Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 17, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Y học & đời sống
RUỘT THỪA KHÔNG…THỪA!
Webmaster
Các bài liên quan:
    HẠNH PHÚC NẰM Ở... RUỘT GIÀ! (Bs Đỗ Hồng Ngọc)


Lời mở đầu:
Dưới đây là một bài viết không ghi tên tác giả, được cóp nhặt trên internet, viết về ruột thừa.
Bài viết không ghi do ngành chuyên môn ngành Y viết nên, do vậy, đây chỉ là tài liệu để tham khảo, nhận định tùy độc giả.

BĐH

 

*  *  *

RUỘT THỪA KHÔNG … THỪA!

Ruột thừa hoàn toàn không phải là bộ phận còn sót vô tích sự của quá trình tiến hóa - các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh.

 

 

Bằng lời chứng tỏ này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Duke ở Durham (Tiểu bang North Carolina) bác bỏ kết luận đã tồn tại nhiều thập niên của tác giả Học thuyết Tiến hóa nổi tiếng, nhà bác học vĩ đại Carol Darwin. Chính Darwin là nhà khoa học đầu tiên cho rằng, ruột thừa là tạo vật vô tích sự của quá trình tiến hóa, mà tổ tiên của con người thông tuệ đã qua đời từ lâu từng có thời cần nó để tiêu hóa thịt động vật thối rữa. “Để minh oan cho Darwin cần phải nhớ lại rằng, nhà bác học không thể biết những gì chúng ta biết hôm nay” - GS William Parker, nhà khoa học chỉ đạo nhóm nghiên cứu (Đại học Duke) nhấn mạnh trong bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành “Journal of Evolutionary Biology”.

Cắt bỏ ruột thừa thuộc dạng phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất trên thế giới - theo một số tài liệu, tại một số quốc gia, trung bình cứ 20 người, có một không còn ruột thừa. Vì coi ruột thừa là bộ phận vô dụng và tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm, thực tế trong nhiều trường hợp bác sĩ đã cắt bỏ bộ phận này “nhân dịp” bệnh nhân phải phẫu thuật ổ bụng vì căn bệnh không liên quan gì đến ruột thừa. Khi ấy người bệnh sẽ được giải thích rằng, “bởi nó hoàn toàn không cần thiết cho cơ thể”. GS Parker cho rằng. “Có thể sẽ phải viết lại chương này trong sách giáo khoa y học”.

Cùng với nhiều đồng nghiệp Mỹ, cách đây hai năm, GS Parker đã đưa ra lý thuyết cho rằng, ruột thừa là một dạng kho chứa những vi khuẩn hữu ích. Trong tình huống thí dụ, quần thể vi khuẩn hữu ích tự nhiên (trợ giúp quá trình tiêu hóa) của hệ tiêu hóa bị tiêu diệt do hậu quả tiêu chảy cấp. Chính nhờ ruột thừa - quân số thiếu hụt sẽ được bổ sung đầy đủ. “Ngoài ra ruột thừa còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch - hỗ trợ quá trình cơ thể sản xuất và “huấn luyện” bạch cầu, đội quân bảo vệ chúng ta trước mọi hoạt động phá hoại của vi trùng, virus” - các nhà khoa học Mỹ giải thích. Giờ đây họ đã quyết định “làm cho ra nhẽ” với học thuyết Darwin về “Bộ phận còn sót vô tích sự của quá trình tiến hóa”. Với sự trợ giúp của những phương pháp nghiên cứu di truyền mới nhất, GS Parker ước tính, lịch sử sinh học ruột thừa có nguồn gốc khoảng 80 triệu năm về trước. Trong thời gian đó ruột thừa tối thiểu trải qua hai lần tiến hóa mạnh mẽ: Lần đầu trong loài chuột túi Australia, lần thứ hai - trong loài gậm nhấm (chuột, sóc, lemút) và động vật có vú cấp cao, trong đó có con người.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là thực tế - như kết quả nghiên cứu nói lên - trong tự nhiên ruột thừa xuất hiện thường xuyên hơn rất nhiều so với tính toán của Darwin” - GS Parker lập luận.

Kết quả những nghiên cứu chúng tôi cho thấy: Gần 70% tất cả các nhóm động vật gậm nhấm và động vật có vú bậc cao hiện đang sinh sống trên Trái đất cơ thể có ruột thừa. Đặc biệt, một số loài lemút và sóc vẫn sử dụng ruột thừa để tiêu hóa thức ăn. Nếu như biết được sự thật này, chắc chắn Darwin không bao giờ tuyên bố, “ruột thừa là bộ phận còn sót vô tích sự của quá trình tiến hóa” - GS Parker nói.

Cha đẻ Học thuyết tiến hóa cũng không tự ý thức được vấn đề từ khía cạnh khác. GS Parker muốn nói đến bản thân thực tế:

-“Tình trạng viêm nhiễm ruột thừa (tức nguyên nhân chính buộc phải phẫu thuật cắt bỏ) có nguồn gốc từ đâu? Nghe có vẻ phi lý, song lỗi là do điều kiện vệ sinh tốt, mà chúng ta đang được thụ hưởng, trước hết là khả năng tiếp cận nguồn nước sạch - các nhà khoa học Mỹ cho biết. Khám phá giải phẫu mới: Ruột thừa không… thừa! Trong những thời xa xưa, khi điều kiện vệ sinh tồi tệ và không có nguồn nước sạch, tiêu chảy thường xuyên xảy ra và ruột thừa có nhiều việc phải làm - liên tục phải bổ sung đội quân vi khuẩn hữu ích. Ngày nay, khi tại nhiều quốc gia điều kiện vệ sinh cực tốt, đội quân vi khuẩn hữu ích hiếm khi thiếu hụt. Thế nhưng ruột thừa không muốn chấp nhận thực tế đó và lập tức phản ứng thái quá thậm chí cả trong trường hợp yếu tố kích thích không lớn. Hệ quả? Tình trạng viêm nhiễm cấp. Khám phá giải phẫu mới: Ruột thừa không… thừa! Tình hình tương tự cũng diễn ra với hệ đề kháng của cơ thể.

Trong điều kiện vệ sinh tốt, hệ đề kháng không buộc phải hoạt động tích cực như những thế kỷ xa xưa. Và tình trạng thiếu vắng kẻ thù tự nhiên xui khiến nó tự tìm kẻ thù mới để có thể chiến đấu” –

GS Parker viết tiếp:

Vì thế ngày nay chúng ta gặp rắc rối với các bệnh dị ứng hoặc các bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ đề kháng tấn công tế bào của chính cơ thể mình. Vậy nên thật sự phi lý, song lại là sự thật: Nếu như có thể thay đổi hệ đề kháng của chúng ta như con người thời kỳ đồ đá, dường như chắc chắn chúng ta sẽ ít bị bệnh dị ứng, các bệnh tự miễn dịch và dĩ nhiên - viêm nhiễm ruột thừa”.

Khuyết danh

* * *

Xem trang Y học, đời sống: click tại đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh