Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 08, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
11/9 CỦA NGƯỜI PHÁP
BAN ĐIỀU HÀNH


(THE FRENCH 9/11)
By Dominique Moisi
Project Syndicate
Jan. 9, 2015


 

     Hình một số báo của Tạp chí Charlie Hebdo


“11/9 của nước Pháp”. Ngay sau vụ thảm sát tại trụ sở của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo, trên toàn nước Pháp, người ta đã so sánh nó với vụ tấn công của Al Qaeda nhằm vào Hoa Kỳ năm 2011. Quả thật, vụ tấn công hôm mùng 7 tháng 1 là vụ thảm sát đẫm máu nhất mà người Pháp biết đến kể từ khi Chiến tranh Algeria kết thúc năm 1962. Nhưng sự tương đồng chính xác đến đâu?

Thoạt nhìn, sự so sánh trên có vẻ gượng gạo và xa vời. 12 người bị sát hại tại Paris, trong khi có gần 3.000 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào New York và Washington, D.C.. Những kẻ tấn công sử dụng súng AK, không phải máy bay. Và, không như những kẻ tấn công trong vụ 11/9, tất cả đều là công dân của chính quốc gia mà chúng tấn công. Đó là lý do tại sao vụ tấn công ở Paris năm 2015 có vẻ như là sự kết hợp của hai vụ tấn công khác: vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London năm 2005 (những kẻ khủng bố đều là công dân của nước này) và Cuộc tấn công Mumbai 2008 (những kẻ khủng bố sử dụng vũ khí hạng nhẹ và nhắm đến mục tiêu cá nhân).

Cho dù có nhiều khác biệt lớn, các cuộc tấn công ở Paris và New York đều có cùng bản chất. Cả hai thành phố đều là hiện thân của một giấc mơ phổ quát tương đồng. Cả hai đều là những ẩn dụ cho ánh sáng và tự do. Cả hai đều thuộc về thế giới, không chỉ cho các nước của riêng mình.

Hơn nữa, trong cả hai trường hợp, các mục tiêu mà những kẻ khủng bố lựa chọn đều mang tính biểu tượng cao. Ở New York, Tòa tháp đôi thể hiện tham vọng và thành tựu của tư bản chủ nghĩa. Ở Paris, Charlie Hebdo đại diện cho tinh thần của tự do dân chủ: khả năng viết, vẽ, và công bố bất cứ điều gì – thậm chí cả những hành động khiêu khích cực đoan (và đôi khi thô tục). Có một ấn tượng mạnh mẽ ở Paris cũng như ở New York rằng mục tiêu thực sự chính là bản thân nền văn minh phương Tây.

Như hầu hết người Pháp, ghê tởm các cuộc tấn công và cảm thông với các nạn nhân, tôi cũng tuyên bố, Je suis Charlie [Tôi là Charlie] – một cụm từ nhắc chúng ta nhớ lại những lời tuyên bố của báo Le Monde ngay sau vụ 11/9: Nous sommes tous Américains [Chúng ta đều là người Mỹ].

Nhưng phải thừa nhận rằng tôi đã không luôn cảm thấy thế. Năm 2005, tôi đã dè dặt trước quyết định xuất bản một loạt các bức tranh biếm họa Nhà tiên tri Muhammad của tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten – và trước lựa chọn tái bản chúng của Charlie Hebdo vào năm sau đó. Lúc ấy, tôi cảm thấy đó là sự khiêu khích nguy hiểm và không cần thiết, và do đó là vô trách nhiệm về mặt chính trị. Đừng nghịch diêm bên ống dẫn ga hay cạnh bó thuốc nổ.

Kỷ nguyên của chúng ta có thể còn sùng tín hơn cả thế kỷ 18 đã từng. Viện dẫn Voltaire là một nhẽ, khi ấy tôi nghĩ, nhưng hành động có trách nhiệm có thể sẽ kiềm chế được việc xúc phạm tới những gì là thiêng liêng nhất đối với người khác, cho dù đó là Chúa Kitô, Muhammad, hay là Shoah.

Hôm nay, do tính chất của các cuộc tấn công, tôi đã gạt những dè dặt đó lại phía sau, cho dù tôi cưỡng lại sự cám dỗ thần thánh hóa ký ức của các nạn nhân, như nhiều người Pháp đang làm. Tại Pháp, laïcité, bị dịch sai sang tiếng Anh là “secularism” [chủ nghĩa thế tục], tương đương với một tôn giáo – một tôn giáo của nền Cộng hòa. Đối với những hoạ sĩ của Charlie Hebdo, tôn giáo chỉ là một ý thức hệ, và họ đã nhắm vào cả ba tôn giáo độc thần lớn (cho dù có thể nhấn mạnh về Hồi giáo, có lẽ do nó bộc lộ nhiều mặt cực đoan hơn).

Cho đến nay, một bầu không khí đoàn kết dân tộc đang bao phủ toàn nước Pháp, cũng như nó đã từng ở Mỹ ngay sau vụ khủng bố hôm 9/11. Hẳn nhiên là phải thế, bởi đoàn kết là tối quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố, những kẻ ưu tiên tạo nên sự chia rẽ, kích động đối đầu, và coi nhẹ phái ôn hòa. Thật vậy, ngay cả Marine Le Pen, lãnh đạo Đảng cực hữu Mặt trận quốc gia, ban đầu cũng cảnh báo sự nguy hiểm của những phản ứng dữ dội chống Hồi giáo, cho rằng một vài thanh niên trẻ lạc lối không thể đại diện cho đa số người Pháp theo Hồi giáo.

Nhưng đoàn kết dân tộc sẽ chiếm ưu thế trong bao lâu? Các vết sẹo của chủ nghĩa thực dân ở Pháp vẫn còn tươi mới hơn ở bất cứ nơi nào khác trên châu Âu; đất nước này có cộng đồng người Hồi giáo thiểu số lớn nhất châu Âu; và, với phe ôn hòa dường như đặc biệt yếu kém và chia rẽ, phe cực hữu đang đứng đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Những thành phần này có thể tạo nên một công thức cho thảm họa. Hiện tại, Le Pen có vẻ đã quay lại đúng bản chất. “Đoàn kết dân tộc là một thủ đoạn chính trị đáng thương,” bà phàn nàn sau khi không được mời đến một cuộc biểu tình ngay sau vụ tấn công. Nhưng nếu các nhà lãnh đạo cực hữu là người cầm lái, vụ tấn công ngày mùng 7 tháng 1 có thể sẽ thúc đẩy một cảm giác mới về mục đích chung và sự hồi sinh chính trị.

Người Pháp chúng ta phải đối mặt với vụ tấn công khủng bố này như cách người Mỹ đã làm sau vụ 11/9: chắc chắn và rõ ràng, nhưng phải có trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là trên hết, chúng ta phải tránh hành động như Mỹ từng làm năm 2003, khi Tổng thống George W. Bush mở rộng “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” tới Iraq. Nhiệm vụ của Pháp hiện nay là duy trì các giá trị đã khiến nó trở thành mục tiêu của khủng bố.

Dominique Moisi
Nguyễn Huy Hoàng
dịch

Dominique Moisi, Giáo sư Học viện Chính trị Paris (Sciences Po), là Cố vấn cao cấp của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) và là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hoàng gia London (King’s College London). Ông là tác giả cuốn The Geopolitics of Emotion: How Cultures of Fear, Humiliation, and Hope are Reshaping the World.

THE FRENCH 9/11
By Dominique Moisi
Project Syndicate
Jan. 9, 2015


PARIS – “France’s 9/11.” In the immediate aftermath of the massacre at the satirical magazine Charlie Hebdo, the comparison with Al Qaeda’s 2001 attack on the United States has taken hold across France. Indeed, the January 7 attack was the most murderous France has known since the end of the Algerian War in 1962. But how accurate is the analogy?

At first blush, the comparison seems artificial and far-fetched. Twelve people died in Paris, whereas nearly 3,000 were killed in the attacks on New York and Washington, DC. The attackers used Kalashnikovs, not hijacked planes. And, unlike the 9/11 attackers, they were all citizens of the country they were attacking. That is why the attack in Paris 2015 looks more like a combination of two other attacks: the London Underground bombing in 2005 (the terrorists were all national citizens) and the plot executed in Mumbai in 2008 (the terrorists used small arms and targeted people individually).

Yet, despite the major differences, the attacks in Paris and in New York share the same essence. Both cities incarnate a similar universal dream. Both are metaphors for light and freedom. Both belong to the world, not only to their respective countries.

Moreover, in both cases, the targets chosen by the terrorists were highly symbolic. In New York, the Twin Towers embodied capitalist ambition and achievement. In Paris, Charlie Hebdo has given form to the spirit of democratic freedom: the ability to write, draw, and publish anything – even extreme (and at times vulgar) provocations. There is a strong sense in Paris, as there was in New York, that the real target was Western civilization itself.

Like most Frenchmen, I say, out of disgust for the attack and empathy for the victims, Je suis Charlie – a phrase that recalls the newspaper Le Monde’s declaration, immediately after 9/11: Nous sommes tous Américains.

But I must admit that I did not always feel that way. In 2005, I had reservations about the decision by the Danish newspaper Jyllands-Posten to publish a series of caricatures of the Prophet Muhammad – and about Charlie Hebdo’s choice to reproduce the cartoons the following year. At the time, I felt that it was a dangerous and unnecessary – and thus politically irresponsible – provocation. One does not play with matches next to a gas pipeline or a bundle of dynamite.

Our era is probably much more religious than the eighteenth century ever was. To invoke Voltaire is one thing, I thought at the time, but to act responsibly may presuppose refraining from insulting what is most sacred to others, whether it be Christ, Muhammad, or the Shoah.

Today, given the nature of the attack, I leave those reservations behind, though I resist the temptation to sacralize the victims’ memories, as so many Frenchmen are doing. In France, laïcité, wrongly translated in English as “secularism,” is the equivalent of a religion – the religion of the Republic. For the cartoonists of Charlie Hebdo, religion was just another ideology, and they took aim at all three major monotheistic faiths (though perhaps with a greater emphasis on Islam, probably owing to its more visible fundamentalist face).

So far, a climate of national unity is prevailing in France, just as it did in America immediately after 9/11. And that is as it should be, for unity is crucial to countering terrorists, whose priority is to create division, incite confrontation, and marginalize moderates. Indeed, even Marine Le Pen, the leader of the far-right National Front, initially warned against the dangers of an anti-Muslim backlash, stating that a few lost young men were in no way representative of the majority of French Muslims.

But how long will national unity prevail? The scars of colonialism are fresher in France than anywhere else in Europe; the country has Europe’s largest Muslim minority; and, with moderates seeming particularly weak and divided, the extreme right is cresting in opinion polls.

These ingredients could constitute a recipe for disaster. Already, Le Pen appears to be reverting to form. “National unity is a pathetic political maneuver,” she complained, after she was not invited to a rally the day after the attack. But, if the right leaders are at the helm, the January 7 attack could spur a renewed sense of collective purpose and political revival.

View comment on this paragraphWe French must face this terrorist attack the same way the Americans did after 9/11: firmly and clearly, but also with responsibility. That means, above all, that we must avoid becoming like America in 2003, when President George W. Bush extended the “global war on terror” to Iraq. France’s task now is to uphold the values that have made it a target.

Dominique Moisi



Dominique Moïsi (born 21 October 1946) is a French political scientist and writer. He was a co-founder and is a senior advisor of the Paris-based Institut Français des Relations Internationales (IFRI), Pierre Keller Visiting Professor at Harvard University, and the chairholder for Geopolitics at the College of Europe, the oldest educational institution in European affairs, in Natolin. Moïsi regularly contributes op-ed articles and essays to the Financial Times, Foreign Affairs, the Project Syndicate as well as Die Welt and Der Standard.
Moïsi is married to the historian and writer Diana Pinto. The couple has two sons.
His father Jules Moïsi was an Auschwitz survivor. Dominique Moïsi studied Political science at the Sorbonne and at Harvard University. He was research assistant to Raymond Aron and taught at the École nationale d'administration (ENA), the École des Hautes Études en Sciences Sociales, and the Institut d’Études Politiques de Paris. He was editor in chief of Politique étrangère.
After the fall of the Berlin Wall in 1989, he aroused attention as one of the first French commentators to welcome the conceivable end of Germany's division as an opportunity for Europe. Many years later Moïsi explained his position by pointing to his father whose fate as an Auschwitz survivor had made him "fall in love with Europe". Like Simone Veil Jules Moïsi believed that the unification of Europe was the best way of overcoming the "tragedy of the past". During the 1990s Timothy Garton Ash, Michael Mertes and Dominique Moïsi wrote several "trilateral" (British-German-French) pleas in favour of a combined eastward entlargement and institutional modernisation of the EU.
Moïsi is a member of the International Advisory Council of the Moscow School of Political Studies[7] and of the European Council on Foreign Relations. In 2008, he published La géopolitique de l’émotion: Comment les cultures de peur, d’humiliation et d’espoir façonnent le monde (English translation 2009).
He is the author of The Geopolitics of Emotion: How Cultures of Fear, Humiliation, and Hope are Reshaping the World.

* * *

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh