Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 01, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
NHỮNG BẤT NGỜ TRÊN ĐƯỜNG CHỌN LÃNH ĐẠO KẾ VỊ
Webmaster


(Vietnam: Open Secrets on the Road to Succession)
By Jonathan London
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

January 20, 2015 

 


Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam.
Source: Peter Nguyen’s flickr photostream,

used under a creative commons license.


Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thường không minh bạch vừa có một màn công khai rầm rộ bằng hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Trung ương Đảng mới kết thúc. Ván bài này cược cao thắng lớn và có nhiều ý nghĩa đối với không chỉ sự phát triển của Việt Nam mà cả triển vọng chiến lược của cả khu vực. Vậy thực hư ra sao?

Hấp dẫn nhất là vấn đề chọn lãnh đạo kế vị và kèm theo đó là chuyện tranh giành quyền lực. Năm 2016 Đảng Cộng sản sẽ tổ chức đại hội 12 và trước đại hội đó, đảng phải chọn lứa lãnh đạo mới. Nhiều ủy viên của Bộ Chính trị gồm 16 người của Việt Nam sẽ đến tuổi về hưu. Sau đại hội 12, bốn vị trí cao nhất trong nền chính trị Việt Nam – tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, và chủ tịch quốc hội – sẽ do những người mới nắm giữ. Những nhân vật nào và liên minh nào sẽ thắng và theo tổ hợp nào là vấn đề được quan tâm.

Như ở hầu hết các nhà nước độc đảng, hoạt động chính trị chọn nhân sự kế vị ở Việt Nam tất yếu sẽ diễn ra ở hậu trường. Bằng chứng về những gì thực sự đang diễn ra được che giấu một cách có hệ thống. Chính việc hiện nay Việt Nam đi chệch khỏi khuôn mẫu này đã khiến giới quan sát lưu ý. Thực vậy, diễn biến của các sự kiện hiện nay đang vén bức màn phơi bày hoạt động chính trị chóp bu ở Việt Nam mà xưa nay chưa có tiền lệ. Có nhiều bất ngờ đã xảy ra.

Bất ngờ thứ nhất xuất phát từ quy trình và các kết quả được cho là đã đạt được nhưng không kiểm chứng được của một vòng lấy phiếu tín nhiệm khác thường và bí mật trên danh nghĩa, trong đó 197 ủy viên Trung ương xếp hạng các ủy viên Bộ Chính trị theo mức độ tín nhiệm đối với thành tích của các ủy viên. Việc Bộ Chính trị chịu để cho Trung ương Đảng, vốn có vai trò giám sát chính thức đối với Bộ Chính trị, lấy phiếu tín nhiệm nhắc cho ta nhớ rằng, về chuyện chính trị, đảng cộng sản Việt Nam đã làm theo cách riêng của mình. Trung Quốc thì không như vậy.

Cuộc lấy phiếu tín nhiệm trì hoãn lâu nay đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất để chỉ tên điểm mặt phê bình hành vi xấu trong Bộ Chính trị. Nên nhớ là vào năm 2012, Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên Bộ Chính trị tìm cách trừng trị một ủy viên Bộ Chính trị không được nêu tên (được nhiều giới cho là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) nhưng bất thành khi Trung ương Đảng không chấp thuận, mà thay vì thế bắt buộc toàn thể Bộ Chính trị tự phê bình các khuyết điểm tập thể của mình. Việc lấy phiếu tín nhiệm dường như là một cách khác để kỷ luật những ủy viên có thành tích kém cỏi, dù tiến hành trong cảnh cửa chốt then cài.

Bất ngờ thứ nhì: Thay vì được lặng lẽ trôi qua như một “công việc nội bộ”, việc lấy phiếu tín nhiệm đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là vì thời điểm bỏ phiếu. Do lứa lãnh đạo năm 2016 sẽ rất có thể chỉ gồm toàn các ủy viên Bộ Chính trị, cuộc lấy phiếu tín nhiệm – dù có ý định là hoàn toàn bí mật – đã được xem là hàn thử biểu về các thế lực chính trị mạnh yếu, chưa biết đúng sai ra sao, trước đại hội đảng.

Dù phần lớn người dân Việt Nam không theo dõi sát sao hoạt động chính trị của đảng, trong những năm gần đây Việt Nam đã phát triển một văn hóa chính trị ngày càng năng động, nhờ sự truyền bá nhanh chóng của Internet và những cơ hội mà Internet mang lại người dân Việt Nam đọc và bình luận về hầu như bất cứ chuyện gì khiến họ quan tâm, trong đó có chính trị.

Điều này dẫn đến một diễn biến lý thú thứ ba, đó là sự xuất hiện của trang mạng Chân dung Quyền lực bí ẩn và có lượng truy cập rất lớn. Trong vài tuần qua, trang mạng này đã đăng những câu chuyện động trời nhưng dường như trích dẫn tư liệu đầy đủ về chuyện xấu xa được cho là của nhiều ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có ít nhất hai ủy viên được xem có thể đương nhiên nắm chức vụ lãnh đạo vào năm 2016. Sự xuất hiện của trang mạng này và việc trang mạng này khiến thiên hạ bàn tán xôn xao rõ ràng đã có tác động, và khiến chính phủ kêu gọi tránh xa nó.

Tuy có người xem Chân dung Quyền lực là một “chiến dịch bôi nhọ”, trang mạng này nhằm mục đích theo dõi tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm. Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của trang này là cách tường thuật dường như dựa trên bằng chứng. Ở một nước mà báo chí hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của giới quyền lực chóp bu, một trang mạng kiểu này có những tác động kinh thiên động địa. Người dân Việt Nam chắc chắn đang để ý. Ví dụ ai mà biết được người nhà của một ủy viên Bộ Chính trị có chủ trương bảo thủ và ứng cử viên cho một vị trí lãnh đạo hàng đầu lại dường như sở hữu hai ngôi nhà ở miền Nam California? Sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm, trang này đăng những cáo buộc và bằng chứng cho rằng một bộ trưởng chủ chốt – người cũng đã được nhắc đến như một ứng cử viên cho một chức vụ cao cấp – cùng với gia đình ông đã tích lũy cơ ngơi tài sản bằng những cách mờ ám. Vẫn chưa biết những cáo buộc này có căn cứ xác đáng hay không.

Kết cuộc đáng chú ý và có phần oái ăm cuối cùng của Hội nghị Trung ương 10 chính là những kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Được biết chẳng ai khác hơn chính Nguyễn Tấn Dũng nhận được số phiếu cao nhất. Ngược lại, nhiều ứng cử viên khác, trong đó có hai người được đề cập trên trang Chân dung Quyền lực trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm, xếp gần chót bảng.

Trong số bốn lãnh đạo cao cấp nhất hiện nay của Việt Nam, chỉ có Nguyễn Tấn Dũng đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo sau năm 2016. Sau Nguyễn Tấn Dũng và loại trừ vị bộ trưởng gần đây bị cáo buộc là đã tích lũy tài sản bất chính, hai ủy viên Bộ Chính trị có số phiếu tín nhiệm cao nhất và cũng đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo sau năm 2016 đều là đồng minh của Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả những điều này cho thấy chính trị ở Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho thủ tướng.

Trong 85 năm tồn tại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm cách tiến hành các đợt chọn lựa nhân sự lãnh đạo kế vị dựa trên các nguyên tắc một mặt là đồng thuận kín và một mặt là trung thành với đảng. Công thức này, vốn đã được xem tạo nên sức mạnh trong thời chiến, cũng đã bị nhiều người chỉ trích là tạo nên các lãnh đạo bất tài vô dụng, càng làm tăng các bế tắc chính trị, gây phương hại cho các nguyên tắc trọng nhân tài, và ngăn cản sự trỗi dậy của một giới lãnh đạo quyết đoán hơn. Phải chăng tình hình đã chín muồi để có thay đổi?

Tuy còn quá sớm nên chưa biết ai sẽ chiếm được các vị trí lãnh đạo cao nhất trong năm tới, hiện nay có vẻ như Nguyễn Tấn Dũng là người có cơ may cao nhất để trở thành tổng bí thư kế tiếp trong khi nhiều nhân vật cùng phe với Nguyễn Tấn Dũng dường như nhận được sự tín nhiệm tương đối cao của các đảng viên. Vì sao điều này có thể có ý nghĩa quan trọng?

Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn là một điều bí ẩn. Tuy có người nghi vấn sự thành thật của ông, ông vẫn là chính khách hùng biện nhất của Việt Nam và là tác giả của kế hoạch có chủ trương tự do nhất cho sự phát triển của Việt Nam, đó là bài phát biểu Năm Mới 2014 của ông. Ông nhiều lần tuyên bố rằng “dân chủ là tương lai”, không nao núng trước những trò gây hấn hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, và dường như rất thoải mái với ý tưởng bang giao mật thiết với Mỹ.

Tuy chúng ta không thể tiên liệu tương lai, những sự kiện gần đây cho thấy nền chính trị ở Việt Nam minh bạch hơn. Tuy không phải do chủ đích, điều này vẫn là một diễn biến quan trọng. Nó hé mở một góc bé xíu để ta nhìn vào chính trường ngày càng năng động của Việt Nam.

Jonathan London




Jonathan London là giáo sư và thành viên cơ hữu của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học City University of Hong Kong. Trong số các ấn phẩm của ông cóPolitics in Contemporary Vietnam [Chính trị ở Việt Nam đương đại] (2014 Palgrave Macmillan) và cuốn sách sắp xuất bản Routledge Handbook of Contemporary Vietnam [Sổ tay Routledge về Việt Nam đương đại].

Ghi chú: Bài gốc viết bằng tiếng Anh với nhan đề “Vietnam: Open Secrets on the Road to Succession” (Việt Nam: Những bí mật ai cũng biết trên đường chọn lãnh đạo kế vị). Bản dịch này được thực hiện theo yêu cầu của tác giả và đã đăng trên blog cá nhân của ông ngày 20/1/2015. Nhan đề bản tiếng Việt được tác giả (rất giỏi tiếng Việt và am hiểu Việt Nam) đề nghị đổi như trên.

Bài liên quan: Party People

Vietnam: Open Secrets on the Road to Succession
By Jonathan London

January 20, 2015



Ho Chi Minh City, Vietnam. Source: Peter Nguyen’s flickr

photostream, used under a creative commons license.


The normally opaque Central Committee of the Communist Party of Vietnam has made a public splash with its recently concluded 10th Central Committee plenum. The stakes are high and carry implications not only for Vietnam’s development but also for the strategic outlook of the entire region. So what exactly is going on?

The excitement centers on the issue of leadership succession and attendant struggles for power. In 2016 the Communist Party will hold its 12th party congress and before it does, it must choose a new crop of leaders. Several members of the country’s 16-member Politburo are scheduled to retire. After the congress, the top four positions in Vietnam’s politics – those of party general secretary, prime minister, state president, and chair of the national assembly – will have new occupants. Which individuals and coalitions will prevail and in what combination is the question at hand.

As in most one-party states, the politics of succession in Vietnam is meant to take place back stage. Evidence of what is actually occurring is systematically concealed. It is Vietnam’s present deviation from this pattern that has observers taking notice. Indeed, the manner in which events are playing out is lifting a curtain on Vietnam’s elite politics in a way that is without historical precedent. There have been several sets of surprises.

The first set has sprung from the process and alleged but non-verifiable outcomes of an unusual and nominally secretive round of confidence voting, in which 197 members of the Central Committee rated individual members of the Politburo according to their degree of confidence in members’ performance. That the Politburo would subject itself to a round of confidence voting by its formally supervisory Central Committee reminds us that, when it comes to politics, Vietnam’s party has cut its own cloth. China this is not.

The long-delayed confidence vote was proposed by party General Secretary Nguyen Phu Trong as a means of naming and shaming bad-behavior within the Politburo. Recall that in 2012, the bid by Trong and other Politburo members to penalize an unnamed Politburo member (widely assumed to be Prime Minister Nguyen Tan Dung) failed when the Central Committee refused to consent and instead required the entire Politburo to reflect on its collective shortcomings. Confidence voting appeared to offer an alternative means of disciplining poor-performers, albeit behind tightly closed doors.

The second surprise: Rather than being allowed to pass as “internal business” (công việc nội bộ) the confidence voting has drawn wide public interest, particularly given its timing. As the 2016 crop of leaders will most likely consist entirely of Politburo members, the confidence vote – though intended to be strictly secret – has rightly or wrongly been seen as a barometer on political fortunes ahead of the party congress.

Though most Vietnamese do not follow party politics closely, Vietnam has in recent years developed an increasingly dynamic political culture, thanks to the rapid spread of the internet and the opportunities it has presented Vietnamese to read about and comment about virtually anything that strikes them, including politics.

This leads to a third intriguing development, the appearance of mysterious and heavily visited website, Profiles in Power, which has within the past several weeks published scandalous but seemingly well-documented accounts of several Politburo members’ alleged bad-behavior, including at least two members who were regarded as likely shoe-ins for 2016. The appearance of the website and discussion it has sparked has clearly had an impact, and prompted government calls to steer clear of it.

While some have characterized Profiles in Power as a “smear campaign” the site aims to keep tabs on all sitting Politburo members. One of its most striking features is the seemingly evidence-based reporting it offers. In a country where the press is comprehensively subordinated to elite power, a website of this sort has seismic implications. Vietnamese are certainly taking note. Who knew, for example, that a twenty-something year-old child of a conservative Politburo member and candidate for a leading state post appears to own two homes in southern California? Subsequent to the confidence voting, the site published allegations and evidence suggesting that a key minister – who has also been mentioned as a candidate for a top post – has with his family also amassed properties by dubious means. Whether the allegations are well-grounded remains to be seen.

The final noteworthy and somewhat ironic outcome of the plenum concerns the results of the confidence voting itself. By all accounts it was none other than Dung himself who received the highest votes. By contrast, several other candidates, including two featured on the Profiles website prior to the vote, finished near the bottom.

Among Vietnam’s current top four leaders, only Dung is eligible to serve beyond 2016. After Dung and excluding the minister most recently alleged to have amassed ill-gotten properties, the two Politburo members with the highest confidence scores who are also eligible to serve after 2016 are Dung allies. All this suggests that politics in Vietnam are developing in the prime minister’s favor.

For the 85 years of its existence, the Communist Party of Vietnam has sought to manage its leadership successions according to principles of closed consensus on the one hand and faithfulness to the party on the other. This formula, which was seen as a source of strength during wartime, has also been variously criticized for generating stale leaders, reinforcing political stalemates, undermining principles of merit, and preventing the emergence of more decisive leadership. Are conditions ripe for change?

While it’s too soon to know who will gain top leadership posts next year, it now seems that Dung is the odds on favorite to become the next general secretary while several figures associated with Dung appear to enjoy relatively high confidence among their party peers. Why might this matter?

Dung remains something of an enigma. While some question his sincerity, he is nonetheless the country’s most eloquent statesman and author of the most liberal blueprint for Vietnam’s development, his 2014 New Year’s address. He has repeatedly announced that “democracy is the future,” has not flinched in the face of Beijing’s aggressive antics in the South China Sea, and appears very much at ease with the idea of close ties to the United States.

While we cannot know the future, recent events evidence greater transparency in Vietnam’s politics. Though not by design, this is nonetheless a significant development. It’s a pinhole view into Vietnam’s increasingly dynamic political scene.

Jonathan D. London



Dr. Jonathan D. London is a professor in the Department of Asian & International Studies and Core Member of the Southeast Asia Research Centre at the City University of Hong Kong. His publications include Politics in Contemporary Vietnam (2014 Palgrave Macmillan) and the forthcoming Routledge Handbook of Contemporary Vietnam.
(I am a professor in the Department of Asian and International Studies at the City University of Hong Kong, where I am also lead the MSc in Development Studies and am Core Member of CityU’s Southeast Asia Research Centre. On this site you’ll find a selection of my writings, information on my various pursuits, and links to two blogs. The first of these, simply titled blog, takes on matters of general interest, dwelling mostly in social, political, and economic themes. The second, Xin lỗi Ông, is in Vietnamese, and addresses social, political, and economic issues in, you guessed it, Viet Nam.
Jonathan D. London) 


* * *

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh