(The Geopolitical Impact of Cheap Oil)
By Martin Feldstein
Nguyễn Huy Hoàng dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Giá dầu đã giảm hơn 25% trong năm tháng qua, xuống mức dưới $80 USD một thùng. Nếu giá dầu tiếp tục được giữ ở mức này, nó sẽ có tác động quan trọng — một số tốt, một số xấu — tới nhiều nước trên thế giới. Nếu nó tiếp tục giảm, mà nhiều khả năng sẽ như thế, những hệ quả địa chính trị đối với một số nước sản xuất dầu mỏ có thể sẽ là bi kịch.
Giá dầu luôn phụ thuộc vào kỳ vọng về nguồn cung và cầu trong tương lai của những người tham gia thị trường. Vai trò của những kỳ vọng này khiến thị trường dầu mỏ trở nên khác biệt với hầu hết các thị trường khác.
Chẳng hạn như trong thị trường rau tươi, giá cả phải cân đối cung và cầu cho vụ mùa hiện tại. Ngược lại, các nhà sản xuất dầu mỏ và những người khác trong ngành này có thể rút nguồn cung khỏi thị trường nếu họ cho rằng giá dầu sẽ tăng sau đó, hoặc họ cũng có thể xuất thêm nguồn cung trên thị trường nếu họ nghĩ giá dầu sẽ giảm.
Các công ty dầu mỏ trên thế giới rút nguồn cung khỏi thị trường bằng cách giảm sản lượng khai thác dầu. Những nhà sản xuất dầu mỏ cũng có thể hạn chế nguồn cung bằng cách trữ dầu tồn kho trong các tàu chở dầu trên biển hoặc tại các cơ sở lưu trữ khác. Ngược lại, các nhà sản xuất có thể cung thêm lượng dầu trên thị trường bằng cách gia tăng khai thác hoặc lấy từ kho dự trữ.
Những kỳ vọng thị trường phản ánh qua giá dầu hiện nay cho thấy lượng cầu thấp hơn và nguồn cung cao hơn trong tương lai. Lượng cầu thấp phản ánh sự yếu kém của hoạt động kinh tế, đặc biệt là ở châu Âu và Trung Quốc, và quan trọng hơn là những thay đổi công nghệ về lâu về dài, những công nghệ làm tăng hiệu quả nhiên liệu của xe hơi và đặt nền móng cho việc sử dụng năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng phi dầu mỏ khác. Sự gia tăng lượng cung dầu mỏ tiềm năng trong tương lai phản ánh sản lượng dầu mới được sản xuất bằng phương pháp fracking, [1] sự phát triển của khai thác cát dầu (tar sand) [2] ở Canada, và quyết định cho phép các công ty dầu mỏ nước ngoài phát triển các nguồn năng lượng trong nước của Mexico.
Những thay đổi trong cung và cầu nói trên cho thấy giá dầu trong tương lai sẽ thấp hơn so với những mức giá mà những người tham gia ngành công nghiệp này mong đợi chỉ vài tháng trước đây. Một số thay đổi gần đây về lượng cung và cầu mong đợi trong tương lai có thể đã được dự báo trước đó. Nhưng không cách nào biết được khi nào những thái độ và trông đợi đó thay đổi. Sự biến động lịch sử của giá dầu phản ánh những sự chuyển dịch tâm lý này cũng như sự thay đổi trong thực tế khách quan.
Giá dầu hiện nay cũng liên quan đến lãi suất dự đoán trong tương lai. Cụ thể hơn, các nhà sản xuất dầu có một sự lựa chọn đầu tư: Họ có thể tăng sản xuất bây giờ, bán dầu bổ sung với mức giá hiện tại và đầu tư số tiền thu được ở mức lãi suất dài hạn hiện tại, hoặc họ có thể để dầu lại trong lòng đất như một khoản đầu tư.
Tỉ lệ lãi suất thấp khuyến khích các nhà sản xuất ngừng khai thác dầu. Khi lãi suất trái phiếu dài hạn thấp bất thường như hiện nay tăng lên trong vài năm tới, các nhà sản xuất sẽ hứng thú hơn trong việc tăng nguồn cung dầu và đầu tư khoản thu nhập có được với mức lãi suất cao hơn. Trừ khi những kỳ vọng về các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu tương lai thay đổi, sự gia tăng lãi suất sẽ khiến giá dầu giảm hơn nữa.
Giá dầu thấp là tin tốt cho nền kinh tế Mỹ, bởi nó đồng nghĩa với việc thu nhập thực tế cao hơn cho người tiêu dùng nước này. Ở Mỹ, giá dầu thấp hơn đang chuyển thu thập thực tế của những nhà sản xuất dầu mỏ sang các hộ gia đình, điều này làm tăng nhu cầu ngắn hạn bởi tỉ lệ tiêu dùng của các hộ gia đình cao hơn của các công ty dầu mỏ. Tương tự, giá dầu thấp cũng thúc đẩy tổng cầu ở châu Âu, châu Á, và các khu vực nhập khẩu dầu khác.
Những quốc gia thiệt hại lớn nhất do giá dầu giảm bao gồm một số nước không phải bạn bè và đồng minh của Mỹ, như Venezuela, Iran, và Nga. Những nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu để hỗ trợ cho chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là các chương trình trợ cấp (transfer programs) lớn. Dù giá dầu 75 hay 80 USD một thùng, chính phủ các nước này sẽ có một khoảng thời gian khó khăn trong việc hỗ trợ các chương trình dân túy mà họ cần để duy trì sự ủng hộ của công chúng.
Dù Ả-rập Xê-út và một số các quốc gia vùng Vịnh cũng là những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn, họ lại khác những nhà sản xuất khác ở hai điểm chính yếu. Một là, chi phí khai thác dầu của họ rất thấp, đồng nghĩa với việc họ vẫn có thể sản xuất có lợi nhuận ở mức giá hiện tại, hoặc thậm chí là ở một mức giá thấp hơn nhiều. Thứ hai, nguồn dự trữ tài chính khổng lồ cho phép họ tài trợ cho các hoạt động trong nước và quốc tế của họ trong thời gian dài, bởi họ đang tìm cách chuyển đổi nền kinh tế để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu.
Việc giá dầu tụt giảm hơn nữa có thể có những hậu quả địa chính trị lớn. Giá dầu ở mức 60USD một thùng sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nhất là đối với nước Nga. Tổng thống Vladimir Putin sẽ không thể tiếp tục duy trì chương trình trợ cấp cho người dân vốn hiện đang duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với ông. Iran và Venezuela cũng sẽ phải chịu những hệ quả tương tự.
Chưa rõ liệu các quốc gia này có thể vượt qua được sự sụt giảm giá dầu đáng kể và kéo dài trong tương lai hay không. Trái lại, hiển nhiên các nước nhập khẩu dầu đã và sẽ tiếp tục được hưởng lợi lớn.
Martin Feldstein
Nguyễn Huy Hoàng dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
[1] Fracking là phương pháp khai thác dầu từ đá phiến sét bằng kỹ thuật ép vỉa thủy lực – ND.
[2] Cát dầu là một loại tích tụ hắc ín (nhựa đường), một dạng dầu mỏ có tỉ trọng và độ nhớt cao – ND.
Martin Feldstein là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard, Chủ tịch danh dự của Cục Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ, chủ trì Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan từ năm 1982 đến năm 1984. Năm 2006, ông được bổ nhiệm vào Hội đồng Cố vấn Tình báo nước ngoài của Tổng thống Bush, và năm 2009, ông được bổ nhiệm vào Ban Cố vấn Phục hồi Kinh tế của Tổng thống Obama. Hiện ông là thành viên Ban giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), Ủy ban Ba bên, và Nhóm 30 (Group of 30), một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận nhằm tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề kinh tế toàn cầu.
THE GEOPOLITICAL IMPACT OF CHEAP OIL
By Martin Feldstein
Project Syndicate
NOV 26, 2014 36
CAMBRIDGE – The price of oil has fallen more than 25% in the past five months, to less than $80 a barrel. If the price remains at this level, it will have important implications – some good, some bad – for many countries around the world. If it falls further, as seems likely, the geopolitical consequences on some oil-producing countries could be dramatic.
View comment on this paragraphThe price of oil at any time depends on market participants’ expectations about future supply and demand. The role of expectations makes the oil market very different from most others. In the market for fresh vegetables, for example, prices must balance the supply and demand for the current harvest. By contrast, oil producers and others in the industry can keep supply off the market if they think that its price will rise later, or they can put extra supply on the market if they think the price will fall.
Oil companies around the world keep supply off the market by reducing the amount of oil that they take out of the ground. Oil producers can also restrict supply by holding oil inventory in tankers at sea or in other storage facilities. Conversely, producers can put more oil on the market by increasing production or by running down their inventories.
The market expectations reflected in today’s price reflect lower future demand and increased future supply. Lower demand reflects both the current weakness of economic activity, particularly in Europe and China, and, more important, the longer-term changes in technology, which will increase cars’ fuel efficiency and induce the use of solar power and other non-oil energy sources. The increase in the future potential supply of oil reflects new output produced by fracking, the development of Canada’s tar sands, and Mexico’s recent decision to allow foreign oil companies to develop the country’s energy sources.
These changes in demand and supply suggest that the future price of oil will be lower than industry participants expected until just a few months ago. Some of the recent changes in expected future demand and supply could have been anticipated earlier. But there is no way to know when attitudes and expectations will change. The historic volatility of oil prices reflects these psychological shifts as well as changes in objective reality.
Today’s oil price is also linked to anticipated future interest rates. More specifically, oil producers have an investment choice: They can increase production now, selling the additional oil at today’s price and investing the proceeds at the existing long-term interest rate, or they can leave the oil in the ground as an investment.
View comment on this paragraphA low rate of interest encourages producers to leave oil in the ground. When the current abnormally low interest rates on long-term bonds rise over the next few years, it will become more attractive for producers to increase the supply of oil and invest the resulting income at the higher rate. Unless expectations about the fundamentals of future supply and demand change, the rise in the interest rate will cause oil prices to fall further.
The low price of oil is good news for the United States economy, because it implies higher real incomes for American consumers. Within the US, the lower price is transferring real income from oil producers to households, which raises short-term demand because households spend a higher proportion of their incomes than oil firms do. For the same reason, the lower price also gives a boost to aggregate demand in Europe, Asia, and other oil-importing regions.
The big losers from falling oil prices include several countries that are not friends of the US and its allies, such as Venezuela, Iran, and Russia. These countries are heavily dependent on their oil revenue to support their governments’ spending – especially massive transfer programs. Even at $75 or $80 a barrel, these governments will have a difficult time financing the populist programs that they need to maintain public support.
View comment on this paragraphAlthough Saudi Arabia and several of the Gulf states are also major oil exporters, they differ from other producers in two important ways. First, their cost of extracting oil is extremely low, which means that they will be able to produce profitably at the current price – or even at a much lower price. Second, their enormous financial reserves allow them to finance their domestic and international activities for an extended period of time, as they seek to transform their economies to reduce their dependence on oil revenue.
A further decline in the price of oil could have major geopolitical repercussions. A price of $60 a barrel would create severe problems for Russia in particular. President Vladimir Putin would no longer be able to maintain the transfer programs that currently sustain his popular support. There would be similar consequences in Iran and Venezuela.
It is not clear whether these countries’ current regimes could survive a substantial and sustained future decline in oil prices. By contrast, it is obvious that oil-importing countries would benefit greatly – as they already are.
Martin Feldstein
Martin Stuart "Marty" Feldstein (born November 25, 1939) is an American economist. He is currently the George F. Baker Professor of Economics at Harvard University, and the president emeritus of the National Bureau of Economic Research (NBER). He served as President and Chief Executive Officer of the NBER from 1978 through 2008.
From 1982 to 1984, Feldstein served as chairman of the Council of Economic Advisers and as chief economic advisor to President Ronald Reagan (where his deficit hawk views clashed with Reagan administration economic policies). He has also been a member of the Washington-based financial advisory body the Group of Thirty since 2003. In 2006, he was appointed to President Bush's Foreign Intelligence Advisory Board, and, in 2009, was appointed to President Obama's Economic Recovery Advisory Board. Currently, he is on the board of directors of the Council on Foreign Relations, the Trilateral Commission, and the Group of 30, a non-profit, international body that seeks greater understanding of global economic issues.
Feldstein was born in New York City to a Jewish family and graduated from South Side High School in Rockville Centre, New York. He completed his undergraduate education at Harvard University (B.A., Summa Cum Laude, 1961), where he was affiliated with Adams House, and then attended University of Oxford (B.Litt., 1963; D.Phil., 1967). He was also a Fellow of Nuffield College, Oxford from 1964 to 1967, and is now an Honorary Fellow of the College.
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Related story, please click here
More in English topic, please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net