CHIẾN TRANH TIỀN TỆ LẦN THỨ II (1967 – 1987)
CHAPTER 5: CURRENCY WAR II (1967–1987)
By James Rickards
(Chương 5 trong cuốn “Currency wars: The Making Of The Next Global Crisis” của James Rickards).
Bài liên hệ:
- Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất: click vào đây
- Chiến tranh tiền tệ lần thứ ba: click vào đây
Hình bìa cuốn "Currency wars: The Making Of The Next Global Crisis”
“The dollar is our currency, but it’s your problem.” U.S. Treasury Secretary John Connally to foreign finance ministers, 1971
“I don’t give a shit about the lira.” President Richard M. Nixon, 1972
Khi Thế chiến thứ II đi đến hồi kết, các cường quốc kinh tế chính yếu trong phe Đồng minh, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và Anh, đã lên kế hoạch cho một trật tự tiền tệ thế giới mới nhằm tránh những sai lầm của Versailles và thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Những kế hoạch này được xem xét lần cuối tại Hội nghị Bretton Wood ở New Hamsphire vào tháng 7 năm 1944. Kết quả là một bộ quy tắc, tiêu chuẩn và thể chế đã định hướng cho hệ thống tiền tệ quốc tế trong ba thập kỷ sau đó.
Kỷ nguyên Bretton Woods (từ năm 1944 đến năm 1973) tuy bị gián đoạn bởi vài cuộc suy thoái kinh tế, nhìn tổng thể vẫn là một giai đoạn ổn định về mặt tiền tệ, lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập thực gia tăng. Ở hầu hết các khía cạnh, giai đoạn này là sự đối lập của giai đoạn Chiến tranh Tiền tệ lần thứ I (1921 – 1936). Dưới hệ thống Bretton Woods, hệ thống tiền tệ quốc tế được neo với vàng thông qua việc đồng đôla Mỹ được tự do chuyển đổi qua vàng bởi các đối tác thương mại với giá 35 đôla/ ounce, còn những đồng tiền khác gián tiếp được neo với vàng thông qua các tỷ giá hối đoái cố định so với đồng đôla Mỹ. Việc một số quốc gia cụ thể vay ngắn hạn trong trường hợp bị thâm hụt thương mại sẽ được giải quyết bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các quốc gia chỉ có thể phá giá đồng tiền của mình nếu được IMF cho phép và điều đó thường chỉ được diễn ra trong trường hợp thâm hụt thương mại dai dẳng cộng với lạm phát cao. Mặc dù được xem như một giao ước quốc tế quan trọng nhưng cấu trúc của hệ thống Bretton Woods hầu như chỉ do một mình nước Mỹ đề ra, vào một thời điểm mà sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ đang ở đỉnh cao so với toàn thế giới, một sự thắng thế ghê gớm mà người ta chỉ thấy lại được khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào năm 1991.
Mặc cho sự tồn tại bền vững của hệ thống Bretton Woods cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, mầm mống của Chiến tranh Tiền tệ lần thứ II đã được giao vào khoảng cuối thập niên 60. Có thể nói khởi đầu của cuộc chiến tiền tệ này là từ năm 1967, trong khi điềm báo của nó xuất phát từ việc thắng cử vang dội của Lyndon B. Johnson và lời tuyên bố “súng và bơ” của ông ta. Súng tượng trưng cho cuộc chiến ở Việt Nam và bơ tượng trưng cho các chương trình xã hội Great Society, bao gồm cuộc chiến chống đói nghèo.
Mặc dù Mỹ đã duy trì một lực lượng quân sự ở Việt Nam từ năm 1950 nhưng việc triển khai đội quân chiến đấu trên diện rộng lần đầu tiên diễn ra vào năm 1965, làm leo thang chi phí chiến tranh. Chiến thắng vang dội của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 1964 dẫn đến một Quốc hội mới được triệu tập vào tháng 1 năm 1965, và Thông điệp Liên bang của Johnson nêu rõ rằng tháng đó đánh dấu việc khởi động chương trình Great Society trên phạm vi toàn diện.
Sự kết hợp chi phí cho vấn đề leo thang chiến tranh tại Việt Nam và cho chương trình Great Society vào đầu năm 1965 đã đánh dấu một bước ngoặt thực sự đối với các chính sách kinh tế hậu chiến thành công của Mỹ. Tuy nhiên, phải mất vài năm để người Mỹ có thể nhận thấy rõ rằng những tổn thất về mặt chi phí đó. Trước đó, nước Mỹ đã xây dựng một nguồn tích trữ sức mạnh kinh tế nội địa và thiện chí chính trị trên bình diện quốc tế, và giờ đây nguồn tích trữ đó bắt đầu dần dần kiệt quệ.
Lúc đầu, dường như Hoa Kỳ có đủ khả năng cho cả “súng và bơ”. Chính sách giảm thuế thời Kennedy, được ký bởi Tổng thống Johnson đã mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế. GDP tăng 5% trong năm đầu tiên thực hiện chính sách giảm thuế và tăng trưởng đạt trung bình trên 4,8%/năm trong thời Kennedy – Johnson. Nhưng hầu như ngay từ đầu, lạm phát đã tăng nhanh khi mà cả ngân sách và thương mại cùng bị thâm hụt, bắt nguồn từ các chính sách của Johnson.
Lạm phát tính theo năm gần như tăng gấp đôi từ mức có thể chấp nhận được là 1,9% vào năm 1965 đến mức đáng lo ngại là 3,5% vào năm 1966. Sau đó, lạm phát như con ngựa bất kham suốt thời gian hơn 20 năm. Cho mãi đến năm 1986 tỉ lệ lạm phát mới trở lại mức chỉ hơn 1%. Trong một khoảng thời gian không thể tin được kéo dài 5 năm từ 1977 đến 1981, lạm phát lũy tiến lên đến mức hơn 50%, khiến giá trị của đồng đôla giảm chỉ còn một nửa.
Các công dân Mỹ trong thời kỳ này đã phạm một lỗi phân tích tương tự như người dân Đức dưới thời cộng hòa Weimar vào năm 1921. Nhận thức đầu tiên của họ là giá cả đang lên; nhưng những gì đang thực sự diễn ra là đồng tiền đang bị sụp đổ. Giá cả cao hơn là triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân của việc đồng tiền sụp đổ. Vòng cung của Chiến tranh tiền tệ lần thứ II thật ra là vòng cung của sự lạm phát đồng đôla Mỹ và sự sụt giá của đồng tiền này.
Tuy các chính sách và lạm phát của Mỹ là trung tâm của cuộc chiến tiền tệ lần thứ II, nhưng những phát súng khai hỏa đã không xảy ra ở Mỹ mà lại ở Anh, nơi cuộc khủng hoảng đồng Bảng Anh đã âm ỉ từ năm 1964 và trở nên sôi sục vào năm 1967 bằng việc phá giá đồng tiền chính thức đầu tiên kể từ hội nghị Bretton Woods. Tuy đồng Bảng Anh ít quan trọng hơn so với đồng đôla Mỹ trong hệ thống Bretton Woods, nhưng đây vẫn là một đồng tiền quan trọng trong thương mại và dự trữ. Vào năm 1945, trong tổng lượng dự trữ toàn cầu (tổng mức dự trữ ngoại tệ của tất cả các ngân hàng trung ương), đồng Bảng Anh chiếm tỷ lệ còn lớn hơn cả đồng đôla Mỹ. Vị trí này dần dần mất đi và cho đến năm 1965, chỉ còn 26% lượng dự trữ toàn cầu là bằng Bảng Anh. Cán cân thanh toán của nước Anh cũng dần suy yếu kể từ đầu những năm 60, và trở nên trầm trọng vào khoảng cuối năm 1964.
Sự bất ổn của đồng Bảng Anh xảy ra không chỉ bởi việc mất cân bằng cán cân mậu dịch ngắn hạn mà còn là do việc mất cân bằng trên phạm vi toàn cầu giữa tổng dự trữ đồng Bảng Anh bên ngoài nước Anh và lượng dự trữ đồng đôla Mỹ và vàng sẵn có tại Anh để bù cho sự mất cân bằng bên ngoài đó. Vào khoảng giữa năm 60, lượng Bảng Anh nằm ngoài nước Anh được báo cáo là nhiều gấp bốn lần lượng dự trữ trong nước. Tình huống này thể hiện sự bất ổn cao độ và khiến Anh có thể gặp nguy cơ đổ xô rút tiền tại các ngân hàng nếu những người nắm giữ đồng bảng cố đổi đồng bảng để lấy đôla hoặc vàng một cách ồ ạt. Một loạt các kỹ thuật khác nhau đã được bày ra để hỗ trợ đồng Bảng Anh và giữ cho nó ở mức cân bằng, bao gồm các hạn mức tín dụng quốc tế, hạn mức hoán đổi với Ngân hàng Dự trữ New York, một gói thắt lưng buộc bụng dành cho Anh và những can thiệp bất ngờ đối với thị trường tiền tệ. Nhưng vấn đề vẫn còn nguyên đó.
Ba cuộc khủng hoảng nhỏ nữa của đồng Bảng Anh xảy ra vào giữa những năm 1964 và 1966 nhưng sau cùng đã được giải quyết. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thứ tư xảy ra vào giữa năm 1967 đã chính thức thông báo cái chết của đồng tiền này. Vô vàn yếu tố cộng lại đã ấn định thời điểm của nó, bao gồm việc đóng cửa kênh đào Suez trong Cuộc chiến 6 ngày (năm 1967) giữa các nước Arập và Israel và sự kỳ vọng rằng Anh có thể được yêu cầu phá giá đồng tiền để gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). Tại thời điểm đó, lạm phát tăng cao tại Anh cũng như tại Hoa Kỳ. Tại Anh, lạm phát được cho là cần thiết để chống lại nạn thất nghiệp đang tăng lên, nhưng ảnh hưởng của nó đối với giá trị của đồng tiền lại rất tiêu cực. Sau một nỗ lực không thành nhằm chống đỡ áp lực bán đồng Bảng Anh đang xảy ra, đồng Bảng Anh chính thức bị phá giá so với đồng đôla Mỹ vào ngày 18/11/1967, từ $2,80 đôla còn $2,40 đôla một Bảng Anh, tức là phá giá 14,3%.
Vết nứt nghiêm trọng đầu tiên của hệ thống Bretton Woods đã xuất hiện sau 20 năm thành công torng việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định và sự bình ổn giá cả. Nếu Anh đã có thể phá giá thì các nước khác cũng có thể! Các quan chức Hoa Kỳ đã làm việc vất vả để ngăn chặn việc phá giá đồng Bảng Anh, với nỗi sợ hãi rằng đồng đôla sẽ là đồng tiền tiếp theo chịu áp lực này. Nỗi sợ hãi của họ nhanh chóng trở thành hiện thực. Hoa Kỳ đã trải nghiệm cùng một vấn đề bao gồm thâm hụt thương mại và lạm phát, điều đã đánh gục đồng Bảng Anh, tuy nhiên với một sự khác biệt đáng kể. Theo hệ thống Bretton Woods, giá trị của đồng đôla không gắn với giá trị đồng tiền khác mà gắn với giá trị của vàng. Vì vậy việc phá giá đồng đôla đồng nhĩa với việc tái định giá vàng theo giá đôla với chiều hướng đi lên. Mua vàng là hành động thương mại hợp lý nếu bạn kỳ vọng vào việc phá giá đồng đôla, vì vậy những kẻ đầu cơ đã chuyển mối quan tâm của họ sang thị trường vàng London.
Từ năm 1961 Mỹ và những cường quốc kinh tế hàng đầu khác đã điều hành London Gold Pool (Kho Dự trữ Vàng London), về bản chất là một nghiệp vụ thị trường mở nhằm định giá vàng, trong đó các bên tham gia kết hợp các nguồn dự trữ vàng và đôla của mình để duy trì giá vàng thị trường theo mức quy định tại Bretton Woods là 35 đôla/ounce. London Gold Pool bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan và Thụy Sĩ, trong đó Hoa Kỳ đóng tới 50% nguồn dự trữ và 50% được chia đều cho 7 nước còn lại. London Gold Pool đã một phần đáp ứng được sự bùng nổ của cuộc hỗn loạn mua vàng vào năm 1960, một sự kiện đã tạm thời kéo giá vàng trên thị trường lên đến 40 đôla/ ounce. London Gold Pool vừa là bên mua vừa là bên bán: họ sẽ mua khi giá xuống cực thấp và bán lại khi giá lên cao để duy trì mức giá vàng 35 đôla/ounce. Nhưng cho đến năm 1965 thì tổ chức này hầu như chỉ còn đơn thuần là bên bán.
Hồi cuối của Bretton Woods
Sự công kích của công chúng đối với việc một đồng đôla thống trị neo với vàng của hệ thống Bretton Woods đã bắt đầu thậm chí trước cả sự kiện phá giá đồng Bảng Anh vào năm 1967. Vào tháng 2/1965, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã có một diễn văn gây kích động, trong đó ông tuyên bố rằng đồng đôla đã được thu xếp thành đồng tiền đứng đầu trong hệ thống tiền tệ quốc. Ông đã kêu gọi sự trở lại của hệ thống Bản vị vàng cổ điển, điều mà ông mô tả như là “một nền tảng tiền tệ không thể bàn cãi, một hệ thống không phải chịu dấu ấn của bất kỳ một quốc gia nào. Trên thực tế, không ai có thể hình dụng ra một tiêu chuẩn hệ thống nào khác hơn là vàng”. Người Pháp đã nói là làm: vào tháng 01/1965, Pháp chuyển đổi 150 triệu đôla Mỹ dự trữ thành vàng và tuyên bố kế hoạch chuyển đổi tiếp 150 triệu đôla nữa trong thời gian sớm nhất. Tây Ban Nha đã theo chân Pháp và đã chuyển đổi 60 triệu đôla tiền dự trữ của họ thành vàng. Nếu không dùng giá vàng 35 USD/ounce nói trên mà tính theo giá vàng vào thời điểm 6/2011, thì những động thái hoán đổi này đáng giá vào khoảng 12,8 tỷ USD đối với Pháp và 2,6 tỷ USD đối với Tây Ban Nha; khi đó đã làm kiệt quệ dự trữ vàng của Mỹ. De Gaulle đã rất “chân thành” đề nghị gửi hải quân Pháp đến Hoa Kỳ để trở vàng về Pháp.
Việc hoán đổi đôla để lấy vàng này diễn ra khi các doanh nghiệp của Mỹ đang mua lại các công ty châu Âu và mở rộng hoạt động ở châu Âu bằng những đồng đôla đang được định giá quá cao, một việc De Gaulle gọi là “sự chiếm đoạt”. De Gaulle cảm thấy rằng nếu Mỹ phải sử dụng vàng thay vì tiền giấy thì hành động ăn tươi nuốt sống các doanh nghiệp châu Âu này hẳn sẽ phải dừng lại. Tuy nhiên, đã có sự phản đối mạnh mẽ với hệ thống Bản vị vàng thuần túy vào cuối những năm 60, vì cũng giống như vào những năm 30, nó đòi hỏi phải phá giá đồng đôla và những đồng tiền khác so với vàng. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ việc lên giá vàng chính là những quốc gia chuyên sản xuất vàng, như Nam Phi và Nga. Các lý do địa chính trị này khiến nhiệt thành đối với một phiên bản mới của hệ thống Bản vị vàng cổ điểm giảm dần.
Mặc cho những chỉ trích gay gắt đến từ Pháp, Hoa Kỳ vẫn có một đồng minh trong London Gold Pool, đó là Đức. Điều này là vô cùng quan trọng bởi lẽ Đức có thặng dư thương mại bền vững và đang tích lũy vàng cả từ IMF như là một phần trong những hoạt động hỗ trợ đồng Bảng Anh lẫn thông qua tư cách tham dự như là một bên mau thường xuyên trong nhóm thành viên Gold Pool. Nếu Đức đột nhiên yêu cầu chuyển đổi lượng đôla dự trữ ra vàng thì một cuộc khủng hoảng đồng đôla tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng đồng Bảng Anh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Đức bí mật đảm bảo với Mỹ rằng họ sẽ không chuyển đổi đôla để lấy vàng, được tiết lộ trong một bức thư từ Karl Blessing, chủ tịch Deutsche Bundesbank (ngân hàng trung ương Đức) gửi William McChesney Martin, chủ tịch Ban Thống đốc Hệ thống Dự trữ Liên bang. Đề ngày 30/3/1967, “Lá thư chúc phúc” này viết:
“Ngài Martin thân mến,
Thỉnh thoảng có một vài mối lo lắng… rằng… những khoản chi tiêu nên bắt nguồn tự sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đức [có thể] dẫn đến việc Mỹ sẽ tổn thất một số vàng…
Dĩ nhiên ngài cũng nhận thấy rõ sự thật hiển nhiên là Ngân hàng Trung ương Đức trong mấy năm qua đã không hề chuyển đổi bất kỳ… một đồng đôla nào… thành vàng…
Ngài có thể yên tâm rằng trong tương lai Ngân hàng Trung ương Đức cũng sẽ tiếp tục chính sách này và sẽ thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong việc đóng góp cho sự hợp tác tiền tệ quốc tế”.
Việc có được sự bảo đảm bí mật từ Đức hoàn toàn làm an lòng nước Mỹ. Đổi lại, Hoa Kỳ tiếp tục gánh chịu chi phí bảo vệ Đức khỏi xe tăng và quân đội Liên Xô đóng quân trong những khu rừng xung quanh Berlin và khắp vùng Đông Âu!
Tuy nhiên, Đức không phải là nước duy nhất có tiềm năng đổi đôla lấy vàng, và hậu quả ngay lập tức của việc phá giá đồng Bảng Anh vào năm 1967 là Mỹ đã buộc phải bán hơn 800 tấn vàng với giá thấp để duy trì tỷ suất cân bằng giữa đồng đôla và vàng. Vào tháng 6/1957, chỉ một năm sau khi rút khỏi quyền kiểm soát quân sự của NATO, Pháp cũng đã rút khỏi London Gold Pool. Những thành viên khác tiếp tục điều hành, nhưng đây đã là một sự thất bại: các yêu cầu đổi lấy vàng từ những người đang giữ đôla đã trở thành một cơn bệnh dịch. Đến tháng 3/1968, lượng vàng chảy ra khỏi kho dự trữ đã đạt đến mức 30 tấn một giờ.
Thị trường vàng London tạm thời đóng cửa vào ngày 15/3/1968 để tạm dừng việc chảy máu vàng, và tiếp tục đóng cửa trong vòng hai tuần, một sự bắt chước mù quáng đến kỳ lạ như kỳ nghỉ của ngân hàng Mỹ năm 1933. Một vài ngày sau vụ đóng cửa, Quốc hội Hoa Kỳ đã hủy bỏ yêu cầu dự trữ vàng để đảm bảo cho đồng đôla; điều này đã giải phóng nguồn cung vàng của Hoa Kỳ để có thể sẵn sàng đem bán với giá 35 đôla/ounce khi cần. Tất cả những chuyện này không đem lại chút lợi ích nào cả. Đến cuối tháng 3/1968, London Gold Pool sụp đổ. Sau đó, người ta tính tới việc chuyển vàng vào một cơ chế hai lớp: mức giá trị trường được quyết định tại London và mức giá thanh toán quốc tế theo hệ thống Bretton Woods – 35 đôla/ounce. Kết quả đạt được là “cửa sổ vàng” (gold window), dùng để chỉ ra khả năng của các quốc gia trong việc hoán đổi đồng đôla để lấy vàng với mức giá 35 đôla và bán vàng ra thị trường mở với giá 40 đôla hoặc cao hơn.
Hệ thống hai lớp này tạo ra áp lực đầu cơ hướng tới thị trường mở trong khi mức giá 35 đôla chỉ còn áp dụng tại các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, các đồng minh cảu Mỹ đã đạt được một thỏa thuận không chính thức, theo đó không ai được lợi dụng cửa sổ vàng qua việc mua vàng với giá chính thức rẻ hơn. Sự kết hợp của việc Gold Pool sụp đổ , việc tạo ra hệ thống hai lớp và các biện pháp thắt chặt ngắn hạn của Hoa Kỳ và Anh đã giúp bình ổn hệ thống tiền tệ quốc tế vào cuối năm 1968 và năm 1969, nhưng hồi kết của hệ thống Bretton Woods dường như đã khá rõ ràng.
Vào ngày 29/11/1968, không lâu sau sự sụp đổ của London Gold Pool, tờ báo Time đã tường thuật rằng một trong số những vấn đề của hệ thống tiền tệ là “doanh số thương mại thế giới đang tăng nhanh gấp nhiều lần so với nguồn cung vàng toàn cầu”. Những nhận định kiểu này minh họa cho một trong những hiểu lầm tai hại về vai trò của vàng. Thật sai lầm khi nói rằng không có đủ vàng để hỗ trợ thương mại thế giới bởi lẽ số lượng chưa bao giờ là vấn đề; đúng hơn, vấn đề nằm ở chỗ giá cả. Nếu như không có đủ vàng ở mức giá 35 đôla/ounce thì một lượng vàng tương ứng sẽ dễ dàng hỗ trợ thương mại thế giới ở mức 100 đôla/ounce hoặc cao hơn. Vấn đề mà Time thật sự đang ám chỉ đến là việc giá vàng thấp một cách giả tạo ở mức 35 đôla, một điểm mà tờ báo đã nói đúng. Nếu giá vàng ở mức quá thấp, vấn đề không phải nằm ở chỗ thiếu vàng mà là sự thừa mứa của tiền giấy trong mối tương quan với vàng. Số tiền thừa mứa này được phản ánh bằng sự lạm phát đang tăng lên tại Hoa Kỳ, Anh và Pháp.
Vào năm 1969, IMF đã giải quyết nguyên nhân “thiếu vàng” và tạo ra một hình thức tài sản dự trữ quốc tế mới được gọi là quyền rút vốn đặc biệt (SDR). SDR hoàn toàn được IMF tạo ra từ “chân không”, không có sự hỗ trợ vật chất nào, mà được phân bổ cho các thành viên theo hạn ngạch IMF của họ. SDR mau chóng được xem như “vàng giấy” bởi đây là một loại tài sản có thể được sử dụng để cân bằng thâm hụt cán cân thanh toán, tương tự như vàng hay các đồng tiền dự trữ khác.
Việc tạo ra SDR là một việc lạ thường khó hiểu tại thời điểm đó. Một lượng “vàng giấy” nhỏ đã được phát hành trong các năm 1970 – 1972 và một lượng khác cũng được phát hành để xử lý vấn đề tăng giá dầu và lạm phát toàn cầu vào năm 1981. Sau đó, việc phát hành SDR tạm dừng trong vòng gần 30 năm. Chỉ đến năm 2009, tại đáy của một cuộc suy thoái bắt đầu vào năm 2007, một lượng SDR khổng lồ khác đã được in và phân bổ cho các thành viên. Mặc dù vậy, việc phát hành SDR đầu tiên vào năm 1970 chính là một bằng chứng cho thấy cung tiền giấy đã trở nên mất cân bằng như thế nào so với vàng; cũng như sự tuyệt vọng khi Mỹ và các nước khác cố níu kéo giữ giá vàng ở mức 35 đôla/ounce ngay cả sau khi mức giá đó đã trở nên bất khả thi.
Toàn bộ thời gian từ năm 1967 đến năm 1971 được mô tả chính xác nhất như một khoảng thời gian của sự hỗn loạn và bất ổn trong các vấn đề tiền tệ quốc tế. Việc phá giá đồng Bảng Anh vào năm 1967 ở một mặt nào đó là một cú sốc, ngay cả khi sự bất ổn của nó đã được các giám đốc ngân hàng trung ương chuẩn đoán nhiều năm trước đó. Nhưng những năm sau đó được đánh dấu bằng hàng loạt đợt phá giá, định giá lại, lạm phát, SDR, sự sụp đổ của London Gold Pool, hoán đổi tiền tệ, các khoản cho vay của IMF, giá vàng hai lớp và những giải pháp tình thế khác. Cùng thời điểm này, các nền kinh tế hang đầu trên thế giới đang phải trải qua những vấn đề nội bộ như các cuộc nổi loạn của sinh viên, các cuộc phản kháng của người lao động, các cuộc biểu tình chống chiến tranh, cách mạng tình dục, sự kiện Mùa Xuân Praha, Cách mạng Văn hóa và sự dâng cao liên tục của vấn đề phản văn hóa. Tất cả những sự kiện này được lồng vào sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, sự có mặt khắp nơi của máy vi tính, nỗi sợ hãi về một chiến tranh nhiệt hạch và sự thán phục khi đưa được người lên Mặt Trăng. Cả thế giới dường như cùng một lúc đứng trên một nền tảng lung lay, điều mà có lẽ chưa bao giờ được nhìn thấy từ năm 1938.
Tuy nhiên qua tất cả chuyện ày, có một thứ dường như vẫn an toàn. Giá trị của đồng đôla Mỹ vẫn giữ nguyên ở mức 1/35 so với một ounce vàng ròng và Mỹ dường như đã chuẩn bị để bảo vệ giá trị này, bất chấp nguồn cung đôla mỗi lúc một tăng và sự thật là việc hoán đổi (ở mức giá vàng nói trên) chỉ giới hạn cho một số ít các ngân hàng trung ương nước ngoài, những ngân hàng thể hiện sự tôn trọng đối với thỏa thuận quân tử về việc không khăng khăng đòi chuyển đổi. Sau đó đột nhiên chiếc neo cuối cùng này cũng bị gãy.
Chủ nhật 15/08/1971, Tổng thống Richard Nixon đã chiếm chương trình truyền hình được yêu thích nhất ở Mỹ, Bonanza, để trình bày một thông báo trực tiếp trên TV về điều mà ông gọi là Chính sách Kinh tế Mới (New Economic Policy) của ông, bao gồm việc kiểm soát lương và giá cả ngay lập tức, thuế suất 10% đối với nhập khẩu và việc đóng cửa sổ vàng. Từ nay trở đi, đồng đôla sẽ không còn được đổi thành vàng theo yêu cầu của các ngân hàng trung ương nước ngoài; còn quyền hoán đổi của tất cả các bên khác đã bị tước bỏ từ nhiều năm trước. Nixon đã gói gọn những hành động của mình vì quyền lợi của nước Mỹ, thậm chí đã tuyên bố: “Tôi quyết định rằng đồla Mỹ sẽ không bao giờ là con tin trong tay những kẻ đầu cơ quốc tế nữa”. Dĩ nhiên, chính sự thâm hụt và việc nới lỏng tiền tệ của Mỹ, chứ không phải các nhà đầu cơ, đã đẩy đồng đôla đến tình trạng này, nhưng cũng như Roosevelt, Nixon đã không bị nhụt chí bởi những sự kiện thực tế. Những vết tích cuối cùng của hệ thống Bản vị vàng Bretton Woods năm 1944 và hệ thống Bản vị hối đoái vàng theo Hội nghị Genoa năm 1922 giờ đây đã ra đi.
Chính sách Kinh tế Mới của Nixon đã rất được ngưỡng mộ. Tin tức báo chí tràn ngập các ý kiến tán thành, và trong ngày giao dịch đầu tiên sau bài diễn văn, Chỉ số Công nghiệp Dow Jones đã có mức tăng trưởng trong một ngày cao nhất trong lịch sử của nó cho đến giờ phút đó. Thông cáo của Nixon từ đó được nhắc đến với tên gọi Cú sốc Nixon (Nixon Shock). Chính sách này đã được hình thành trong vòng bí mật và được thông cáo một cách đơn phương, không hề tham khảo ý kiến của IMF hoặc những thành viên chính khác trong hệ thống Bretton Woods. Bản thân chính sách kinh tế này không phải là một cú sốc đối với các đối tác thương mại của Mỹ – trên thực tế việc phá giá đồng đôla so với vàng, điều mà Chính sách Kinh tế Mới đã thực hiện – là việc còn lâu sau đó mới xảy ra, và áp lực trên đồng đôla đã tăng chóng mặt trong vòng vài tuần trước bài diễn văn. Thụy Sĩ đã đổi đôla để lấy hơn 40 tấn vàng vào tháng 7/1971. Việc đổi đôla lấy vàng của Pháp đã biến quốc gia này trở thành một cường quốc về vàng, chỉ xếp sau Mỹ và Đức, và điều này duy trì cho đến ngày hôm nay.
Điều làm cho châu Âu và Nhật Bản sốc nhất về Chính sách Kinh tế Mới không phải là việc phá giá đồng đôla mà là thuế suất 10% đối với tất cả các hàng hóa được nhập khẩu vào Mỹ. Bản thân việc loại bỏ hệ thống Bản vị vàng không hề ngay lập tức làm thay đổi giá trị tương quan của các loại tiền tệ – đồng Bảng Anh, đồng Franc Pháp, và đồng Yen Nhật điều có tỷ giá được thiết lập so với đồng đôla, và đồng Mark Đức và đôla Canada được thả nổi trước thời điểm bản tuyên bố của Nixon. Nhưng những gì Nixon thực sự muốn đối với đồng đôla là phá giá nó ngay lập tức so với tất cả các đồng tiền chính, sau đó thả nổi để đồng đôla có thể đắm chìm trong những cuộc phá giá tiếp theo trên các thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, điều này sẽ mất thời gian và các lần thương thuyết để chính thức hóa, và Nixon không muốn chờ đợi. Thuế suất 10% của ông đã có tác động kinh tế ngay lập tức tương đương với việc phá giá 10%. Thuế suất giống như phát súng nhắm vào đầu của những đối tác thương mại Mỹ. Nixon sẽ hủy bỏ thuế một khi ông đạt được những vụ phá giá mà ông theo đuổi, và nhiệm vụ thương thuyết những vụ phá giá này được giao cho ngài Bộ trưởng Ngân khố đầy ngạo mạn của ông là John Conally đến từ Texas.
Những phản hồi của thế giới trước nước cờ của Nixon vào năm 1971 đến ngay lập tức. Cuối tháng 8, Nhật Bản đã thông báo rằng họ sẽ cho thả nổi đồng Yen so với đồng đôla. Không có gì ngạc nhiên là ngay lập tức đồng Yen đã tăng 7% so với đồng đôla. Cộng với 10% thuế suất, con số này tăng lên thành 17% khi tính giá thành bằng đôla Mỹ đối với các hàng hóa nhập khẩu từ Nhật vào Mỹ, đây là một tin tốt lành cho các nhà sản xuất thép và xe hơi của Mỹ. Thụy Sĩ đã tạo ra “lãi suất âm” bằng hình thức tính phí đối với các khoản tiền gửi ngân hàng bằng Franc Thụy Sĩ, nhằm ngăn cản dòng tiền đi vào và giúp yểm trợ đồng đôla.
Vào cuối tháng 9, hội đồng GATT (Hiệp ước chung về Thuế quan và Thương mại) nhóm họp để xem xét liệu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có vi phạm các nguyên tắc thương mại tự do hay không. Chẳng điều kiện gì biện minh được cho khoản thuế suất này; và phó thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Nathaniel Samuels cũng chẳng buồn tranh cãi để bảo vệ nó ngoại trừ việc đề nghị rằng thuế suất sẽ được gỡ bỏ khi cán cân thanh toán của Hoa Kỳ được cải thiện. Theo các quy định của GATT, trong trường hợp việc trả đũa có khả năng được chấp nhận. Tuy nhiên, các đối tác thương mại của Mỹ chẳng có bụng dạ nào cho một cuộc chiến tranh thương mại. Ký ức về năm 30 vẫn còn tươi mới và việc Mỹ với vai trò là lực lượng đối trọng siêu hùng mạnh trước Liên Xô, là người bảo vệ về mặt quân sự cho Nhật Bản và Tây Âu vẫn quan trọng hơn nhiều so với việc mạo hiểm đối đầu về thương mại. Nhật Bản và Tây Âu đơn giản sẽ phải chịu đựng việc đồng đôla yếu hơn đồng tiền của mình; vấn đề đặt ra là ở mức độ nào và với những điều kiện nào mà thôi.
Một hội nghị quốc tế đã được tổ chức ở London dưới sự bảo trợ của một nhóm được gọi là G10 vào cuối tháng 9. Đây là những quốc gia giầu nhất trên thế giới vào thời điểm đó, và quan trọng là bao gồm cả Thụy Sĩ mặc dù nước này khi đó không phải là một thành viên của IMF. Connally đã có một màn trình diễn xứng với nguồn gốc Texas của mình. Ông đã tuyên bố với các đại biểu rằng Hoa Kỳ cần phải ngay lập tức có 13 tỷ đôla nhằm giải quyết cán cân thương mại của mình từ thâm hụt 5 tỉ đôla thành thặng dư 8 tỷ đôla, và rằng yêu cầu này là không có gì để bàn cãi. Sau đó ông ta từ chối tham gia các cuộc bàn thảo về việc làm thế nào để đạt được mục tiêu này; mà chỉ nói với các đại biểu rằng họ sẽ phải lên kế hoạch, rồi sau khi xem xét, kiểm tra, ông ta sẽ cho họ biết kế hoạch đó có thành công hay không! Chín thành viên khác của G10 chưng hửng trước sự ngạo mạn của Connally và tự hỏi không biết nước Mỹ thay đổi cán cân thương mại của họ theo kiểu gì nữa!
Hai tuần sau, vào đầu tháng 10, những thành viên chính gặp lại nhau tại Washington trong cuộc họp hàng năm của IMF. Chẳng có mấy tiến bộ kể từ hội nghị ở London, nhưng những ảnh hưởng của mức thuế suất 10% của Nixon bắt đầu lộ ra. Bộ trưởng Thương mại Canada Jean-Luc Pépin ước lượng rằng thuế suất này sẽ làm mất 90 nghìn việc làm ở Canada trong năm đầu tiên. Một vài vụ phá giá đồng đôla diễn ra trên thị trường hối đoái, khi nhiều quốc gia bắt đầu thả nổi đồng tiền của họ so với đồng đôla và nhiều đồng tiền ngay lập tức tăng giá từ 3% đến 9%! Nhưng Nixon và Connally đang tìm kiếm mức phá giá từ 12% đến 15% cùng với việc đảm bảo rằng mức này sẽ ổn định và không bị thị trường đảo ngược. Không có gì ngạc nhiên khi IMF, với đội ngũ chuyên viên thiên về nghiên cứu, bắt đầu xem xét các giải pháp kỹ thuật. Những kỹ thuật này bao gồm những “biên độ” tỷ giá lớn hơn mà theo đó các đồng tiền có thể dao động trước khi đề xuất được phá giá chính thức, khả năng sử dụng rộng rãi SDR và việc tạo ra một ngân hàng trung ương của thế giới. Những đề xuất này không ăn nhằm gì tới Connally. Ông ta muốn một đáp án ngay lập tức cho vấn đề đang cấp bách và sẽ sử dụng công cụ cùn là thuế suất để thúc đẩy sự việc diễn ra bằng bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, ông ta đã nhẹ giọng một chút tại hội nghị IMF bằng cách nói rằng vấn đề thuế suất sẽ được gỡ bỏ nếu cán cân thương mại của Hoa Kỳ dịch chuyển đúng hướng, ngay cả khi những mục tiêu tối ưu của họ vẫn chưa đạt được.
Có một vấn đề khác mà Hoa Kỳ dường như sẵn sàng bày tỏ sự linh hoạt và các nước châu Âu cũng rất quan tâm. Tuy Hoa Kỳ tuyên bố rằng sẽ không còn việc đổi đôla lấy vàng, hưng họ vẫn không thay đổi giá vàng một cách chính thức; tức là 1 USD vẫn được xem như tương đương 1/35 ounce vàng, dù không thể hoán đổi USD ra vàng theo yêu cầu. Giá vàng tăng sẽ tương đương với đôla bị giảm giá cũng như các đồng tiền khác tăng giá. Điều này, theo một cách khá tượng trưng, rất quan trọng đối với các nước châu Âu và sẽ được các nước này xem như sự bại trận của Mỹ trong cuộc chiến tiền tệ mặc cho sự lãnh đạm của Mỹ trước sự việc. Đức và Pháp cũng sẽ hưởng lợi vì họ đang tích trữ một lượng vàng khổng lồ và việc đồng đôla hạ giá so với vàng đồng nghĩa với việc giá trị vàng dự trữ của họ khi tính ra đôla sẽ tăng lên gấp bội.
Nixon và Connally dường như chẳng hề quan tâm đến chuyện ày; khi đóng cửa sổ vàng, giá vàng dường như về một mặt nào đó không còn liên quan, và việc phá giá bằng bất kỳ hình thức nào cũng chỉ là một phương tiện để đạt mục tiêu. Trước khi kết thúc hội nghị IMF, dường như sự kết hợp củ việc liên tục lên giá của hầu hết các đồng tiền so với đồng đôla trên thị trường hối đoái, của việc linh hoạt về mặt ấn định thời gian cho vấn đề giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và sự sẵn lòng nâng giá vàng của Mỹ đã tạo thành nền tảng cho việc tái tổ chức hệ thống tiền tệ có tính chất lâu dài, phù hợp với các mục tiêu của Nixon.
Đầu tháng 12, hiệp đấu cuối cùng đã bắt đầu bằng một cuộc họp khác của nhóm G10, được triệu tập tại lâu đài Palazzo Corsini lộng lẫy ở Rome. Lần này, Connally đã sẵn sàng để thảo luận. Ông ta đề nghị mức nâng giá trung bình của các ngoại tệ là 11% và mức phá giá của đồng đôla so với vàng là 10%. Sự kết hợp hai chiều này đồng nghĩa với mức tăng hơn 20% tính theo giá đôla dành cho hàng xuất khẩu của các nước vào Hoa Kỳ. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ bỏ thuế suất nhập khẩu 10%.
Châu Âu và Nhật Bản đều giật mình: tổng mức thay đổi vào khoảng từ 12% đến 15% còn có thể chấp nhận được, nhưng tới 20% thì quả là quá sức chịu đựng. Hơn nữa, các thành viên của G10 bắt đầu định vị bản thân mình so với các nước khác. Mức thay đổi 20% đối với đồng đôla sẽ chỉ là một con số nếu các quốc gia đồng loạt thực hiện, nhưng nếu giả sử Anh định giá lại chỉ ở mức 15% trong khi Đức thực hiện tối đa 20% thì Đức sẽ mất lợi thế so với cả Anh và Mỹ! Pháp muốn giới hạn quy mô phá giá đồng đôla so với vàng để việc điều chỉnh phần nhiều rơi vào Đức, tránh cho Pháp phải tham gia hoàn toàn. Và đó là cách mọi việc tiếp diễn.
Đến lúc này, việc thương lượng hầu như không có hồi kết. Một vài ngày sau kỳ họp ở Rome, Tổng thống Nixon gặp riêng Tổng thống Pháp Georges Pompidou tại Azores, nơi Pompidou nhấn mạnh đòi hỏi tăng giá đồng đôla so với vàng như một phần của gói thỏa thuận. Nixon đã tiến hành việc thương lượng trong tình trạng thiếu ngủ bởi lẽ ông ta đã hầu như thức trắng đêm để theo dõi trận bóng đá kiểu Mỹ của đội Washington Redskins theo giờ địa phương. Cuối cùng, Nixon đã đồng ý với yêu cầu của Pháp và Pampidou đã trở lại Pháp như một người anh hùng vì đã đánh bại được người Mỹ trước vấn đề nhạy cảm của đồng đôla và vàng. Tuy nhiên, Nixon cũng chẳng ra về trắng tay, bởi vì Pompidou đã đồng ý thúc đẩy việc miễn giảm thuế đáng kể thuế quan được áp đặt bởi Khối Thị trường chung châu Âu cho các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Các thảo luận mang tính thăm dò đạt được ở Palazzo Corsini và Azores đã được phê duyệt hai tuần sau đó bởi nhóm G10 trong một hội nghị được tổ chức tại lâu đài cổ màu đỏ nổi tiếng của Viện Smithsonian, ngay kế bên National Mall ở Washington D.C. Nơi tổ chức cuộc họp đã được dùng để đặt tên cho bản thỏa thuận: Hiệp ước Smithsonian. Đồng đôla Mỹ giảm giá khoảng 9% so với vàng, và các đồng tiền chính được nâng giá từ 3% đến 8% so với đồng đôla – tổng số điều chỉnh là từ 11% đến 17% tùy thuộc vào từng ngoại tệ. Những trường hợp ngoại lệ quan trọng là Anh và Pháp, những nước đã không nâng giá đồng tiền của mình nhưng vẫn đạt được mức tăng khoảng 9% so với đồng đôla do việc phá giá của đôla. Nhật Bản đã phải chịu sự tổn thất nặng nề nhất, tổng mức điều chỉnh ở mức cao nhất là 17% – thậm chí cao hơn cả Đức – nhưng họ nhận được sự cảm thông ít nhất từ Connally do nền kinh tế của Nhật Bản đang tăng trưởng ở mức trên 5% một năm. Các nước đã ký kết hiệp ước thỏa thuận duy trì những tỷ giá mới này với biên độ giao dịch là +/- 2,25% – như vậy tổng cộng là 4.5% – và Mỹ đã đồng ý gỡ bỏ mục thuế suất nhập khẩu 10%; thuế suất này đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Không có điều khoản nào về việc quay lại hệ thống Bản vị vàng được đặt ra, mặc dù về mặt kỹ thuật vàng chưa hề bị xóa bỏ. Như một nhà báo đã quan sát: “Thay vì từ chối bán vàng với mức 35 đôla/ounce, Bộ Ngân khố chỉ đơn giản từ chối bán… với mức 38 đôla/ ounce”.
Hiệp ước Smithsonian, giống như Cú sốc Nixon 4 tháng trước, đã hoàn toàn được ủng hộ ở Mỹ và đã dẫn đến việc lên giá mạnh trên thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư nhắm đến khoản lợi nhuận tính theo đôla Mỹ cao hơn từ thép, xe hơi, hàng không, phim ảnh và những khu vực khác được hưởng lợi cả từ việc gia tăng xuất khẩu hoặc giảm nhập khẩu, hoặc cả hai. Phụ tá Tổng thống Peter G. Peterson đã ước lượng rằng việc phá giá đồng đôla tạo ra ít nhất 500.00 công việc mới trong vòng hai năm tới.
Không may là những kỳ vọng thái quá này đã sớm bị nghiền nát. Chưa tới hai năm sau đó, Hoa Kỳ đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ II với GDP sụt giảm, nạn thất nghiệp tăng vọt. khủng hoảng dầu lửa, thị trường chứng khoán sụp đổ và lạm phát ở mức hỏa tiễn. Bài học về một quốc gia không thể phá giá đồng tiền đi đến thịnh vượng đã không nằm trong sự hiểu biết của Nixon, Connally, Peterson và thị trường chứng khoán vào cuối năm 1971, cũng như với những người tiền nhiệm của họ trong cuộc Đại suy thoái. Dường như đây là một bài học khó tiếp thu.
Cũng như với những hội nghị tiền tệ quốc tế lớn vào những năm 20 và 30, những lợi ích của Hiệp ước Smithsonian đã bị chết yểu. Đồng Bảng Anh bị phá giá lần nữa vào ngày 23/6/1972, lần này dưới hình thức thả nổi thay vì tuân theo tỷ suất Smithsonian. Đồng Bảng Anh ngay lập tức rớt 6% và rớt tiếp đến 10% vào cuối năm 1972. Đã có nhiều lo lắng về hiệu ứng lây lan từ việc phá giá đồng Bảng Anh lên đồng Lia của Ý. Tham mưu trưởng của Nixon đã báo cáo tóm tắt cho ông nghe về cuộc khủng hoảng tiền tệ mới của châu Âu. Còn trả lời bất hủ của Nixon được ghi lại là: “Tôi không quan tâm. Chúng ta chẳng làm gì được trước vấn đề này… Tôi cóc cần phải quan tâm đến đồng Lia”.
Vào ngày 26/9/1972, Đức áp đặt lệnh kiểm soát tiền tệ với nỗ lực ngăn chặn việc thu mua hỗn loạn đồng Mark. Cho đến ngày 3/7, cả Franc Thụy Sĩ và đôla Canada đều được thả nổi. Việc phá giá đồng Bảng Anh cuối cùng dẫn tới việc thất bại thảm hại của đồng đôla, khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn với đồng Mark Đức và đồng Franc Thụy Sĩ. Tháng 6/1972 John Connally từ chức Bộ trưởng Ngân khố, và bộ trưởng mới, George P. Shultz, hầu như ngay lập tức chìm vào công việc cứu vãn cuộc khủng hoảng đồng đôla khi vừa nhận chức. Với sự giúp đỡ của Paul Volcker, cùng làm việc tại Bộ Ngân khố, và chủ tịch Hệ thống Dự trữ Liên bang Arthur Burns, Shultz đã có thể khởi động hạn mức hoán đổi, về cơ bản là những khoản vay ngắn hạn, giữa FED và các ngân hàng trung ương châu Âu, và bắt đầu can thiệp vào các thị trường nhằm xoa dịu cơn hoảng loạn đối với đồng đôla. Cho đến thời điểm này, tất cả những cách thức như biên độ tỷ giá, thả nổi… và những công cụ khác được sáng chế nhằm duy trì bề mặt của hệ thống Bretton Woods đều đã thất bại. Chẳng có gì còn sót lại để giải quyết vấn đề này ngoại trừ việc đưa tất cả các đồng tiền chính vào một hệ thống tỷ giá thả nổi. Cuối cùng, vào năm 1973, IMF tuyên bố khai trừ hệ thống Bretton Woods, chính thức kết thúc vai trò của vàng trong tài chính quốc tế và để cho giá trị của các đồng tiền biến động so với nhau ở bất kỳ mức nào mà các chính phủ hoặc các thị trường mong muốn. Một kỷ nguyên tiền tệ đã kế thúc và một kỷ nguyên khác bắt đầu, nhưng cuộc chiến tiền tệ còn lâu mới kết thúc.
Thời đại của tỷ giá hối đoái thả nổi, bắt đầu từ năm 1973, kết hợp với sự chấm dứt mối liên hệ giữa đồng đôla Mỹ và vàng đã đặt dấu chấm hết tạm thời cho các bi kịch phá giá, vốn đã chiếm lĩnh các vấn đề tiền tệ quốc tế kể từ những năm 20. Sẽ không còn cảnh các ông chủ Ngân hàng trung ương và các Bộ trưởng Tài chính đau khổ về việc phá vỡ tỷ giá hay từ bỏ Bản vị vàng. Giờ đây, thị trường đưa giá đồng tiền lên hoặc xuống mỗi ngày khi họ thấy hợp lý. Các chính phủ cũng can thiệp vào thị trường bất cứ lúc nào nhằm cân đối những gì họ cho là vượt mức hoặc hỗn loạn, nhưng điều này thường chỉ có tác động giới hạn hoặc nhất thời.
Sự trở lại của Hoàng đế Đô La
Phản ứng trước cái chết dần chết mòn của hệ thống Bretton Woods, các quốc gia chủ lực ở Tây Âu đã bắt đầu một cuộc hành trình tìm kiếm sự thống nhất tiền tệ kéo dài 30 năm, đỉnh điểm là sự ra đời ở EU và đồng Euro, ch1inh thức được công bố vào năm 1999. Khi châu Âu từng bước chập choạng tiến đến sự ổn định tiền tệ thì hai cái neo song sinh trước đây của hệ thống tiền tệ thế giới, đôla Mỹ và vàng, vẫn còn ở rất xa mục tiêu ấy. Mặc cho những kỳ vọng về tăng trưởng và việc làm xuất phát từ việc phá giá đồng đôla, nước Mỹ vẫn phải chịu đựng thêm ba cuộc suy thoái kinh tế từ năm 1973 đến năm 1981. Tổng cộng sức mua của đồng đôla từ năm 1977 đến năm 1981 giảm đến 50%. Giá dầu tăng gấp bốn lần trong khảong thời gian suy thoái từ năm 1973 đến năm 1975 và tiếp tục tăng ấp đôi từ mức đó vào năm 1979. Giá vàng thường niên trung bình nhảy từ 40,80 đôla/ounce vào năm 1971 lên đến 612,56 đôla/ounce vào năm 1980, trong đó bao gồm một cú nhảy vọt ngắn hạn lên mức 850 đôla/ounce vào tháng 1/1980.
Trong con mắt của nhiều người, thế giới thật sự trở nên điên đảo. Một thuật ngữ mới, “đình lạm, hay lạm phát đình đốn (stagflation)”, đã được dùng để mô tả sự kết hợp chưa từng xảy ra giữa lạm phát cao và tăng trưởng trì trệ ở Mỹ. Cơn ác mộng kinh tế từ năm 1973 đến năm 1981 là sự đối lập hoàn toàn với sự tăng trưởng bằng con đường xuất khẩu mà hành động phá giá đồng đôla hướng tới. Những động cơ của phá giá đã hoàn toàn phá sản.
Khi niềm tin vào đồng đôla gần như tan vỡ, người ta tuyệt vọng trông chờ vào một chính quyền mới cùng với những những chính sách mới. Mỹ đã tìm thấy cả hai điểm này khi Tổng thống Jimmy Carter chỉ định Paul Volcker vào ghế chủ tịch Hệ thống Dự trữ Liên bang vào tháng 8/1979 và Ronald Reagan trúng cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/1980.
Volcker đã giữ vai trò Thứ trưởng Ngân khố từ năm 1969 đến năm 1974 và cũng đã tham gia sâu vào các quyết định bãi bỏ Bản bị vàng và thả nổi đồng đôla trong khoảng thời gian từ 1971 đến 1973. Giờ đây ông ta phải sống với hậu quả của những quyết định đó, nhưng kinh nghiệm bản thân đã giúp ông hoàn toàn tự tin sử dụng các đòn bẩy lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở và hạn mức hoán đổi để đảo ngược tình thế khủng hoảng của đồng đôla, giống như ông ta và Arthur Burns đã thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng đồng Bảng Anh vào năm 1972.
Đối với lạm phát, Volcker đã áp dụng chiến thuật “buộc garô và xiết chặt để cầm máu”. Ông tăng lãi suất FED lên mức đỉnh 20% vào tháng 6/1981 và liệu pháp sốc này đã có tá dụng. Một phần nhờ Volcker, lạm phát hàng năm giảm mạnh từ 12,5% vào năm 1980 xuống còn 1,1% vào năm 1986. Vàng cũng theo sau, giá trung bình rơi từ 612,56 đôla năm 1980 xuống còn 317,26 đôla vào năm 1985. Lạm phát đã bị đánh bại và vàng cũng bị chinh phục. Hoàng đế đôla đã trở lại.
Mặc dù những nỗ lực của Volcker là vô cùng quả cả, nhưng đây không phải là lý do duy nhất làm giảm tình trạng lạm phát và làm cho đồng đôla mạnh hơn. Ngoài ra còn phải kể đến tín ụng công bằng, có được do việc giảm thuế và các ch1inh sách giảm điều tiết Nhà nước của chính quyền Ronald Reagan. Tổng thống chính thức điều hành công việc vào tháng 1/1981, vào thời điểm mà niềm tin vào nền kinh tế của Mỹ đã bị đập tan do các cuộc suy thoái, tình trạng lạm phát và giá dầu tăng trong thời kỳ Nixon – Carter. Mặc dầu Fed hoàn toàn độc lập với Nhà Trắng nhưng Reagan và Volcker đã cùng nhau xây dựng một đồng đôla vững mạnh, thi hành một chính sách thuế thấp, điều được cho là một liều thuốc tăng lực cho nền kinh tế Mỹ, và đã đưa nước Mỹ bước vào một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Các chính sách thắt chặt tiền tệ của Volcker cùng với việc cắt giảm thuế của Reagan đã giúp GDP tăng trưởng liên tục, đạt mức 16,6% trong vòng 3 năm, từ 1983 đến 1985. Nền kinh tế Mỹ chưa bao giờ có được mức tăng trưởng như vậy trong một khoảng thời gian 3 năm bất kỳ kể từ khi ấy.
Đồng đôla mạnh không hề gây tác hại mà dường như còn đẩy mạnh tăng trưởng, thông qua việc kết hợp với các chính sách ủng hộ tăng trưởng khác. Tuy nhiên, nạn thất nghiệp vẫn còn cao rtong nhiều năm sau khi đợt suy thoái cuối cùng trong ba đợt suy thoái kết thúc vào năm 1982. Thâm hụt thương mại với Đức và Nhật Bản đang tăng lên do đồng đôla mạnh hơn đã khiến người Mỹ mua xe hơi Đức và đồ điện tử Nhật Bản, cùng những hàng hóa khác.
Đến đầu năm 1985, việc các ngành công nghiệp Hoa Kỳ cùng nhau tìm kiếm sự bảo hộ trước hàng nhập khẩu, kết hợp với việc người Mỹ tìm kiếm việc làm đã dẫn đến việc Công đoàn các chính trị gia thuộc các bang công nghiệp liên tục kêu gọi phá giá đồng đôla để thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Việc chính sách này đã từng thất bại thảm hại vào năm 1973 đã không hề làm nhụt chí đám đông ủng hộ một đồng đôla yếu. Sự cám dỗ của một giải pháp nhanh chóng cho các ngành công nghiệp đang suy yếu và những ngành công nghiệp thiếu năng lực tổ chức thực sự khó cưỡng, xét về mặt chính trị. Vì vậy, theo sự hướng dẫn của một Bộ trưởng Ngân khố khác đến từ Texas, James A. Baker, một người kế nhiệm xứng tầm với John Connally, Mỹ lại yêu cầu thế giới để có được một đồng đôla rẻ.
Lần này phương pháp phá giá hoàn toàn khác biệt. Không còn bất kỳ tỷ giá hối đoái cố định hay tỷ lệ chuyển đổi vàng – đôla nào nữa để loại bỏ. Các đồng tiền đã được mua bán trao đổi một cách tự do với nhau và tỷ giá hối đoái được thiết lập bởi thị trường hối đoái, bao gồm hầu hết những ngân hàng quốc tế lớn và những khách hàng công ty. Một phần sức mạnh của đồng đôla vào đầu những năm 80 bắt nguồn từ sự kiện các nhà đầu tư nước ngoài muốn có đôla để đầu tư vào Mỹ do sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của quốc gia này. Đồng đôla mạnh là một lá phiếu tạo nên sự tự tin cho nước Mỹ, chứ không phải là một vấn đề cần phải được giải quyết. Tuy nhiên, các quan điểm chính trị trong nước đã gán ghép một số phận khác cho đồng đôla, một điều lặp đi lặp lại trong các cuộc chiến tranh tiền tệ. Do đồng đôla đang lên giá trên thị trường nên để giảm giá nó thì bắt buộc chính quyền phải can thiệp vào các thị trường hối đoái trên diện rộng! Kiểu can thiệp sâu rộng này đòi hỏi sự nhất trí và hợp tác của các chính quyền các nước có liên quan.
Tây Âu và Nhật Bản không hề mong muốn việc phá giá đồng đôla; tuy nhiên, ký ức về Cú sốc Nixon vẫn như còn mới và không ai có thể chắc rằng Baker sẽ không sử dụng đến khoản thuế suất nhập khẩu như Connally đã làm năm 1971. Hơn nữa, Tây Âu và Nhật Bản vẫn còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ trong vấn đề phòng vệ và vấn đề an ninh quốc gia như họ đã từng ở trong tình thế đó vào những năm 70. Tóm lại, tốt hơn là nên thương lượng với Mỹ về việc phá giá đồng đôla, hơn là lại bị… ngạc nhiên lần nữa.
Hiệp ước Plaza vào tháng 8/1985 là kết quả của những nỗ lực đa phương nhằm hạ giá đồng đôla. Các Bộ trưởng Tài chính Tây Đức, Nhật Bản, Pháp và Anh đã gặp gỡ với Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ tại khách sạn Plaza ở New York để vạch ra một kế hoạch phá giá đồng đôla, chủ yếu là là so với đồng Yen Nhật và đồng Mark Đức. Các ngân hàng trung ương đã cam kết số tiền hơn 10 tỷ đôla cho vụ này, sẽ được thực hiện theo kế hoạch trong vòng vài năm. Từ năm 1985 đến năm 1988, đồng đôla giảm 40% so với đồng Franc Pháp, 50% so với Yen Nhật và 20% so với Mark Đức.
Hiệp ước Plaza là một thành công nếu được đánh giá riêng biệt như là một cách thức phá giá, nhưng các kết quả kinh tế lại gây thất vọng. Tình trạng thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao – 7% vào năm 1986, trong khi tốc độ tăng trưởng thì chậm chạp đáng kể, chỉ ở mức 3,2% vào năm 1987. Một lần nữa, một giải pháp “ăn xổi” đã tỏ ra hão huyền; và một lần nữa cái giá đắt phải trả là lạm phát, chầm chậm bắt đầu ngay sau Hiệp ước Plaza, vọt lên mức 6,1% vào năm 1990. Phá giá và các cuộc chiến tranh tiền tệ chưa bao giờ mang lại sự tăng trưởng hay việc làm như được hứa hẹn, mà chỉ chắc chắn mang lại lạm phát.
Hiệp ước Plaza được các bên đánh giá là cực kỳ thành công và được điều chỉnh lần cuối nhằm ngăn chặn việc xuống dốc nhanh chóng của đồng đôla vào năm 1985. Nhóm G7, bao gồm các bên đã ký Hiệp ước Plaza, cộng thêm Canada và Ý, đã họp ở Louvre, Paris vào đầu năm 1987 để ký Hiệp ước Louvre, nhằm ổn định đồng đôla ở một mức giá mới, thấp hơn. Với Hiệp ước Louvre, Chiến tranh Tiền tệ lần thứ II đã kết thúc, khi các Bộ trưởng Tài chính của nhóm G7 quyết định mọi chuyện đã quá đủ sau hai mươi năm hỗn loạn.
Đến năm 1987, vàng không còn thuộc hệ thống tài chính quốc tế, đồng đôla bị phá giá, đồng Yen và đồng Mark nắm ưu thế, đồng Bảng bất ổn, đồng Euro có triển vọng và Trung Quốc vẫn chưa có chỗ đứng riêng của mình trên sàn diễn. Từ đây, hòa bình tương đối được lập lại đối với các vấn đề tiền tệ quốc tế, nhưng cái gọi là hòa bình này lại chẳng dựa trên thứ gì lớn lao hơn niềm tin vào đồng đôla như là phương tiện cất trữ, dựa trên một nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển và chính sách tiền tệ ổn định của Hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ. Những điều kiện ày phổ biến suốt những năm 90 và sang cả đầu thế kỷ XXI, bất chấp hai cuộc suy thoái nhẹ trong quãng thời gian đó. Các cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra đã không hề dính dáng đến đồng đôla, như là khủng hoảng đồng Bảng Anh vào năm 1992, khủng hoảng Peso Mexico vào năm 1994, và khủng hoảng tài chính Á – Nga và năm 1997 – 1998. Không có cuộc khủng hoảng nào trong số này đe dọa đồng đôla – trên thực tế, đồng đôla đã trở thành nơi trú ẩn khi khủng hoảng xảy ra. Dường như chỉ có sự sụp đổ trong tăng trưởng (của nước Mỹ) hoặc sự nổi lên của một cường quốc kinh tế khác, hoặc cả hai, mới có thể đe dọa được uy quyền của đồng đôla Mỹ mà thôi. Và thực tế là khi những yếu tố này cùng xảy ra vào năm 2010, kết quả là một cơn sóng thần tiền tệ quốc tế.
James Rickards
TH: T. Giang – SCDRC
CHAPTER 5: CURRENCY WAR II (1967–1987)
By James Rickards
“The dollar is our currency, but it’s your problem.” U.S. Treasury Secretary John Connally to foreign finance ministers, 1971
“I don’t give a shit about the lira.” President Richard M. Nixon, 1972
As World War II wound down, the major Allied economic powers, led by the United States and England, planned for a new world monetary order intended to avoid the mistakes of Versailles and the interwar period. These plans were given final shape at the Bretton Woods Conference held in New Hampshire in July 1944. The result was a set of rules, norms and institutions that shaped the international monetary system for the next three decades.
The Bretton Woods era, 1944 to 1973, while punctuated by several recessions, was on the whole a period of currency stability, low inflation, low unemployment, high growth and rising real incomes. This period was, in almost every respect, the opposite of the CWI period, 1921–1936. Under Bretton Woods, the international monetary system was anchored to gold through a U.S. dollar freely convertible into gold by trading partners at $35 per ounce and with other currencies indirectly anchored to gold through fixed exchange rates against the U.S. dollar. Short-term lending to particular countries in the event of trade deficits would be provided by the International Monetary Fund. Countries could only devalue their currencies with IMF permission and that would generally be granted only in cases of persistent trade deficits accompanied by high inflation. Although conceived in the form of a grand international agreement, the Bretton Woods structure was dictated almost single-handedly by the United States at a time when U.S. military and economic power, relative to the rest of the world, was at a height not seen again until the fall of the Soviet Union in 1991.
Despite the persistence of Bretton Woods into the 1970s, the seeds of Currency War II were sown in the mid- to late 1960s. One can date the beginning of CWII from 1967, while its antecedents lie in the 1964 landslide election of Lyndon B. Johnson and his “guns and butter” platform. The guns referred to the war in Vietnam and the butter referred to the Great Society social programs, including the war on poverty.
Although the United States had maintained a military presence in Vietnam since 1950, the firstlarge-scale combat troop deployments took place in 1965, escalating the costs of the war effort. The Democratic landslide in the 1964 election resulted in a new Congress that convened in January 1965, and Johnson’s State of the Union address that month marked the unofficial launch of the full-scale Great Society agenda.
This convergence of the costs of escalation in Vietnam and the Great Society in early 1965 marked the real turning away from America’s successful postwar economic policies. However, it would take several years for those costs to become apparent. America had built up a reservoir of economic strength at home and political goodwill abroad and that reservoir now slowly began to be drained.
At first, it seemed that the United States could afford both guns and butter. The Kennedy tax cuts, signed by President Johnson shortly after President John F. Kennedy’s assassination in 1963, had given a boost to the economy. Gross domestic product rose over 5 percent in the first year of the tax cuts and growth averaged over 4.8 percent annually during the Kennedy-Johnson years. But almost from the start, inflation accelerated in the face of the twin budget and trade deficits that Johnson’s policies engendered.
Inflation, measured year over year, almost doubled from an acceptable 1.9 percent in 1965 to a more threatening 3.5 percent in 1966. Inflation then ran out of control for twenty years. It was not until 1986 that inflation returned to the level of just over 1 percent. In one incredible five-year stretch from 1977 to 1981, cumulative inflation was over 50 percent; the value of the dollar was cut in half.
U.S. citizens in this period made the same analytic mistake as their counterparts in Weimar Germany had in 1921. Their initial perception was that prices were going up; what was really happening was that the currency was collapsing. Higher prices are the symptom, not the cause, of currency collapse. The arc of Currency War II is really the arc of U.S. dollar inflation and the decline of the dollar.
Despite the centrality of U.S. policies and U.S. inflation to the course of CWII, the opening shots were fired not in the United States but in Britain, where a sterling crisis had been brewing since 1964 and came to a boil in 1967 with the first major currency devaluation since Bretton Woods. While sterling was less significant than the dollar in the Bretton Woods system, it was still an important reserve and trade currency. In 1945, UK pounds sterling comprised a larger percentage of global reserves—the combined holdings of all central banks—than the dollar. This position deteriorated steadily, and by 1965 only 26 percent of global reserves were in sterling. The British balance of payments had been deteriorating since the early 1960s, but grew sharply negative in late 1964.
Instability in sterling arose not only because of short-term trade imbalances but because of the global imbalance between the total sterling reserves held outside Britain and the dollar and gold reserves available inside Britain to redeem those external balances. In the mid-1960s there were about four times as many external sterling claims as internal reserves. This situation was highly unstable and made Britain vulnerable to a run on the bank if sterling holders tried to redeem sterling for dollars or gold en masse. A variety of techniques was orchestrated to support sterling and keep the sterling bears off balance, including international lines of credit, swap lines with the New York Fed, a UK austerity package and surprise currency market interventions. But the problem remained.
Three minor sterling crises arose between 1964 and 1966, but were eventually subdued. A fourth sterling crisis, in mid-1967, however, proved fatal to sterling parity. Numerous factors contributed to the timing, including closure of the Suez Canal during the 1967 Six-Day War between the Arabs and Israel and the expectation that the UK might be required to devalue in order to join the European Economic Community. Inflation was now on the rise in the United Kingdom as it was in the United States. In the UK, inflation was rationalized as necessary to combat rising unemployment, but its impact on the value of the currency was devastating. After an unsuccessful effort to fend off continued selling pressure, sterling formally devalued against the dollar on November 18, 1967, from $2.80 to$2.40 per pound sterling, a 14.3 percent devaluation.
The first significant crack in the Bretton Woods facade had now appeared after twenty years of success in maintaining fixed exchange rates and price stability. If the UK could devalue, so could others. U.S. officials had worked hard to prevent the devaluation of sterling, fearing the dollar would be the next currency to come under pressure. Their fears would soon be realized. The United States was experiencing the same combination of trade deficits and inflation that had unhinged sterling, with one crucial difference. Under Bretton Woods, the value of the dollar was not linked to other currencies but to gold. A devaluation of the dollar therefore meant an upward revaluation in the dollar price of gold. Buying gold was the logical trade if you expected dollar devaluation, so speculators turned their attention to the London gold market.
Since 1961, the United States and other leading economic powers had operated the London Gold Pool, essentially a price-fixing open market operation in which participants combined their gold and dollar reserve resources to maintain the market price of gold at the Bretton Woods parity of $35 per ounce. The Gold Pool included the United States, United Kingdom, Germany, France, Italy, Belgium, the Netherlands and Switzerland, with the United States providing 50 percent of the resources and the remainder divided among the other seven members. The pool was partly a response to an outbreak of panic buying of gold in 1960, which had temporarily driven the market price of gold up to $40 per ounce. The Gold Pool was both a buyer and a seller; it would buy on price dips and sell into rallies in order to maintain the $35 price. But by 1965 the pool was almost exclusively a seller.
The End of Bretton Woods
The public attack on the Bretton Woods system of a dominant dollar anchored to gold began even before the 1967 devaluation of sterling. In February 1965, President Charles de Gaulle of France gave an incendiary speech in which he claimed that the dollar was finished as the lead currency in the international monetary system. He called for a return to the classical gold standard, which he described as “an indisputable monetary base, and one that does not bear the mark of any particular country. In truth, one does not see how one could really have any standard criterion other than gold.” France backed up the words with action. In January 1965, France converted $150 million of dollar reserves into gold and announced plans to convert another $150 million soon. Spain followed France and converted $60 million of its own dollar reserves into gold. Using the price of gold in June 2011 rather than the $35 per ounce price in 1965, these redemptions were worth approximately $12.8 billion by France and $2.6 billion by Spain and at the time represented significant drains on U.S. gold reserves. De Gaulle helpfully offered to send the French navy to the United States to ferry the gold back to France.
These redemptions of dollars for gold came at a time when United States businesses were buying up European companies and expanding operations in Europe with grossly overvalued dollars, something De Gaulle referred to as “expropriation.” De Gaulle felt that if the United States had to operate with gold rather than paper money, this predatory behavior would be forced to a halt. However, there was fierce resistance to a pure gold standard in the late 1960s—as in the 1930s, it would have necessitated a devaluation of dollars and other currencies against gold. The biggest beneficiaries of a rise in the dollar price of gold would have been the major gold-producing nations, including the repugnant apartheid regime in South Africa and the hostile communist regime in the USSR. These geopolitical considerations helped to tamp down the enthusiasm for a new version of the classical gold standard. Despite the scathing criticisms coming from France, the United States did have one staunch ally in the Gold Pool—Germany. This was crucial, because Germany had persistent trade surpluses and was accumulating gold both from the IMF as part of operations to support sterling and through its participation as an occasional buyer in the Gold Pool itself. If Germany were suddenly to demand gold in exchange for its dollar reserve balances, a dollar crisis much worse than the sterling crisis would result. However, Germany secretly assured the United States it would not dump dollars for gold, as revealed in a letter from Karl Blessing, president of the Deutsche Bundesbank, the German central bank, to William McChesney Martin, the chairman of the Board of Governors of the Federal Reserve. Dated March 30, 1967, the “Blessing Letter” provided:
Dear Mr. Martin,
There occasionally has been some concern... that... expenditures resulting from the presence of American troops in Germany [could] lead to United States losses of gold....
You are, of course, well aware of the fact that the Bundesbank over the past few years has not converted any... dollars... into gold...
You may be assured that also in the future the Bundesbank intends to continue this policy and to play its full part in contributing to international monetary cooperation.
It was extremely comforting for the United States to have this secret assurance from Germany. In return, the United States would continue to bear the costs of defending Germany from the Soviet troops and tanks stationed in the woods immediately surrounding Berlin and throughout EasternEurope.
Germany, however, was not the only party with potential gold claims on the dollar, and in the immediate aftermath of the 1967 sterling devaluation the United States had to sell over eight hundred metric tons of gold at artificially low prices to maintain the dollar-gold parity. In June 1967, just one year after withdrawing from NATO’s military command, France withdrew from the Gold Pool as well. The other members continued operations, but it was a lost cause: claims on gold by overseas dollar holders had become an epidemic. By March 1968, the gold outflow from the pool was running at the rate of thirty metric tons per hour.
The London gold market was closed temporarily on March 15, 1968, to halt the outflow, and remained closed for two weeks, an eerie echo of the 1933 U.S. bank holiday. A few days after the closure, the U.S. Congress repealed the requirement for a gold reserve to back the U.S. currency; this freed the U.S. gold supply to be available for sale at the $35 price if needed. This was all to no avail. By the end of March 1968, the London Gold Pool had collapsed. Thereafter, gold was considered to move in a two-tier system, with a market price determined in London and an international payments price under Bretton Woods at the old price of $35 per ounce. The resulting “gold window” referred to the ability of countries to redeem dollars for gold at the $35 price and sell the gold on the open market for $40 or more.
The two-tier system caused speculative pressures to be directed to the open market while the $35 price remained available only to central banks. However, the U.S. allies reached a new, informal agreement not to take advantage of the gold window by acquiring gold at the cheaper official price. The combination of the end of the Gold Pool, the creation of two-tier system and some short-term austerity measures put in place by the United States and United Kingdom helped to stabilize the international monetary system in late 1968 and 1969, yet the dénouement of Bretton Woods was clearly in sight.
On November 29, 1968, not long after the collapse of the London Gold Pool, Time reported that among the problems of the monetary system was that “the volume of world trade is rising far more quickly than the global supply of gold.” Statements like this illustrate one of the great misunderstandings about the role of gold. It is misguided to say that there is not enough gold to support world trade, because quantity is never the issue; rather, the issue is one of price. If there was inadequate gold at $35 per ounce, the same amount of gold would easily support world trade at $100 per ounce or higher. The problem Time was really alluding to was that the price of gold was artificially low at $35 per ounce, a point on which the magazine was correct. If the price of gold was too low, the problem was not a shortage of gold but an excess of paper money in relation to gold. This excess money was reflected in rising inflation in the United States, the United Kingdom and France. In 1969, the IMF took up the “gold shortage” cause and created a new form of international reserve asset called the special drawing right, or SDR. The SDR was manufactured out of thin air by the IMF without tangible backing and allocated among members in accordance with their IMF quotas. It was promptly dubbed “paper gold” because it represented an asset that could be used to offset balance of payments deficits in the same manner as gold or reserve currencies.
The creation of the SDR was a little-understood novelty at the time. There were several small issuances in 1970–1972 and another issuance in response to the oil price shock and global inflation in 1981. Thereafter, the issuance of SDRs came to a halt for almost thirty years. It was only in 2009, in the depths of a depression that had begun in 2007, that another, much larger amount of SDRs were printed and handed out to members. Still, the original issuance of SDRs in 1970 was a reflection of how badly unbalanced the supply of paper money had become in relation to gold and of the desperation with which the United States and others clung to the gold parity of $35 per ounce long after that price had become infeasible.The entire period of 1967 to 1971 is best characterized as one of confusion and uncertainty in international monetary affairs. The devaluation of sterling in 1967 had been somewhat of a shock even though the instability in sterling had been diagnosed by central bankers years before. But the following years were marked by a succession of devaluations, revaluations, inflation, SDRs, the collapse of the Gold Pool, currency swaps, IMF loans, a two-tiered gold price and other ad hoc solutions. At the same time, the leading economies of the world were undergoing internal strains in the form of student riots, labor protests, antiwar protests, sexual revolution, the Prague Spring, the Cultural Revolution and the continuing rise of the counterculture. All of this was layered onto rapid technological change summed up in the ubiquity of computers, the fear of thermonuclear war and plain awe at landing a man on the moon. The whole world seemed at once to be on a wobbly foundation in a way not seen perhaps since 1938.
Yet through all of this, one thing seemed safe. The value of the U.S. dollar remained fixed at one thirty-fifth of an ounce of pure gold and the United States seemed prepared to defend this value despite the vast increase in the supply of dollars and the fact that convertibility was limited to a small number of foreign central banks bound to honor a gentleman’s agreement not to press too hard for conversion. Then suddenly this last anchor snapped too.
On Sunday, August 15, 1971, President Richard Nixon preempted the most popular show in America, Bonanza, to present a live television announcement of what he called his New Economic Policy, consisting of immediate wage and price controls, a 10 percent surtax on imports and the closing of the gold window. Henceforth, the dollar would no longer be convertible into gold by foreign central banks; the conversion privilege for all other holders had been ended years before. Nixon wrapped his actions in the American flag, going so far as to say, “I am determined that the American dollar must never again be a hostage in the hands of international speculators.” Of course, it was U.S. deficits and monetary ease, not speculators, that had brought the dollar to this pass, but, as with FDR, Nixon was not deterred by the facts. The last vestige of the 1944 Bretton Woods gold standard and the 1922 Genoa Conference gold exchange standard was now gone.
Nixon’s New Economic Policy was immensely popular. Press coverage was overwhelmingly favorable, and on the first trading day after the speech the Dow Jones Industrial Average had its largest one-day point gain in its history up until then. The announcement has been referred to ever since as the Nixon Shock. The policy was conceived in secret and announced unilaterally without consultation with the IMF or other major participants in Bretton Woods. The substance of the policy itself should not have been a shock to U.S. trading partners—de facto devaluation of the dollar against gold, which was what the New Economic Policy amounted to, was a long time coming, and the pressure on the dollar had accelerated in the weeks leading to the speech. Switzerland had redeemed dollar paper for over forty metric tons of gold as late as July 1971. French redemptions of dollars for gold had enabled France to become a gold power, ranking behind only the United States and Germany, and it remains so today.
What most shocked Europeans and the Japanese about the New Economic Policy was not the devaluation of the dollar, but the 10 percent surtax on all goods imported into the United States. Abandoning the gold standard, by itself, did not immediately change the relative values of currencies —sterling, the franc, and the yen all had their established parities with the dollar, and the German mark and Canadian dollar had already been floated by the time of Nixon’s speech. But what Nixon really wanted was for the dollar to devalue immediately against all the major currencies and, better yet, to float down thereafter so that the dollar could indulge in continual devaluation in the foreign exchange markets. However, that would take time and negotiations to formalize, and Nixon did not want to wait. His 10 percent surtax had the same immediate economic impact as a 10 percent devaluation. The surtax was like a gun to the head of U.S. trading partners. Nixon would rescind thesurtax once he got the devaluations he sought, and the task of negotiating those devaluations was delegated to his flamboyant Treasury secretary, John Connally of Texas.
International response to the 1971 Nixon gambit was not long in arriving. By late August, Japan had announced that it would allow the yen to float freely against the dollar. To no one’s surprise, the yen immediately rose 7 percent against the dollar. Combined with the 10 percent surtax, this amounted to a 17 percent increase in the U.S. dollar price of Japanese imports to the United States, which was welcome news to U.S. car and steel producers. Switzerland created “negative interest rates,” in the form of fees charged on Swiss franc bank deposits, to discourage capital inflows and help prop up the dollar.
In late September, the council of the General Agreement on Tariffs and Trade (GATT) met to consider whether the U.S. import surtax was a violation of free trade rules. There was no justification for the surtax and U.S. deputy undersecretary of state Nathaniel Samuels made almost no effort to defend it, other than to suggest that the surtax would be lifted when the U.S. balance of payments improved. Under the GATT rules, retaliation would likely have been justified. However, the U.S. trading partners had no stomach for a trade war. Memories of the 1930s were still too fresh and the role of the United States as a superpower balance to the Soviet Union and military protector of Japan and Western Europe was too important to risk a major confrontation over trade. Japan and Western Europe would simply have to suffer a weaker dollar; the question was to what extent and on whose terms.
An international conference in London was organized under the auspices of the so-called Group of Ten, or G10, in late September. These were the wealthiest nations in the world at the time, which importantly included Switzerland, even though it was not then an IMF member. Connally put on a performance worthy of his Texas pedigree. He told the delegates that the United States demanded an immediate $13 billion swing in its trade balance, from a $5 billion deficit to an $8 billion surplus, and that this demand was nonnegotiable. He then refused to engage in discussions about how this might be achieved; he told the delegates it was up to them to formulate a plan, and upon his review he would let them know whether they had been successful. The nine other members of the G10 were left to mutter among themselves about Connally’s arrogance and to think about what kind of swing in the U.S. trade balance they might be willing to orchestrate.
Two weeks later, in early October, the key players met again in Washington at the annual meeting of the IMF. Little progress had been made since the London conference, but the implications of Nixon’s 10 percent surtax were beginning to sink in. The Canadian trade minister, Jean-Luc Pépin, estimated that the surtax would destroy ninety thousand Canadian jobs in its first year. Some dollar devaluation had already taken place on the foreign exchange markets, where more countries had begun to float their currencies against the dollar and where immediate gains of 3 percent to 9 percent had occurred in various currencies. But Nixon and Connally were seeking total devaluation more in the 12 percent to 15 percent range, along with some assurance that those levels would stick and not be reversed by the markets. The IMF, not surprisingly given its research-dominated staff, began vetting a number of technical solutions. These included wider trading “bands” within which currencies could fluctuate before requesting formal devaluation, and possibly the expanded use of SDRs and the creation of a world central bank. These debates were irrelevant to Connally. He wanted an immediate response to the immediate problem and would use the blunt instrument of the surtax to force the issue for as long as it took. However, he did soften his views slightly at the IMF meeting by indicating that the surtax might be lifted if the U.S. trade balance moved in the right direction even if its ultimate goals had not yet been achieved.
There was one other issue on which the United States seemed willing to show some flexibility and on which the Europeans were quite focused. While the United States had announced it would no longerredeem dollars for gold, it had not officially changed the dollar-gold parity; it still regarded the dollar as worth one thirty-fifth of an ounce of gold, even in its nonconvertible state. An increase in the price of gold would be just as much of a devaluation of the dollar as an upward revaluation of the other currencies. This was symbolically important to the Europeans and would be seen by them as a defeat for the United States in the currency war despite U.S. indifference. The Germans and French would also benefit because they held large gold hoards and an increase in the dollar price of gold would mean an increase in the dollar value of their gold reserves.
Nixon and Connally did not really seem to care; having closed the gold window, the price of gold seemed somewhat irrelevant, and devaluation by whatever method was all just a means to an end. By the end of the IMF meeting, it seemed that some combination of continued upward revaluation of most currencies against the dollar on foreign exchange markets, some flexibility on timing of trade deficit reduction by the United States and a U.S. willingness to explicitly raise the dollar price of gold might form the basis of a lasting currency realignment consistent with Nixon’s goals.
By early December, the endgame had begun with another G10 meeting, convened at the ornate Palazzo Corsini in Rome. This time, Connally was ready to deal. He proposed an average revaluation of foreign currencies of 11 percent and a devaluation of the dollar against gold of 10 percent. The combination of the two meant an effective increase of over 20 percent in the dollar price of foreign exports into the United States. In exchange, the United States would drop the 10 percent surtax. The Europeans and Japanese were in shock: a total swing of perhaps 12 percent to 15 percent might have been acceptable, but 20 percent was too much to bear all at once. Moreover, the members of G10 began to position themselves against one another. A 20 percent swing against the dollar would be one thing if all countries did it at once, but if, for example, the UK revalued only 15 percent while Germany did the full 20 percent, then Germany would be disadvantaged against the UK and the United States. France wanted to limit the size of the dollar devaluation against gold so that more of the adjustment would be pushed onto a German revaluation in which France would not fully participate. And so it went.
By now the negotiations were almost nonstop. A few days after the Rome meeting, President Nixon met one-on-one with President Georges Pompidou of France in the Azores, where Pompidou pressed the case for an increase in the dollar price of gold as part of a package deal. Nixon conducted the negotiations in a sleep-deprived state because he had stayed up most of the night to follow a Washington Redskins football game in local time. In the end, Nixon agreed to the French demands and Pompidou returned to France a hero for having humbled the Americans in the delicate matter of the dollar and gold. Still, Nixon did not leave empty-handed, because Pompidou agreed to push for significant reductions in the stiff tariffs on U.S. imports imposed by the European Common Market. The tentative agreements reached at Palazzo Corsini and in the Azores were ratified two weeks later by the G10 in a meeting held in the historic red castle of the Smithsonian Institution, adjacent to the National Mall in Washington, D.C. The venue gave its name to the resulting Smithsonian Agreement.
The dollar was devalued about 9 percent against gold, and the major currencies were revalued upward between 3 percent and 8 percent against the dollar—a total adjustment of between 11 percent and 17 percent, depending on the currency. Important exceptions were England and France, which did not revalue but still went up about 9 percent relative to the dollar because of the devaluation against gold. The Japanese suffered the largest total adjustment, 17 percent—even more than the Germans—but they drew the least sympathy from Connally since their economy was growing at over 5 percent per year. The signatories agreed to maintain these new parities in a trading band of 2.25 percent up or down—a 4.5 percent band in total—and the United States agreed to remove the despised 10 percent import surtax; it had served its purpose. No provision for a return to the convertible gold standard was made, although technically gold had not yet been abandoned. As one writer observed, “Instead ofrefusing to sell gold for $35 an ounce, the Treasury will simply refuse to sell... for $38 an ounce.”
The Smithsonian Agreement, like the Nixon Shock four months earlier, was extremely popular in the United States and led to a significant rally in stocks as investors contemplated higher dollar profits in steel, autos, aircraft, movies and other sectors that would benefit from either increased exports or fewer imports, or both. Presidential aide Peter G. Peterson estimated that the dollar devaluation would create at least five hundred thousand new jobs over the next two years.
Unfortunately, these euphoric expectations were soon crushed. Less than two years later, the United States found itself in its worst recession since World War II, with collapsing GDP, skyrocketing unemployment, an oil crisis, a crashing stock market and runaway inflation. The lesson that a nation cannot devalue its way to prosperity eluded Nixon, Connally, Peterson and the stock market in late 1971 as it had their predecessors during the Great Depression. It seemed a hard lesson to learn. As with the grand international monetary conferences of the 1920s and 1930s, the benefits of the Smithsonian Agreement, such as they were, proved short-lived. Sterling devalued again on June 23, 1972, this time in the form of a float instead of adherence to the Smithsonian parities. The pound immediately fell 6 percent and was down 10 percent by the end of 1972. There was also great concern about the contagion effect of the sterling devaluation on the Italian lira. Nixon’s chief of staff briefed him on this new European monetary crisis. Nixon’s immortal response, captured on tape, was: “I don’t care. Nothing we can do about it... I don’t give a shit about the lira.”
On June 29, 1972, Germany imposed capital controls in an attempt to halt the panic buying of the mark. By July 3, both the Swiss franc and the Canadian dollar had joined the float. What had started as a sterling devaluation had turned into a rout of the dollar as investors sought the relative safety of German marks and Swiss francs. In June 1972, John Connally resigned as Treasury secretary, so the new secretary, George P. Shultz, was thrown into this developing dollar crisis almost immediately upon taking office. With the help of Paul Volcker, also at Treasury, and Fed chairman Arthur Burns, Shultz was able to activate swap lines, which are basically short-term currency lending facilities, between the Fed and the European central banks, and started intervening in markets to tame the dollar panic. By now, all of the “bands,” “dirty floats,” “crawling pegs” and other devices invented to maintain some semblance of the Bretton Woods system had failed. There was nothing left for it but to move all of the major currencies to a floating rate system. Finally, in 1973, the IMF declared the Bretton Woods system dead, officially ended the role of gold in international finance and left currency values to fluctuate against one another at whatever level governments or the markets desired. One currency era had ended and another had now begun, but the currency war was far from over.
The age of floating exchange rates, beginning in 1973, combined with the demise of the dollar link to gold put a temporary end to the devaluation dramas that had occupied international monetary affairs since the 1920s. No longer would central bankers and finance ministries anguish over breaking a parity or abandoning gold. Now markets moved currencies up or down on a daily basis as they saw fit. Governments did intervene in markets from time to time to offset what they saw as excesses or disorderly conditions, but this was usually of limited and temporary effect.The Return of King Dollar In reaction to the gradual demise of Bretton Woods, the major Western European nations embarked on a thirty-year odyssey of currency convergence, culminating with the European Union and the euro, which was finally launched in 1999. As Europe moved fitfully toward currency stability, the former twin anchors of the world monetary system, the dollar and gold, were far from stable. Despite the expectations of growth and higher employment coming from the dollar devaluations, the United States suffered three recessions from 1973 to 1981. In all, there was a 50 percent decline in the purchasing power of the dollar from 1977 to 1981. Oil prices quadrupled during the 1973–1975 recession and doubled again from that new, higher level in 1979. The average annual price of gold went from $40.80 per ounce in 1971 to $612.56 per ounce in 1980, including a short-term superspike to $850 per ounce in January 1980.
In the eyes of many, it was a world gone mad. A new term, “stagflation,” was used to describe the unprecedented combination of high inflation and stagnant growth happening in the United States. The economic nightmare of 1973 to 1981 was the exact opposite of the export-led growth that dollar devaluation was meant to achieve. The proponents of devaluation could not have been more wrong. With faith in the dollar near the breaking point, new leadership and new policies were desperately needed. The United States found both with the appointment of Paul Volcker as chairman of the Federal Reserve Board by President Jimmy Carter in August 1979 and the election of Ronald Reagan as president of the United States in November 1980.
Volcker had been undersecretary of the Treasury from 1969 to 1974 and had been intimately involved in the decisions to break with gold and float the dollar in 1971–1973. He was now living with the consequences of those decisions, but his experience left him extremely well prepared to use the levers of interest rates, open market operations and swap lines to reverse the dollar crisis just as he and Arthur Burns had done during the sterling crisis of 1972.
As for inflation, Volcker applied a tourniquet and twisted it hard. He raised the federal funds rate to a peak of 20 percent in June 1981, and the shock therapy worked. Partly because of Volcker, annual inflation collapsed from 12.5 percent in 1980 to 1.1 percent in 1986. Gold followed suit, falling from an average price of $612.56 in 1980 to $317.26 by 1985. Inflation had been defeated and gold had been subdued. King Dollar was back.
Although Volcker’s efforts were heroic, he was not the sole cause of declining inflation and a stronger dollar. Equal credit was due to the low-tax and deregulatory policies of Ronald Reagan. The new president entered office in January 1981 at a time when American economic confidence had been shattered by the recessions, inflation and oil shocks of the Nixon-Carter years. Although the Fed was independent of the White House, Reagan and Volcker together constructed a strong dollar, implemented a low-tax policy that proved to be a tonic for the U.S. economy and launched the United States on one of its strongest periods of growth in history. Volcker’s hard-money policies combined with Reagan’s tax cuts helped gross domestic product achieve cumulative real growth of 16.6 percent in the three-year span from 1983 to 1985. The U.S. economy has not seen such levels of growth in any three-year period since.
The strong dollar, far from hurting growth, seemed to encourage it when combined with other progrowth policies. However, unemployment remained high for years after the last of the three recessions ended in 1982. The trade deficits with Germany and Japan were growing as the stronger dollar sent Americans shopping for German cars and Japanese electronics, among other goods. By early 1985, the combination of U.S. industries seeking protection from imports and Americanslooking for jobs led to the usual cries from unions and industrial-state politicians for devaluation of the dollar to promote exports and discourage imports. The fact that this policy had failed spectacularly in 1973 did not deter the weak-dollar crowd. The allure of a quick fix for industries in decline and those with structural inadequacies is politically irresistible. So, under the guidance of another Treasury secretary from Texas, James A. Baker, a worthy successor to John Connally, the United States made another demand on the world for a cheap dollar.
This time the method of devaluation was different. There were no longer any fixed exchange rates or gold conversion ratios to break. Currencies traded freely against one another and exchange rates were set by the foreign exchange market, consisting mostly of large international banks and their corporate customers. Part of the dollar’s strength in the early 1980s stemmed from the fact that foreign investors wanted dollars to invest in the United States because of its strong economic growth. The strong dollar was a vote of confidence in the United States, not a problem to be solved. However, domestic politics dictated another fate for the dollar, a recurring theme in the currency wars. Because the market was pushing the dollar higher, it would require government intervention in the exchange markets on a massive scale if the dollar was to be devalued. This kind of massive intervention required agreement and coordination by the major governments involved.
Western Europe and Japan had no appetite for dollar devaluation; however, memories of the Nixon Shock were still fresh and no one could be sure that Baker would not resort to import surtaxes just as Connally had in 1971. Moreover, Western Europe and Japan were just as dependent on the United States for their defense and national security against the communist bloc as they had been in the 1970s. On the whole, it seemed better to negotiate with the United States on a dollar devaluation than be taken by surprise again.
The Plaza Accord of September 1985 was the culmination of this multilateral effort to drive the dollar down. Finance ministers from West Germany, Japan, France and the United Kingdom met with the U.S. Treasury secretary at the Plaza Hotel in New York City to work out a plan of dollar devaluation, principally against the yen and the mark. Central banks committed over $10 billion to the exercise, which worked as planned over several years. From 1985 to 1988, the dollar declined over 40 percent against the French franc, 50 percent against the Japanese yen and 20 percent against the German mark.
The Plaza Accord was a success if measured solely as an exercise in devaluation, but the economic results were disappointing. U.S. unemployment remained high, at 7.0 percent in 1986, while growth slowed considerably to only 3.2 percent in 1987. Once again, the quick fix had proved chimerical and, once again, there was a high price to pay in the form of inflation, which took off with a lag after the Plaza Accord, shooting back up to 6.1 percent in 1990. Devaluation and currency wars never produce either the growth or the jobs that are promised, but they reliably produce inflation.
The Plaza Accord was deemed too successful by the parties and occasioned one last adjustment to put the brakes on the dollar’s rapid decline from the heights of 1985. The G7, consisting of the Plaza Accord parties plus Canada and Italy, met at the Louvre in Paris in early 1987 to sign the Louvre Accord, meant to stabilize the dollar at the new, lower level. With the Louvre Accord, Currency War II ended, as the G7 finance ministers decided that, after twenty years of turmoil, enough was enough. By 1987, gold was gone from international finance, the dollar had been devalued, the yen and mark were ascendant, sterling had faltered, the euro was in prospect and China had not yet taken its own place on the stage. For now, there was relative peace in international monetary matters, yet this peace rested on nothing more substantial than faith in the dollar as a store of value based on a growing U.S. economy and stable monetary policy by the Fed. These conditions largely prevailed through the 1990s and into the early twenty-first century, notwithstanding two mild recessions along the way. The currency crises that did arise were nondollar crises, such as the sterling crisis of 1992, the Mexicanpeso crisis of 1994 and the Asia-Russia financial crisis of 1997–1998. None of these crises threatened the dollar—in fact, the dollar was typically a safe haven when they arose. It seemed as though it would take either a collapse in growth or the rise of a competing economic power—or both—to threaten the supremacy of the dollar. When these factors finally did converge, in 2010, the result would be the international monetary equivalent of a tsunami.
James Rickards
Author biographical
James G. Rickards is an American lawyer. He is a regular commentator on finance, and is the author of The New York Times bestseller Currency Wars: The Making of the Next Global Crisis, published in 2011, and The Death of Money: The Coming Collapse of the International Monetary System, published in 2014.
Rickards graduated from Lower Cape May Regional High School in Cape May, New Jersey, in 1969. He graduated from The Johns Hopkins University in 1973 with a B.A. degree with honors and in 1974, from the Paul H. Nitze School of Advanced International Studies in Washington, D.C. with an M.A. in international economics. He received his Juris Doctor from the University of Pennsylvania Law School and an LL.M in taxation from New York University School of Law.
As general counsel for the hedge fund Long-Term Capital Management (LTCM), he was the principal negotiator in the 1998 bailout of LTCM by the Federal Reserve Bank of New York.
Rickards worked on Wall Street for 35 years. Rickards was the senior managing director for market intelligence at Omnis, Inc., a consulting firm. On March 24, 2009, Rickards presented his view at a symposium at Johns Hopkins, that the U.S. dollar is vulnerable to attack from foreign governments through accumulation of gold and establishment of a new global currency. On September 10, 2009, Rickards testified before the U.S. House of Representatives about the risks of financial modeling, VaR, and the 2008 financial crisis.
Publications: Rickards' first book, Currency Wars, was published on November 10, 2011, by Portfolio, an imprint of Penguin Group.[10] In it, Rickards argues that currency wars are not just an economic or monetary concern, but a national security concern. He maintains that the United States is facing serious threats to its national security, from clandestine gold purchases by China to the hidden agendas of sovereign wealth funds and that greater than any single threat is the very real danger of the collapse of the dollar itself. Rickards explains that the Federal Reserve is involved in what he calls "the greatest gamble in the history of finance," via a sustained effort to stimulate the economy by printing money on a trillion-dollar scale.
Rickard's second book, The Death of Money, was released on April 8, 2014. His website is JamesRickardsProject.com
Xem tiếp "Chiến tranh Tiền tệ lần thú ba": click vào đây
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read related story: please click here
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net