Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 27, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ THAM GIA CHIẾN TRANH TIỀN TỆ
Webmaster
Các bài liên quan:
    TIỀN LÀ GÌ? AYN RAND GIẢI THÍCH
    TIỀN TỆ LÀ GÌ VÀ AI TẠO RA NÓ?
    LÀM THẾ NÀO CHÚNG TA TIẾN TỚI MỘT CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ?
    CHIẾN TRANH TIỀN TỆ VÀ CUỘC “LẬT ĐỔ” (Trung Nguyễn)
    CUỘC CHIẾN TIỀN TỆ (Định Nguyên)
    CHIẾN TRANH TIỀN TỆ LẦN THỨ BA (2010 ĐẾN NAY)
    CHIẾN TRANH TIỀN TỆ LẦN THỨ NHÌ (1967 – 1987)
    CHIẾN TRANH TIỀN TỆ LẦN THỨ NHẤT (1921 – 1936)
    SỰ TRỞ LẠI CỦA CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ

 

(The Dollar Joins the Currency Wars)

By Nouriel Roubini

Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

Project Syndicate

May 01-2015.

 

Đề tài liên hệ:

 

- Chiến tranh tiền tệ (Song Hongbing): click vào đây.

 

 

Trong một thế giới nơi nhu cầu nội địa ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi suy yếu, các nhà hoạch định chính sách đã bị cám dỗ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua xuất khẩu. Điều này đòi hỏi một đồng tiền yếu cũng như các chính sách tiền tệ thông thường lẫn trái lệ (unconventional) nhằm đạt được mức giảm giá đồng tiền cần thiết.

 

Từ đầu năm đến nay, hơn 20 ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ, theo sau động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), các nước ở ngoại vi cần đồng nội tệ yếu để giảm thâm hụt cán cân thương mại và châm mồi tăng trưởng.

 

Nhưng đồng euro yếu do chính sách nới lỏng định lượng đã đẩy mạnh hơn nữa thặng dư tài khoản vãng lai của Đức, vốn đã là một con số khổng lồ chiếm 8% GDP hồi năm ngoái. Với việc thặng dư thương mại cũng tăng ở các nước khác thuộc vùng lõi eurozone, sự mất cân bằng tổng thể của liên minh tiền tệ đang lớn và ngày càng gia tăng.

 

Tại Nhật Bản, nới lỏng định lượng là “mũi tên” đầu tiên của “Abenomics,” chương trình cải cách của Thủ tướng Shinzo Abe. Chính sách này ra đời đã làm đồng yên yếu đi một cách đột ngột và hiện đang dẫn đến thặng dư thương mại tăng cao.

 

Áp lực tăng giá lên đồng đô la Mỹ xuất phát từ việc ECB và BOJ áp dụng chính sách nới lỏng định lượng đã bất ngờ dấy lên. Đồng đô la Mỹ cũng đã tăng giá so với đồng tiền của các quốc gia phát triển xuất khẩu hàng hóa cơ bản, như Úc và Canada, và các đồng tiền của nhiều thị trường mới nổi. Đối với các quốc gia này, giá dầu lửa và giá hàng hóa cơ bản đang giảm đã châm ngòi cho việc phá giá đồng tiền, thứ đang giúp bảo vệ tăng trưởng và việc làm khỏi những tác động của việc xuất khẩu giảm.

 

Đồng đô la Mỹ cũng đã tăng giá tương đối so với đồng tiền của các thị trường mới nổi vốn đang đối mặt với sự dễ đổ vỡ về mặt kinh tế và tài chính: thâm hụt kép cả ngân sách lẫn tài khoản vãng lai, lạm phát tăng và tăng trưởng chậm, nợ trong nước và nước ngoài lớn, và bất ổn chính trị. Ngay cả Trung Quốc cũng cho phép đồng tiền của mình yếu đi so với đồng đô la Mỹ trong một thời gian ngắn vào năm ngoái, và thậm chí tăng trưởng chậm có thể sẽ thúc đẩy chính phủ Trung Quốc cho phép đồng nhân dân tệ suy yếu hơn nữa. Trong khi đó, thặng dư thương mại một lần nữa đang tăng lên, một phần vì Trung Quốc đang bán phá giá nguồn hàng hóa dư thừa của nó – chẳng hạn như thép – trên thị trường toàn cầu.

 

Cho đến gần đây, những nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn không quá lo lắng về sức mạnh của đồng đô la Mỹ, bởi triển vọng tăng trưởng của Mỹ mạnh hơn so với châu Âu và Nhật Bản. Thật vậy, vào đầu năm nay, người ta hi vọng rằng nhu cầu nội địa của Mỹ trong năm nay sẽ đủ mạnh để hỗ trợ tăng trưởng GDP đạt mức gần 3%, bất chấp đồng đô la Mỹ mạnh hơn. Giá dầu lửa thấp hơn và lượng việc làm mới được cho là sẽ tăng thu nhập sau thuế và tiêu dùng. Chi tiêu cho hạ tầng sản xuất (ngoài ngành năng lượng) và đầu tư nhà đất sẽ được tăng cường khi tăng trưởng gia tăng.

 

Nhưng hiện nay mọi chuyện có vẻ đã khác, và cảm giác lo lắng của quan chức Mỹ về tỉ giá hối đoái đang ngày càng rõ nét. Đồng đô la Mỹ tăng giá nhanh hơn rất nhiều so với kỳ vọng của bất cứ ai; và như số liệu của quý I năm 2015 cho thấy, tác động lên xuất khẩu ròng, lạm phát, và tăng trưởng đã lớn hơn và nhanh hơn so với dự đoán trong những mô hình thống kê của giới hoạch định chính sách. Hơn nữa, nhu cầu nội địa mạnh đã không trở thành hiện thực; tăng trưởng tiêu dùng yếu trong quý I, và chi tiêu cho hạ tầng sản xuất (capital spending) và đầu tư nhà đất thậm chí còn yếu hơn.

 

Kết quả là Mỹ đã thực sự tham gia vào cuộc “chiến tranh tiền tệ” để ngăn đồng đô la Mỹ tăng giá hơn nữa. Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bắt đầu thẳng thừng nhắc đến đồng đô la Mỹ như một yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng, lạm phát, và tăng trưởng. Và các nhà chức trách Mỹ ngày càng chỉ trích Đức và eurozone vì đã áp dụng các chính sách làm suy yếu đồng euro trong khi tránh các chính sách – ví dụ như kích thích tài khóa tạm thời và tăng lương nhanh hơn – nhằm thúc đẩy nhu cầu nội địa.

 

Hơn nữa, sự can thiệp bằng lời nói sẽ kéo theo hành động chính sách, bởi tăng trưởng chậm và lạm phát thấp – một phần được kích hoạt bởi đồng đô la Mỹ mạnh – sẽ khiến Fed thoát ra khỏi các lãi suất chính sách bằng 0 trễ hơn và chậm hơn nhiều so với dự kiến. Điều đó sẽ đảo ngược một phần mức tăng giá gần đây của đồng đô la Mỹ và ngăn tăng trưởng và lạm phát khỏi những rủi ro suy giảm.

 

Những bất đồng tiền tệ rốt cuộc có thể dẫn đến những bất đồng thương mại, và các cuộc chiến tranh tiền tệ có thể dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại. Và điều đó có thể gây khó khăn cho Mỹ khi nó đang cố gắng kết thúc Hiệp định siêu khu vực về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự không chắc chắn về việc liệu chính quyền Obama có thể đạt được đủ số phiếu trong Quốc hội để phê chuẩn TPP hay không hiện đã trở nên phức tạp hơn do dự luật nhằm áp thuế quan đối với các nước tham gia “thao túng tiền tệ.” Nếu một liên kết giữa thương mại và chính sách tiền tệ như vậy bị buộc đưa vào TPP, các thành viên châu Á sẽ từ chối tham gia.

 

Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu hầu hết các chính phủ theo đuổi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng thông qua nhu cầu nội địa, thay vì các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu lợi mình hại người. Nhưng điều đó đòi hỏi họ phải dựa ít hơn vào chính sách tiền tệ và nhiều hơn vào các chính sách tài khóa phù hợp (ví dụ như chi tiêu cao hơn cho cơ sở hạ tầng sản xuất). Ngay cả các chính sách thu nhập nhằm nâng mức lương và kéo theo là tăng thu nhập lao động và tiêu dùng cũng là một nguồn tốt hơn cho tăng trưởng trong nước so với phá giá tiền tệ (điều làm giảm tiền lương thực tế).

 

Tổng của mọi cán cân thương mại trên thế giới là bằng 0, có nghĩa là không phải tất cả các nước đều có thể là nhà xuất khẩu ròng – và các cuộc chiến tranh tiền tệ rốt cuộc chỉ là các trò chơi có tổng bằng 0. Đó là lý do tại sao sự gia nhập của Mỹ vào cuộc chiến chỉ là vấn đề thời gian.

 

Nouriel Roubini

Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

 

 

Nouriel Roubini, giáo sư tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York và Chủ tịch của Roubini Global Economics, từng là Kinh tế gia Cao cấp về Các vấn đề Quốc tế trong Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tòa Bạch Ốc dưới thời chính quyền Clinton. Ông từng làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và Ngân hàng Thế giới.

 

 

The Dollar Joins the Currency Wars

By Nouriel Roubini

Project Syndicate

May 01-2015.

 

 

Mrs Janet Louise Yellen (born August 13, 1946), Chair of the Board of

Governors of the Federal Reserve System (Chủ tịch Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ)

 

NEW YORK – In a world of weak domestic demand in many advanced economies and emerging markets, policymakers have been tempted to boost economic growth and employment by going for export led-growth. This requires a weak currency and conventional and unconventional monetary policies to bring about the required depreciation.

 

Since the beginning of the year, more than 20 central banks around the world have eased monetary policy, following the lead of the European Central Bank and the Bank of Japan. In the eurozone, countries on the periphery needed currency weakness to reduce their external deficits and jump-start growth. But the euro weakness triggered by quantitative easing has further boosted Germany’s current-account surplus, which was already‎ a whopping 8% of GDP last year. With external surpluses also rising in other countries of the eurozone core, the monetary union’s overall imbalance is large and growing.

 

In Japan, quantitative easing was the first “arrow” of “Abenomics,” Prime Minister Shinzo Abe’s reform program. Its launch has sharply weakened the yen and is now leading to rising trade surpluses.

 

The upward pressure on the US dollar from the embrace of quantitative easing by the ECB and the BOJ has been sharp. The dollar has also strengthened against the currencies of advanced-country commodity exporters, like Australia and Canada, and those of many emerging markets. For these countries, falling oil and commodity prices have triggered currency depreciations that are helping to shield growth and jobs from the effects of lower exports.

 

The dollar has also risen relative to currencies of emerging markets with economic and financial fragilities: twin fiscal and current-account deficits, rising inflation and slowing growth, large stocks of domestic and foreign debt, and political instability. Even China briefly allowed its currency to weaken against the dollar last year, and slowing output growth may tempt the government to let the renminbi weaken even more. Meanwhile, the trade surplus is rising again, in part because China is dumping its excess supply of goods – such as steel – in global markets.

 

Until recently, US policymakers were not overly concerned about the dollar’s strength, because America’s growth prospects were stronger than in Europe and Japan. Indeed, at the beginning of the year, there was hope that US domestic demand would be strong enough this year to support GDP growth of close to 3%, despite the stronger dollar. Lower oil prices and job creation, it was thought, would boost disposable income and consumption. Capital spending (outside the energy sector) and residential investment would strengthen as growth accelerated.

 

But things look different today, and US officials’ exchange-rate jitters are becoming increasingly pronounced. The dollar appreciated much faster than anyone expected; and, as data for the first quarter of 2015 suggest, the impact on net exports, inflation, and growth has been larger and more rapid than that implied by policymakers’ statistical models. Moreover, strong domestic demand has failed to materialize; consumption growth was weak in the first quarter, and capital spending and residential investment were even weaker.

 

As a result, the US has effectively joined the “currency war” to prevent further dollar appreciation. Fed officials have started to speak explicitly about the dollar as a factor that affects net exports, inflation, and growth.‎ And the US authorities have become increasingly critical of Germany and the eurozone for adopting policies that weaken the euro while avoiding those – for example, temporary fiscal stimulus and faster wage growth – that boost domestic demand.

 

Moreover, verbal intervention will be followed by policy action, because slower growth and low inflation – partly triggered by a strong dollar – will induce the Fed to exit zero policy rates later and more slowly than expected. That will reverse some of the dollar’s recent gains and shield growth and inflation from downside risks.

 

Currency frictions can lead eventually to trade frictions, and currency wars can lead to trade wars. And that could spell trouble for the US as it tries to conclude the mega-regional Trans-Pacific Partnership. Uncertainty about whether the Obama administration can marshal enough votes in Congress to ratify the TPP has now been compounded by proposed legislation that would impose tariff duties on countries that engage in “currency manipulation.” If such a link between trade and currency policy were forced into the TPP, the Asian participants would refuse to join.

 

The world would be better off if most governments pursued policies that boosted growth through domestic demand, rather than beggar-thy-neighbor export measures. But that would require them to rely less on monetary policy and more on appropriate fiscal policies (such as higher spending on productive infrastructure). Even income policies that lift wages, and hence labor income and consumption, are a better source of domestic growth than currency depreciations (which depress real wages).

 

The sum of all trade balances in the world is equal to zero, which means that not all countries can be net exporters – and that currency wars end up being zero-sum games. That is why America’s entry into the fray was only a matter of time.

 

Nouriel Roubini

 

Author biography:

 

 

Nouriel Roubini (born March 29, 1958) is an American economist. He teaches at New York University's Stern School of Business and is the chairman of Roubini Global Economics, an economic consultancy firm.

 

The child of Iranian Jews, he was born in Turkey and grew up in Italy. After receiving a BA in political economics at Bocconi University, Milan and a doctorate in international economics at Harvard University, he became an academic at Yale and a practising economist at the International Monetary Fund (IMF), the Federal Reserve, World Bank, and Bank of Israel. Much of his early research focused on emerging markets. During the administration of President Bill Clinton, he was a senior economist for the Council of Economic Advisers, later moving to the United States Treasury Department as a senior adviser to Timothy Geithner, who in 2009 became Treasury Secretary.

 

Early life and education: Nouriel Roubini was born in Istanbul, Turkey, to Iranian Jewish parents. When he was an infant, his family lived briefly in Iran and Israel. From 1962 to 1983 he resided in Italy, especially in Milan, where he attended the local Jewish school and then the Bocconi University, earning a B.A., summa cum laude, in economics. He received his Ph.D. in international economics from Harvard University in 1988, where his adviser was Jeffrey Sachs. He is a U.S. citizen and speaks English, Persian, Italian, Hebrew, and conversational French. He is a cousin of leading technology expert and former PC Magazine lead technology analyst Jonathan Roubini.

 

* * *

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Read related story: please click here

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh