I. HOÀNG HẠC LÂU
Thôi Hiệu (Cūi Xiào) hoặc Thôi Hạo (Cūi Hào)
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không du Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Dịch xuôi:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng đi rồi
Nơi đây (chỉ còn) khoảng không bao trùm Lầu hoàng hạc
Hoàng hạc một đi không trở lại
Mây trắng nghìn năm bay vu vơ
Trời quang nắng in rõ bóng cây trên sông Hán
Cỏ thơm sum sê trên bãi cồn Anh Vũ
Trời tối rồi quê hương ta ở phía nào?
Khói sóng trên sông làm người buồn rầu
Các bản dịch thơ:
1.
Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi.
Hạc vàng một đã đi, đi biệt
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi
Sông tạnh Hán Dương, cây sáng ửng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá,
Khói sóng trên sông não dạ người.
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
2.
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
(Bản dịch của Tản Đà)
3.
Xưa Hạc vàng bay vút bóng người
Đây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
Trắng một màu mây vạn vạn đời
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần xa chiều xuống đâu quê quán
Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi!
(Bản dịch của Vũ Hoàng Chương)
4.
Người xưa cỡi hạc đi đâu tá
Hoàng Hạc lâu nay vẫn còn đây
Một phút hạc vàng thăm thẳm biệt
Ngàn năm mây trắng lững lờ bay
Hán Dương cây tỏ sông quang tạnh
Anh Vũ bãi mờ cỏ mướt dầy
Chiều quạnh đâu là hương lý cũ
Trên sông khói sóng não lòng này.
(Bản dịch của Trần Văn Ân)
5.
Hoàng Hạc Lâu
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay,
Lầu hạc còn suông với chốn nàỵ
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ baỵ
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng,
Xanh ngắt châu Anh, lớp cỏ dầỵ
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
6.
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa cỡi hạc đến nơi đâu?
Hoàng Hạc còn đây một mái lầu.
Hoàng hạc một đi không trở lại,
Mênh mông mây trắng xóa ngàn thâu.
Hán dương sông tạnh cây in sắc,
Anh Vũ bờ thơm cỏ biếc mầu.
Chiều tối trông vời: đâu cố quận?
Trên sông khói sóng giục ai sầu.
(Bản dịch của Trần Trọng San - 1957)
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng hạc vẫn còn đây.
Hạc đà một đi không trở lại,
Man mác muôn đời mây trắng bay.
Hán Dương sông tạnh, cây in bóng,
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc đầy.
Chiều tối quê nhà đâu chẳng thấy,
Trên sông khói sóng gợi buồn ai!
(Bản dịch của Trần Trọng San - 1994)
7.
Người cỡi hạc vàng xưa đã khuất,
Đề lầu Hoàng-Hạc chốn nầy trơ.
Hạc vàng một biệt không ngày lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn lững-lờ. . .
Sông tạnh Hán Dương cây bát-ngát,
Bãi hoang Anh Vũ cỏ tiêu sơ.
Bóng chiều đã ngã đầu làng cũ,
Khói sóng đầy sông, khách ngẫn-ngơ
(Bản dịch của Bùi Khánh Đản)
8.
Năm 1944, trong cảnh lưu-vong ở Chiêu Nam đảo (Tân gia Ba), học giả Trần Trọng Kim gửi gấm tâm-sự của mình trong bài dịch:
Người đi cỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng Hạc còn lưu một lầu.
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh-mông.
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì.
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu!
(Bản dịch của Trần Trọng Kim)
Và cũng vào thời gian đó, ông còn vịnh thêm bài ngũ ngôn:
Chiêu Nam ngụ đất khách
Hà Bắc nhớ quê-hương.
Mặt biển lô nhô sóng,
Góc trời chênh chếch gương.
Bạn cũ bệnh càng thương
Tạo hóa chơi khăm quá
Trung trinh cũng đoạn-trường.
Người ta cho bài dịch không được hay mấy, ngay cả tác-giả cũng nhìn nhận như vậy vì ông ít làm thơ, không chịu gò gẫm, không quen trau chuốt lời thơ, không quen với cái gò-bó, khuôn-khổ của vần điệu.
9.
Người tiên xưa cưỡi hạc vàng cút
Ở đây chỉ những lầu hạc trơ
Hạc vàng đã cút chẳng về nữa
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ
Sông bạc hán Dương cây sát sát
Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa
Ngày chiều làng cũ đâu trăng tá
Mây nước trên sông khách thẫn thờ
(Bản dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục)
Nam Phong tạp chí - năm 1923.
10.
Lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng tiên cỡi bay rồi
Bãi không còn lại một ngôi lầu vàng
Lầu vàng hạc chẳng quay sang
Ngàn năm mây trắng mênh mang nỗi buồn!
Tạnh mưa dòng nước xanh tuôn
Xa cây in bóng, cỏ gần nágt hương.
Hoàng hôn đâu bóng quê hương?
Trên sông khói sóng buồn thương nỗi lòng!
(Bản dịch của Nguyễn Danh Đạt)
11.
Người xưa cưỡi hạc đã xa bay
Hoàng Hạc lầu không vẫn chốn này
Mây trắng ngàn năm lơ lững mãi,
Hạc vàng một tếch khuất trùng ngay,
Hán Dương sông tạnh cây phô sắc,
Anh Vũ cồn xa cỏ mọc dạy
Chiều muộn quê nhà đâu khuất bóng?
Trên sông khói sóng gợi buồn thay.
(Bản dịch của Nguyễn Quảng Tuân)
12.
Lầu Hoàng Hạc
Cưỡi hạc người xưa đi đ lu,
Cịn đây Hoàng-hạc chỉ trơ lầu.
Hạc vàng biền-biệt từ xưa ấy,
Mây trắng lững-lờ đến mi sau.
Sông tạnh Hán-dương cây lắng bóng,
Bi thơm Anh-vũ cỏ tươi màu.
Chiều hôm quê cũ nơi nào nhỉ?
(Bản dịch của Nguyễn Khuê)
13.
Hạc vàng người trước cưỡi đi rồi
Lầu trống còn tên Hoàng hạc thôi
Một thuở hạc vàng không trở lại
Nghìn năm mây trắng vẫn đang trôi
Hán Dương cây đứng soi sông sáng
Anh Vũ cỏ non biếc bãi bồi
Chiều tối quê hương nhìn chẳng thấy
Trên sông khói sóng dạ bồi hồi
(Bản dịch của Nguyễn Huệ Chi)
14.
Người xưa cưỡi hạc vàng hút bóng
Chốn cũ trơ vơ gác Hạc vàng
Một tếch hạc vàng thôi trở cánh
Ngàn năm mây trắng mãi lang thang
Hán Dương sông tạnh cây mồn một
Anh Vũ bờ xanh cỏ ngút ngàn
Chiều tối quê nhà đâu ấy nhỉ
Sông mờ khói sóng buồn mênh mang.
(Bản dịch của Thiên Nhất Phương)
15.
LẦU HOÀNG HẠC
Người xưa cưỡi hạc đã đi đâu?
Hoàng hạc còn đây một bóng lầu!
Hạc vàng một đi không trở lại,
Lững trôi mây trắng tự ngàn thâu.
Hán Dương sông tạnh, cây xanh thắm,
Anh Vũ bãi sông, cỏ đượm màu.
Xế bóng, trông vời đâu cố lý?
Trên sông, khói sóng gợi cơn sầu!
Thế Đại NGUYỄN THÁI ĐỆ dịch
Theo thể lục bát:
16.
Người đi với hạc bao giờ
Vắng tênh lầu hạc bây giờ còn đây
Hạc vàng một tếch cùng ai
Trời cao mây trắng bay hoài ngàn năm
Hán Dương cây nước in ngần
Bãi xa Anh Vũ ngút tầm cỏ xanh
Hoàng hôn đâu bóng quê mình
Khói mờ sóng động lòng mênh mông buồn.
(Bản dịch của Thiên Nhất Phương)
17.
Bóng hạc đưa người khuất chân mây,
Duy Hoàng Hạc Lâu vẫn chốn này
Hạc vàng vổ cánh quên nhân thế
Mây trắng muôn đời vẫn bay bay
Hán Dương sông lạnh cây soi bóng
Anh Vũ đôi bờ cỏ xanh tươi
Chiều tà đâu bóng làng quê cũ?
Mờ sương khói sóng chạnh lòng thay!
(Bản dịch Khuyết danh)
18.
Người xưa cưỡi hạc vàng đi mất
Lầu Hạc vàng trơ đứng chỗ này
Hạc vàng một đi không trở lại
Mây trắng ngàn năm vơ vẩn bay
San sát bóng sông cây Hán đó
Dầu dầu ngọn cỏ bãi Anh đây
Quê nhà trời tối nào đâu nhỉ
Sóng khói tuôn sầu nhớ chẳng khuây
(Bản dịch Khuyết danh)
19.
Sông chiều khói tỏa giăng mờ
Quê hương khuất bóng bơ vơ một mình
Bãi xa Anh Vũ xinh xinh
Hán Dương sông lặng soi hình cỏ cy
Ngang trời mây trắng bay bay
Hạc vàng đi mất tự ngày xa xưa
Lầu Hồng Hạc dãi nắng mưa
Bên sông mãi đợi người chưa thấy về!
(Bản dịch của P.L.)
20.
Người xưa cởi hạc bay đi vắng
Hoàng Hạc còn đây một trống lầu!
Hạc vàng như đã đi đâu?
Mà đây mây trắng gợi sầu trên không
Hán Dương, sông vắng chi nắng tắt
Anh Vũ xanh xanh bờ cỏ liền
Ngày chết quê hương xa trong mắt
[ngày chết trăng lên quê chiều đâu]
Khói sóng trên sông gợi nỗi niềm
(Bản dịch của Song Phung)
21.
Home Longings
Here a mortal once sailed up to Heaven on a crane,
And the Yellow-Crane Kiosque will for ever remain;
But the bird flew away and will come back no morẹ
Though the white clouds are there as the white clouds of yorẹ
Away to the east lie fair forests of trees,
From the flowers on the west comes a scent-laden breeze,
Yet my eyes daily turn to their far-away home,
Beyond the broad River, its waves, and its foam.
(Bản dịch của H. A. Giles - Chinese poetry in English verse, London, 1898)
22.
Le Pavillon de la Grue Jaune
Monté sur une grue jaune, jadis, un homme s'en alla pour toujours;
Il ne resta ici que le Pavillon de la Grue Jaunẹ
La grue jaune, une fois partie, n'est jamais revenue;
Depuis mille ans les nuages blancs flottent au ciel, ả perte de vuẹ
Par temps clair, sur le Fleuve, on distingue les arbres de Han Yang;
Sur l'Ile des Perroquets, les herbes parfumắes forment d'ắpais massifs.
Voici le soir qui tombẹ OÔ donc est mon pays natal?
Que la brume et les vagues sont tristes sur le Fleuve!
(Bản dịch của P. Demiéville - Anthologie de la poésie chinoise classique, Gallimard, Paris, 1962)
23.
Der Turm zum Gelben Kranich
Auf seinem gelben Kranich flog der Weise vorseiten fort.
Der Turm zum gelben Kranich blieb allein am leeren Ort.
Und ist der Kranich einmal fortgeflogen, bleibt er uns weit.
Die Wolken aber fluten still dahin in Ewigkeit.
Dort Ăberm Strom, ganz klar, sieht man die Bầume von Han-yang blĂhn;
Und auf dem Papageiensand der Graser duftendes Graen.
Die Sonne sinkt hinab. Sag mir, wo liegt der Heimat Erde?
Das Nebelwogen auf dem Strome macht, daỸ ich beklommen werdẹ
(Bản dịch của G. Debon - Lyrik des Ostens: China, Manchen, 1962)
Chú thích:
Lầu Hoàng hạc thuộc huyện Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Có bản ghi “Tình Xuyên” là tên cái gác, nhưng thấy “cái gác” không đối chỉnh với “cỏ thơm” (phương thảo) nên chọn “tình xuyên” là “nắng chiếu” thích hợp hơn. “Anh Vũ” là tên loài chim vẹt thường sống ở bãi cồn đó.
II.
HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG
Lý Bạch (Lǐ Bái)
Cố nhân tây từ Hoàng hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(Bạn cũ dời chân Hoàng Hạc lâu từ phía tây
Tháng ba hoa khói, xuống Dương châu
Bóng buồm xa dần trong trời biếc vô tận
Chỉ thấy Trường giang vẫn chảy mau tới cuối trời).
Dịch thơ:
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
(Ngô Tất Tố dịch)
Chú thích: quận Quảng Lăng (còn gọi Dương Châu, Giang Châu) nay là huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô.
Lời bàn
Một kiệt tác của tình bạn thơ Lý Bạch - Mạnh Hạo Nhiên.
Tưởng tượng cảnh người đưa tiễn ở trong tư thế dáng điệu như thế nào. Hình ảnh “viễn ảnh bích không tận” và “Trường Giang thiên tế lưu” có ngụ ý xã hội đương thời chứ không phải chỉ là cảnh thiên nhiên mênh mang rợn ngợp. Không bao giờ oán trách trời đất vô tình, nhà thơ chỉ mựơn cảnh để nói thời cuộc.
HOÀNG HẠC LÂU VĂN ĐỊCH
Nhất vi thiên khách khứ Trường Sa
Tây vọng Tràng An bất kiến gia
Hoàng hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang thành ngũ nguyệt “Lạc mai hoa”
Nghe thổi sáo ở lầu Hoàng hạc
Một lần làm khách đi đày đến Trường Sa
Nhìn về phía Tây thành Tràng An chẳng thấy nhà
Trong lầu Hoàng Hạc nghe tiếng sáo ngọc
Thành Giang hạ tháng Năm nghe khúc nhạc “Hoa mai rụng”
dịch thơ:
Trường Sa đất biếm làm thân khách
Ngảnh lại Trường An chẳng thấy nhà
Hoàng hạc lầu cao nghe sáo ngọc
Thành Giang nghe khúc “Lạc mai hoa”
(Ngô Văn Phú)
Chú thích
Trường An là thủ đô thời nhà Đường, nay thuộc tỉnh Thiểm Tây - một cố đô nổi tiếng thời thịnh trị, một cố đô văn hoá của Trung Hoa. Sáo ngọc là cây sáo làm bằng loại đá quí (ngọc). Nhà văn Tào Tuyết Cần (tác giả Hồng Lâu Mộng) từng cho rằng Lý Bạch chịu ảnh hưởng của Thôi Hiệu khi viết bài thơ này. Giai thoại kể rằng khi đến chơi lầu Hoàng Hạc, Lý Bạch lấy bút định làm thơ, ngẩng lên định viết thì nhìn thấy bài Hoàng Hạc lâu. Đọc xong Lý thở dài buông bút không viết nữa. Sau đấy Lý viết bài thơ tả lại cảm xúc trên, thế là cũng thành một bài thơ.
Lý Bạch rất biết thẩm định thơ của bạn hữu, và không ngại nói ra sự khâm phục của mình. Lý tài hoa mà lại khiêm tốn biết chừng nào! Thiên hạ yêu quí mến phục Lý Bạch còn vì điểm ấy nữa. Ai bảo “văn nhân tương khinh”! Nhìn chung, bài thơ này dễ hiểu, dung dị. Hoa mai rụng là hình ảnh tượng trưng số phận tàn lụi, sự mất mát...
Đề tài liên hệ:
- Hoàng Hạc lâu: click vào đây
* * *
Xem trang Thơ (Cổ văn): click vào đây
Về trang chính: www.nuiansongtra.net