Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 23, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
HẬU QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOÀNG TÀI CHÁNH TOÀN CẦU
Webmaster


(The Great Backlash)
Nouriel Roubini
Đỗ Minh Thu dịch
Nguyễn Huy Hoàng biên tập
Project Syndicate
(31/5/2014)

 

 

Khủng hoảng tài chánh Mỹ, Tea Party biểu tình

 

Ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thành công của các nhà hoạch định chính sách trong việc ngăn cuộc khủng hoảng diễn tiến thành cuộc Đại Suy thoái lần II[1] đã kiểm soát được đòi hỏi của những người ủng hộ bảo hộ công nghiệp trong nước và các biện pháp hướng nội. Nhưng giờ đây, những phản ứng dữ dội chống lại toàn cầu hóa đã dấy lên mạnh mẽ, đi cùng với đó là sự chống lại dòng chảy tự do hơn của hàng hóa, dịch vụ, vốn, nguồn lực, và công nghệ.

Chủ nghĩa dân tộc mới này gồm nhiều hình thái kinh tế khác nhau: rào cản thương mại, chế độ bảo vệ tài sản, phản ứng chống lại các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các chính sách ưu ái người lao động và doanh nghiệp trong nước, các biện pháp ngăn chặn nhập cư, chủ nghĩa tư bản nhà nước, và chủ nghĩa dân tộc về tài nguyên.

Trong lĩnh vực chính trị, con số những người theo chủ nghĩa dân túy, chống toàn cầu hóa, chống nhập cư, và trong vài trường hợp là những đảng phái công khai phân biệt chủng tộc và bài trừ Do Thái cũng đang gia tăng.

Những lực lượng này không có thiện cảm với các tổ chức quản trị siêu quốc gia – ví dụ như Liên minh Châu Âu (EU), Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) – những tổ chức mà toàn cầu hóa đòi hỏi. Ngay cả mạng Internet – bản sao thu nhỏ của toàn cầu hóa trong hai thập kỉ qua – cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị chia để trị trong bối cảnh các nước chuyên chế hơn – bao gồm Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và Nga – đang tìm kiếm các biện pháp ngăn chặn việc truy cập các phương tiện truyền thông xã hội và đàn áp tự do ngôn luận.

Nguyên nhân chính của những xu hướng trên đều rất rõ ràng. Công cuộc phục hồi kinh tế yếu ớt đã mở đường cho sự phát triển của những phe phái dân túy vốn thúc đẩy các chính sách bảo hộ và đổ lỗi cho mậu dịch và lao động nước ngoài là nguyên nhân gây nên sự bất ổn kéo dài. Thêm vào đó, sự bất bình đẳng ngày một gia tăng về thu nhập và tài sản tại phần lớn các quốc gia, và đương nhiên là cả nhận thức rằng một nền kinh tế mà người-thắng-giành-được-tất-cả chỉ phục vụ cho lợi ích của giới thượng lưu và bóp méo hệ thống chính trị, đang ngày một trở nên phổ biến.

Ngày nay, cả những nền kinh tế phát triển (ví dụ như Mỹ, nơi mà nguồn tài chính vô hạn của những quan chức dân cử do các nhóm lợi ích doanh nghiệp kếch sù cung cấp chỉ đơn giản là sự tham nhũng được hợp pháp hóa) lẫn các thị trường mới nổi (nơi mà các đầu sỏ chính trị thường thao túng cả hệ thống kinh tế lẫn chính trị) dường như đều đang hoạt động vì lợi ích của một nhóm thiểu số.

Ngược lại, đối với đa số còn lại, chỉ có sự trì trệ muôn thuở, cùng với tình hình việc làm ảm đạm và lương tăng chậm. Sự bất ổn kinh tế tiếp đó đối với tầng lớp lao động và trung lưu đang là vấn đề cấp bách nhất ở khu vực Châu Âu hiện nay, trong khi tại nhiều nước, các đảng phái theo chủ nghĩa dân túy – chủ yếu là bên cực hữu – lại giành ưu thế trong cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vào cuối tuần trước. Như trong những năm 1930 khi cuộc Đại Suy thoái đã làm nảy sinh các chính phủ độc tài tại Ý, Đức, và Tây Ban Nha, một xu hướng tương tự cũng đang dần được hình thành.

Nếu không cải thiện sớm thu nhập và việc làm, các phe dân túy có thể sẽ tiếp cận gần hơn tới quyền lực quốc gia tại Châu Âu, và cùng với đó, quan điểm chống EU sẽ ngăn chặn quá trình hội nhập kinh tế và chính trị Châu Âu. Tệ hơn, khu vực Châu Âu có thể một lần nữa phải đối mặt với rủi ro: một vài quốc gia (như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len) có thể rút khỏi EU; trong khi các quốc gia khác (như Anh, Tây Ban Nha, và Bỉ) cuối cùng có thể sẽ sụp đổ.

Ngay cả ở Mỹ, có thể nhận thấy tình hình bất ổn kinh tế ở những người da trắng có thu nhập thấp – những người đang cảm thấy bị lực lượng nhập cư và hoạt động mậu dịch toàn cầu đe dọa – được thể hiện qua tầm ảnh hưởng ngày một dâng cao của phe cực hữu và phong trào Đảng Trà (Tea Party)[2] của Đảng Cộng hòa. Những nhóm này được đặc trưng bởi chính sách ưu đãi dân bản xứ về kinh tế, phong trào chống nhập cư và khuynh hướng bảo hộ, sự cuồng tín về tôn giáo, và chủ nghĩa cô lập về địa chính trị.

Một biến thể của biến động này có thể được nhận thấy ở Nga, cũng như ở nhiều khu vực Đông Âu và Trung Á, những nơi mà sự sụp đổ của Bức tường Berlin đã không thúc đẩy nền dân chủ, tự do hóa kinh tế, và gia tăng sản lượng nhanh chóng. Thay vào đó, chủ nghĩa dân tộc và chế độ chuyên chế đã nắm giữ quyền lực trong gần một phần tư thế kỉ vừa qua, theo đuổi mô mình phát triển tư bản nhà nước vốn chỉ đảm bảo mang lại một mức độ phát triển kinh tế cầm chừng. Trong bối cảnh đó, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin gây bất ổn cho Ukraine gắn liền với giấc mơ lãnh đạo một “Liên minh Âu-Á” – một nỗ lực được ngụy trang cẩu thả để xây dựng lại Liên Xô cũ.

 

 

Biểu tình ở Châu Âu phản đối cuộc khủng hoảng tài chánh

 

Tương tự như vậy, chủ nghĩa dân tộc cũng đang hồi sinh ở Châu Á. Những nhà lãnh đạo mới tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và bây giờ là Ấn Độ đang là những nhà dân tộc chủ nghĩa về chính trị tại những khu vực mà lâu nay vấn đề tranh chấp lãnh thổ nghiêm trọng và những bất đồng lịch sử dai dẳng vẫn đang mưng mủ. Những nhà lãnh đạo đó – cùng các lãnh đạo Thái Lan, Malaysia, và Indonesia, những người đang dịch chuyển theo hướng chủ nghĩa dân tộc tương tự – phải giải quyết những thách thức chính yếu về cải cách cơ cấu nếu họ muốn khôi phục lại mức tăng trưởng kinh tế đang xuống dốc, và các thị trường mới nổi phải tránh được bẫy thu nhập trung bình.[3] Thất bại về kinh tế có thể đẩy chủ nghĩa dân tộc và xu hướng bài ngoại tiến xa hơn – thậm chí châm ngòi cho xung đột quân sự.

Trong khi đó, khu vực Trung Đông vẫn ngập chìm trong sự lạc hậu. Mùa Xuân Ả Rập – làn sóng cách mạng được châm ngòi bởi sự tăng trưởng chậm, tỉ lệ thất nghiệp cao ở người trẻ, và sự tuyệt vọng về kinh tế lan rộng – đã nhường bước cho mùa đông ảm đạm tại Ai Cập và Libya, nơi mà các lựa chọn thay thế là trở về với những nhà cầm quyền độc đoán và hỗn loạn về chính trị. Nội chiến đang xảy ra tại Syria và Yemen; số phận tương tự dường như cũng đang chờ đợi Libăng và Iraq; Iran vừa bất ổn vừa nguy hiểm cho các quốc gia khác; Afghanistan và Pakistan thì đang ngày càng giống như những nhà nước thất bại.

Trong tất cả các nước này, sự thất bại về kinh tế, thiếu thốn cơ hội, và hi vọng đối với những người nghèo và người trẻ có thể thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa chính trị và tôn giáo cực đoan, gây ra sự thù ghét với phương Tây, thậm chí ở một vài nước tình trạng này sẽ trực tiếp dẫn đến chủ nghĩa khủng bố.

Trong những năm 1930, thất bại trong việc ngăn chặn cuộc Đại Suy thoái đã khiến các chế độ chuyên chế ở Châu Âu và Châu Á mạnh lên, cuối cùng dẫn tới Thế chiến II. Thời gian này, những thiệt hại của cuộc khủng hoảng 2008 là nguyên nhân dẫn tới việc những nền kinh tế tiên tiến bị trì trệ và tạo ra những thách thức lớn mang tính cấu trúc đối với sự tăng trưởng tại các thị trường mới nổi.

Đây là mảnh đất lý tưởng cho chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và chính trị bắt rễ và sinh sôi. Những phản ứng mạnh mẽ chống lại thương mại và toàn cầu hóa ngày nay nên được nhìn nhận trong bối cảnh của những gì có thể xảy ra như chúng ta đều biết qua kinh nghiệm lịch sử.

Nouriel Roubini
Đỗ Minh Thu dịch
Nguyễn Huy Hoàng biên tập

 

Nouriel Roubini là giáo sư tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, chủ tịch của Roubini Global Economics. Ông từng làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và Ngân hàng Thế giới. 


[1] Cuộc Đại Suy thoái đầu tiên diễn ra những năm 1929 – 1933 – NBT.

[2] Phong trào chính trị bảo thủ tại Hoa Kỳ nổi bật chủ yếu vì kêu gọi giảm nợ công quốc gia và ngân sách liên bang bằng cách giảm chi phí và thuế – ND

[3] Bẫy thu nhập trung bình là tình trạng nền kinh tế khi đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định do những lợi thế sẵn có thì chững lại và không thể phát triển mạnh hơn – NBT



THE GREAT BACKLASH
By Nouriel Roubini
Project Syndicate
May 31-2014

 

 

NEW YORK – In the immediate aftermath of the 2008 global financial crisis, policymakers’ success in preventing the Great Recession from turning into Great Depression II held in check demands for protectionist and inward-looking measures. But now the backlash against globalization – and the freer movement of goods, services, capital, labor, and technology that came with it – has arrived.

This new nationalism takes different economic forms: trade barriers, asset protection, reaction against foreign direct investment, policies favoring domestic workers and firms, anti-immigration measures, state capitalism, and resource nationalism. In the political realm, populist, anti-globalization, anti-immigration, and in some cases outright racist and anti-Semitic parties are on the rise.

These forces loathe the alphabet soup of supra-national governance institutions – the EU, the UN, the WTO, and the IMF, among others – that globalization requires. Even the Internet, the epitome of globalization for the past two decades, is at risk of being balkanized as more authoritarian countries – including China, Iran, Turkey, and Russia – seek to restrict access to social media and crack down on free expression.

The main causes of these trends are clear. Anemic economic recovery has provided an opening for populist parties, promoting protectionist policies, to blame foreign trade and foreign workers for the prolonged malaise. Add to this the rise in income and wealth inequality in most countries, and it is no wonder that the perception of a winner-take-all economy that benefits only elites and distorts the political system has become widespread. Nowadays, both advanced economies (like the United States, where unlimited financing of elected officials by financially powerful business interests is simply legalized corruption) and emerging markets (where oligarchs often dominate the economy and the political system) seem to be run for the few.

For the many, by contrast, there has been only secular stagnation, with depressed employment and stagnating wages. The resulting economic insecurity for the working and middle classes is most acute in Europe and the eurozone, where in many countries populist parties – mainly on the far right – outperformed mainstream forces in last weekend’s European Parliament election. As in the 1930’s, when the Great Depression gave rise to authoritarian governments in Italy, Germany, and Spain, a similar trend now may be underway.

If income and job growth do not pick up soon, populist parties may come closer to power at the national level in Europe, with anti-EU sentiments stalling the process of European economic and political integration. Worse, the eurozone may again be at risk: some countries (the United Kingdom) may exit the EU; others (the UK, Spain, and Belgium) eventually may break up.

Even in the US, the economic insecurity of a vast white underclass that feels threatened by immigration and global trade can be seen in the rising influence of the extreme right and Tea Party factions of the Republican Party. These groups are characterized by economic nativism, anti-immigration and protectionist leanings, religious fanaticism, and geopolitical isolationism.

A variant of this dynamic can be seen in Russia and many parts of Eastern Europe and Central Asia, where the fall of the Berlin Wall did not usher in democracy, economic liberalization, and rapid output growth. Instead, nationalist and authoritarian regimes have been in power for most of the past quarter-century, pursuing state-capitalist growth models that ensure only mediocre economic performance. In this context, Russian President Vladimir Putin’s destabilization of Ukraine cannot be separated from his dream of leading a “Eurasian Union” – a thinly disguised effort to recreate the former Soviet Union.

In Asia, too, nationalism is resurgent. New leaders in China, Japan, South Korea, and now India are political nationalists in regions where territorial disputes remain serious and long-held historical grievances fester. These leaders – as well as those in Thailand, Malaysia, and Indonesia, who are moving in a similar nationalist direction – must address major structural-reform challenges if they are to revive falling economic growth and, in the case of emerging markets, avoid a middle-income trap. Economic failure could fuel further nationalist, xenophobic tendencies – and even trigger military conflict.

Meanwhile, the Middle East remains a region mired in backwardness. The Arab Spring – triggered by slow growth, high youth unemployment, and widespread economic desperation – has given way to a long winter in Egypt and Libya, where the alternatives are a return to authoritarian strongmen and political chaos. In Syria and Yemen, there is civil war; Lebanon and Iraq could face a similar fate; Iran is both unstable and dangerous to others; and Afghanistan and Pakistan look increasingly like failed states.

In all of these cases, economic failure and a lack of opportunities and hope for the poor and young are fueling political and religious extremism, resentment of the West and, in some cases, outright terrorism.
In the 1930’s, the failure to prevent the Great Depression empowered authoritarian regimes in Europe and Asia, eventually leading to World War II. This time, the damage caused by the Great Recession is subjecting most advanced economies to secular stagnation and creating major structural growth challenges for emerging markets.

This is ideal terrain for economic and political nationalism to take root and flourish. Today’s backlash against trade and globalization should be viewed in the context of what, as we know from experience, could come next.

Nouriel Roubini



Nouriel Roubini (born March 29, 1958) is an American economist. He teaches at New York University's Stern School of Business and is the chairman of Roubini Global Economics, an economic consultancy firm.

The child of Iranian Jews, he was born in Turkey and grew up in Italy. After receiving a BA in political economics at Bocconi University, Milan and a doctorate in international economics at Harvard University, he became an academic at Yale and a practising economist at the International Monetary Fund (IMF), the Federal Reserve, World Bank, and Bank of Israel. Much of his early research focused on emerging markets. During the administration of President Bill Clinton, he was a senior economist for the Council of Economic Advisers, later moving to the United States Treasury Department as a senior adviser to Timothy Geithner, who in 2009 became Treasury Secretary.

Nouriel Roubini was born in Istanbul, Turkey, to Iranian Jewish parents. When he was an infant, his family lived briefly in Iran and Israel. From 1962 to 1983 he resided in Italy, especially in Milan, where he attended the local Jewish school and then the Bocconi University, earning a B.A., summa cum laude, in economics. He received his Ph.D. in international economics from Harvard University in 1988, where his adviser was Jeffrey Sachs. He is a U.S. citizen and speaks English, Persian, Italian, Hebrew, and conversational French. He is a cousin of leading technology expert and former PC Magazine lead technology analyst Jonathan Roubini.

* * *
 
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
More in English topic, please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh