Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 23, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TRUNG CỘNG VÀ TƯƠNG LAI ĐỊA CHÍNH TRỊ CHÂU Á
Webmaster
Các bài liên quan:
    SỰ SỤP ĐỔ CỦA EUROZONE: CƠN ÁC MỘNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG CỘNG?
    ĐỊA CHÍNH TRỊ 2014: NHỮNG RẠN NỨT, ĐIỂM NÓNG VÀ HY VỌNG CHO HÀNH TINH

 

(China and Strategic Imbalance)

By Mohan Malik

Viết Tuấn dịch

Kim Minh hiệu đính

The Diplomat

July 14, 2014

 

Đây là thập kỷ của những chuyển giao quyền lực ở Châu Á.

 

 

Hội nghị Shangri-la gần đây ở Singapore đã chứng kiến những đối đáp có phần gay gắt giữa Trung Quốc (TQ) và các bên tham dự khác. Việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan cùng hơn 80 tàu bảo vệ ra Biển Đông, chỉ bốn ngày sau “chuyến thăm mang tính trấn an” của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới các nước láng giềng Đông Á của TQ vào tháng 4 năm 2014, được xem là hành động khiêu khích có tính toán.

 

Tuy nhiên, động thái trên của TQ phản ánh đúng mô hình thúc đẩy yêu sách ở khu vực ngoại vi mà nước này đang áp dụng bằng hăm dọa, ép buộc, và đe dọa sử dụng vũ lực thông qua “các hoạt động bán quân sự chưa tới mức chiến tranh” (Paramilitary operations short of war – POSOW). Giàn khoan của TQ giống như một thông điệp chính trị thể hiện quyết tâm cũng như khả năng của nước này trong việc kiểm soát và khai thác Biển Đông đồng thời phủ nhận các bên yêu sách khác – và nó được gửi tới Washington cũng như Tokyo, Hà Nội, Manila, Jakarta, và New Delhi.

 

Cùng với việc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp, giàn khoan trị giá 1 tỷ USD này cũng đã khoan một lỗ lớn vào “chiến lược xoay trục” của Washington bởi nó ảnh hưởng tới uy tín của Washington với vai trò điểm tựa an ninh của khu vực hay người bảo vệ an ninh. Về cơ bản, đây giống như một sự mỉa mai cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực trong bối cảnh TQ sử dụng chiến thuật cưỡng ép nhằm thay đổi hiện trạng. Bắc Kinh cho rằng các láng giềng nhỏ bé và nước Mỹ sẽ không sử dụng vũ lực để ngăn cản việc TQ nỗ lực biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình. TQ hiện đang lặng lẽ, kiên nhẫn triển khai từng bước và cuối cùng tập hợp tất cả lại “khi điều kiện chín muồi.”

 

Nguyên nhân chủ yếu cho việc TQ hành xử quyết đoán trên biển là sự dịch chuyển mang tính kiến tạo trong môi trường chiến lược của Bắc Kinh, diễn ra sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Lần đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử, TQ không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào ở biên giới phía bắc và chính diễn biến địa chính trị quan trọng này lý giải cho động thái bành trướng quân sự của Trung Quốc ở bờ biển phía đông và vùng biên giới phía tây nam. Chúng ta cần nhớ lại rằng các triều đại nối tiếp nhau của TQ đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành để ngăn cản sự quấy nhiễu của người Mông Cổ và các bộ tộc Mãn Châu ở phía bắc khi các bộ tộc này thường tràn vào cướp bóc thời nhà Hán.

 

Năm 1433, trước những cuộc tấn công ngày càng táo bạo của quân Mông Cổ cùng mối đe dọa từ các bộ tộc ở Trung Á đối với vùng biên cương tây bắc, các vị vua triều Minh của Trung Quốc đã tạm dừng những chuyến đi biển tốn kém của Đô đốc Trịnh Hòa để tập trung nguồn lực bảo vệ vùng biên cương của Vương quốc Trung Nguyên. Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20, một nước Nga Sa hoàng lớn mạnh và tiếp theo đó là Liên Xô luôn là mối quan tâm của các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc. Ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn vào những năm 1950 khi hai bên có quan hệ nồng ấm, còn lại Bắc Kinh luôn canh cánh hiểm họa từ phía bắc trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh cho tới khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

 

Bất chấp những quan ngại địa chính trị như TQ xâm lấm vùng Viễn Đông và khu vực Trung Á có thể rơi vào vùng ảnh hưởng của nước này, Tổng thống Nga Vladimir Putin – trước thực tế bị Châu Âu và Mỹ cô lập sau khi Nga sáp nhập Crimea và tình trạng bất ổn đang tiếp diễn ở miền đông Ukraine – đã chấp thuận những điều khoản không hề dễ chịu từ TQ khi ký kết một thỏa thuận lớn về đường ống dẫn khí đốt nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu năng lượng của Nga ngoài Châu Âu, và biến TQ trở thành đồng minh quan trọng của Nga. Trong một loạt vấn đề, Nga và TQ đang thách thức trật tự quốc tế thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Mặc dù TQ đã không ủng hộ Nga trong vấn đề Georgia hay Crimea, nhưng ông Putin tin rằng mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh đang ở giai đoạn nồng ấm nhất.

 

Nếu “liên minh Trung-Nga” được hồi sinh, thì có một sự đảo ngược hoàn toàn về vai trò các bên kể từ đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh, TQ – chứ không phải một nước Nga suy yếu về kinh tế và nhân khẩu học – đóng vai trò chủ đạo trong liên minh này. Giống như trong quá khứ, những rắc rối gặp phải ở phía Tây một lần nữa buộc Nga đưa ra những nhượng bộ ở phía Đông. Kế hoạch của Bắc Kinh là khiến Nga phụ thuộc kinh tế vào nước này như phương Tây bị chinh phục bởi hàng hóa giá rẻ do TQ sản xuất. Ấn Độ cần phải tái điều chỉnh quan hệ với một nước Nga đang đóng vai trò thứ yếu so với TQ và đang cùng chung tay với Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho Pakistan.

 

Không có gì ngạc nhiên khi các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin về một “liên minh chiến lược Trung – Nga mới có khả năng thống trị vùng trung tâm [của lục địa Á Âu],” báo hiệu “cơn ác mộng về tương quan lực lượng theo thuyết Mackinder đối với Washington.” Một số người liên tưởng việc hình thành trục Bắc Kinh-Moscow-Teheran dựa trên các yếu tố năng lượng, thương mại và an ninh trên toàn lục địa Á-Âu. Dù nguyên nhân Nga xoay trục sang Châu Á bắt nguồn từ sự bất ổn ở phía Tây khi nước này ở một vị thế yếu, nhưng người ta có thể thấy Washington ngày càng bị thách thức bởi các nước đang tìm cách thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.

 

Vì vậy, quan niệm cho rằng Châu Á bị mất cân bằng đang trở nên khá phổ biến. Một nước Mỹ mệt mỏi sau các cuộc chiến cùng sự eo hẹp về ngân sách rõ ràng đã thúc đẩy các cường quốc xét ​​lại như TQ và Nga hành động. Những nỗ lực của chính quyền Obama nhằm “tái cân bằng” vai trò của Mỹ ở khu vực Châu Á-TBD bị ảnh hưởng bởi nhận thức chung về sự bất đối xứng chiến lược cùng cán cân địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng. Cuộc tranh giành quyền kiểm soát “các tài sản chung” (như biển, không gian mạng và không gian vũ trụ) ngày càng quyết liệt. Những quan ngại chiến lược xuất hiện ngày càng nhiều khi tham vọng, sức mạnh và ảnh hưởng đang lên của TQ đi ngược lại với lợi ích của các cường quốc hiện thời.

 

Biên tập viên Zackary Keck của tờ Diplomat và học giả Chen Dingding đã bắt đầu một cuộc tranh luận liệu TQ trở thành một bá chủ toàn cầu kiểu khác hay sẽ hành xử giống như Mỹ và các bá quyền trong quá khứ. Dĩ nhiên giới lãnh đạo TQ rất khó tránh tham vọng bá chủ hay cách hành xử của một siêu cường. Trái với những tuyên bố chính thức, Trung Quốc đang hành xử không khác gì các cường quốc trỗi dậy đã làm trong lịch sử: Thiết lập mốc giới mới, vẽ ra các biên giới mới trên đất liền, bầu trời, đại dương xung quanh khu vực ngoại vi, cố gắng mở rộng biên giới trên bộ và trên biển, hình thành và sửa đổi các thể chế đồng thời ép buộc các bên khác đi theo quỹ đạo của mình. Vẽ bản đồ có thể trở thành một ngành kinh doanh phát triển ở Trung Quốc. Cách hành xử quốc tế của Bắc Kinh (nghĩa là cách “thể hiện sức mạnh” của họ chắc hẳn sẽ không khác gì các siêu cường khác.

 

Do vậy, Châu Á-Thái Bình Dương hiện đứng trước ngưỡng của sự thay đổi – những điều đã biết và chưa biết; đầy rẫy các thách thức và bất ổn. Tôi cho rằng sẽ có 7 sự dịch chuyển chiến lược lớn quyết định hành vi chiến lược của Trung Quốc cũng như bối cảnh địa chính trị Châu Á trong nhiều năm cũng như nhiều thập kỷ tới.

 

Xung đột giữa Cường quốc Mới nổi và Cường quốc Hiện thời

 

Quyền lực trong hệ thống quốc tế mang tính tương đối và luôn luôn dịch chuyển. Trong ba thập kỷ qua, TQ đã chứng tỏ khả năng đáng kinh ngạc trong việc vạch kế hoạch và huy động nguồn lực quốc gia để thực hiện các chiến lược hành động với mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực như kinh tế, ngoại giao và quân sự. Tác động toàn cầu từ sự thành công của TQ sẽ là “khổng lồ kiểu Trung Quốc-Chigantic” (ghép hai từ “China” và “gigantic” của từ điển Oxford). Nếu TQ duy trì được đà tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội của nước này (GDP), quân sự, và chi phí Nghiên cứu và Phát triển có thể cạnh tranh với các chỉ số tương tự của Mỹ, mặc dù không phải về chất lượng mà về số lượng. TQ đang nổi lên như một đối thủ ngang cơ mạnh hơn Liên Xô trước đây.

 

Không cường quốc trỗi dậy nào sẽ chấp nhận duy trì nguyên trạng. Về bản chất, các cường quốc có xu hướng bành trướng. Điều này thực sự có sức hút khó cưỡng. Năm 2009, một trong những cuốn sách bán chạy nhất ở TQ có nhan đề “Trung Quốc không hài lòng”. Người ta tự hỏi, TQ có thể nắm cả thế giới vậy tại sao họ lại không hài lòng.

 

Trong lịch sử, các cường quốc trỗi dậy thường có những nỗi lo sợ hoang tưởng và chứa đầy nghi kỵ: họ cho rằng các nước khác quyết tâm đánh bại và ngăn chặn họ trên con đường tiến tới quyền lực. Kỳ vọng quá nhiều và quá sớm, các cường quốc này thường phản ứng thái quá. Điều này đôi khi khiến họ sụp đổ. Chúng ta hãy nhớ lại trường hợp của Nhật và Đức. Cường quốc đang lên cũng có xu hướng mạo hiểm, thiếu kiên nhẫn. Họ phô trương sức mạnh và thử thách quyết tâm của các cường quốc già cỗi. Cường quốc trỗi dậy khai thác điểm yếu trong quyết tâm – chứ không phải năng lực – của các cường quốc hiện thời bằng cách sử dụng chiến thuật bất đối xứng để dần loại bỏ vị thế bá chủ của những cường quốc này.

 

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, TQ đã chuyển chính sách từ “ẩn mình chờ thời” sang “nắm bắt cơ hội”, vươn lên dẫn đầu và phô trương sức mạnh nhằm định hình lựa chọn của các bên khác theo hướng có lợi cho mình.” Trật tự quốc tế sau chiến tranh phụ thuộc vào ba yếu tố: Các liên minh của Mỹ, vị thế thống trị trên biển không thể thách thức của Mỹ, và cán cân quyền lực tương đối ổn định. Tất cả những yếu tố trên đang bị thách thức bởi mục tiêu và sức mạnh ngày càng tăng của TQ. TQ – nước hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự thế giới sau chiến tranh – giờ đây nhận thấy sự thống trị của Mỹ không còn đem lại lợi ích cho nước này.

 

Một sĩ quan quân đội TQ đã nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ và các đồng minh sẽ kìm hãm tương lai phát triển cũng như mục tiêu trong khu vực của TQ.” Bắc Kinh coi các liên minh của Mỹ là “tàn dư của Chiến tranh Lạnh”, cần phải được loại bỏ để khôi phục cái mà nước này gọi là “sự cân bằng quyền lực tự nhiên trong khu vực“ (nghĩa là: một Trật tự Thứ bậc trong đó TQ chiếm vị trí trung tâm của Châu Á như trong thời cận đại). Chấp nhận đóng vai trò thứ yếu so với các cường quốc khác không nằm trong gen của người TQ. Moscow đã đúc kết điều này một cách đầy cay đắng trong những năm 1950. Và giờ đến lượt người Mỹ với giấc mơ ấp ủ kết nạp TQ làm thành viên đàn em. Nhiều người cho rằng các chế độ không chia sẻ quyền lực hay tuân thủ nguyên tắc pháp luật cai trị trong chính trị nội địa thì cũng sẽ không tuân thủ luật lệ trong chính trị quốc tế hoặc chia sẻ quyền lực ở chính trường thế giới.

 

Mục tiêu chiến lược Châu Á của TQ là làm xói mòn uy tín của Mỹ với vai trò người bảo đảm an ninh khu vực. Bất kể các tuyên bố ngoại giao của Bắc Kinh như thế nào, “Quan hệ Cường quốc Kiểu mới” thực chất hướng tới việc Mỹ công nhận quyền bá chủ của TQ ở Châu Á trong một thỏa thuận địa chính trị nhằm hạn chế vai trò và sự hiện diện của Washington tại khu vực, và gạt bỏ các đồng minh truyền thống của Mỹ (đặc biệt là Nhật Bản) ra bên lề. Sự thúc ép này sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới bởi TQ coi Mỹ đang “tụt dốc không phanh và ngày càng suy yếu trong khi Bắc Kinh ngày càng mạnh hơn.”

 

Theo quan điểm của Bắc Kinh, vấn đề chính là làm sao để tận dụng và hưởng lợi từ việc Mỹ suy yếu. Về phía Washington, thách thức là làm thế nào quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc bên trong trật tự do Mỹ dẫn dắt mà không giảm bớt vai trò và sự hiện diện của nước này. Bên nào chiếm thế thượng phong trong cuộc đấu này sẽ quyết định tương lai trật tự thế giới. Chính vì điều này mà các quan chức chính quyền Obama đã tới thăm các nước Châu Á để trấn an bạn bè và đồng minh về những cam kết an ninh của Mỹ, đồng thời tái khẳng định quyết tâm của Washington trong việc tái cân bằng Châu Á.

 

Điều quan trọng là sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng gặp phải những thách thức. Dưới sự lãnh đạo của ông Shinzo Abe, Nhật Bản đang trở thành một “quốc gia bình thường” với việc dỡ bỏ rào cản về tự vệ tập thể và chuyển giao vũ khí. Còn Ấn Độ đã tái cân bằng trên phương diện kinh tế và chiến lược đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong gần hai thập kỷ thực hiện chính sách “Hướng Đông”. Với chiến thắng của đảng BJP dưới sự lãnh đạo của ông Narendra Modi trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 2014, Ấn Độ có thể sẽ trở lại đầy mạnh mẽ. Do Bắc Kinh không từ bỏ chính sách vừa can dự kinh tế đối với Ấn Độ vừa tìm cách bóp nghẹt nước này về phương diện địa chính trị, một Ấn Độ hồi sinh sẽ trở thành người bảo vệ cán cân quyền lực Châu Á ở phía nam và chặn đứng nỗ lực thiết lập vị thế bá chủ của Trung Quốc.

 

Các nước nhỏ và tầm trung (như Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines, và Australia) cũng đang tích cực hành động vì mục tiêu cân bằng và giành lợi thế. Đặc biệt là Indonesia và Việt Nam đã cải thiện đang kể sức mạnh hải quân của mình trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông leo thang.

 

Về phần mình, nước Nga đang sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ làm công cụ quay trở lại vũ đài chính trị thế giới. Dù cho cuộc khủng hoảng Ukraina đã giảm bớt sức nóng, chính sách xoay trục Châu Á của Nga vẫn sẽ được thúc đẩy do sự cô lập từ phương Tây với các lệnh trừng phạt; thỏa thuận cung cấp khí đốt thời hạn 30 năm của Gazprom cho Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD; và nhu cầu ngày càng tăng từ các nước láng giềng của Bắc Kinh đối với các khí tài và nguồn năng lượng của Nga. Nhưng ít khả năng Nga sẽ trở thành một “Canada của Trung Quốc” mà không có bất kỳ phản kháng nào. Tất cả những điều này đã tạo nên một môi trường địa chính trị vô cùng rối rắm, phức tạp ở Châu Á.

 

Những cường quốc hiện nay ở Châu Á-Thái Bình Dương cũng giống như Đức, Pháp, Anh và Ý ở đầu thế kỷ 20. Họ vươn ra thế giới để tìm kiếm thị trường, nguồn tài nguyên và các căn cứ; cạnh tranh quyền lực và tầm ảnh hưởng; chèn ép và tranh giành ở các khu vực khác nhau trên thế giới, qua đó hình thành những quan hệ đối tác tự nhiên vốn là đặc trưng của chiến lược phòng ngừa.

 

Cuộc cạnh tranh quyền lực chủ yếu diễn ra giữa Mỹ và TQ, nhưng trên đại dương và đất liền thì là cuộc cạnh tranh giữa TQ và Nhật Bản; giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ và Trung Quốc đang hiện diện ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với tần suất ngày càng nhiều hơn. Logic của địa chính trị – đó là Nhật Bản và Ấn Độ quan ngại về vị thế của mình ở một Châu Á mà Trung Quốc ở vị trí trung tâm – sẽ gắn kết hơn nữa mối quan hệ Nhật-Ấn dưới sự lãnh đạo của ông Abe và ông Modi. Điều này làm tăng thêm những cạnh tranh chiến lược giữa Bắc Kinh với Tokyo và New Delhi.

 

Giống Châu Âu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Châu Á-Thái Bình Dương đầu thế kỷ 21 xuất hiện một số cường quốc trỗi dậy, đầy tính ganh đua bên cạnh một số quốc gia suy yếu hoặc dễ bị tổn thương. Các cường quốc trỗi dậy này hình thành cán cân chiến lược mới do quan hệ đối tác và liên minh giữa các quốc gia thay đổi. Châu Á-Thái Bình Dương đầu thế kỷ 21 có nhiều điểm tương đồng với Châu Âu cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, chứ không phải Châu Âu với các cường quốc già cỗi, đang suy yếu của thế kỷ 21. Động thái của Nga đối với Ukraina có thể khiến các cường quốc Châu Âu không hài lòng nhưng các nước châu Âu không đưa ra phản ứng chiến lược quan trọng chống lại Moscow. Điều này chắc chắn không xảy ra ở Châu Á. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Châu Á đang chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn Châu Âu. Sự nổi lên của các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc ở Nhật Bản, Philippines và Ấn Độ một phần bởi thất bại rõ ràng từ những người tiền nhiệm của họ trong việc đối phó với sự xâm lấn của người TQ.

 

Mối quan ngại về Địa Chính trị

 

Đây là thập kỷ của chuyển giao quyền lực ở Châu Á. Đối với các nước láng giềng nhỏ bé của TQ, đây là một thập kỷ đầy nguy hiểm. Với các nước trong khu vực, TQ gợi lên một cảm giác bất an vì sự rộng lớn, mức độ liền kề, lịch sử cũng như sức mạnh của nước này, và quan trọng hơn, chính bởi ký ức về “hội chứng Vương quốc Trung Nguyên” hoặc hệ thống các nước chư hầu vẫn chưa phai mờ. Trong lịch sử, TQ chưa từng chấp nhận chung sống bình đẳng với cường quốc khác có sức mạnh tương đương hoặc yếu hơn.

 

Trong quá khứ, một Trung Quốc thịnh vượng và hùng mạnh đòi hỏi các nước khác phải quy thuận và kính nể. Điều đã thay đổi đó là tham vọng về ý thức hệ trong quá khứ hiện được thế chỗ bởi các lợi ích kinh tế. Hầu như không có nước Châu Á nào tin vào luận điệu “Trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc” (hãy thử hỏi Mông Cổ, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines hay Ấn Độ) hoặc tuyên bố “Không can thiệp vào công việc nội bộ” (hãy thử hỏi Bắc Triều Tiên, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Nepal hay Sri Lanka).

 

Sự gắn kết trong quan hệ kinh tế giữa TQ và các nước láng giềng Châu Á tạo cảm giác về một sự lệ thuộc cùng tâm trạng thất vọng. Trong khi các quốc gia này không phản đối sức mạnh cũng như sự thịnh vượng của TQ, thì họ cũng không sẵn lòng để mất quyền tự quyết trong việc hoạch định chính sách. Ngoại trừ một số ít (nhất là Pakistan), còn lại hầu hết các nước Châu Á (gồm cả Bắc Triều Tiên) không hề mặn mà với việc chung sống trong một Châu Á do TQ dẫn dắt hoặc chi phối.

 

Thay vào đó, những nước này duy trì các liên kết an ninh hiện có, thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo cùng chiến thuật phòng ngừa giúp họ tự chủ hành động. Bởi Trung Quốc có vai trò trung tâm trong bối cảnh địa chính trị Châu Á, “phòng ngừa” hoặc “cân bằng” kiểu cũ đang trở thành lựa chọn ưa thích nhất của các bên trong khi vẫn duy trì các lợi ích từ việc quan hệ với Bắc Kinh. Các cường quốc hiện đang tìm cách tái cân bằng vị thế và chiến lược của mình. Chính sách “tái cân bằng” của Mỹ, Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ, Chính sách “Hướng Tây” của ASEAN, Chính sách “Hướng Bắc” của Úc và hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản với Úc, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ cho thấy xu hướng này.

 

Toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích cốt yếu của tất cả các quốc gia: Dù yếu hay mạnh, lớn hay nhỏ. Căng thẳng leo thang giữa TQ và các nước láng giềng từ Ấn Độ đến Nhật Bản trong các tranh chấp trên lục địa và đại dương đều có ý nghĩa địa chính trị. Các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết cùng “hội chứng Vương quốc Trung Nguyên” dường như bất lợi cho Bắc Kinh và có lợi cho Washington. Đề cập về căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ tại cuộc gặp tháng 4 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng TQ, Tướng Thường Vạn Toàn đã nói với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel rằng Bắc Kinh sẽ “không thỏa hiệp, không nhân nhượng, [và] không đánh đổi” trong cuộc chiến bảo vệ cái ông Thường gọi là “chủ quyền lãnh thổ.” Ông Thường cảnh báo rằng: “Quân đội TQ sẽ nhanh chóng tập hợp, sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng.”

 

Người TQ có lẽ đang kinh ngạc bởi các nước láng giềng nhỏ bé đã thể hiện quan điểm cứng rắn, đầy thách thức. Bắc Kinh hy vọng các nước láng giềng tôn trọng lợi ích cốt lõi của mình bằng cách đặt nó lên trên trên lợi ích quốc gia của chính các nước này – một kiểu quan hệ chư hầu mà các nước công nhận Trung Quốc là bá chủ của Châu Á. Trong bối cảnh đó, sự hỗ trợ về quân sự của Mỹ được xem là chốt chặn lớn nhất ngăn cản TQ ép buộc Châu Á chấp nhận và quy thuận quyền lực của nước này.

 

Từ năm 2007, cách hành xử quyết đoán của TQ trong các tranh chấp trên biển, đất liền ở khu vực ngoại vi của nước này đã đẩy các nước láng giềng xích lại gần hơn với Washington. Vì vậy, tôi cho rằng giống như mọi sản phẩm khác thời nay, chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Washington cũng là “Made-in-China”. Các tranh chấp chưa được giải quyết của TQ với các nước láng giềng đang tạo ra những liên kết chưa từng có trước đây. Ví dụ như liên minh Canberra-Tokyo, Manila-Hà Nội, Manila-Tokyo, Tokyo-Hà Nội, Hà Nội-New Delhi, và Tokyo-New Delhi. Mục tiêu chung của các liên kết này là tạo đối trọng với TQ, chứ không phải Nga hay Mỹ. Trên thực tế, các bên tham gia trò chơi cân bằng này với TQ (như Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, và Indonesia) đang được Nga và Mỹ trang bị vũ khí.

 

Trong lịch sử, sự nổi lên của một cường quốc lục địa dẫn đến việc hình thành liên minh các cường quốc biển để cân bằng lại. Điều này đặc biệt đúng khi cường quốc lục địa đó có một thể chế chuyên quyền nuôi dưỡng nhưng nỗi oán hận lịch sử bằng các tranh chấp lãnh thổ, hoặc là một cường quốc có tính phân cực. TQ cũng không nằm ngoài quy luật này. Phần lớn các nước ở khu vực ngoại vi của TQ coi Mỹ, một siêu cường ở bên ngoài, là đối trọng thực sự của Bắc Kinh. Các nước đều muốn hưởng lợi từ quan hệ kinh tế với TQ, nhưng không bên nào muốn TQ thống trị khu vực hay các lựa chọn chính sách của họ bị nước này chi phối. Nói một cách đơn giản, không bên nào muốn TQ thay thế ngôi vị bá chủ đang bị suy yếu của Mỹ.

 

Mặc dù Bắc Kinh muốn khôi phục lại vị thế thống trị ở Châu Á thời kỳ cận đại, nhưng hoạt động mở rộng lãnh thổ của nước này và những thay đổi cấu trúc bên trong môi trường địa chính trị Châu Á hơn 300 năm qua không cho phép hồi sinh hệ thống các nước chư hầu với TQ ở vị trí trung tâm. Địa lý là yếu tố quyết định vai trò và sức mạnh của một quốc gia, một yếu tố không thể nào thay đổi. Lý do quan trọng khiến Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu đó là nhờ vào vị trí địa lý độc nhất của nước này. Các nước láng giềng của TQ không phải Canada hay Mexico, mà là các cường quốc – như Nga, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Úc và Ấn Độ – những nước sẽ làm tất cả để chống lại sức mạnh của TQ bởi nguyên nhân về lịch sử, nền văn minh, địa chính trị và địa kinh tế. Sự cách biệt giữa tham vọng ở Châu Á của TQ và bối cảnh địa chính trị đang thay đổi đã ngăn cản nước này khôi phục vị thế thống trị trong quá khứ, điều này đã khiến cho người TQ cảm thán gọi là “sự bao vây TQ.”

 

Khách quan mà nói, đây đúng hơn là “sự quan ngại địa chính trị” chứ không phải “sự bao vây”. Sự bao vây, trong khái niệm đa chiều kinh điển của George Kennan (về kinh tế, ngoại giao, quân sự và chính trị), chủ yếu phản tác dụng trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Quản lý sự trỗi dậy của TQ và tác động đến cách hành xử của nước này là thách thức ngoại giao lớn nhất đặt ra cho khu vực và thế giới trong những năm tới.

 

Cuộc Cạnh tranh Mới mà Cũ

 

Sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra những lợi ích ngoài nước, thúc đẩy những tham vọng lớn về địa chính trị, và gần như chắc chắn sẽ dẫn đến việc tăng cường quân sự. Các bên sẽ tìm kiếm nguồn tài nguyên phục vụ mục tiêu tăng trưởng công nghiệp; thị trường mới để tiêu thụ hàng hóa; và các căn cứ để bảo vệ tài nguyên và thị trường giống như cách thức các cường quốc công nghiệp của Châu Âu tiến hành thuộc địa hóa Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh vào thế kỷ 18 và 19 trước đây.

 

Ba yếu tố tài nguyên, thị trường và căn cứ bảo vệ thường đi cùng với nhau. Trao đổi thương mại, các thị trường, khai thác tài nguyên, hải cảng và phát triển cơ sở hạ tầng là những thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại hiện nay của TQ. TQ đang xoay trục về phía Tây (Châu Phi, Trung Đông, Nga, Tây Nam Á và Trung Á) tìm kiếm nguồn tài nguyên, thị trường, và môi trường ngoại giao. Giống như trong quá khứ, cuộc cạnh tranh “mới” về cơ bản là cuộc tìm kiếm các thể chế ôn hòa và thân cận làm nguồn cung tài nguyên và quyền tiếp cận các hải cảng. Trò chơi chính trị thế giới không thay đổi nhiều, chỉ có người chơi là thay đổi.

 

Thống trị Thế giới là Câu chuyện của Quá khứ

 

Không một cường quốc đơn lẻ nào có thể thống trị thế giới trong tương lai, bất kể nước này sở hữu bao nhiêu sức mạnh cứng và mềm. Kể cả liên minh G-2 cũng vậy. Mạnh cỡ nào thực sự không quan trọng bằng việc bạn sở hữu sức mạnh kiểu gì. TQ dường như tin rằng nếu nước này đạt được “sức mạnh tổng thể quốc gia” mọi thứ sẽ đi vào trật tự và các nước sẽ đi theo quỹ đạo của mình. Tuy nhiên, việc chỉ có “sức mạnh tổng thể quốc gia” sẽ không giúp TQ trở thành một siêu cường toàn cầu. Cường quốc trở thành siêu cường phải có sự ủng hộ của các nước vừa và nhỏ. Với số lượng đồng minh là 58 nước và đối tác tiềm năng là 41 nước trên toàn thế giới, Mỹ vẫn là một siêu cường không có đối thủ. Sự ủng hộ của các cường quốc vừa và nhỏ, hoặc không có điều này, sẽ là sự khác biệt lớn quyết định thành công hay thất bại của việc trở thành siêu cường. Bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo nếu không có những người ủng hộ.

 

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, TQ và Ai Cập là hai quốc gia bậc trung kiểu “gió chiều nào xoay chiều ấy.” Khi TQ và Ai Cập chuyển từ ủng hộ Liên Xô sang ủng hộ Mỹ, hai nước này đã trở thành những nhân tố quan trọng trong cán cân quyền lực ở Châu Á và Trung Đông. Cán cân lực lượng đã thay đổi không có lợi cho Liên Xô và phần còn lại là lịch sử. Tái hiện nước cờ địa chính trị này, Washington đang tìm cách lôi kéo các “quốc gia đảo cánh” mới như Ấn Độ, Indonesia để tạo thế đối trọng với TQ.

 

Luận điểm của Mackinder hay Mahan đều giá trị như nhau

 

Trọng tâm địa chính trị Châu Á đang dịch chuyển vào lục địa đã tác động đến các cường quốc biển. Luận điểm của Mahan hay của Mackinder, Spykman, Kautilya và Sun Zi đều quan trọng. Mặc dù tập trung vào cạnh tranh trên biển, nhưng các trung tâm kinh tế, các thể chế mới, hành lang giao thông, đường sắt cao tốc, đường cao tốc và hệ thống các đường ống đang thay đổi môi trường địa chính trị của lục địa Á-Âu. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phần lớn sự tăng trưởng kinh tế diễn ra bên trong hệ thống liên minh “trục và nan hoa” của Mỹ ở các vùng biển Châu Á. Thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh, tăng trưởng kinh tế đã diễn ra ở TQ, Ấn Độ và lục địa Đông Nam Á, bên ngoài mạng lưới liên minh Mỹ-Thái Bình Dương.

 

TQ, giống nước Anh và nước Nga trong quá khứ, hiện đang sử dụng phương tiện giao thông hiện đại, đường sắt cao tốc, đường cao tốc, mạng lưới đường ống để vẽ lại bản đồ địa chính trị của lục địa Á-Âu. Là một phần trong chiến lược “Hướng Tây”, Bắc Kinh đã đầu tư hàng trăm tỷ để tạo “hệ thống trục và nan hoa kinh tế” ở lục địa Châu Á bằng các đường ống, đường cao tốc, mạng lưới đường sắt liên kết TQ với các khu vực Trung Á, Tây Nam Á và Đông Nam Á. Các nan hoa hoặc hành lang huyết mạch này sẽ vận chuyển nguyên liệu thô và nguồn năng lượng, đồng thời xuất khẩu các hàng hóa của TQ tới những khu vực trên và xa hơn nữa. Tuy nhiên, lục địa Á-Âu chưa được quan tâm thích đáng bởi ba thế kỷ thống trị đại dương của người Mỹ gốc Anh dường như khiến các nhà hoạch định chính sách mắc hội chứng “mù đất liền”.

 

Công nghệ: Một Đòn bẩy Thực sự

 

Công nghệ chính là nhân tố thay đổi cuộc chơi. Trong thời chiến hay thời bình, công nghệ định hình mối quan hệ giữa các quốc gia. Công nghệ quyết định thứ bậc trong quan hệ quốc tế. Rất ít nhà kinh tế dự đoán TQ sẽ trở thành một cường quốc kinh tế. Tại sao lại như vậy? Bởi họ đã không thể thấy trước được tác động của công nghệ trong tương lai. Cũng như không ai vào năm 1990 có thể đoán biết cách thức Internet sẽ thay đổi mọi thứ, sự phổ biến nhanh chóng của những công nghệ đột phá như in ấn 3D/4D, thành tựu của công nghệ sinh học, người máy, và điện toán lượng tử là những nhân tố quyết định cuộc chơi. Một cuộc cách mạng trong sản xuất dựa trên công nghệ in ấn 3D/4D có ý nghĩa gì nếu được sản xuất -tại- TQ? Những đột phá công nghệ trong tương lai chắc chắn sẽ tạo ra người chiến thắng và kẻ chiến bại mới, đồng thời cũng đem lại các cơ hội và thách thức mới.

 

Địa chính trị và địa chất học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi TQ và các nước khác cho rằng Mỹ đang suy yếu, thì nước này thấy mình ở đỉnh đạt với khả năng tự cung cấp năng lượng, nhờ thành tựu đột phá trong “công nghệ phân tách bằng thủy lực” (fracking technology). Cuộc cách mạng về khai thác đá phiến có thể giúp Mỹ hồi sinh và kéo dài sự thống trị đối với trật tự quốc tế. Sự bùng nổ năng lượng tại Mỹ và Canada – nếu tận dụng triệt để – có khả năng thay đổi động lực sức mạnh giữa các cường quốc và vực dậy những liên minh của Mỹ. Điều này có thể khiến người chiến thắng hôm qua trở thành kẻ thua cuộc ngày mai. Giống như một Trung Đông “già cỗi” đang “hướng Đông” để thúc đẩy quan hệ năng lượng với Trung Quốc và Ấn Độ, một “Trung Đông mới” (bao gồm Canada và Mỹ) có thể đang “hướng Tây” để bán dầu – khí trong đá rắn cho Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, và các nước Đông Nam Á. Dầu – khí trong đá phiến sẽ không chỉ tăng cường đòn bẩy ngoại giao của Mỹ, mà còn làm thị trường dầu mỏ thế giới đa dạng, giúp bình ổn giá dầu, đồng thời các nước tiêu thụ sẽ giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào một Trung Đông biến động, các cacten OPEC, và nước Nga của ông Putin.

 

Tương lai Địa chính trị Châu Á

 

Những xu hướng chiến lược này sẽ định hình tương lai địa chính trị Châu Á, đặc biệt là tác động qua lại giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ. Sự bất cân bằng sức mạnh giữa các cường quốc dẫn đến việc mỗi bên sẽ thiết lập các liên kết linh hoạt, tạm thời với những bên khác khi lợi ích của họ có điểm đồng; tận dụng sự ủng hộ của một bên để chống lại bên khác khi có xung đột quyền lợi; ngăn chặn hai bên khác hình thành liên minh chống lại mình bởi các nước có xu hướng cạnh tranh, liên minh và liên kết lại khi mục tiêu song trùng.

 

Dĩ nhiên, TQ là mảnh ghép quan trọng nhất trong bức tranh địa chính trị này. Không quốc gia nào có thể đe dọa TQ khi nước này hiện nay đã lớn mạnh. Là quốc gia lớn nhất (về mặt lãnh thổ) và hùng mạnh nhất (về mặt kinh tế và quân sự) ở Châu Á, chỉ khi Bắc Kinh dừng lại và chấp nhận duy trì nguyên trạng lãnh thổ trên bộ và cũng như trên biển thì nước này mới có thể hóa giải được các liên minh của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh và giảm bớt lý do nước này hiện diện tại khu vực. Nhưng chúng ta không nên tin vào khả năng này: Một chiến lược gia TQ (cơ bản nhắc lại lời Bộ trưởng Quốc phòng TQ) từng nói: “Từ bỏ yêu sách đối với ‘các vùng đất bị mất vào tay nước khác’…là điều khó tin và không thể xảy ra.”

 

Do quân đội nhân dân TQ sẽ không chấp nhận duy trì nguyên trạng lãnh thổ hiện nay, câu hỏi đặt ra cho Mỹ và các đồng minh là cách thức duy trì cán cân quyền lực đủ mạnh nhằm ngăn chặn bất kỳ hành động hăm dọa và xâm lấn, đồng thời trấn an bạn bè và đồng minh đang phải đối mặt với một TQ đầy tự tin với quyết tâm thiết lập vị thế thống trị trên lục địa Châu Á và các vùng biển liền kề. Hòa bình và ổn định sẽ được duy trì nếu các cường quốc hướng tới xây dựng một Châu Á đa cực với các tổ chức đa phương toàn diện cùng các cơ chế giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, sự ganh đua, cạnh tranh và thậm chí là xung đột có thể dẫn đến trật tự lưỡng cực hoặc việc Bắc Kinh tìm cách thiết lập lại trật tự đơn cực mà nước này ở vị trí trung tâm, theo đó TQ sẽ hành xử như một bá quyền và đòi hỏi sự quy thuận, triều cống từ các nước láng giềng.

 

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, không điều gì là chắc chắn trong cuộc sống cũng như vũ đài chính trị – trong nước hay quốc tế. Tương lai không phải là một đường thẳng. Nó đầy rẫy những bước ngoặt, vấp ngã, thất bại, điều bất ngờ và sự trái ngược, không liên tục và phi tuyến tính. Liên Xô và Nhật Bản chính là những ví dụ cho thấy việc TQ trỗi dậy không có gì là chắc chắn.

 

Trong lịch sử, các cường quốc trỗi dậy, kỳ vọng quá nhiều quá sớm, thường bộc lộ sức mạnh một cách khác thường, và đây là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính những nước này. Khác những gì sách giáo khoa Quan hệ Quốc tế dạy chúng ta, chính sách đối ngoại của một quốc gia không chỉ là những tính toán về sự được mất hoặc câu chuyện thiệt hơn. Đó là tổng hòa của năm yếu tố: Khát vọng, sức mạnh, lợi ích, kiêu hãnh và định kiến. Điều này khiến việc dự đoán tương lai của TQ hay tương lai chính trị thế giới trở nên hết sức khó khăn.

 

Nguy cơ của những tính toán sai lầm nằm ở chỗ: Quân đội TQ đánh giá quá cao sức mạnh của mình, trong khi phần còn lại của thế giới đánh giá quá thấp tham vọng, sức mạnh cũng như mục đích của Bắc Kinh.

 

Mohan Malik

 

Mohan Malik là Giáo sư chuyên về An ninh Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu. Ông là chủ biên của cuốn “An ninh Biển ở Ấn Độ-Thái Bình Dương” (Rowman & Littlefield, sẽ xuất bản tháng 10 năm 2014) và tác giả cuốn sách “Trung Quốc và Ấn Độ: Cuộc đối đầu của Hai Cường quốc” (Nhà xuất bản Lynne Rienner, 2011).

 

China and Strategic Imbalance

By Mohan Malik

The Diplomat

July 14, 2014

 

‘This is the decade of power transitions in Asia.’

 

 

Image Credit: REUTERS/China Daily

 

The recent Shangri-la meeting in Singapore saw some sharp exchanges between Chinese and other participants. Beijing’s deployment of an oil rig protected by more than 80 naval vessels in the South China Sea four days after President Barack Obama’s “reassurance trip” to China’s East Asian neighbors in April 2014 was widely seen as a deliberate and calculated provocation.

 

Yet China’s move fits a pattern of advancing territorial claims on its periphery through coercion, intimidation, and the threat of force through what may be called “paramilitary operations short of war” (POSOW). China’s drilling rig is also a political statement of Beijing’s resolve and capability to control and exploit the South China Sea and deny it to others – and this message is meant as much for Washington as for Tokyo, Hanoi, Manila, Jakarta, and New Delhi. While exploring oil in the disputed waters, the $1 billion oil rig is supposedly drilling a big hole in Washington’s “pivot strategy” insofar as it undermines Washington’s credibility as regional security anchor or security guarantor. In essence, it makes a mockery of Obama’s security assurances to regional countries against Chinese coercive tactics aimed at changing facts on the ground. Beijing calculates that neither the mighty United States nor China’s weak and small neighbors would respond with force to counter Chinese incremental efforts to turn the South China Sea (SCS) into a “Chinese lake.” China is known for doing things in small steps and piecemeal, quietly, patiently, eventually bringing the pieces together “when the conditions are ripe.”

 

The key reason for China’s aggressive posturing on the seas is the tectonic shift in Beijing’s strategic environment that occurred following the collapse of the Soviet Union in 1991. For the first time in its long history, China no longer faces any threat whatsoever on its northern frontiers and this immense geopolitical development largely explains Chinese military’s expansionist moves on its eastern seaboard and southwestern frontiers. It is worth recalling that the successive Chinese dynasties built the Great Wall to keep out the troublesome northern Mongol and Manchu tribes that repeatedly overran Han China. In 1433, faced with increasingly bold raids made by Mongols and a growing threat from other Central Asian peoples to its land borders in the northwest, China’s Ming rulers halted Admiral Zheng He’s expensive ocean voyages so as to concentrate their resources on securing the Middle Kingdom’s land borders. From the 18th to 20th centuries, threats first from the ever-expanding Czarist Russia and then the Soviet Union kept the focus of Chinese military planners on their northern frontiers. Except for a very brief period of bonhomie in the 1950s, Beijing was preoccupied throughout the Cold War with the threat from the north until the Soviet collapse in 1991.

 

Despite Moscow’s geopolitical concerns about Chinese encroachments in Russia’s Far East and the loss of Central Asia to China’s growing influence, President Vladimir Putin – faced with isolation by Europe and the United States following Russia’s annexation of Crimea and continuing unrest in eastern Ukraine – has accepted unpalatable terms from China to clinch a massive gas pipeline deal that will diversify Russian energy export markets away from Europe, and make China Russia’s major ally. On a whole range of issues, Russia, along with China, is challenging the postwar international order. Even though China has backed Russia neither on Georgia nor on Crimea, Putin believes the ties between Moscow and Beijing are at their “peak.” If a “Sino-Russian alliance” is being resurrected, then in a complete reversal of roles from the early Cold War era, China – not an economically and demographically shrinking Russia – is the stronger partner in this alliance. As in the past, entanglements in the West have once again led Russia to make concessions in the East. Beijing’s game plan is to make Russia economically dependent on China just as the West has become addicted to the cheap Chinese manufactured goods. India will need to re-calibrate ties with a Russia that plays a second fiddle to China and joins Beijing in arming Pakistan.

 

Not surprisingly, media is awash with reports of a “new Sino-Russian strategic alliance threatening to dominate [the Eurasia] heartland,” thereby signaling a “nightmare of Mackinderesque proportions for Washington.” Some envision a Beijing-Moscow-Teheran axis based on energy, trade and security across the Eurasia. Though Russia’s pivot to Asia is motivated by turbulence on the western front and comes from a position of relative weakness, Washington is nonetheless being increasingly challenged by states seeking to revise regional balances of power.

 

Thus, the public perception of Asia out of balance is widespread. America’s war-weariness in times of fiscal constraints is apparently emboldening revisionist powers China and Russia. The Obama Administration’s efforts to “rebalance” the U.S. role in the Asia-Pacific were

influenced by public perceptions of strategic imbalance and rapidly changing geopolitical equations. The struggle for dominance over “contested commons” (maritime, cyber and outer space) is intensifying. Strategic concerns loom large as China’s growing ambition, power and reach run up against the interests of old, established powers.

 

The Diplomat’s Zackary Keck and Chen Dingding have started a debate on whether China will be a different kind of a global hegemon or behave just like the United States and other hegemonic powers in the past. Chinese leaders, of course, leave no opportunity to eschew any hegemonic aspirations or superpower behavior. Yet, official claims to the contrary notwithstanding, China is behaving just as other rising powers have behaved in history: it is laying down new markers, drawing new lines in the land, air, water, sand and snow all around its periphery, seeking to expand its territorial and maritime frontiers, forming and reforming institutions, and coercing others to fall in line. Map-making seems to be a growth industry in China. Beijing’s international behavior (i.e., its “exercise of power”) is not and won’t be different from other great powers’. The Asia-Pacific region is thus on the threshold of change – the known and unknown; challenges and uncertainties abound. I argue that seven major strategic shifts will determine China’s strategic behavior and Asia’s geopolitical landscape in the years and decades to come.

 

Rising Versus Retiring Powers

 

Power in the international system is relative and ever-shifting. Over the past three decades, China has demonstrated tremendous ability to plan and mobilize national resources to implement goal-oriented, timely action strategies in economic, diplomatic, and military arenas. The global impact of China’s success will be “Chigantic” (amend the Oxford Dictionary). If China can sustain its growth, China’s gross domestic product (GDP), military, and R&D spending could rival those of the United States, albeit not in terms of quality but quantity. China has the potential to emerge as a peer competitor far more powerful than the Soviet Union.

 

No rising power is ever a status quo power. Power is, by nature, expansionist. It is actually intoxicating. In 2009, the bestseller in China was a book called Unhappy China. When the world is their oyster, why would China be so unhappy, one might ask. Historically, rising powers are highly suspicious, paranoid powers: they think others are out to get them, and stop their march to glory. Expecting too much too soon, they overreact. That sometimes leads to their unraveling. Think Japan and Germany. Rising powers also tend to be risk-takers and impatient powers. They flex their muscles and test the resolve of old, established powers. They seek to benefit from the weakness in resolve – not capabilities – of the established powers by employing asymmetric strategies to chip away at their hegemony.

 

Post-2008 financial crisis, China has transitioned from “hide and bide” policy to “seizing opportunities, taking lead and showing off capabilities to shape others’ choices in China’s favor.” The postwar international order has depended on three factors: U.S. alliances, uncontested American maritime dominance, and a stable, unmolested balance of power. All these are now being challenged by China’s growing power and purpose. For, China – the biggest beneficiary of the postwar order – no longer sees U.S. primacy as serving its interests. One Chinese military officer observed: “American forward presence and alliances constrain China’s future growth and goals in the region.” Beijing dubs U.S. alliances “relics of the Cold War” which must be dismantled to restore what it calls “natural power balance in the region” (translation: a Sino-centric hierarchical order of pre-modern Asia). It is not in China’s DNA to play second fiddle to any other power. Moscow learned this the hard way in the 1950s. Now it’s the turn of those Americans who have long dreamt of co-opting China as a junior partner. Many would argue that regimes that do not share power or abide by the rule of law in domestic politics do not abide by the rule of law in international politics or share power in world politics.

 

China’s Asia strategy is to undermine the United States’ credibility as regional security guarantor. Beijing’s diplomatic rhetoric notwithstanding, the “New Type of Great Power Relations” seeks U.S. recognition of China’s primacy in Asia in a geopolitical deal that limits Washington’s regional role and presence, and relegates traditional U.S. allies (especially Japan) to the sidelines. This push and shove will continue for decades because the Chinese see the U.S. as “in irreversible decline, and growing weaker as China grows stronger.” From Beijing’s perspective, the main issue is how to manage, and profit from, America’s decline. The challenge, from Washington’s perspective, is how to manage China’s rise within the U.S.-led order without diluting American role and presence. Who emerges at the top in this poker game will ultimately determine the future of world order. It is against this backdrop that the Obama administration officials have been visiting Asian capitals to reassure U.S. friends and allies about security commitments, and reaffirm Washington’s determination to rebalancing to Asia.

 

Significantly, China is not rising in a vacuum. Under Shinzo Abe’s leadership, Japan is becoming a “normal nation” with the lifting of restrictions on collective self-defense and arms transfers. India has been economically and strategically rebalancing toward the Asia-Pacific for nearly two decades under its “Look East” policy. With the victory of Narendra Modi-led BJP government in May 2014 elections, India may well be back in the reckoning. Since Beijing will not abandon its policy of engaging India economically while strangulating it geopolitically, a revitalized India will form the southern anchor of an Asian balance of power and frustrate Chinese efforts to establish supremacy. Small and middle powers (Singapore, South Korea, Indonesia, Vietnam, the Philippines, and Australia) are also maneuvering for balance and advantage. Indonesia and Vietnam, in particular, are upgrading their naval power, as territorial disputes in the South China Sea escalate. For its part, Russia is using its vast energy resources to stage a comeback on the world stage. Though it pre-dates the Ukraine crisis, the Russian pivot to Asia is set to deepen given Western isolation under sanctions, Gazprom’s 30-year gas deal worth $400 billion with China, and growing demand for Russian weaponry and energy by China’s neighbors. Russia is unlikely to slide into the role of “China’s Canada” without resistance. It is indeed a very complex and crowded geopolitical space out there.

 

These Asia-Pacific powers are today where Germany, France, Britain, and Italy were at the beginning of the 20th century. They are looking outward globally in search of markets, resources and bases, jockeying for power and influence, outmaneuvering and outbidding each other in different parts of the world, and forming natural resources-based partnerships characterized by hedging strategies. The major power competition is between China and the United States, but in the maritime and continental domains, it is between China and Japan and between China and India. Indian and Chinese navies are showing the flag in the Pacific and Indian oceans with greater frequency. The logic of geopolitics – that is, Japan’s and India’s worries about their place in a Sino-centric Asia – will forge a closer bond under the Abe-Modi leadership. It will intensify Beijing’s strategic competition with both Tokyo and New Delhi.

 

Much like Europe in the late 19th and early 20th centuries, the Asia-Pacific of the early 21st century is thus home to several rising, contending powers and some fragile or failing states. As new powers rise in Asia, new strategic balances are emerging as partnerships and alliances among states shift. Simply put, the Asia-Pacific of the early 21st century bears more resemblance to Europe of the late 19th and early 20th centuries, not Europe of the old, retiring powers of the 21st century. Russia’s moves against Ukraine may have unnerved European powers but there is no sign of a major strategic pushback by European countries against Moscow. That is certainly not the case in Asia. For the first time in modern history, Asians are now spending more on defense than Europeans. The rise of nationalist leaders in Japan, the Philippines and India is in part because of their predecessors’ perceived failure to deal strongly with Chinese transgressions.

 

 “Geopolitical Discomfort,” not Containment

 

This is the decade of power transitions in Asia. For small and weak states in China’s neighborhood, this is the decade of living dangerously. Among regional countries, China arouses unease because of its size, history, proximity, power, and, more importantly, because memories of “the Middle Kingdom syndrome” or tributary state system have not dimmed. Historically, there has never been a time when China has coexisted on equal terms with another power of similar or lesser stature. As in the past, a rich and powerful China demands obeisance and deference from other countries. What has changed is that Beijing’s economic interests have now displaced the ideological fervor of the past. In Asian capitals, there are hardly any takers of “China’s peaceful rise” (ask Mongolia, Japan, Vietnam, the Philippines or India) or of “non-interference in internal affairs” rhetoric (ask North Korea, Cambodia, Laos, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Nepal or Sri Lanka).

 

The growing economic ties between China and its Asian neighbors have created a sense of dependency and despondency. While China’s neighbors do not oppose China’s power and prosperity, they do not welcome their own loss of strategic autonomy in foreign policymaking. With the exception of a few (notably Pakistan), most Asian countries (including North Korea) show little or no desire to live in a China-led or China-dominated Asia. Instead, they seek to preserve existing security alliances and pursue sophisticated diplomatic and hedging strategies designed to give them more freedom of action. Given China’s centrality in Asian geopolitics, “hedging,” or old-fashioned “balancing” vis-à-vis China is becoming the most preferred option, without giving up on the many benefits of engaging Beijing. To this end, each major power is rebalancing its posture and strategy. The U.S. “rebalance,” India’s “Look East,” ASEAN’s “Look West,” Australia’s “Look North” policies, and Japan’s defense cooperation with Australia, the Philippines, Vietnam and India are signs of the times.

 

Territorial integrity is the core interest of all nations: weak or strong, big or small. The mounting tensions between China and its neighbors from India to Japan over land and maritime disputes have geopolitical implications. China’s unresolved land and maritime disputes and the “Middle Kingdom syndrome” work to Beijing’s disadvantage, and to Washington’s advantage. Referring to heightened tensions over territorial disputes, China’s Defense Minister, General Chang Wanquan, told U.S Secretary of Defense Chuck Hagel in April 2014 that Beijing would make “no compromise, no concession, [and] no trading” in the fight for what he called his country’s “territorial sovereignty.” Chang warned Hagel: “The Chinese military can assemble as soon as summoned, fight any battle, and win.” The Chinese are genuinely aghast at the defiance and insolence displayed by their smaller and weaker neighbors. Beijing expects its neighbors to respect China’s core interests by placing them over and above their national interests – a sort of tributary relationship that acknowledges China as the lord of Asia. In this context, the U.S. military support is seen as the biggest hurdle in inducing Asians to accommodate and acquiesce to Chinese power.

 

Beijing’s aggressive posturing since 2007 on land and maritime disputes all along its periphery has driven China’s neighbors into Washington’s embrace. So, I would argue that much like everything else these days, Washington’s “pivot” or “rebalance” strategy is also “made-in-China.” China’s unresolved territorial disputes with neighbors are creating allegiances where they never existed before. Examples include Canberra-Tokyo, Manila-Hanoi, Manila-Tokyo, Tokyo-Hanoi, Hanoi-New Delhi, and Tokyo-New Delhi strategic partnerships. The target of everyone’s balancing in Asia is China, not Russia or the United States. In fact, those balancing China (India, Vietnam, the Philippines, and Indonesia to name a few) are being armed by both Russian and American weaponry.

 

Historically, the rise of a continental power has always led to the formation of a coalition of maritime powers to counterbalance it. This is particularly so if that continental power happens to have an authoritarian regime nursing historical grievances with active territorial disputes and/or happens to be a polarizing power. China is no exception to this rule. Being a distant hegemon, the United States remains the balancing power of choice for most countries on China’s periphery. All want to benefit from economic ties with China, but none want the region dominated by Beijing or their policy options constrained by China. Put simply, there is no desire to replace the fading American hegemony with Chinese hegemony.

 

Much as Beijing would like to restore China’s primacy that prevailed in pre-modern Asia, China’s territorial expansion and structural changes in Asian geopolitics over the last 300 years rule out a return to the Sino-centric hierarchical tributary state system of the past. Since geography defines a country’s role and power, there is no turning back the clock. A major reason the United States is a global superpower is its unique geography. China does not have Canada and Mexico on its borders, but large powerful states – Russia, Japan, Vietnam, Indonesia, Australia and India – that will do everything to counterbalance China’s growing power for historical, civilizational, geopolitical, and geo-economic reasons. This gap or disconnect between China’s ambitions in Asia and the changed geopolitics which works against the restoration of Chinese supremacy is what the Chinese ruefully call the “containment of China.” Objectively speaking, this is China’s “geopolitical discomfort,” not “containment.” For containment, in the classic George Kennan’s multidimensional concept (economic, diplomatic, military and political), is largely counter-productive in a globalized economy. Managing China’s rise and molding its behavior is the biggest diplomatic challenge facing the region and the world in the coming years.

 

The Old ‘New’ Great Game

 

Economic expansion creates overseas interests, fuels grandiose geopolitical ambitions, and inevitably leads to military expansion. It was the search for natural resources to fuel industrial growth; markets to dump manufactured goods; and bases (coaling stations) to protect both that led to the colonization of Asia, Africa and Latin America by industrializing European powers in the 18th and 19th centuries. These three – resources, markets and bases – usually go together. Trade, markets, resource extraction, port and infrastructure development are also the key ingredients of China’s foreign policy today. China is pivoting to the West (toward Africa, the Middle East, Russia, Southwest and Central Asia) for resources, markets, and diplomatic space. As in the past, the “new” great game is essentially about having pliant and friendly regimes in resource supplier nations and port access. The game of world politics does not change much, only players do.

 

Global Dominance Is Passé

 

No single power can dominate in the future, no matter how much soft and hard power it has. Nor can G-2 manage the world. What kind of a power you are actually matters more than how powerful you are. The Chinese seem convinced that once their country acquires “comprehensive national power,” everything will fall into its proper place and everybody will fall in line. However, the acquisition of “comprehensive national power” alone will not make China a global superpower. Major powers become great powers with the support of small and middle powers. In terms of number of allies (58) and potential partners (41) worldwide, the United States still remains an unrivalled superpower. The support of small and middle powers, or lack of it, makes all the difference between great power dominance and defeat. You cannot be a leader if you don’t have followers.  During the Cold War, China and Egypt were two middle powers and “swing states.” When China and Egypt shifted their support from the Soviet Union to the United States, they became pivotal players in the Asian and Middle Eastern balance of power respectively. That tilted the scales against the Soviet Union and the rest is history. In a geopolitical replay, Washington is courting the new “swing states” India, Indonesia and Vietnam to balance China.

 

Mackinder Matters as Much as Mahan

 

Asia’s geopolitical center of gravity is shifting inland, with implications for the maritime powers. Mahan matters but so do Mackinder, Spykman, Kautilya and Sun Zi. Notwithstanding the focus on maritime rivalries, new economic hubs, institutions, transport corridors, high-speed railways, expressways, and pipelines networks are changing the geopolitics of Eurasia. During the Cold War, much of the economic growth took place within the U.S. hub-and-spokes alliance network in maritime Asia. Post-Cold War, economic growth has taken place in China, India, and continental Southeast Asia, outside of the U.S. Pacific alliance network.

 

China, much like Britain and Russia in the past, is now employing modern transportation technology, high-speed railways, expressways, pipeline networks to re-draw the geopolitical map of Eurasia. As part of its “Go West” strategy, Beijing is spending hundreds of billions to create its “economic hub-and-spokes system” in continental Asia via pipelines, highways, railway networks linking China with Central, Southwest and Southeast Asia. These spokes or arteries will bring in raw materials and energy resources and export Chinese manufactured goods to those regions and beyond. However, not enough attention is being paid to Eurasia because three centuries of Anglo-American maritime dominance seem to have caused a certain degree of “land-blindness” among policymakers.

 

Technology: the Great Equalizer

 

Technology is a game changer. In war and peace, technology shapes relations among nations. Technology determines hierarchy in international relations. Few economists predicted the rise of China as an economic powerhouse. Why? Because economists cannot foresee the impact of technologies of the future. Just as no one could foresee in 1990 how Internet will change everything, the rapid diffusion of disruptive technologies such as 3D/4D printing, advances in biotechnology, robotics, and quantum computing will be a game changer. What would a revolution in manufacturing based on 3D/4D printing mean for made-in-China? Tomorrow’s technological breakthroughs will create new winners and losers and offer new opportunities and challenges.

 

Geopolitics and geology are closely interlinked. Just when China and the rest were writing off America as a declining power, the country finds itself on the cusp of achieving energy self-sufficiency, thanks to a breakthrough in fracking technology. The shale revolution could help the United States rejuvenate itself and prolong American dominance of the international order. The energy boom in the U.S. and Canada – if exploited fully – has the potential to change the power dynamics among great powers and revitalize U.S. alliances. It could turn yesterday’s winners into tomorrow’s losers. Just as the “old” Middle East is “moving East” to forge closer energy ties with China and India, the “new Middle East” (comprising Canada and the United States) could be “looking West” to sell tight oil and gas to Japan, India, South Korea, and Southeast Asian countries. The shale oil and gas bonanza would not only enhance American diplomatic leverage, it will also make the world oil market more diversified and more stable for oil prices, and will reduce consumers’ over-dependence on the volatile Middle East, the OPEC cartel, and Putin’s Russia.

 

The Future of Asian Geopolitics

 

These strategic trends will shape the future of Asian geopolitics, in particular the interactions among the United States, China, Russia, Japan and India. Power asymmetry among major powers means that each will form flexible ad hoc partnerships with the others where their interests converge, mobilize the support of one against the other when their interests collide, and checkmate the other two from forming an alignment against it as they compete, coalesce and collude with each other when their objectives coincide. China is, of course, the most important piece of the geopolitical puzzle. No country threatens China today as it is presently constituted. As the largest (in terms of territory) and the most powerful (economically and militarily) country in Asia, should Beijing agree to freeze and accept territorial status quo all along its land and maritime boundaries, it could unravel the Cold War-era U.S. alliances and undermine the raison d’être of the U.S. forward presence. But don’t put your money on that: as one Chinese strategist (essentially echoing Defense Minister General Chang) said: “Giving up claims to ‘lands lost to others’…It’s unthinkable. It’s inconceivable.”

 

Since the prospects of the PLA accepting the territorial status quo are nil, the question then facing the United States and its friends is how to sustain a robust balance of power that deters intimidation and aggression and reassures friends and allies faced with an increasingly confident and powerful China determined to establish its dominance on the Asian continent and its adjoining waters. Peace and stability will prevail if major powers work for a multipolar Asia with inclusive multilateral institutions and dispute resolution mechanisms. However, competition, rivalry, and even conflict will result should bipolarity re-emerge or should Beijing seek to re-establish a unipolar Sino-centric hierarchical order wherein the Middle Kingdom behaves in a hegemonic manner expecting obeisance and tribute from its neighbors.

 

Last but not least, nothing is inevitable in life and politics – domestic or world. The future is not a straight line. It is full of crossroads, shocks, setbacks, surprises, discontinuities, non-linearity and reverses. The Soviet Union and Japan illustrate that nothing is inevitable about the rise of China. Historically, rising powers, expecting too much too soon, have often shown an uncanny knack for being their own worst enemies. Contrary to what International Relations textbooks teach us, a country’s foreign policy is not a cold calculation of costs and benefits or pros and cons alone. It’s a mix of five “Ps”: passion, power, profit, pride and prejudice. That is what makes the task of predicting China’s future or the future of world politics so difficult. The risk of miscalculation lies in the Chinese military overestimating its strength and the rest of the world underestimating Beijing’s ambitions, power and purpose.

 

Mohan Malik

 

 

Mohan Malik is a Professor in Asian Security at Asia-Pacific Center for Security Studies, Honolulu and editor of Maritime Security in the Indo-Pacific (Rowman & Littlefield, forthcoming October 2014) and author of China and India: Great Power Rivals (Lynne Rienner Publishers, 2011). A shorter version of this paper “China’s Dangerous Game of Geopolitical Poker” was published in The National Interest (June 18, 2014). These are author’s personal views.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh