Khi các chiến binh thánh chiến của Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm Mosul và quân đội Iraq rút chạy hồi tháng 6 năm ngoái, chúng trở thành tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Từ Syria và tây bắc Iraq, chúng nhanh chóng tràn xuống phía nam, suýt chiếm được thủ đô Baghdad. Chúng hành quyết tù nhân nam giới trong những video ghê rợn và bắt phụ nữ làm nô lệ. Các nhóm từ Nigeria tới Libya và Afghanistan thề trung thành với chúng. Những kẻ sùng bái chúng tấn công dân thường ở các thành phố phương Tây; hồi trung tuần tháng 3 ít nhất 19 người bị giết trong một cuộc tấn công du khách ở Tunisia (dù chưa biết thủ phạm là ai). Mối đe dọa IS đã kết nối những đồng minh bất đắc dĩ với nhau: ở Iraq, Mỹ hỗ trợ không lực trong khi Iran hậu thuẫn các lực lượng trên bộ.
IS khác với các nhóm thánh chiến khác trước đây, trong đó có al-Qaeda, tổ chức đã sinh ra nó. IS tàn bạo khác thường trong cách đối xử với kẻ thù và biết tuyên truyền điêu luyện khác thường. Nhưng điều khiến IS khác biệt nhất là tổ chức này tuyên bố đã phục hồi caliphate. Sự phục hồi nhà nước độc nhất để cai trị tất cả các tín đồ Hồi giáo (có từ thuở xa xưa nhất của Hồi giáo và bị nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại bãi bỏ vào năm 1924 sau sự sụp đổ của đế chế Ottoman) có mục đích nhằm xóa bỏ hàng chục năm bị cho là bị sỉ nhục bởi những kẻ ngoài cuộc và giới cai trị Ả Rập nắm quyền trong thời kỳ suy vong của các xã hội Ả Rập vốn thịnh vượng.
Lời hiệu triệu của caliphate đã khích động được những kẻ cuồng tín. Hàng ngàn người đã thực sự đổ xô đến gia nhập để chiến đấu cho và xây dựng thiên đường Hồi giáo ảo tưởng; đến cả các nữ sinh cũng từ bỏ gia đình và bạn bè ở Châu Âu. Tuy nhiên, ngay cả trong lúc IS vẫn tiến hành các cuộc tấn công khủng bố, tin tốt lành là những rạn nứt trong caliphate đang ngày càng lộ rõ. IS đang mất dần lãnh thổ, tài chính, và sự đồng tình của người dân đang được chúng cai trị.
Hiện trạng của IS
Nằm trong chiếc quan tài là thi thể của chiến binh trẻ mới nhất thiệt mạng ở tiền tuyến của cuộc chiến với IS. Nhưng chẳng mấy tín đồ tới đền thờ Lãnh tụ Hồi giáo Ali ở Najaf để ý. Ở một bên là những người phụ nữ than khóc tại điện thờ Ali, con rể của Đấng Tiên Tri Muhammad và là người đã trở thành caliph (Hồi vương) thứ tư. Cái chết của caliph này có thể được xem là sự khởi đầu sự chia rẽ giữa hai phe Hồi giáo Sunni và Shia. Ở bên kia là một nhóm những người hành hương từ Iran ngồi yên cầu nguyện. Bài thuyết giáo phát trên loa ầm ĩ đang bàn về hôn nhân, chứ không phải chiến tranh. Trong khuôn viên xung quanh đền thờ này, các gia đình tụ tập đông đúc và thức ăn thừa của các buổi dã ngoại vung vãi trên nền đất.
Mùa hè năm ngoái, người dân Najaf, ngay trung tâm của Hồi giáo Shia ở Iraq, sợ IS đến chết khiếp. Chiến binh IS từ các cứ điểm lẻ tẻ ở Syria và tây bắc Iraq tràn đến chiếm quyền kiểm soát phần lớn vùng Hồi giáo Sunni của đất nước. Chúng chỉ còn hơn chục cây số nữa là chiếm được thủ đô Baghdad và cũng đe dọa Erbil, thủ phủ của vùng tự trị của người Kurd ở phía bắc. Hồi tháng Sáu, IS tuyên bố tái thiết lập caliphate. Nhưng khác với caliphate của Ali, nhà nước Hồi giáo này có định nghĩa về người Hồi giáo mang tính loại trừ rất cao: không dành cho tín đồ Shia, và nhiều tín đồ Sunni cũng không đủ tiêu chuẩn.
Việc tuyên bố thiết lập caliphate trên lãnh thổ nằm giữa Iraq và Syria đóng vai trò trọng tâm trong mối đe dọa cụ thể của IS. Tuy cũng nhắm tới một caliphate, al-Qaeda xem đó là kết quả cuối cùng của việc thu phục tín đồ Hồi giáo đi theo đại nghĩa của mình; còn IS xem đó là điều, nếu áp đặt bằng vũ lực, sẽ thu hút tín đồ Hồi giáo tốt đi theo mình. Sự khác biệt về quan điểm này lý giải phần nào việc hai phong trào này chia tay nhau cách đây hai năm.
Đưa caliphate vào phạm trù hành động, chứ không phải là lời nói, bằng cách biến nó thành một nhà nước thực sự là một trong những điều khiến IS đặc biệt thành công trong việc chiêu binh từ nước ngoài. Địa điểm của caliphate này cũng hữu ích; Bilad al-Sham, như cách gọi vùng Levant (vùng Trung Cận Đông), có một vị trí đặc biệt trong trí tưởng tượng của người một lòng sùng đạo. Những lời tiên tri về ngày tận thế có liên quan tới Dabiq, một vùng ở miền bắc Syria nay do IS kiểm soát, và được dùng để đặt tên cho tạp chí tiếng Anh của IS.
Đánh chiếm lãnh thổ
Phiến quân thường quản lý các dịch vụ trên những lãnh thổ do chúng kiểm soát, nhưng hiếm có phiến quân nào tuyên bố lập nhà nước, và chắc chắn không trên quy mô như IS đang làm. Dân số hiện thuộc quyền kiểm soát của IS khoảng 8 triệu người.
Caliphate tạo vẻ trọng đại và một uy quyền nhất định, dù đại đa số người Hồi giáo không thừa nhận nó. Lãnh thổ cung cấp tài nguyên, Nhưng các nhu cầu của một nhà nước phải bành trướng khiến càng khó tiếp tục thành công. IS cần tiếp tục lớn mạnh vừa để gây ngân quỹ vừa vì caliphate phải trở nên phổ quát. Đồng thời, IS phải cai trị lãnh thổ do chúng chiếm giữ để chứng minh rằng chúng không chỉ là một đám khủng bố như mọi đám khác.
Có vẻ như IS đã đặt kỳ vọng quá cao. Kể từ tháng 8 năm ngoái, bước bành trướng của chúng đã khựng lại, và chúng đã bị đánh lùi trên phần lớn các vùng của Iraq. Chính vì vậy, ở Najaf và trong chừng mực nào đó là ở Baghdad, cuộc chiến chống IS không còn giống như một cuộc đấu tranh sinh tồn, mà giống như một cuộc chiến như mọi cuộc chiến khác. Nguồn thu mà IS sống dựa vào cũng đã bị giảm. Và có một số bằng chứng có tâm lý bất bình gia tăng bên trong lãnh thổ do chúng chiếm giữ, và trong chính các thành viên IS.
Liên minh chống IS do Mỹ tổ chức sau khi thủ tướng Iraq Nuri-al Maliki rời nhiệm sở vào tháng 8/2014 hiện nay có khoảng 60 nước tham gia; liên minh này thường thực hiện cả chục vụ oanh tạc mỗi ngày. Mỹ đã cấp vũ khí cho quân đội Iraq và lực lượng vũ trang của chính quyền tự trị của người Kurd; Mỹ đang huấn luyện binh lính Iraq và cho biết đang chuẩn bị huấn luyện cho một lực lượng nhỏ của những phiến quân chống IS ở Syria.
Tuy nhiên, tại hầu hết các vùng ở Iraq, phần lớn hoạt động chiến đấu đang do dân quân Shia được Iran hậu thuẫn thực hiện. Khi cuộc tấn công của IS ở cao trào, Đại Giáo chủ Ali al-Sistani, một trong những giáo sĩ hàng đầu của Hồi giáo Shia, ra một fatwa (phán quyết) kêu gọi nam tín đồ Shia gia nhập Hashid al-Shabi, một tổ chức chung của chủ yếu là các dân quân tình nguyện Shia. Có ít nhất 100.000 người đã đăng ký tham gia.
Iran đã cấp tiền và vũ khí cho Hashid al-Shabi; dù nhóm dân quân này trên danh nghĩa thuộc quyền của chính phủ Iraq, nói chung đây là một tổ chức của Iran. Iran cũng có nhiều ảnh hưởng đối với quân đội được Mỹ huấn luyện, đội quân đã rệu rã và bị xem là chia rẽ giáo phái dưới thời thủ tướng Maliki, và đã cử các cố vấn, trong đó có Qassem Suleimani, chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng tinh nhuệ của mình, sang giúp quân đội này. Được Tướng Suleimani tận tay giúp đỡ, Baghdad hiện nay được bảo vệ vững chắc, và máy bay có thể vào ra an toàn. Lệnh giới nghiêm 12 giờ đã được bãi bỏ, cho phép người dân Iraq nhẩn nha trên bờ sông Tigris để hút tẩu shisha vào sáng sớm. Các thương xá và quán cà phê đông đúc, tấp nập. Khung cảnh hiện nay thoải mái, dễ chịu hơn nhiều so với bất cứ thời điểm nào kể từ sau cuộc xâm lược do Mỹ đứng đầu vào năm 2003.
Quân đội Iraq và nhiều nhóm dân quân Shia đang chiến đấu trên năm mặt trận ở tỉnh Salaheddin về phía đông bắc của thủ đô và dường như sắp chiếm được thủ phủ Tikrit, dù bước tiến về thành phố này có vẻ bị chựng lại hôm 13/3. Quân đội cho biết đã yêu cầu Mỹ không kích.
Người Kurd đã giành lại tất cả những gì họ xem là của mình. Tiền tuyến của họ được hỗ trợ bằng không lực và được bảo vệ kiên cố. Một nhà ngoại giao nói: “Giống như Đệ nhất Thế chiến dọc theo biên giới cả ngàn cây số đó.” Thỉnh thoảng IS thực hiện các đợt tấn công thâm nhập chiến tuyến đó – có một cuộc tấn công dữ dội vào Kirkuk hồi tháng Giêng – nhưng chúng ít khi vào được hơn năm cây số trong lãnh thổ của người Kurd.
Tính chung, IS đã bị tước mất khoảng 13.000 cây số vuông đất đai, giảm khoảng một phần tư lãnh thổ mà chúng chiếm giữ lúc cao điểm. Giới chức Mỹ ước tính có khoảng 1.000 chiến binh thiệt mạng chỉ trong trận Kobane, một thị trấn của người Kurd trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ mà IS đã cố đánh chiếm trong nhiều tháng nhưng bất thành. Theo Hisham al-Hashimi, một nhà phân tích IS người Iraq ở Baghdad, 17 trong số 43 chỉ huy cao cấp nhất của IS đã bị hạ. Dù bị tổn thất nhiều, những người chiến đấu ở tiền tuyến nói rằng không có dấu hiệu cho thấy IS đang thiếu hụt nhân lực. Việc chiêu mộ chiến binh vẫn tiếp tục đáp ứng.
Nếu như áp lực quân sự chưa làm giảm đáng kể quân số chiến binh IS, nó đang có những tác động khác. Hussam Naji Sheneen Thaher al-Lami, một cựu thành viên IS hiện đang ở tù tại Baghdad, nói rằng IS sợ các cuộc không kích. Không kích khiến IS không thể dùng xe vận chuyển hàng tiếp liệu. Và cách chiến đấu của IS đang thay đổi. Saad Maan thuộc Bộ Nội vụ Iraq, nói: “Trước đây, chúng quyết thắng hoặc liều chết. Nay chúng đôi khi rút lui.
Naim al-Obeid thuộc Asaib Ahl al-Haq, một trong những nhóm dân quân Shia khét tiếng nhất Iraq, nói: “Chúng không chiến đấu với chúng tôi trên bộ. Thay vì thế, chúng cài bom tự chế và dùng những kẻ đánh bom tự sát.” Ông Maan nói rằng các lực lượng Iraq đã “bẻ gãy ý chí của IS”; những người khác thấy một cách phản ứng chiến thuật đối với tình hình mới.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Vai trò chủ đạo của các nhóm dân quân Shia là một vấn nạn trong việc giành lại lãnh thổ từ tay IS. Cư dân ở các vùng lãnh thổ chủ yếu của IS chủ yếu là người Sunni chống đối chính quyền quốc gia của họ do chế độ áp bức của tổng thống Bashar Assad ở Syria và sự thiên vị người Shia của thủ tướng Maliki ở Iraq. Họ chẳng mặn mà gì với người Shia có vũ trang. Vấn nạn này tới nay chưa đến nỗi không thể khắc phục, nhưng cho tới nay các chiến dịch chủ yếu diễn ra ở những nơi có người Shia và người Sunni xen lẫn nhau.
Dù nhóm Hashid al-Shabi cẩn thận không tự bộc lộ tính dân tộc chủ nghĩa – những quan tài ở Najaf được quấn bằng cờ màu đỏ, trắng và đen của Iraq chứ không phải cờ đen quấn các quan tài khác trong đền thờ – tổ chức này gần như chỉ toàn người Shia. Đối với nhiều dân quân, cuộc chiến đấu này rõ ràng có tính giáo phái.
Người Mỹ chẳng muốn tham gia các chiến dịch với dân quân Shia; một số dân quân Shia đã chiến đấu chống lại Mỹ – một cách khốc liệt, trong trường hợp Asaib Ahl al-Haq – trong thời gian Mỹ chiếm đóng sau năm 2003. Về phần mình, dân quân và người Iran không thích được không lực Mỹ hỗ trợ như quân đội Iraq. Do vậy đã không có các cuộc không kích ở Tikrit.
Đã vậy dân quân còn có tiếng là tàn bạo và xử tử không cần xét xử. Cách hành xử như vậy ở Tikrit sẽ có tác động đối với bước tiến rốt cuộc sẽ tới Mosul, thành phố lớn hơn nhiều và là nơi tụ hội ban đầu của bè lũ thánh chiến trước đây từng ủng hộ al-Qaeda và nay điều hành IS. Một số người cho rằng Mosul, chứ không phải Raqqa, thành phố ở miền đông Syria mà IS rút đến đóng quân, là thủ phủ thực sự của caliphate. Theo một phụ nữ sống ở đó, nhiều cư dân vốn từng vui mừng thấy quân đội của thủ tướng Maliki rút đi khi IS tràn đến nay trông mong dân quân Shia tiến đến như một hình thức trả thù.
Vì tổ chức Hashid al-Shabi không được người Sunni tin tưởng, một lực lượng chiến binh và cảnh sát địa phương mới đang được huấn luyện cho Mosul, theo Osama al-Nujaifi, một trong những phó tổng thống của Iraq và là một người Sunni quê ở thành phố này. Một số người nghi ngờ liệu lực lượng này biết tới bao giờ mới sẵn sàng, hoặc liệu nó thể điều phối với các lực lượng khác. Như vậy càng khiến không rõ liệu các cuộc tấn công IS có thể tiếp tục xa tới đâu và nhanh chừng nào. Tuy một số quan chức Mỹ đã cho rằng một cuộc tấn công vào Mosul có thể bắt đầu vào mùa xuân năm nay, một nhận xét như vậy rõ ràng là nóng vội khi chưa biết rõ nhóm nào sẽ chiến đấu.
Ở Syria, nơi chẳng có mấy kẻ thù trên trận địa, IS giữ được phần lớn lãnh thổ đã chiếm được. Dù đã bị các lực lượng người Kurd ở Syria ở miền đông bắc đẩy về phía nam, IS đang từ từ tiến dần về phía tây vào sa mạc tiếp giáp Hama và Homs, nơi các mỏ dầu hiện đang do chế độ của tổng thống Assad nắm giữ.
