng mà là cơ hội tồn tại duy nhất”.

Đánh giá về kế hoạch Đại phục quốc Israel, có thể rút ra những kết luận sau. Thứ nhất, khi Israel vạch ra mục tiêu chiến lược của mình, nó được xây dựng trong thời gian dài hạn và đặc biệt kéo dài cho đến ngày nay. Thứ hai, khả năng thực hiện chiến lược bên ngoài liên quan đến những thay đổi sâu sắc đối với cả vị thế của Israel cũng như trên quy mô toàn thế giới. Đây chính là những gì bắt đầu xảy ra vào giữa những năm 1980. Với sự chuyển đổi quan điểm thống trị toàn cầu sang chiến lược tân tự do, Israel đã trải qua những thay đổi sâu sắc dẫn đến việc đất nước này kết thúc sự kiểm soát của 18 trong số các gia đình giàu nhất. Dòng vốn của Israel được đầu tư tích cực ra nước ngoài, trong khi ngược lại, thị trường Israel mở rộng cửa đón vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả của sự hội nhập “tích cực” vào hệ thống kinh tế toàn cầu, dòng vốn của Israel gắn bó chặt chẽ với dòng vốn xuyên quốc gia. Khái niệm về “nền kinh tế quốc dân Israel” đã dần mất tất cả ý nghĩa. Trong điều kiện đó, sự thay đổi mở rộng hoạt động của Israel đã chứng minh rằng Tel Aviv tích cực thể hiện vai trò thông qua ảnh hưởng, xâm nhập về tư duy, kinh tế hơn là kiểm soát, tăng cường hiện diện quân sự mạnh mẽ. Điều quan trọng là sự can dự vào khu vực lại do Israel đóng vai trò trọng tâm. Shmulevich đề cập đến điều này khi ông chỉ ra rằng một khái niệm cơ bản của Do Thái giáo là “lực lượng dẫn dắt nền văn minh nhân loại và thiết lập tiêu chuẩn cho nền văn minh nhân loại”.

Một ví dụ về liên minh Arập – Israel là việc thành lập Quỹ đầu tư Cơ hội tín dụng thị trường (EMCO) với 1 tỷ USD gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse AG và sự tham gia của 3 cổ đông ngân hàng lớn nhất thuộc IDB Group của Isreael, Quỹ đầu tư nhà nước Qatar và công ty đầu tư tư nhân Olayan Group của Saudi Arabia, thậm chí còn hơn cả thế, khi Saudi Arabia giao cho G4S, công ty bảo vệ lâu đời nhất của Israel, đảm bảo an ninh cho khách hành hương đến thánh địa Mecca (phạm vi an ninh từ sân bay Dubai đến Emirates và khu vực Jeddah). Một chi nhánh của công ty Saudi Arabia đã bí mật đi vào hoạt động từ năm 2010 và có khả năng thu thập thông tin cá nhân không chỉ về khách hành hương mà thậm chí cả hành khách bay qua Dubai. Đối với “những sự hỗn loạn trong thế giới Hồi giáo” theo kế hoạch, Israel đang thực hiện điều này bằng cách ủy quyền, điều hành độc quyền thông qua cơ quan tình báo trong khi duy trì chuyện hoang đường rằng mình là “nạn nhân của chủ nghĩa Hồi giáo”.

Về điều này, sự giải thích của Shahak là tại sao việc công bố kế hoạch chiến lược của Israel lại không đưa ra bất kỳ nguy cơ đặc biệt nào cho Israel vẫ thích đáng. Cho rằng nguy cơ này chỉ có thể đến từ thế giới Arập và Mỹ, Shahak đã nhấn mạnh: “Thế giới Arập đến nay đã chứng tỏ hoàn toàn không có khả năng đưa ra phân tích chi tiết, hợp lý về xã hội Isreal – Do Thái”. Trong tình hình như vậy, thậm chí những người đang kêu gài về sự nguy hiểm của chủ nghĩa bành trướng của Isreal đang làm điều này không phải vì sự hiểu biết thực tế mà vì niềm tin vào sự hoang đường… Các chuyên gia Israel cho rằng về tổng thể người Arập sẽ không còn quan tâm đến các cuộc thảo luận nghiêm túc về tương lai. Tình hình này xuất hiện tương tự tại Mỹ, nơi mọi thông tin về Israel đều xuất phát từ ấn phẩm báo chí tự do ủng hộ Israel. Trên phương diện này, Shahak đã kết luận như sau: “Vì vậy, về lâu dài, khi tình hình tồn tại theo hướng Israel thực sự là một xã hội đóng cửa đối với toàn bộ thế giới, thì việc xuất bản, công bố, thậm chí bắt đầu thực hiện kế hoạch như trên là hoàn toàn thực tế và khả thi”.

TLTKĐB 28/12/13

* * *

Xem trang Kiến thức tài liệu, click tại đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh