(Germany’s Economic Mirage)
By Phiippe Legrain
Nguyễn Thị Ngọc Phượng dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
September 23-2014.
Trong 60 năm qua, các chính phủ kế tiếp nhau của Đức đã xây dựng một nước Đức mang đậm tính châu Âu. Nhưng bây giờ, chính quyền của thủ tướng Angela Merkel muốn định hình lại nền kinh tế châu Âu theo viễn tưởng của nước Đức. Đây là một bước đi thiếu khôn ngoan về mặt chính trị và nguy hiểm về mặt kinh tế. Còn lâu mới là nền kinh tế thành công nhất châu Âu như bộ trưởng tài chính Wolfgang Schäuble và những người khác luôn tự hào, nền kinh tế Đức đang hoạt động kém hiệu quả.
Có một điều chắc chắn là nước Đức có thế những mạnh riêng của mình: các công ty nổi tiếng thế giới, tỷ lệ thất nghiệp thấp và xếp hạng tín dụng cao. Nhưng Đức lại có mức tiền lương trì trệ, các ngân hàng bị phá sản, thiếu đầu tư, năng suất tăng chậm, cơ cấu dân số tiêu cực và sản lượng tăng trưởng thấp. Mô hình kinh tế “lợi mình hại người” – kiềm chế tăng lương để trợ cấp xuất khẩu – của Đức không nên được xem là một ví dụ cho các nước còn lại trong khu vực đồng euro noi theo.
Nền kinh tế Đức đã thu hẹp lại trong quý 2 năm 2014, và chỉ tăng trưởng 3,6% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – nhỉnh hơn so với Pháp và vương quốc Anh, nhưng chưa bằng một nửa so với mức tăng trưởng ở Thụy Điển, Thụy Sĩ và Mỹ. Từ năm 2000, mức độ tăng trưởng trung bình GDP hằng năm là 1,1%, xếp thứ 13 trong 18 nước thành viên của khu vực đồng tiền chung euro.
Bị xem là “con bệnh của châu Âu” khi đồng euro được phát hành năm 1999, Đức phản ứng lại bằng việc cắt giảm chi phí thay vì thúc đẩy sự năng động của nền kinh tế. Tỉ lệ đầu tư so với GDP giảm từ 22,3% năm 2000 xuống còn 17% năm 2013. Cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu cống và thậm chí kênh đào Keil cũng hoang tàn sau nhiều năm bị bỏ bê. Hệ thống giáo dục lỏng lẻo: số lượng người học việc ở mức thấp nhất từ sau khi thống nhất, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp (29%) thấp hơn so với Hy Lạp (34%), và các trường đại học hạng ưu của Đức cũng hầu như khó chen chân vào top 50 thế giới.
Bị hạn chế bởi thiếu vốn đầu tư, nền kinh tế khập khiễng (arthritic) của Đức phải đấu tranh để thích nghi. Mặc dù có các cải cách thị trường lao động của nguyên thủ tướng Gerhard Schröder, việc sa thải một nhân viên trong biên chế ở Đức khó khăn hơn nhiều so với ở các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đức rơi xuống hạng 111 trên toàn cầu về mức độ dễ dàng cho việc khởi nghiệp, theo bảng xếp hạng Doing Business của Ngân hàng Thế giới.
Những công ty lớn của Đức thì già cỗi và cứng nhắc, Đức không tạo ra được công ty nào tầm cỡ như Google hay Facebook, và khu vực dịch vụ thì đặc biệt thiếu linh hoạt. Theo OECD, chính phủ Đức đề ra rất ít cải cách có lợi cho tăng trưởng trong suốt 7 năm vừa qua so với các nền kinh tế tiên tiến khác. Trong một thập kỉ qua, mức tăng năng suất trung bình hằng năm chỉ có 0,9%, thậm chí còn chậm hơn cả Bồ Đào Nha.
Công nhân Đức chính là những người chịu gánh nặng của sự trì trệ. Mặc dù năng suất tăng lên 17,8% trong vòng 15 năm, nhưng thực tế họ kiếm được ít hơn so với năm 1999, khi mà thỏa thuận ba bên giữa chính phủ, các công ty và công đoàn trên thực tế đã đặt ra mức giới hạn cho tiền lương. Các chủ doanh nghiệp có thể ăn mừng, nhưng hạn chế tăng lương sẽ làm tổn hại đến triển vọng phát triển lâu dài của nền kinh tế khi không khuyến khích người lao động nâng cao kỹ năng, và hạn chế các công ty đầu tư vào sản xuất sản phẩm có giá trị cao hơn.
Cắt giảm lương cũng làm giảm mức cầu nội địa, trong khi đó lại giúp trợ cấp xuất khẩu – thứ mà tăng trưởng kinh tế Đức phụ thuộc vào. Đồng euro, chắc chắn là yếu hơn nhiều so với đồng Deutschmark nếu nó vẫn tồn tại, đã có tác động giúp làm giảm giá bán hàng hóa của Đức và ngăn cản Pháp và Ý theo đuổi việc hạ giá đồng tiền của họ. Cho đến gần đây, đồng euro cũng tạo ra nhu cầu lớn về hàng hoá Đức ở Nam Âu, trong khi nền công nghiệp phát triển chóng mặt của Trung Quốc làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu truyền thống của Đức.
Nhưng, với tình hình Nam Âu rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế Trung Quốc đang giảm phanh và dịch chuyển khỏi mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư, kim ngạch xuất khẩu của Đức đã chậm lại. Thị phần xuất khẩu toàn cầu của Đức giảm từ 9,1% năm 2007 xuống 8% năm 2013 – ngang bằng với thời kì bị xem là “con bệnh của châu Âu” khi Đức đang vật lộn với vấn đề tái thống nhất.
Vì xe và các sản phẩm xuất khẩu khác được gắn mác “Made in Germany” ngày nay bao gồm nhiều phụ tùng được sản xuất ở các nước Trung và Đông Âu, thị phần xuất khẩu toàn cầu của Đức đang ở mức thấp kỉ lục nếu xét về giá trị gia tăng. Những nhà hoạch định chính sách Đức luôn tự hào về thặng dư tài khoản vãng lai của đất nước – đạt 197 tỷ euro (262 tỷ USD) trong tháng 6 năm 2014 – coi đó là một dấu hiệu cạnh tranh cao của nước Đức. Vậy tại sao các doanh nghiệp lại không muốn đầu tư nhiều hơn vào nước này?
Thặng dư thương mại thực chất là dấu hiệu của nền kinh tế suy yếu. Mức lương trì trệ làm tăng lợi nhuận của các công ty; trong khi đó chi tiêu giảm, khu vực dịch vụ hạn chế và việc khởi nghiệp khó khăn làm hạn chế đầu tư trong nước, với kết quả là các khoản tiết kiệm thặng dư thường bị sử dụng lãng phí ở nước ngoài. Viện Nghiên cứu Kinh Tế Đức thống kê từ năm 2006 đến 2012, giá trị của đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Đức giảm mất 600 tỷ euro, tương đương 22% GDP.
Tồi tệ hơn nữa, thay vì là “mỏ neo của sự ổn định” như lời nhận định của Schäuble thì Đức lại làm lây lan sự bất ổn trong khu vực đồng euro. Phương pháp tiếp cận yếu kém của các ngân hàng khi cho vay khoản tiết kiệm thặng dư đã thổi giá bong bóng giá tài sản trong thời kì trước khủng hoảng tài chính và gây ra giảm phát do nợ kể từ đó.
Đức cũng không phải là “động lực tăng trưởng” của khu vực đồng euro. Trên thực tế, nhu cầu nội địa thấp đã làm giảm tăng trưởng ở những nơi khác. Kết quả là các ngân hàng và những người nộp thuế Đức khó có khả năng thu hồi lại được các khoản nợ xấu đã cho các nước Nam Âu vay.
Do tác động tiêu cực mà tình trạng kiềm chế tăng lương gây nên cho nền kinh tế Đức nên việc bắt buộc cắt giảm lương ở các nước còn lại trong khu vực đồng euro sẽ là một thảm họa. Thu nhập thấp làm giảm chi tiêu nội địa và làm cho nợ trở nên khó kiểm soát hơn. Với nhu cầu trên toàn thế giới thấp, khu vực đồng euro sẽ không thể dựa vào xuất khẩu để thoát khỏi các khoản nợ. Đối với các nền kinh tế đang gặp khó khăn ở Nam Âu – nơi ngành xuất khẩu truyền thống đang bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh từ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kì, thì cách giải quyết là đầu tư vào việc nâng cao chuỗi giá trị bằng cách sản xuất các sản phẩm mới và tốt hơn.
Nền kinh tế Đức cần có một cuộc cải cách tổng thể. Các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào nâng cao năng suất hơn là tính cạnh tranh và nhân công phải được trả lương xứng đáng. Chính phủ nên tận dụng mức lãi suất gần như bằng không để đầu tư và khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp – đặc biệt là các công ty mới khởi nghiệp. Cuối cùng, nước Đức cần chào đón những người nhập cư trẻ năng động để ngăn chặn sự suy giảm cơ cấu dân số.
Đây sẽ là một mô hình kinh tế tốt hơn cho nước Đức và cũng là một ví dụ đúng đắn cho các quốc gia còn lại trong khu vực đồng euro noi theo.
Philippe Legrain
Philippe Legrain, hiện là nghiên cứu viên khách mời cao cấp tại Viện Châu Âu của Trường Kinh tế London và cựu cố vấn kinh tế cho Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, là tác giả của cuốn sách European Spring: Why Our Economies and Politics are in a Mess – and How to Put Them Right.
GERMANY’S ECONOMIC MIRAGE
By Phiippe Legrain
Project Syndicate
September 23-2014.
LONDON – For 60 years, successive German governments sought a more European Germany. But now, Chancellor Angela Merkel’s administration wants to reshape Europe’s economies in Germany’s image. This is politically unwise and economically dangerous. Far from being Europe’s most successful economy – as German Finance Minister Wolfgang Schäuble and others boast – Germany’s economy is dysfunctional.
To be sure, Germany has its strengths: world-renowned companies, low unemployment, and an excellent credit rating. But it also has stagnant wages, busted banks, inadequate investment, weak productivity gains, dismal demographics, and anemic output growth. Its “beggar-thy-neighbor” economic model – suppressing wages to subsidize exports – should not serve as an example for the rest of the eurozone to follow.
Germany’s economy contracted in the second quarter of 2014, and has grown by a mere 3.6% since the 2008 global financial crisis – slightly more than France and the United Kingdom, but less than half the rate in Sweden, Switzerland, and the United States. Since 2000, GDP growth has averaged just 1.1% annually, ranking 13th in the 18-member eurozone.
Written off as the “sick man of Europe” when the euro was launched in 1999, Germany responded not by boosting dynamism, but by cutting costs. Investment has fallen from 22.3% of GDP in 2000 to 17% in 2013. Infrastructure, such as highways, bridges, and even the Kiel Canal, is crumbling after years of neglect. The education system is creaking: the number of new apprentices is at a post-reunification low, the country has fewer young graduates (29%) than Greece (34%), and its best universities barely scrape into the global top 50.
Hobbled by underinvestment, Germany’s arthritic economy struggles to adapt. Despite former Chancellor Gerhard Schröder’s labor-market reforms, it is harder to lay off a permanent employee in Germany than anywhere else in the OECD. Germany languishes in 111th place globally for ease of starting a business, according to the World Bank’s Doing Business rankings. Its largest firms are old and entrenched; it has produced no equivalent of Google or Facebook; and the service sector is particularly hidebound. The government has introduced fewer pro-growth reforms over the past seven years than any other advanced economy, according to the OECD. Average annual productivity growth over the past decade, at a mere 0.9%, has been slower even than Portugal’s.
The brunt of the stagnation has been borne by German workers. Though their productivity has risen by 17.8% over the past 15 years, they now earn less in real terms than in 1999, when a tripartite agreement among the government, companies, and unions effectively capped wages. Business owners might cheer, but suppressing wages harms the economy’s longer-term prospects by discouraging workers from upgrading skills, and companies from investing in higher-value production.
Wage compression saps domestic demand, while subsidizing exports, on which Germany’s growth relies. The euro, which is undoubtedly much weaker than the Deutschmark would have been, has also helped, by reducing the prices of German goods and preventing France and Italy from pursuing currency depreciation. Until recently, the euro also provided booming external demand in southern Europe, while China’s breakneck industrial development raised demand for Germany’s traditional exports.
But, with southern Europe now depressed, and China’s economy decelerating and shifting away from investment spending, the German export machine has slowed. Its share of global exports fell from 9.1% in 2007 to 8% in 2013 – as low as in the “sick man” era, when Germany was struggling with reunification. Because cars and other exports “made in Germany” now contain many parts produced in central and eastern Europe, Germany’s share of global exports is at a record low in value-added terms.
German policymakers pride themselves on the country’s vast current-account surplus – €197 billion ($262 billion) as of June 2014 – viewing it as a sign of Germany’s superior competitiveness. Why, then, are businesses unwilling to invest more in the country?
External surpluses are in fact symptomatic of an ailing economy. Stagnant wages boost corporate surpluses, while subdued spending, a stifled service sector, and stunted start-ups suppress domestic investment, with the resulting surplus savings often squandered overseas. The Berlin-based DIW institute calculates that from 2006 to 2012, the value of Germany’s foreign portfolio holdings fell by €600 billion, or 22% of GDP.
Worse, rather than being an “anchor of stability” for the eurozone, as Schäuble claims, Germany spreads instability. Its banks’ poor approach to lending their surplus savings inflated asset-price bubbles in the run-up to the financial crisis, and have imposed debt deflation since then.
Nor is Germany a “growth engine” for the eurozone. In fact, its weak domestic demand has dampened growth elsewhere. As a result, German banks and taxpayers are less likely to recover their bad loans to southern Europe.
Given how bad wage compression has been for Germany’s economy, foisting wage cuts on the rest of the eurozone would be disastrous. Slashing incomes depresses domestic spending and makes debts even less manageable. With global demand weak, the eurozone as a whole cannot rely on exports to grow out of its debts. For struggling southern European economies whose traditional exports have been undercut by Chinese and Turkish competition, the solution is to invest in moving up the value chain by producing new and better products.
Germany’s economy needs an overhaul. Policymakers should focus on boosting productivity, not “competitiveness,” with workers being paid their due. The government should take advantage of near-zero interest rates to invest, and encourage businesses – especially start-ups – to do likewise. Finally, Germany should welcome more dynamic young immigrants to stem its demographic decline.
This would be a better economic model for Germany. It would also set the right example for the rest of Europe.
Philippe Legrain
Philippe Legrain, a visiting senior fellow at the London School of Economics’ European Institute and a former economic adviser to the president of the European Commission, is the author of European Spring: Why Our Economies and Politics are in a Mess – and How to Put Them Right.
* * *
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Read more in English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net