Tuy nhiên, khó nói được liệu chiếm được nhiều dầu hơn có giúp ích gì cho IS hay không. Máy bay của liên minh rất giỏi đánh trúng các hệ thống khai thác dầu; hôm 8/3 họ đã phá hủy một nhà máy lọc dầu của IS gần Tel Abyad ở miền bắc Syria. Ông Hashimi ước tính rằng IS đã mất ba phần tư lợi tức từ dầu kể từ khi liên minh bắt đầu không kích, và bị đẩy vào thế khốn khó. IS không có triển vọng thu thêm tiền chuộc cho các con tin phương Tây. Ngân quỹ của các ngân hàng ở Mosul đã bị cướp bóc. IS có thể kiếm tiền bằng cách bán các vật phẩm văn hóa mà chúng đã không phá hủy vì lý do tôn giáo (hóa ra sự phá hủy đó có thể tăng thêm giá trị cho những gì còn nguyên vẹn), nhưng, ngoài những việc đó, IS chỉ còn lại nguồn tiền do các chiến binh mới mang tới, thu được bằng tống tiền và thuế đánh trên danh nghĩa zakat (tiền hiến tặng của người Hồi giáo).
Thiếu tiền là một nguyên nhân khiến IS đang rệu rã, ngắc ngoải, không đảm nhận nổi vai trò một nhà nước. Ban đầu, IS cung cấp dịch vụ trọn vẹn, trong đó có trường học (dù với chương trình học bị thay đổi: không dạy tiếng Anh, bắt học kinh Koran nhiều hơn), bệnh viện và điện. Gần đây tình hình vá víu hơn; tình hình có thể còn vá víu hơn nữa nếu như các chính phủ Iraq và Syria ngừng trả lương công chức ở các vùng do IS kiểm soát. Những người Syria đào thoát khỏi Raqqa than phiền về rác ngập đầy đường phố và thiếu điện. Các chiến binh vẫn được trả lương, từ $90 tới $500 mỗi tháng, cộng thêm phụ cấp cho vợ con, nhưng Hashimi nói hiện nay họ nhận được ít tiền hơn để trang trải tiền thuê nhà và đi lại.
Người phụ nữ sống ở Mosul nói các dịch vụ vẫn hoạt động. Điều đó có thể thay đổi. Chlorine, dùng để cung cấp nước uống an toàn, đã hết. Những điều như vậy gây phương hại những tuyên bố cai trị của IS và gây tâm lý bất bình ở những người Iraq thuộc giáo phái Sunni ban đầu hoan nghênh IS. Đó không phải là những điều gây bất mãn duy nhất. Người phụ nữ này nói: “Khi IS đến, người dân ở Mosul vui mừng. Nhưng nay nhiều người thấy họ chẳng khá gì [hơn quân đội của thủ tướng Maliki] – vô cớ bắt bớ đàn ông, vòi tiền người ta và buộc người ta đóng cửa tiệm và phải đóng tiền mới được mở cửa lại.”
Cuộc sống vẫn còn chịu được đối với những người chấp nhận chế độ cai trị theo luật Hồi giáo của IS hoặc xem đó là lực lượng chống lại sự thanh trừng của chế độ tàn bạo của tổng thống Assad hay chính quyền do người Shia đứng đầu ở Iraq. Nhưng khi tình hình khó khăn hơn, IS ngày càng trấn áp. IS theo dõi dân thường và các chiến binh của chính mình và áp dụng hình phạt tàn nhẫn đối với các vi phạm: gần đây một chiến binh IS được tường thuật là đã bị chặt đầu vì đã quá thích thú chặt đầu người khác. Tất cả mọi người phải tuân theo các quy tắc xã hội hà khắc của IS, trong đó có cấm hút thuốc và bắt buộc mang niqab (khăn trùm đầu và che mặt của phụ nữ).
Chẳng đáng ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy người ta bất bình với chế độ IS, nhất là ở lãnh thổ Syria. Nguồn gốc Iraq của hầu hết các lãnh tụ cao cấp khiến IS bị nhiều người xem là kẻ chiếm đóng. Một số nhân vật IS ở Syria đã bị ám sát, và IS đã luân chuyển các hoàng thân của mình (tức những người nắm quyền ở địa phương) vì lo ngại có đảo chính do những tranh chấp giữa chiến binh ngoại quốc và địa phương (chiến binh ngoại quốc được trả lương cao hơn). Được biết IS đã áp dụng các biện pháp mới để khó bỏ trốn hơn, nghĩa là ngày càng có nhiều chiến binh tìm cách bỏ trốn.
Về mặt này, các thủ thuật tuyên truyền ngày càng gây sốc của IS, nhưng thiêu sống một phi công Jordan bị bắt và san bằng cố đô Nimrud của Iraq, có thể được diễn giải là kiểu hung hăng che đậy điểm yếu. Nhưng dường như điều đó chưa dập tắt nguồn cung cấp ít ỏi các đối tượng có thể được chiêu mộ phấn khích vì lời hứa xây dựng một nhà nước mới của IS. Các chiến binh tiếp tục từ nước ngoài đổ đến, phần lớn từ thế giới Ả Rập, nhiều nhất là người Tunisia và người Ả Rập Saudi, nhưng cũng có nhiều người từ phương Tây.
Cá mập chết vẫn để lại xác tanh
Nếu không thế tiến tới, caliphate rất có thể sụp đổ, coi như kết liễu những ảo vọng của IS muốn đạt tới tầm quan trọng lịch sử. Ở những nơi IS đã bị đánh bật, IS đã trông giống như một tổ chức khủng bố tầm thường như trước khi chúng bắt đầu công cuộc chiếm đất. Từ khi Yusufieh, một thị trấn ở phía nam Baghdad, được giải phóng khỏi chế độ IS, thị trấn này đã bị đánh bom nhiều lần. “Bọn Safavid” và “bọn thập tự chinh”, như cách IS gọi Iran và phương Tây, chỉ là chuyện thứ yếu; giết kẻ thù địa phương là chuyện quan trọng nhất của IS.
Tuy vậy, phần nào trong cái sức quyến rũ quốc tế của IS có thể sống lâu hơn caliphate của IS, và các cựu chiến binh của IS chắc chắn sẽ phân tán đi khắp thế giới. Những cuộc tấn công nhân danh IS đã xảy ra từ Sydney tới Paris. Brett McGurk, một quan chức Mỹ, nói: “Chúng ta chưa bao giờ thấy một mối đe dọa khủng bố như thế này. Và các chiến binh còn rất trẻ, nên mối đe dọa này vẫn còn tới cuối đời chúng ta.”
Tiêu diệt IS hoàn toàn vẫn còn xa vời. Tuy IS là một nguyên nhân gây hỗn loạn ở Trung Đông, nó cũng là một triệu chứng. Ý thức hệ của IS khai thác tâm lý của người Hồi giáo Sunni xem mình là nạn nhân. Tổ chức này đã bén rễ trên toàn khu vực, và nhất là ở những nơi nhà nước sụp đổ. Đánh bại IS suy cho cùng là chuyện tái thiết các chính phủ ở thế giới Ả Rập – một công việc sẽ mất mấy chục năm. Chặn đứng caliphate chỉ là bước hệ trọng đầu tiên.
Khương An
Tổng hợp từ “The caliphate cracks”, và “The pushback”, The Economist 21/3/2015.
Bản tiếng Việt: Phạm Vũ Lửa Hạ
The war against Islamic State
The caliphate cracks
The Economist
Mar 21st 2015
Though Islamic State is still spreading terror, its weaknesses are becoming apparent
WHEN the jihadists of Islamic State (IS) seized Mosul and the Iraqi army fled last June, they became the world’s most dangerous terrorist organisation. Sweeping out of Syria and north-western Iraq, they stormed southward, and came close to taking Baghdad. They murdered male prisoners in gory videos and enslaved female ones. Groups from Nigeria to Libya and Afghanistan pledged allegiance to them. Devotees attacked innocent civilians in Western cities; this week at least 19 people were killed in an assault on tourists in Tunisia (though the culprits are unknown). The IS threat has pushed together unlikely allies: in Iraq America provides the air power while Iran musters the ground forces.
As our briefing explains (see article), IS differs from jihadist groups that have gone before, including its parent, al-Qaeda. It is uniquely brutal in its treatment of foes and uniquely competent as a propagandist. But what most sets it apart is its claim to have restored the Islamic caliphate. The revival of a single state to rule over all Muslims, dating to Islam’s earliest days and abolished in 1924 by modern Turkey after the fall of the Ottoman empire, was meant to eradicate decades of supposed humiliation by outsiders and Arab rulers who presided over the decline of flourishing Arab societies.
To Western ears, the pretence that IS is a government in office is absurd, a bit of jihadist braggadocio; to many Muslim clerics (and even al-Qaeda) it is heresy. Yet it has stirred a form of messianism. “Rush, O Muslims, to your state,” declared Abu Bakr al-Baghdadi, IS’s leader. And thousands have indeed rushed to fight for and build the Islamic Utopia: even schoolgirls have abandoned families and friends in Europe.
The call of the caliphate has galvanised zealots. Yet, even as IS launches terrorist attacks, the good news is that cracks in the caliphate are becoming increasingly apparent. IS is losing ground, money and the consent of the people it rules.
The state of Islamic State
The caliphate has been pushed out of the Syrian town of Kobane by Kurdish fighters, backed by American air power. It is being squeezed in Tikrit (the tribal base of the former dictator, Saddam Hussein) by the Iraqi army and Shia militias co-ordinated by Iran. Compared with the peak, when it was at the gates of Baghdad, its territory has shrunk by about 25%.
IS’s funds are dwindling, too. America and its allies have bombed lucrative oil facilities. Most of the hostages have been sold or murdered in video-recorded beheadings. Now that IS’s forces are retreating, the loot of conquest has dried up. Some analysts reckon it may have lost up to 75% of its revenues. That makes it harder for IS to keep fighting and to provide services to the roughly 8m people living under its rule.
That may help explain signs of internal tension. The movement has started to kill its own followers, sometimes for fleeing before the enemy and on at least one occasion supposedly for zealously beheading too many people. Residents complain of extortion, violent repression and declining public services. There are reports of tensions between local and foreign members over disparities in pay.
Judged by its own standard, then, the caliphate is failing as an all-conquering state and model for society. That matters because a proto-state with a large territory and population to defend is also more vulnerable to setbacks than terrorist groups that are not rooted to a patch of land. Precisely because IS claims to be running a model Islamic state, its visible failure exposes the bankruptcy of its ideology and the hollowness of its claims to would-be recruits. If, as some say, the secret of IS’s success is success itself; then failure will gain momentum, too.
Even so, the hardest part of defeating IS still lies ahead, starting with the military campaign in Iraq. In recent days the operation to oust it from Tikrit has been hampered by hidden bombs and snipers. And after Tikrit falls, there is Mosul—bigger and more important, with a population closely associated with IS. The recapture of Mosul is vital to puncturing IS’s claim to be a caliphate. The nature of the campaign matters, too. The Iranian-sponsored Shia militias at the forefront of the fighting in Tikrit are known for having victimised Sunni civilians in earlier fighting nearer Baghdad. The fear is growing that, by depending so heavily on Iran, Iraq is being turned into an Iranian satrapy. If so, Iraq’s disenchanted Sunni population will cleave even more tightly to the IS jihadists as their best and only protectors. It is important, therefore, that the attack on Mosul is led by a professional, non-sectarian Iraqi army. The trouble is that the Iraqi army is demoralised and far from ready.
Hardest of all is the insoluble problem of Syria. Even if Mosul can be retaken, IS or something like it will survive, certainly for as long as it enjoys an unchallenged haven in Syria. For the time being, nobody is even thinking of trying to eject IS from the Syrian city of Raqqa: not the regime in Damascus, which wants to prove that the only alternative to IS is Bashar Assad; not the Kurds, who will not fight far beyond their enclaves; not Jabhat al-Nusra, the most effective rebel force, which remains a franchise of al-Qaeda; and not the rebels being trained by America, who are too few to make a difference.
Syria will not be pacified soon—possibly not for many years. Until that moment, IS can lurk there, controlling swathes in the east, destabilising Sunni areas of Iraq and biding its time until it has another chance to rise up. Defeat in Mosul could reduce the caliphate to a rump entity, or could lead it to disintegrate into a patchwork of warring fiefs, like much of the rest of the country. It would still pose a grave threat to the outside world and would need constant watching. But degradation would make it easier to contain than it is today.
Always with us
Destruction is much further off. As much as Islamic State is a cause of chaos in the Middle East, it is also a symptom. Its ideology feeds off Sunnis’ sense of victimhood. The group has taken root across the region, and especially where the state has collapsed. Defeating it is ultimately a matter of rebuilding governments in the Arab world—a task that will take decades. Cutting back the caliphate is just the vital first step.
* * *
The pushback
KARBALA AND NAJAF
Mar 21st 2015
Sustaining a caliphate turns out to be much harder than declaring one. But Islamic State is not dead yet
BAGHDAD - THE coffin contains the body of the latest young fighter killed on the front lines of the war with Islamic State (IS). But few worshippers at Najaf’s Imam Ali mosque pay it heed. On one side women weep and wail at the shrine of Ali, the son-in-law of the Prophet Muhammad who became Islam’s fourth caliph, and whose murder can be seen as the beginning of the divide between Sunni and Shia. On the other a group of pilgrims from Iran sits in quiet prayer. The sermon booming from the loudspeakers is discussing marriage, not war. The ground around the building is packed with families and scattered with the leftovers from picnics.
Last summer the residents of Najaf, in Iraq’s Shia heartland, were in mortal fear of IS. Its fighters had swarmed out of their redoubts in Syria and north-west Iraq to take control of much of the Sunni part of the country. They were little more than a dozen kilometres from taking Baghdad and also threatened Erbil, the capital of the autonomous Kurdish region in the north. In June IS declared the re-establishment of the caliphate—the single state held to rule over all Muslims. But unlike the caliphate of Ali, this would be one which had highly exclusive definitions of what a Muslim is: Shias need not apply, and a lot of Sunnis would not make the grade, either.
The declaration of the caliphate on territory straddling Iraq and Syria is central to the specific threat posed by IS. While al-Qaeda, too, has a vision of a caliphate, it sees it as the end result of winning Muslims to its cause; IS sees it as something that, imposed by force, will draw good Muslims to it. The difference of opinion explains, in part, the split between the two movements two years ago.
Bringing the caliphate into the realm of action, not words, by making it a real state is one of the things that has made IS particularly successful at recruiting fighters from overseas. Its location helps; Bilad al-Sham, as the Levant is known, has a special place in the imaginations of the ideologically committed. Prophecies about the last days involve Dabiq, an area in northern Syria IS now controls, and after which its English-language magazine is named.
The claims of territory
Insurgencies often run services in territories they control, but few claim statehood, and certainly not on the scale IS does. The population currently under its control numbers about 8m.
The caliphate brings grandeur and a certain authority, even though the vast majority of Muslims repudiate it. Territory provides resources. But the needs of a statehood that has to be expansionist make continued success harder. IS needs to go on growing both to raise money and because the caliphate has to become universal. At the same time it must govern what it holds in order to prove it is not just another bunch of terrorists.
It looks as if it has set expectations too high. Since last August its expansion has stalled, and it has been beaten back across much of Iraq (see map). That is why, in Najaf and to an extent Baghdad, the fight against IS no longer feels like a struggle for survival, more like yet another war. The revenues IS depends on have been reduced. And there is some evidence of increased unhappiness within the territory it holds, and among its own members.
The coalition against IS that was put together by America after Iraqi prime minister Nuri-al Maliki left office in August 2014 now numbers some 60 countries; it typically carries out a dozen air strikes a day. America has given weapons to the Iraqi army and the Kurdish Peshmerga; it is training Iraqi soldiers and says it is gearing up to do the same for a small force of anti-IS rebel fighters in Syria.
In most of Iraq, though, the bulk of the fighting is being carried out by Iranian-backed Shia militias. When the IS onslaught was at its height Grand Ayatollah Ali al-Sistani, one of Shia Islam’s leading clerics, issued a fatwa calling on all able-bodied Iraqis to join the Hashid al-Shabi, an umbrella organisation of mainly Shia volunteer militias. Men, almost exclusively Shia who feel duty bound to follow his rulings, responded: at least 100,000 have signed up.
Iran has given cash and weapons to the Hashid al-Shabi; though the militia group nominally answers to the Iraqi government it is to a great extent an Iranian concern. Iran also has a lot of influence on the American-trained army, grossly run down and rendered sectarian under Mr Maliki, and has sent it advisers including Qassem Suleimani, the head of its elite Revolutionary Guard. Thanks to General Suleimani’s handiwork, Baghdad is now well fortified, and aircraft can fly in and out in safety. A 12-year curfew has been lifted, allowing Iraqis to linger on the banks of the Tigris smoking shisha pipes into the early hours. Malls and cafés are buzzing. The atmosphere is more relaxed than at any time since the American-led invasion of 2003.
The Iraqi army and various Shia militias are fighting on five fronts in Salaheddin province north-west of the capital and seem close to capturing Tikrit, its capital, although the advance into the city appeared to stall on March 13th. The army says it has since asked for American air strikes.
The Kurds have taken back everything they consider Kurdistan. Their front line is supported by air power and well fortified: “It’s like world war one along that 1,000km-long border,” says one diplomat. Sorties by IS sometimes penetrate the line—there was a ferocious attack on Kirkuk in January—but they rarely get more than five kilometres into Kurdish territory.
All told, IS has been stripped of some 13,000 square kilometres of land, reducing by a quarter what it held at its peak. American officials reckon some 1,000 fighters were killed in just the battle for Kobane, a Kurdish town on the Syrian-Turkish border that IS tried to take for months without quite managing it. Seventeen of its top 43 commanders have been felled, according to Hisham al-Hashimi, an Iraqi analyst of IS in Baghdad. But for all the losses fighters on the front line say there is no sign that IS is running short of men. Recruitment seems to be keeping up.
If the military pressure is not yet reducing the number of IS fighters much, it is having other effects. Hussam Naji Sheneen Thaher al-Lami, a former member of IS now in prison in Baghdad, says that IS fears the air strikes. They have stopped it from moving supplies in convoy. And the way IS fights is changing. “Before, they would win or die,” says Saad Maan of Iraq’s interior ministry. Now they sometimes withdraw. “They don’t fight us on the ground,” says Naim al-Obeid of Asaib Ahl al-Haq, one of Iraq’s most notorious Shia militias. “Instead they plant IEDs [improvised explosive devices] and use suicide-bombers.” Mr Maan says that Iraqi forces have “broken IS’s will”; others see a tactical response to the new situation.
The devils you know
The leading role played by Shia militias is a problem when it comes to regaining ground from IS. The people living in its core territories are mainly Sunnis turned against their national governments by the repression of Bashar Assad in Syria and the pro-Shia bias of Mr Maliki in Iraq. They are not keen on armed Shias. The problem has not been insurmountable so far; but so far operations have largely been in places with mixed Shia and Sunni populations.
Although the Hashid al-Shabi is careful to portray itself as nationalist—the coffins in Najaf are draped in Iraq’s red, white and black standard rather than the black flag covering other caskets in the mosque—it is almost entirely Shia. To many militiamen the fight is clearly sectarian.
The Americans are loth to take part in operations with the Shia militias, some of which fought against them—gruesomely, in the case of Asaib Ahl al-Haq—during the post-2003 occupation. The militias and the Iranians are for their part less eager to be helped by American air power than is the Iraqi army. This explains the absence of air strikes in Tikrit.
This is all made worse by the militias’ reputation for brutality and summary executions. Such behaviour in Tikrit would have implications for an eventual move on to Mosul, the much bigger city that was the original stamping-ground of the once al-Qaeda-supporting jihadi clique which runs IS. Some see Mosul, not Raqqa, the city in eastern Syria to which IS decamped, as the caliphate’s true capital. Many of its citizens, who were glad to see the back of Mr Maliki’s army when IS arrived, look on the advancing Shia militias as a form of revenge, according to a woman living there.
Because the Hashid al-Shabi is not trusted by Sunnis, a new force of local fighters and police is being trained for Mosul, says Osama al-Nujaifi, one of Iraq’s vice-presidents, who is a Sunni from the city. Some doubt this force will ever be ready, or that it will be able to co-ordinate with other forces. This adds to the uncertainty over how far and fast the attacks on IS can continue. Although some American officials have suggested that an assault on Mosul may begin this spring, such a claim is clearly premature when it is not yet certain which groups will do the fighting.
In Syria, where it has few enemies on the ground, IS retains most of the territory it has taken. Although it has been pushed southward by Syrian Kurdish forces in the north-east, it is slowly creeping westward into the desert abutting Hama and Homs, where there are oilfields currently held by Mr Assad’s regime.
Whether getting hold of more oil will help IS, though, is hard to say. The coalition’s aircraft are good at hitting oil installations; on March 8th they destroyed an IS refinery near Tel Abyad in northern Syria. Mr Hashimi reckons IS has lost almost three-quarters of its oil income since such strikes started, and that leaves it hard up. It has no prospect of further ransom money from Western hostages. The coffers of the banks in Mosul have already been looted. It can make money selling cultural artefacts that it has not destroyed as idolatrous (destruction which, as it happens, may add to the value of what remains intact); but, other than that, it is left with money brought in by new fighters, extortion and taxes levied in the name of zakat, Islamic alms.
A shortage of cash is one reason why IS is faltering as a state. Initially it offered full services, including schools (albeit with altered curriculums: no English, more Koranic study), hospitals and electricity. Recently things have got patchier; they might be patchier still were the Iraqi and Syrian governments to stop paying civil-service salaries to workers in IS-controlled areas. Syrians fleeing Raqqa complain of rubbish in the streets and a lack of electricity. Fighters still get pay, ranging from $90 to $500 a month, with extra for wives and children, but Mr Hashimi says they now get less money for rent and transport.
The woman living in Mosul says services are still running. That may change. Chlorine, used to provide safe drinking water, has run out. Such things undermine IS’s claims to govern and alienate those Iraqi Sunnis who initially welcomed it. They are not the only source of dissatisfaction. “When IS came in, people in Mosul were happy,” says the woman. “But now many see they aren’t any better [than Mr Maliki’s army]—arresting our men for no reason, asking people for money and forcing people to shut down their shops and pay to reopen.”
Life is still tolerable for those who accept IS’s version of Islamic rule or see it as a bulwark against persecution by Mr Assad’s brutal regime or the Shia-led government in Iraq. But as things get harder IS is becoming more repressive. It is spying on civilians and its own fighters and brutally punishing transgressions: an IS fighter was recently reported to have been beheaded for having been too keen on beheading others. Everyone must follow its draconian social rules, including no smoking and mandatory niqabs.
Unsurprisingly there is increasing evidence of people chafing at IS rule, especially in its Syrian territory. The Iraqi origin of most of the top leadership means that IS is seen by many there as an occupier. Some IS men in Syria have been assassinated, and IS has been rotating its emirs—princes, as local rulers are known—because of worries about a coup arising from disputes between foreign and local fighters (the foreign fighters are paid more). New measures to make it harder to abscond are said to be in place, which suggests that more fighters have been trying to do so.
In the light of this, IS’s ever more shocking propaganda tactics, such as burning a captured Jordanian pilot alive and bulldozing the ancient Iraqi city of Nimrud, can be read as the sort of lashing out that masks weakness. But it does not seem to be turning off the narrow base of potential recruits excited by IS’s promise of a new state. Fighters continue to flow in from abroad, with most from the Arab world, led by Tunisians and Saudis, but many from the West.
As well as providing fighters, other parts of the world also provide ideological support. Abu Bakr al-Baghdadi, the head of IS, has recognised pledges of allegiance from groups in Libya and Egypt’s Sinai peninsula as well as Boko Haram in Nigeria. This adds to the lustre of the caliphate, but the IS leadership seems to have little operational command over the groups that have taken the oath.
Dead sharks still stink
If unable to move forward, the caliphate may well collapse, which would put paid to IS’s pretensions to historical, even eschatological, importance. In places that it has been kicked out of IS is already looking much like the run-of-the-mill terrorist organisation it was before its land-grab started (see timeline). Since Yusufieh, a town south of Baghdad, was freed from IS rule, it has been hit by several bombings. “The Safavids” and “the Crusaders”, as IS terms Iran and the West, are secondary concerns; killing local enemies matters most.
That said, some of IS’s international allure might outlast its caliphate, and its veterans would surely disperse around the world. Attacks in the name of IS have taken place from Sydney to Paris. “We have never seen a terrorist threat like this,” says Brett McGurk, an American official. “And the fighters are extremely young, so the threat will be here for the rest of our lives.”
Meanwhile the political factors that allowed IS to aspire to statehood look sure to outlive it. In Syria no end to the war is in sight. Irony, though, abounds. Iran, which fears IS, continues to shore up Mr Assad. Mr Assad, for his part, finds IS a useful prop; while it persists as a force he can portray himself as fighting an Islamist insurgency that America, too, sees as heinous but has no way of fighting on the ground.
In Baghdad, Iraq’s Shias continue to dominate politics. This is not to say there is no change. Iraqis of most persuasions agree that politics are better under Haider al-Abadi, who became prime minister last year, than they were under Mr Maliki. Mr Abadi has formed a more inclusive cabinet, sharing ministries between Sunnis, Shias and Kurds, and has passed a budget, though it is one rife with problems (see article). Partly thanks to the threat from IS there is a new spirit of co-operation.
But there is more talk than action, says Ayad Allawi, a vice-president. Sunni demands for such things as the release of prisoners taken in Mr Maliki’s time have mostly not been met. Much hinges on the fate of the National Guard, a new force proposed to balance out the Shia dominance of the army. Many Iraqis fret that it will simply be a Sunni-sprinkled rebadging of the Hashid al-Shabi, giving new status to essentially Iranian forces and thus extending Iran’s influence over the security state still further. In a deeply distrustful country, many think IS is in fact a front designed to justify an Iranian takeover of the security apparatus; significantly more, though, think it is an American plot.
Anti-IS Sunnis think they should be armed again, as they were when the Americans fought al-Qaeda in Iraq, IS’s predecessor. But nobody is willing to give them weapons. “We wanted a national army,” says Ghazi Faisal al-Kuaud, a tribesman fighting alongside the government in Ramadi. “Instead they formed the Shia equivalent of IS.”
And Shia distrust of the Sunnis grows at a pace that matches that of the losses from its militias. Overlooking Najaf’s sprawling tombs, gravediggers talk of the brisk business they are doing burying militiamen. “I’ve never had it so busy,” says one. “Not even after 2003 or 2006 [the height of Iraq’s civil war].” The Sunnis “never accepted losing power from the time of Imam Ali, so why would they now?” asks Haider, a Shia shop owner. “Wherever you find Sunnis and you give them weapons, you will find IS,” says Bashar, a militiaman. Many Shias feel that the fight against IS justifies them in excluding Sunnis from government and the security apparatus.
The state that IS wanted to build looks more unlikely than ever to become a lasting reality, and that is good. The ruined territory on which it hoped to build, though, may end up even more damaged than it was at the outset.
Correction: We wrote that Grand Ayatollah Ali al-Sistani, one of Shia Islam's leading clerics, had issued a fatwa calling on Shia Iraqi men to join the Hashid al-Shabi, the umbrella organisation of mainly Shia volunteer militias. It should have said that he issued a fatwa calling on "all able-bodied Iraqis" to join the organisation, but that his call was heeded by Shia Muslims who are those compelled to following his rulings. Sorry.
KARBALA AND NAJAF
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read related story: please click here
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net