Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 24, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
THẾ LƯỠNG NAN CỦA HOÀNG ĐẾ TẬP CẬN BÌNH
Webmaster
Các bài liên quan:
    ĐIỂM YẾU CỦA TẬP CẬN BÌNH
    HOÀNG ĐẾ MỚI CỦA TRUNG HOA
    TẬP CẬN BÌNH SỢ ĐIỀU GÌ?
    5 CÂU HỎI & ĐÁP VỀ TẬP CẬN BÌNH
    CHÂN DUNG TẬP CẬN BÌNH (Born Red)
    TẬP CẬN BÌNH, NHÂN VẬT SỐ MỘT ĐANG VIẾT LẠI LUẬT CHƠI QUYỀN LỰC CỦA TRUNG CỘNG
    CHỦ TỊCH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA: TẬP CẬN BÌNH THẮT CHẶT QUYỀN KIỂM SOÁT
    TẬP CẬN BÌNH CÓ THỂ LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CỘNG SẢN CUỐI CÙNG Ở TRUNG HOA
    “GORBACHEV” TÀU ĐANG XÉ NÁT ĐẢNG CỘNG SẢN

 

(Emperor Xi’s Dilemma)

By Chris Patten

Trần Anh Hòa dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

Project Syndicate

Jan. 21-2015.

 

 

Tôi từng nói chuyện với một nữ học giả người Trung Quốc; cha mẹ bà trốn chạy khỏi quê hương vào những năm 1930 do kinh sợ trước sự tham lam và nạn tham nhũng lan tràn trong nước trước khi cuộc cách mạng cộng sản nổ ra. Họ trở về sau năm 1949, bỏ lại công việc an nhàn trong các trường đại học ở California để giúp xây dựng một Trung Quốc mới.

 

Cha của nữ học giả này đã phải chịu nhiều đau khổ trong các chiến dịch chống hữu khuynh trong những năm 1950 và trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa vào những năm 1960 và 1970, và chết trong nghèo khó sau một án tù. Nhưng mẹ của bà vẫn luôn trung thành với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà coi những khó nhọc của chồng như cái giá riêng để đổi lấy những thứ tốt hơn.

 

Thế nhưng trong những năm cuối đời, bà ngày một chán nản bởi làn sóng tham nhũng đang gia tăng. Bà ra đi với cảm giác rằng bà và chồng bà đã dành cả đời để hy sinh một cách vô ích. Tình trạng vô đạo đức độc hại của những năm 1930 đã quay trở lại.

 

Ngày nay, cuộc chiến chống tham nhũng đang tiêu tốn phần lớn năng lượng và sự quan tâm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – và đúng như vậy. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), một cơ quan giám sát chống tham nhũng, đã đưa Trung Quốc vào danh sách các nước tham nhũng nhất thế giới, đứng thứ 80, giữa Hy Lạp và Tunisia. Với hàng loạt câu chuyện về các quan chức chính phủ với những chiếc đồng hồ Rolex lấp lánh, lái xe Maserati, và quá quen thuộc với các thiên đường thuế ở nước ngoài, công chúng ngày càng mất lòng tin vào Đảng Cộng sản.

 

Vậy thì nhà lãnh đạo có quyền thế lớn nhất của Trung Quốc trong một thế hệ qua có đủ sức mạnh để ngăn chặn sự thối rữa hay không?

 

Sau cái chết của Mao Trạch Đông, người kế nhiệm ông là Đặng Tiểu Bình đã công nhận rằng chế độ độc tài cá nhân trị là quá nguy hiểm đối với Trung Quốc, vì nó đem đến cho đất nước những khía cạnh thái quá tồi tệ nhất của một nền chính thể chuyên chế thất thường. Do vậy, từ khi Đặng Tiểu Bình về hưu năm 1992 cho đến khi Tập Cận Bình được bầu lên đứng đầu đất nước cách đây 2 năm, quyền lãnh đạo Trung Quốc đều mang tính tập thể và đồng thuận. Chủ tịch Giang Trạch Dân và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào giống quan nhiếp chính hơn là hoàng đế.

 

Tuy nhiên, giờ đây thế cân bằng một lần nữa nghiêng về nền lãnh đạo “hoàng đế”, sau khi cảm nhận ngày một rõ về sự phân tán trong giới chóp bu của Đảng khiến nhiều người lo rằng các quyết định lớn – không chỉ những quyết định liên quan đến cải cách kinh tế – đã bị né tránh. Từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã nhanh chóng củng cố lại tất cả các đòn bẩy quyền lực chính, và gạt vị thủ tướng bù nhìn Lý Khắc Cường sang một bên.

 

Hơn nữa, vụ bắt giữ Bạc Hy Lai, một quan chức cấp cao bị nghi ngờ đang có âm mưu thâu tóm quyền lực, đã khiến nhiều đảng viên Đảng Cộng sản lo sợ. Họ còn sợ hãi hơn nữa sau vụ bắt giữ Chu Vĩnh Khang, dù là Bộ trưởng lâu năm của Bộ Công an Trung Quốc và là uỷ viên cấp cao của Bộ Chính trị nhưng vẫn đang bị giam giữ.

 

Sự thành công của chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình là rất quan trọng đối với tương lai của Trung Quốc. Đó là cách duy nhất để đảm bảo rằng chế độ trọng dụng nhân tài thắng thế so với chủ nghĩa thân quen – và từ đó chấm dứt tình trạng phân bổ sai tài nguyên trầm trọng của đất nước. Khi tín dụng bị chính trị hóa, các ưu tiên đầu tư sẽ nhanh chóng trở nên méo mó. Tệ hối lộ và mua quan bán tước càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

 

Tập Cận Bình là người mà Trung Quốc gọi là “Thái tử Đảng” [*], con trai của một nhà lãnh đạo Đảng và anh hùng quân đội. Ông cư xử với sự tự tin của giới quý tộc. Nhưng ngay cả ông cũng phải tuân theo quy tắc đầu tiên của trò chơi: Khi nào Đảng quyết định xong là ai tham nhũng thì mới được chỉ đích danh người đó.

 

Có thể gọi đó là chống tham nhũng mang bản sắc Trung Quốc: Lẽ ra phải thẳng thắn (dù nguy hiểm về mặt chính trị) yêu cầu quan chức phải kê khai các nguồn thu nhập của họ. Thay vào đó, giới lãnh đạo lại bắt giữ các nhà hoạt động, những người đã kêu gọi giới lãnh đạo làm chính việc đó.

 

Khi tạp chí Bloomberg và tờ New York Times công bố chi tiết về gia đình các nhà lãnh đạo Trung Quốc hàng đầu (kể cả của Tập Cận Bình), những người có nhiều tài sản và bổng lộc, cả hai đều bị tấn công chính thức một cách nghiêm trọng và bị buộc phải nhanh chóng thu hồi ấn bản của họ ở Trung Quốc. Một số người suy đoán rằng một trong những nguyên nhân của việc Tập Cận Bình chỉ định cựu Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn để lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng là vì ông Vương và vợ không có con – nghĩa là không có lũ con cháu tham lam có thể buộc ông phải chùn bước.

 

Rõ ràng Tập Cận Bình không có ý định thay đổi nền văn hóa chính trị của Trung Quốc, cho dù nó không có lợi cho các nhiệm vụ mà ông đã đặt ra. Minh bạch, đa nguyên, nhà nước pháp quyền, tự do báo chí, và trách nhiệm giải trình mang tính dân chủ là những bảo đảm tốt nhất cho sự trung thực trong đời sống công cộng – và là con đường chắc chắn nhất để đảm bảo bất kỳ loại hình cải cách kinh tế nào mà Tập Cận Bình muốn.

 

Trung Quốc đang ngày càng tìm cách theo đuổi sự thành công của mô hình phát triển thị trường kết hợp chủ nghĩa chuyên chế (markets‑and‑mandarins) của mình. Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại trong năm nay, nhà lãnh đạo hoàng đế của nó nhiều khả năng sẽ phát hiện ra rằng thực sự có một mối liên hệ giữa sự cởi mở của xã hội và tính bền vững trong thành công kinh tế của Trung Quốc.

 

Chris Patten

Trần Anh Hòa dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

 

 

Chris Patten, Thống đốc Anh cuối cùng của Hồng Kông và cựu ủy viên EU về đối ngoại, là Hiệu trưởng danh dự Đại học Oxford.

 

 

[*] Thái tử Đảng là danh xưng không chính thức mang sắc thái mỉa mai ở Trung Quốc, dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp con ông cháu cha, phần nào đó tương tự như cách gọi “hạt giống đỏ” ở Việt Nam. Tập Cận Bình là con trai cố Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, thế hệ lãnh đạo đầu của Trung Quốc – NHĐ.

 

Emperor Xi’s Dilemma

By Chris Patten

Project Syndicate

Jan. 21-2015.

 

 

LONDON – I once spoke with a Chinese academic whose parents had fled China during the 1930s, appalled by the greed and corruption rampant in the country before the communist revolution. They returned after 1949, leaving comfortable jobs in California universities to help build a new China.

 

The academic’s father suffered during the anti-rightist campaigns of the 1950s and the Cultural Revolution in the 1960s and 1970s, and died a broken man after a prison sentence. But her mother always remained faithful to the leadership of the Chinese Communist Party (CCP). She regarded her husband’s travails as a personal price paid for a greater good.

 

In her last years, however, the academic’s mother grew increasingly depressed by the rising tide of corruption. When she died, it was with the sense that she and her husband had offered a lifetime of sacrifice in vain. The poisonous immorality of the 1930s had returned.

 

Today, the fight against corruption is consuming a large share of Chinese President Xi Jinping’s energy and attention – and rightly so. The anti-corruption watchdog Transparency International lists China as the world’s 80th most corrupt country, between Greece and Tunisia. As story follows story of government officials flashing Rolex watches, driving Maseratis, and being overly familiar with overseas tax havens, public distrust of the CCP is growing.

 

So, does China’s most powerful leader in a generation have enough clout to stop the rot?

 

After the death of Mao Zedong, his successor, Deng Xiaoping, decided that one-man rule was too dangerous for China, because it exposed the country to the worst excesses of capricious tyranny. So, from Deng’s retirement in 1992 until Xi’s selection for the top job two years ago, China’s leadership was collective and consensual. Presidents Jiang Zemin and Hu Jintao were less emperors than primi inter pares.

 

Now, however, the pendulum has swung back toward “imperial” leadership, after a growing perception of drift at the top of the Party hierarchy led many to worry that big decisions – not least those regarding economic reforms – were being ducked. Since assuming his post, Xi has rapidly consolidated all of the main levers of power, elbowing aside his prime minister, the ineffectual Li Keqiang.

 

Moreover, many CCP members have been spooked by the arrest of Bo Xilai, a top official whom some suspected of plotting a power grab. And they have likely become even more frightened following the arrest of Zhou Yongkang, the longtime head of China’s security services and the highest-ranking member of the Politburo yet detained.

 

The success of Xi’s anti-corruption campaign is crucial for China’s future. It is the only way to ensure that merit trumps favoritism – and thus to end the country’s colossal misallocation of resources. When credit is politicized, investment priorities quickly become distorted. Bribery and the sale of jobs make matters worse.

 

Xi is what the Chinese call a “princeling,” the son of a Party leader and military hero. He behaves with aristocratic self-confidence. But even he has had to obey the first rule of the game: Don’t name the corrupt until the Party decides who they are.

 

Call it graft-busting with Chinese characteristics: It would have been straightforward (though politically hazardous) to insist that public officials declare their sources of income. Instead, the leadership has been arresting the activists who have called for it to do just that.

 

When Bloomberg and the New York Times published details about top leaders’ families (including Xi’s) who had their snouts deep in the trough, both came under severe official attack and were forced to curtail their China coverage rapidly. Some speculate that one reason Xi may have tapped former Vice Premier Wang Qishan to lead the fight against corruption is that he and his wife have no children – no grasping offspring to compromise his efforts.

 

Xi plainly has no intention of changing China’s political culture, even though it leans against the task that he has set out to accomplish. Transparency, pluralism, the rule of law, a free press, and democratic accountability are the best guarantees of honesty in public life – and the surest route to securing the sort of economic reforms that Xi wants.

 

China has increasingly sought to project the success of its markets-and-mandarins development model. But, as China’s economy slows this year, its imperial leader is likely to discover that there really is a link between a society’s openness and the sustainability of its economic success.

 

Chris Patten

 

 

Christopher Francis Patten, Baron Patten of Barnes CH PC (born 12 May 1944) is a British public servant. He is a former chairman of the BBC Trust and serves as Chancellor of the University of Oxford.

Patten began his career in the Conservative Party (UK), serving as Member of Parliament for Bath and joining the cabinet. As party chairman he orchestrated the Conservatives' unexpected fourth consecutive electoral victory in 1992 but lost his own seat in the House of Commons. He accepted a posting as the last Governor and Commander-in-Chief of Hong Kong, and oversaw its handover to the People's Republic of China in July 1997. As Governor and Commander-in-Chief, Patten presided over a steady rise in the living standards of Hong Kongers while encouraging a significant expansion of Hong Kong's social welfare system.

From 1999 to 2004 he served as one of the United Kingdom's two members of the European Commission. He returned to the UK and became Chancellor of the University of Oxford in 2003. He was made a life peer in 2005. On 7 April 2011 the Queen approved Patten's appointment as the Chairman of the BBC Trust, the governing body of the British Broadcasting Corporation. Patten held the position until his resignation on grounds of ill-health on 6 May 2014.

Patten is a Roman Catholic and oversaw Pope Benedict XVI's visit to the United Kingdom in September 2010. In 2010, The Tablet named him as one of Britain’s most influential Roman Catholics.

Early life

Chris Patten's father, Frank, a jazz-drummer turned popular-music publisher and his mother Joan sent him to a Catholic primary school, Our Lady of the Visitation, in Greenford, and later the independent St Benedict's School in Ealing, west London where he won an exhibition to study history at Balliol College, Oxford - the first member of his family to attend university.

After graduating in 1965, Patten worked for the campaign of then-Republican New York Mayor John Lindsay, where he reported on the television performance of rival William F. Buckley, Jr. He worked for the Conservative Party from 1966, first as desk officer and then director (from 1974 to 1979) of the Conservative Research Department.

 

* * *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Read related story: please click here

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh