Lời giới thiệu:
Dưới đây là 2 bài đầu trong loạt bài viết về “Chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Cộng” (TC). Tác giả là Tiến sĩ Patrick M. Cronin, Giám đốc cấp cao (Senior Director) tại Chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương (the Asia-Pacific Security Program) thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (New American Security) và là cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc gia (Director of the National Defense University’s Institute) trực thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia Hoa Kỳ (National Defense University’s Institute for National Strategic Studies) viết, được đăng trên War On The Rock.
Webmaster
* * *
Bài 1: BÁ QUYỀN KHU VỰC CỦA TRUNG CỘNG: MỘT THƯỚC PHIM QUAY CHẬM
(1: CHINESE REGIONAL HEGEMONY IN SLOW MOTION)
By Patrick Cronin
Nguyễn Thế Phương dịch và Hiệu đính
War On The Rock
May 18, 2015
Chiến hạm tấn công nhanh lớp Houbei 022 của HQ Trung Cộng
Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt ở châu Á. Kẻ thúc đẩy cuộc cạnh tranh này chính là một đất nước Trung Cộng (TC) đang ngày càng trở nên hùng mạnh, với mục tiêu thiết lập lại các quy tắc ứng xử trên toàn bộ khu vực ngoại vi của mình; trong đó biển Đông chính là trọng tâm đối đầu chính yếu. Thông qua quá trình mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, TC có thể chỉ đơn giản nghĩ rằng bản thân đang cố gắng xác lập lại vị thế lịch sử vốn có của mình như là một cường quốc thống trị khu vực. TC cũng có thể cho rằng các hành động mà nước này đang thực hiện chỉ mang tính chất phòng thủ, được tạo ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tiếp cận với các nguồn tài nguyên và những tuyến đường hàng hải quan trọng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận ra rằng trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai chủ yếu do Hoa Kỳ xây dựng vẫn là một lực cản cho việc hoàn thành các mục tiêu kể trên. Vì vậy, TC hy vọng sẽ thay thế vị trí của Hoa Kỳ và, một cách chậm rãi, thống trị toàn bộ các quốc gia láng giềng theo một cách thức tránh tạo ra những phản ứng dữ dội, đúng thời điểm và mang tính quyết định (từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ – ND).
Thật không may, Hoa Kỳ lại chưa có bất cứ một chính sách nào nhằm đón đầu yếu tố thực tế này. Tại Washington, những việc cấp bách thường được ưu tiên hơn những thứ vốn mang tính quan trọng. Nếu chúng ta chờ đợi những thay đổi quan trọng như hiện tại ở Đông Nam Á diễn ra theo đúng như xu hướng hiện nay, Hoa Kỳ và các đối tác cũng như đồng minh của mình sẽ không những sớm mất đi quyền kiểm soát các quy tắc và quy chuẩn hành vi tại khu vực, mà còn sẽ phải đối mặt với những rủi ro an ninh lớn hơn nữa trong tương lai.
Mặc dù TC mong muốn khẳng định quyền lực lớn hơn của mình tại khu vực ngoại vi, nước này không phải là kẻ thù của Hoa Kỳ. TC không tìm kiếm chiến tranh, thay vào đó nước này muốn xác lập điều kiện và khẳng định ảnh hưởng trong một nền hoà bình nóng (contested peace). Mục tiêu đầu tiên của TC là đảm bảo sự ổn định về mặt kinh tế và chính trị: duy trì tăng trưởng kinh tế và sự thống trị của Đảng Cộng sản TC (CCP). Cả hai trụ cột trên của CCP đang bị lung lay dữ dội, khi tăng trưởng kinh tế hiện tại đang giảm tốc, trong khi đó tầng lớp trung lưu trỗi dậy cũng như các nông dân ương bướng ở vùng thôn quê đang tìm cách thay đổi xã hội.
Trong nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình, quyền lực và sự tự tin của TC đã gia tăng đến mức độ mà mong muốn sở hữu một vùng ảnh hưởng lớn hơn trên thực tế của nước này đã làm xói mòn trật tự khu vực đã tồn tại từ trước tới nay. Được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc và các vấn đề an ninh, TC đã gia tăng nỗ lực nhằm thay thế, ngăn chặn và từ chối quyền lực của Hoa Kỳ. TC cũng cố gắng vô hiệu hoá khả năng quân sự thông thường đáng nể của Hoa Kỳ thông qua các năng lực chống xâm nhập/chống tiếp cận, trong khi phủ đầu mọi nỗ lực nhằm tập hợp các quốc gia Đông Nam Á trong một liên minh chống lại TC.
Trong khi TC không phải là kẻ thù, quốc gia này rõ ràng lại là một đối thủ cạnh tranh không thể coi thường – một đối thủ đủ sức vượt trội Hoa Kỳ. Nói về các xu hướng quốc tế hiện nay, TC đã có khả năng liên kết với Nga và các nước khác để hình thành nên một lực lượng đa cực, giúp TC có thêm khả năng tương tác với các quốc gia láng giềng.
Tận dụng vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, Bắc Kinh đã miêu tả quyền lực quân sự của Hoa Kỳ là một nguy cơ đối đầu tiềm năng. Thông qua sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao, TC có khả năng thúc đẩy nhiều sáng kiến – phần lớn là các khẩu hiệu đưa ra một cách liên tục để kiểm tra mức độ khả thi – nhằm gia tăng quyền lực của mình dựa trên cái giá phải trả của các quốc gia khác. Xuất hiện một cuộc đối đầu bằng ngôn từ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong vòng hai năm qua, TC đã cố gắng tự đánh bóng bản thân như một cường quốc hàng đầu, không chỉ quan tâm tới chủ nghĩa trọng thương, mà còn tới sự phát triển ở khu vực. Trong khi đó, TC lại mô tả Hoa Kỳ như một quốc gia chỉ chăm chăm tìm kiếm các thoả thuận có lợi cho bản thân mình, từ các liên minh đến một khối thương mại chỉ gồm 12 quốc gia (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), cho tới sự phản đối ban đầu của Washington đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển hạ tầng (AIIB) do TC dẫn đầu.
Chiến lược của TC không hẳn là “không chiến mà thắng” như Tôn Tử đã nói, mà là đặt bản thân vào một vị thế có lợi để có thể tự kiểm soát số phận của mình và định hình môi trường xung quanh thông qua các chiến dịch thông tin, pháp lý và tâm lý (được gọi là “tam chủng chiến pháp”, hay “ba dạng thức chiến tranh”), kết hợp với một cách tiếp cận gián tiếp khi đề cập tới phòng thủ quân sự.
Các nỗ lực hiện đại hoá quân đội của TC được công bố công khai với mục tiêu làm thay đổi nhận thức của các quốc gia láng giềng nhỏ hơn, đặc biệt khi các quốc gia này đang nghi ngờ sức mạnh cũng như ý chí về mặt chính trị của Hoa Kỳ trong tương lai trong việc bảo vệ họ cũng như đóng vai trò như một tác nhân giúp cân bằng quyền lực khu vực. Sự phát triển của Quân đội Giải phóng quân Nhân dân (PLA) là nhanh chóng, hiệu quả và đã có khả năng làm phức tạp hoá khả năng triển khai quân sự của Hoa Kỳ trong tương lai tới Đông Á để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và đồng minh.
Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa thể đạt tới mức độ khiến cho quân đội Hoa Kỳ gặp phải nhiều khó khăn nếu như chiến tranh xảy ra. Thực sự, TC đang bị răn đe rất lớn bởi một liên minh Mỹ-Nhật đang được tiếp thêm sinh khí, trong đó Nhật đóng vai trò dẫn dắt tích cực hơn với quyết tâm phòng thủ chuỗi đảo phía tây nam, kèm theo là một khả năng phối hợp liên minh như đã đề cập trong các định hướng quốc phòng mới. Trong khi đó, thế đứng vững chắc của liên minh tại biển Hoa Đông đã phần nào làm giảm đi sự hung hăng của TC tại biển Đông, vùng biển vốn không có một cam kết nào giống như Điều khoản số 5 [*] nhưng đồng thời lại xuất hiện nhiều chủ thể và tuyên bố tranh chấp đe doạ gây mất cân bằng khu vực.
Một cách tiếp cận gián tiếp thúc đẩy thứ mà chúng ta gọi là “quyền lực thông minh”. Đối với người TC thì điều đó bao gồm xây dựng một hệ thống công cụ chính sách vừa cứng vừa mềm một cách đa dạng, và phối hợp chúng với nhau theo mức độ nông sâu tuỳ trường hợp nhằm đạt được một cán cân cân bằng có lợi, trong cả hiện tại và tương lai. Thậm chí ngay cả những bước đi có thể được coi là ôn hoà, ví dụ như đột nhiên tham gia vào các nỗ lực xây dựng lòng tin hay phát triển cơ sở hạ tầng dưới hình thức sáng kiến “một vành đai, một con đường”, đều có thể làm chệnh hướng những phản ứng tiêu cực nhất thời về chính sách và nếu trở thành hiện thực, sẽ giúp Bắc Kinh ngăn chặn đối thủ đưa ra những bước đi tiếp theo.
Quá trình điều chỉnh và tái điều chỉnh liên tục các công cụ chính sách có thể được tóm gọn trong câu nói “lùi một bước, tiến hai bước”. TC đang tìm mọi cách tăng cường quyền lực ở khu vực, thúc đẩy chuyện này ngay khi có cơ hội cũng như dịch chuyển xu hướng cũng như các thông điệp khi cần thiết để thích ứng với những chi phí và rào cản ngày một gia tăng. Đó là còn chưa nói tới việc TC đã thực hiện thành công chiến lược cổ điển của mình.
Tôi đã có dịp tham gia nhiều hội thảo nơi mà cùng một quan chức hay chuyên gia người TC đã đồng thời tuyên bố rằng không một ai có thể ngăn cản bước tiến của TC và rằng TC đang bị ức hiếp bởi một nước láng giềng. Tâm lý nạn nhân xen kẽ với những tuyên bố hùng hồn khẳng định khu vực ảnh hưởng, vốn thích hợp với tình hình chính trị thế kỷ 19 nơi các nước lớn có thể kiểm soát các nước nhỏ hơn. Thông điệp chung không phải lúc nào cũng được hiểu theo đúng ý nghĩa của nó, cho dù mục tiêu của TC cũng không phải là đưa ra một lập luận rõ ràng. Nhiều khi để thuận tiện hơn, họ đưa ra nhiều tầng lập luận, nhưng lại mâu thuẫn nhau.
Chiến lược của TC cũng thường đi kèm với yếu tố thời gian của các diễn biến chính trị. TC mong muốn tạo ra một sự chắc chắn cho quyền lực của mình trong tương lai, và những hành vi đang xuất hiện ở TC trong hiện tại mang lại nhiều hệ luỵ. Trong ngắn hạn, Bắc Kinh đơn giản chỉ khai thác về mặt thời điểm các sự kiện chính trị quan trọng ví dụ như bầu hay luân phiên các chức vụ chủ tịch trong các tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Lúc khác, TC lại có ý định trì hoãn các hành động mang tính tập thể bằng cách cáo buộc mắt xích yếu nhất trong nền chính trị khu vực gây ra sự bất ổn định. Đó là, nếu như Philippines hay Việt Nam phản ứng thật sự mạnh mẽ trước các hành động gây hấn của TC, thì Bắc Kinh lập tức tìm cách thuyết phục các thành viên ASEAN khác rằng một quốc gia nào đó đang cố gắng gây mất ổn định toàn bộ trật tự khu vực.
TC cũng đã sử dụng con bài lịch sử, hay trong trường hợp tranh chấp biển Đông, là con bài chủ quyền lịch sử. Tạo ra một đảo nhân tạo và giới thiệu nó như là một công cụ thúc đẩy hợp tác khu vực – bản thân một hòn đảo như thế có phải là của TC hay không theo luật pháp quốc tế đã là một chuyện khó có thể phân định rõ ràng, chưa kể hòn đảo đó cũng sẽ không tạo ra cho TC bất kỳ một hình thức chủ quyền nào nểu bản thân nó trước đây là một bãi cạn nửa chìm nửa nổi – là cách thức giúp cho nước này hiện thực hoá các tuyên bố lập lờ của mình về chủ quyền lịch sử.
Mặc cho những đặc điểm chiến lược của TC như đã đề cập ở trên, chúng ta cũng không nên giả định rằng giới lãnh đạo nước này có một bản hướng dẫn đường đi nước bước chi tiết. Nếu điều đó là đúng, thì những cụm từ như “đại trẻ hoá” (great rejuvenation) và “giấc mơ Trung Hoa” đã được đi kèm với những mục tiêu chi tiết hơn nhiều. Thực tế, đã có nhiều nỗ lực quan trọng nhằm nghiên cứu các thách thức mà ông Tập phải đối mặt trong khi điều hành một đất nước TC hiện đại, đa dạng, và cực kỳ dễ vỡ. Lưu ý tới những nguồn gốc gây ra mất an ninh ở TC hay tính dễ bị tổn thương của quốc gia này sẽ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những bước đi hữu ích nhằm thuyết phục TC dựa nhiều hơn vào xu hướng hợp tác đa phương chứ không phải là các hành vi cưỡng ép đơn phương. Như Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã nói với người đồng cấp TC, rằng Bắc Kinh nên tập trung xây dựng và thúc đẩy hợp tác khu vực hơn là xây dựng các đảo nhân tạo.
Patrick Cronin
Nguyễn Thế Phương dịch và Hiệu đính
Chú thích:
[*] Điều khoản số 5 (Article V) trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nói rằng các thành viên của NATO phải xem xét hỗ trợ đồng minh của mình khi bị tấn công, nhưng không đảm bảo sự hỗ trợ chắc chắn sẽ xảy ra.
1: CHINESE REGIONAL HEGEMONY IN SLOW MOTION
By Patrick Cronin
War On The Rock
May 18, 2015
Chinese People's Liberation Army Navy
Houbei type 022 Class fast attack craft ship
We are in the midst of an intensifying competition in Asia. The main driver of this competition is an ever-more powerful China determined to set the rules of engagement around its vast periphery; the South China Sea is the locus of rivalry. In seeking to expand its influence in Southeast Asia, China may well believe it is simply reclaiming its historic position as the dominant regional power. It may also think that its actions are defensive, designed to protect its security, access to resources, and vital sea lines of communication. But it realizes that the post-World War II order largely built by the United States still obstructs this objective. Thus, China hopes to displace the United States while gradually dominating its neighbors in a manner unlikely to trigger any decisive or timely response. Unfortunately, the United States has not enacted a policy that will forestall this eventuality. In Washington, too often the urgent crowds out the important. If we wait for the important changes presently underway in Southeast Asia to develop on their current trajectory, the United States and its allies and partners will soon not only lose substantial leverage over the rules and norms of behavior in this region, but also may well face larger security risks in the future.
While China wishes to assert greater control over its periphery, it is not an enemy of the United States. It seeks not to invite war, but rather to set the conditions of and exert influence over a contested peace. Its first objectives are rooted in economic and political stability: the preservation of economic growth and of the ruling Chinese Communist Party (CCP). Both of those pillars of CCP rule are increasingly under stress, the former as the rate of economic growth declines and the latter as a rising middle class and restive rural peasants seek to alter the social compact with Beijing. In President Xi Jinping’s tenure, Chinese power and confidence have risen to the point that China’s desire for a larger de facto sphere of influence is undermining the preexisting regional order. Propelled by the forces of nationalism and security, China has accelerated an effort that effectively displaces, blocks, and denies U.S. power. China seeks to neutralize America’s still considerable conventional military capability through anti-access/area denial capabilities, while it preempts attempts to coalesce Southeast Asia against Chinese power.
So while China is not an enemy, it is very clearly a fierce competitor — and one that is out-maneuvering the United States. Tapping into global trends, China may be able to make common cause with Russia and others to foster the natural forces of multi-polarity, that in turn promise to give China greater latitude over how to deal with its neighbors. Leveraging its growing position as the number one economic partner with virtually all countries in Southeast Asia, China portrays America’s military power as a potential liability and source of confrontation. Relying on a full complement of policy tools, China is able to promote initiatives — often no more than slogans thrown out at rapid speed to find out what, if anything, sticks — to advance its ascending power at the expense of others. There is a battle of narratives aimed at the Asia-Pacific region. In the past year or two, China has managed to burnish its image as a great power not just interested in mercantilism but in regional development. Meanwhile, China has managed to portray the United States as a nation seeking exclusive arrangements, from alliances, to an exclusive 12-nation trade pact (the Trans-Pacific Partnership), to Washington’s initial opposition to a China-led Asian Infrastructure and Investment Bank.
Chinese strategy is not so much to win without fighting (à la Sun Tzu), but to put itself into the more favorable position to control its destiny and shape its environment via information, legal, and psychological campaigns (the so-called “three warfares”) combined with an indirect approach when it comes to military defenses. China’s military modernization efforts are sufficiently public and robust as to alter the perceptions of its smaller neighbors, especially when they harbor doubts about the future strength and political will of the United States to come to their defense or maintain a regional balance of power. The development of the People’s Liberation Army is also sufficiently rapid and advanced to severely complicate America’s future ability to project power forward into East Asia to protect U.S. and allied interests. But it is not so advanced as to spoil for a fair fight. Indeed, China appears to have been largely deterred by a revitalized U.S.-Japan alliance that includes a more proactive Japanese leadership determined to defends its Southwest Island Chain and a more integrated alliance capability as articulated in new defense guidelines. Meanwhile, the alliance’s strong stance in the East China Sea has deflected some of China’s assertiveness toward the South China Sea, where there is no clear Article V commitment and a multitude of actors and disputed claims to keep the region out of balance.
An indirect approach puts a premium on what we like to call “smart power.” For the Chinese this involves building a diverse arsenal of soft and hard power policy tools, and intermingling them at varying levels of intensity to achieve a favorable balance, both at the moment and in the future. Thus, even benign moves, such as a sudden embrace of confidence-building measures and infrastructure development in the form of “one belt, one road,” can both deflect momentary pushback and, if brought to fruition, deny a competitor the ability to implement future moves. This constant calibration and recalibration among a variety of policy instruments is captured by the phrase “two steps forward, one back.” China is on a constant vigil over how to advance its regional power, brazenly accelerating when opportunities arise and shifting messages and course as necessary to adapt to rising costs and obstacles. This is not to say that the Chinese perfectly execute classical Chinese strategy. I have attended many conferences where the same Chinese official or expert simultaneously declares that no one can stop China’s actions and that China is being bullied by one of its smaller neighbors. Victimhood alternates with brazen claims amounting to spheres of influence, appropriate to 19th century realpolitik, in which big powers are meant to dictate to small powers. The mixed messaging is not always received as intended, although often China’s goal is not the intellectual purity of an argument. It is sometimes more convenient to deploy a multitude of arguments, however contradictory.
Chinese strategy is also attentive to the time factor in political developments. Broadly speaking, China seeks to engender certainty of its future power, with the corollary that crossing China now would be an imprudent course of action. In the short term, it is sometimes simply a matter of playing out the clock on various political milestones such as elections or rotating regional chairs within institutions such as the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). Other times, China’s intent is to delay collective action by shifting the blame for potential instability onto the perceived weakest link within the context of regional politics. That is, if the Philippines or Vietnam is pushing back too hard on China’s assertiveness, then China seeks to convince other ASEAN members that a single country is upsetting the entire regional order.
China also plays the history card, or, in the case of the South China Sea, the historical rights card. Offering up an artificial island for regional cooperation — an island that under international law is not clearly China’s and which would also not engender even a territorial claim if it were originally a submerged land feature — is a way for China to take one more wild stab at buying acceptance of its vague claims of historical rights.
Despite the foregoing characterization of Chinese strategy, we should not assume that the current leadership in Beijing has a detailed blueprint for action. If that were true, then hoary phrases such as the “great rejuvenation” and the “Chinese dream” would be accompanied by far more detailed objectives. Indeed, there have been important research efforts to demonstrate the challenges Xi faces in governing a modern, diverse, and ultimately fragile China. Bearing in mind China’s sources of insecurity and its vulnerabilities will be critical in fashioning an effective posture to dissuade China from a course that relies more on unilateral coercion in favor of a course more rooted in multilateral cooperation. As Secretary of State John Kerry told his counterpart in Beijing last week, China would fare better trying to build regional cooperation than artificial islands.
Patrick M. Cronin
Bài 2: CHIẾN LƯỢC “ĐẢO HÓA” VÀ THAM VỌNG BÁ QUYỀN KHU VỰC CỦA TRONG CỘNG
(2: HOW CHINA’S LAND RECLAMATION FITS IN ITS REGIONAL STRATEGY FOR DOMINANCE)
By Patrick Cronin
Lê Thanh Danh dịch
Nguyễn Thế Phương hiệu đính
War On The Rock
May 20, 2015
Photo credit: Swaminathan
Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của TC trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa TC trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trước một TC đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của TC, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. TC đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của TC liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế.
Học giả người Úc Alan Dupont mô tả hành động hiện nay của TC là hành vi cải tạo địa lý nhằm mở đường cho tham vọng kiểm soát Biển Đông. Rõ ràng tham vọng chiến lược của TC là tăng khả năng triển khai nguồn lực tại các vùng biển gần, nhằm tương xứng với sự gia tăng về sức mạnh và vị thế của TC. Điều này còn được thúc đẩy bởi một não trạng đòi “công bằng lịch sử”, chủ nghĩa dân tộc và các động lực chính trị trong nước.
Các quan chức TC cũng cố tìm cách để giải thích những hành động của họ. Có lập luận cho rằng TC đang cải tạo các thực thể chìm, xây dựng cảng và đường băng như một loại hàng hóa công toàn cầu (global public good). Theo Đô đốc Wu Shengli (Ngô Thắng Lợi), “khi các điều kiện thích hợp”, TC sẵn lòng mở cửa các đảo nhân tạo để phục vụ hợp tác quốc tế, như viện trợ nhân đạo hoặc tìm kiếm và cứu nạn. Trong một lập luận khác, TC cho rằng chính vì Việt Nam và Philippines đã “đi trước” nên buộc họ phải xây dựng cơ sở của riêng mình trên Biển Đông. Nhưng thực tế là hoạt động của TC có quy mô bỏ xa các quốc gia còn lại. Không những thế, như một kiểu đe dọa mơ hồ và dễ chối cãi khi bị gặng hỏi, ít nhất một quan chức TC đã khẳng định rằng các cơ sở này là để hỗ trợ “chất lượng cuộc sống các binh sĩ” – như có mong muốn nhắn nhủ các quan chức Hoa Kỳ rằng TC có dự định xây dựng ra-đa, đường băng, cơ sở neo đậu tàu và các doanh trại quân đội trên các tiền đồn này.
Không cần phải có khả năng tiếp cận các kế hoạch bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân TC (PLA) mới có thể hiểu được những mục đích tiềm tàng của quá trình bồi đắp đảo: chúng giúp tăng khả năng triển khai sức mạnh của TC, và làm suy giảm khả năng triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ. Chẳng hạn như trong trường hợp TC gây sức ép lên Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ tốn nhiều thời gian hơn nếu muốn hỗ trợ cho Đài Loan. Điều này hoàn toàn khác với cách mà chúng ta đã từng làm khi điều động hai hàng không mẫu hạm đến eo biển Đài Loan những năm 1995-1996. Hơn nữa, các đường băng và những cơ sở trên Trường Sa và Hoàng Sa sẽ là bàn đạp để TC có thể thiết lập sự kiểm soát cả trên biển lẫn trên không, chưa kể đến Vùng Nhận diện Phòng Không (ADIZ). Khi TC bất ngờ tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013, người ta nhanh chóng nhận ra TC không có khả năng đảm bảo thực thi kiểm soát vùng này trên thực tế.
Thông qua đảo nhân tạo, PLA có khả năng thiết lập kiểm soát đối với những chuyển động trên Biển Đông. Điều này làm gia tăng các phí tổn trong trường hợp Hoa Kỳ muốn tuần tra trên vùng biển quốc tế và cũng đồng thời là khu vực mà TC khẳng định là Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của mình. Đặc biệt, TC có khả năng xây dựng một vùng trú ẩn cho các tàu ngầm tên lửa liên lục địa (SSBN), một phần trong chiến lược cải thiện vị thế hạt nhân của TC. Một chiến lược triển khai SSBN như thế sẽ giúp cho TC xây dựng được một lực lượng hạt nhân cơ động, có khả năng sống sót cao hơn, đủ khả năng đe dọa Hoa Kỳ do đảm bảo cơ hội triển khai khả năng tấn công hạt nhân đáp trả. Mặc dù không ai muốn phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân, tác động chính của chiến lược này là nhằm suy giảm “sức nặng” chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ với đồng minh trong khu vực, từ đó gia tăng sự thống trị của TC. Tại châu Á cũng như bất kỳ nơi nào khác, tầm nhìn thường có ý nghĩa tương đương hoặc thậm chí là lớn hơn cả thực tế.
Một vài cựu quan chức Hoa Kỳ và các chuyên gia nổi tiếng cho rằng Washington không được phép để cho các động thái tại Biển Đông phá hoại mối quan hệ rộng lớn hơn với TC. Tôi cũng đồng ý với quan điểm này. Thay vì tranh luận về một cuộc chơi một mất một còn với TC, vấn đề cần giải quyết là chúng ta có nên đặt ra lằn ranh đối với các hành vi bị coi là sai trái hay không, và cần phải vẽ lằn ranh này ra sao. Nghịch lý ở đây là, nếu chúng ta nhìn mối quan hệ cạnh tranh về mặt an ninh giữa Hoa Kỳ và TC tại khu vực như là biểu tượng của quan hệ toàn cục, chứ không phải chỉ là một ganh đua đơn thuần, thì điều này sẽ khiến cho mối quan hệ chung giữa hai bên trở nên xấu đi. Hơn thế nữa, rủi ro xảy ra các rạn nứt lớn đến từ sự phản đối của Hoa Kỳ đối với các hành vi gây bất ổn định là không lớn, vì bản thân TC vẫn xem trọng mối quan hệ Mỹ – Trung và không muốn mối quan hệ đó tan vỡ.
Thay vào đó, chúng ta nên cân nhắc những hệ quả khi không dám đứng lên bảo vệ những chuẩn tắc quốc tế, bảo vệ các đồng minh và đối tác của mình. Nếu các hành động và thái độ sai trái không bị trừng phạt, nếu các hành vi này không chuốc lấy hậu quả gì, thì mọi cường quốc sẽ không có bất kỳ động lực nào để tuân thủ các chuẩn mực, các quy tắc ứng xử và luật pháp quốc tế. Nói cách khác, thách thức ở đây không phải là nguy cơ chiến tranh (không kể đến những hành vi cẩu thả thiếu tính toán, vốn là những vấn đề thật sự nguy hiểm). Thách thức là làm sao cân bằng được sự đối nghịch giữa một bên là hợp tác Mỹ – Hoa và bên kia là nhu cầu làm rõ những hành vi nào được xem là vi phạm những chuẩn tắc của khu vực.
Một TC không được kiểm soát sẽ hiện thực hóa sự chi phối bá chủ trên các vùng biển gần. Đó mới là rủi ro thật sự. Tương lai này có thể được nhìn thấy phần nào trong cuộc khủng hoảng năm 2012 xung quanh Bãi cạn Scarborough. Việc Philippines xua đuổi những tàu cá TC trong vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền đã nhanh chóng leo thang thành một cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng trời giữa hải quân TC và Philippines. Lúc đó, Washington đã trấn an Manila và thuyết phục Philippines rằng Hoa Kỳ sẽ hạ nhiệt khu vực. Nhưng thực tế cuối cùng thì TC vẫn quay trở lại Bãi cạn Scarborough và kiểm soát vô thời hạn khu vực tranh chấp này, mặc dù Scarborough nằm sâu bên trong vùng EEZ của Philippines. Ở cấp độ cá nhân, một số học giả TC đã xem vụ việc này như mô hình cưỡng bức mở rộng của Hoa Kỳ, vừa gây áp lực hiệu quả đối với một đồng minh của Hoa Kỳ, vừa buộc Washington không thể can dự. Chiêu bài này lại được tái diễn với các cơ sở hạ tầng quân sự hiện đang được TC xây dựng trên các đảo nhân tạo. Từ góc nhìn này, chúng ta có vẻ đã sẵn sàng để TC cướp lấy Biển Đông chỉ vì một nỗi sợ mơ hồ rằng Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh lợi ích hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Các quy tắc quản trị tại Châu Á – Thái Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng. Mô típ hành vi gần đây của TC cho thấy Bắc Kinh chắc chắn đang nỗ lực hạn chế Hoa Kỳ hội nhập vào khu vực năng động nhất thế giới. TC sẽ quyết định việc tiếp cận các lợi ích chung toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh luôn nói chuyện kiểu “cả hai cùng thắng”, họ lại thật sự có ý rằng TC sẽ “thắng tất”.
Một mình Hoa Kỳ có thể thúc đẩy khu vực hướng tới bảo vệ và đưa ra những luật lệ công bằng với tất cả các quốc gia. Giúp cho TC phát triển tầng lớp trung lưu của họ là một việc tốt, nhưng để cho TC xây dựng cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo thì không tốt chút nào. Giúp TC và khu vực hiểu được sự khác biệt này sẽ là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng trong các chính sách của Hoa Kỳ trong những năm sắp tới.
Patrick M. Cronin
HOW CHINA’S LAND RECLAMATION FITS IN ITS REGIONAL STRATEGY FOR DOMINANCE
By Patrick Cronin
War On The Rock
May 20, 2015
Crescent group Paracel Islands 11.8.2007
Photo credit: Swaminathan
Some analysts argue that China’s new artificial land formations in the South China Sea are not worth worrying about as they could be easily “taken out” if war broke out. But those who take that view are failing to see how these islands fit into China’s slow motion strategy to achieve regional hegemony in the Asia-Pacific.
Since the United States and others throughout the region seek to maximize cooperation with a reemerging China while minimizing conflict, we are caught between a rock and a hard place with respect to brash acts of forcefulness such as the creation of artificial islands. China is well on its way to doubling the preexisting land mass in the South China Sea, seeking to make its ambiguous nine-dashed line claim to most of the sea– which, in its most expansive forms, the U.S. government has stated has no basis in international law—a de facto reality. Beijing also refuses to participate in the current case lodged by the Philippines before the International Tribunal on the Law of the Sea, thereby calling into question China’s interest in abiding by international law. Australian academic Alan Dupont describes what China is trying to do as terraforming its way to control over the South China Sea. China’s strategic intent may be as simple as a desire to exercise greater capability over its near seas, consistent with its growing power and confidence and infused by a sense of historical injustice, nationalism, and political exigency.
It is interesting to listen to Chinese officials struggle to explain their assertive actions. One line of argument is that China is building up submerged land features to sustain ports and runways as a global public good. Indeed, said Admiral Wu Shengli, China would be happy to open up the artificial islands for international cooperation, such as for humanitarian assistance and search and rescue, “when the conditions are right.” Yet another line of argument is that previous actions undertaken by Vietnam and the Philippines require China to build up its own facilities, even though the scale of what China has done is an order of magnitude beyond what other neighbors have done. Moreover, in keeping with China’s desire to issue ambiguous and plausibly denial threats, at least one Chinese official has said that the facilities on these submerged features and rocks were essential to help maintain “the quality of life for soldiers”—i.e., hinting to U.S. officials that they intend to build up radars, runways, docking facilities, and military garrisons on these outposts.
One does not have to gain access to classified People’s Liberation Army plans to understand the potential purpose of such island fortifications: they extend Chinese power projection capability, and they erode American power projection capability. In the event of Chinese attempts to coerce Taiwan, for instance, the United States will have a far more difficult time demonstrating support for Taiwan than it did during the 1995-1996 crisis, when it was able to dispatch two aircraft carriers through the Taiwan Strait with relative ease. Moreover, the potential runways and other facilities in the Spratlys and Paracels create the infrastructure that will give China a genuine ability to try to impose air and sea control, not to mention an Air Defense Identification Zone (ADIZ). When China suddenly declared an ADIZ in the East China Sea in November 2013, it was not long before it was obvious that China could not enforce such a declared area. Through land reclamation, the PLA will be more able to impose control over who can go where in the South China Sea, thereby raising future costs on U.S. attempts to patrol in international waters within China’s Exclusive Economic Zone (EEZ). Significantly, China will be better poised to create a ballistic missile submarine (SSBN) sanctuary, something it may wish to establish as part of an enhanced nuclear posture. An SSBN bastion strategy would provide China with a more survivable, mobile nuclear deterrent force capable of threatening the United States with an assured second-strike capability. Though the aim is not to use nuclear weapons, the main effect could be to undermine America’s nuclear umbrella over regional allies, thereby hastening the pace of Chinese dominance over the region. Here in Asia, as elsewhere, perceptions often matter as much or more than reality.
A few former U.S. officials and noted experts contend that the United States must not let the actions in the South China Sea hijack our broader relations with China. I agree. Rather than making this a debate about whether or not to accommodate a rising China, we ought to view the problem as whether and how to draw the line on certain types of bad behavior. Paradoxically, the way to let the South China Sea hijack the relationship is to view U.S.-China security competition there as emblematic of larger ties, rather than as a singular if large point of contention therein. Moreover, the risk of a catastrophic fissure resulting from U.S. efforts to stand up against destabilizing actions is small, because China itself still values the U.S.-China relationship and does not want a fracture.
My colleagues should instead consider the consequences of not standing up for international norms or for allies and partners. If misdeeds and bad behavior incur no penalties, if actions have no consequences, then there is very little incentive for any power to bother with standards, codes of conduct, and international law. In other words, the challenge is not the risk of war (as opposed to inadvertent incidents, which remain all too real a problem), but rather how to embrace the contradiction of mostly supporting U.S.-China cooperation while sometimes lowering the boom when it comes to clarifying what constitutes violations of regional norms.
The real risk is that an unchecked China will realize domination of its near seas. A disconcerting hint at such a future can be found in the 2012 crisis over Scarborough Shoal, in which the Philippines’ efforts to apprehend some Chinese boats fishing in waters claimed by Manila escalated into a months-long standoff between Chinese and Filipino naval forces. In that instance, Washington walked its Filipino allies down and convinced Manila to de-escalate, only to see China move back in to exercise permanent control over the disputed shoal, which lies well within the EEZ of the Philippines. Privately, some scholars in China speak of this as a model for extended coercion of the United States – effectively pressuring a U.S. ally while keeping Washington at bay. Efforts to replicate this model would only benefit from the military infrastructure now being developed by China on its reclaimed land. From this vantage point, we appear ready to let China hijack the South China Sea out of the untested fear that Beijing will forfeit its interest in cooperation with the United States and other regional states.
The rules governing the Asia-Pacific matter. China’s recent pattern of behavior suggests that Beijing will indeed limit America’s integration into the world’s most dynamic region. Access to the global commons will be determined by China. While China talks win-win, it often behaves as if that means that China wins twice.
The United States alone can mobilize the region to preserve and adapt rules fair to all nations. Helping China grow its middle class is good, but letting China create military bases on artificial islands is bad. Helping China and the region understand the distinction will be one of the crucial tasks of statecraft in the coming years.
Patrick M. Cronin
Author's Biographical Sketch:
Patrick M. Cronin là Giám đốc cấp cao tại Chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới và là cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc gia trực thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia Hoa Kỳ.
Dr. Patrick M. Cronin is a Senior Advisor and Senior Director of the Asia-Pacific Security Program at the Center for a New American Security (CNAS). Previously, he was the Senior Director of the Institute for National Strategic Studies (INSS) at the National Defense University, where he simultaneously oversaw the Center for the Study of Chinese Military Affairs.
Dr. Cronin has a rich and diverse background in both Asian-Pacific security and U.S. defense, foreign and development policy. Prior to leading INSS, Dr. Cronin served as the Director of Studies at the London-based International Institute for Strategic Studies (IISS). At the IISS, he also served as Editor of the Adelphi Papers and as the Executive Director of the Armed Conflict Database. Before joining IISS, Dr. Cronin was Senior Vice President and Director of Research at the Center for Strategic and International Studies (CSIS).
In 2001, Dr. Cronin was confirmed by the United States Senate to the third-ranking position at the U.S. Agency for International Development (USAID). While serving as Assistant Administrator for Policy and Program Coordination, Dr. Cronin also led the interagency task force that helped design the Millennium Challenge Corporation (MCC).
From 1998 until 2001, Dr. Cronin served as Director of Research at the U.S. Institute of Peace. Prior to that, he spent seven years at the National Defense University, first arriving at INSS in 1990 as a Senior Research Professor covering Asian and long-range security issues. He was the founding Executive Editor of Joint Force Quarterly, and subsequently became both Deputy Director and Director of Research at the Institute. He received the Army's Meritorious Civilian Service Award upon his departure from NDU in 1997.
He has also been a senior analyst at the Center for Naval Analyses, a U.S. Naval Reserve Intelligence officer, and an analyst with the Congressional Research Service and SRI International. He was Associate Editor of Strategic Review and worked as an undergraduate at the Miami Herald and the Fort Lauderdale News.
Dr. Cronin has taught at Georgetown University’s Security Studies Program, The Johns Hopkins University’s Paul H. Nitze School of Advanced International Studies (SAIS), and the University of Virginia’s Woodrow Wilson Department of Government.
He read International Relations at St Antony’s College, University of Oxford, where he received both his M.Phil. and D.Phil. degrees, and graduated with high honors from the University of Florida. He regularly publishes essays in leading publications and frequently conducts television and radio interviews. In addition to many CNAS reports and numerous articles, his major publications include: Global Strategic Assessment, 2009: America’s Security Role in a Changing World; Civilian Surge: Key to Complex Operations (co-editor); The Impenetrable Fog of War: Reflections on Modern Warfare and Strategic Surprise; The Evolution of Strategic Thought: Adelphi Paper Classics; and Double Trouble: Iran and North Korea as Challenges to International Security.
* * *
Xem bài trên trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem trang HQ Việt Nam Cộng Hòa: click vào đây
Xem bài trang Hải Quân Thế Giới: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net