(A New Cold War, Yes. But It’s With China, Not Russia)
By Bill Powell
Phạm Nguyên Trường dịch
Newsweek
May 20-2015
Đề tài liên hệ:
- Chiến tranh lạnh châu Á: click vào đây
- Nga muốn gì? Từ chiến tranh lạnh đến chiến tranh nóng: click vào đây
- Biển Đông: Trở lại chiến tranh lạnh và cân bằng quyền lực: click vào đây
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay người đồng nhiệm Trung Cộng
Wang Yi trước cuộc gặp gỡ tại Bắc Kinh vào ngày 16-5-2015.
Ảnh: Saul Loeb/ Reuters
Điều mà trước đây khoảng một thập kỷ gần như không bao giờ được giới tinh hoa thảo luận - triển vọng của cuộc đấu tranh địa chính trị kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (Chiến tranh Lạnh 2.0) – thì hiện đang trở thành đề tài hàng đầu trong các giới hoạch định chính sách đối ngoại ở cả Washington lẫn Bắc Kinh. Ở Mỹ, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại theo xu hướng ôn hòa vừa đưa ra một bản báo cáo khá dài, kêu gọi Mỹ “xét lại” “chiến lược lớn” của mình đối với Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, Lưu Minh Phúc, đại tá Quân Giải phóng Nhân dân và là một trong những chiến lược gia có ảnh hưởng nhất ở đây, viết trong cuốn sách nhan đề Giấc Mơ Trung Hoa (The China Dream) mới ra gần đây: “Trong thế kỷ XXI, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh và chiến đấu để trở thành nước đứng đầu thế giới”.
Sự căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đang xây dựng những hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, tức là quần đảo mà 6 nước tuyên bố có chủ quyền, nghe chẳng khác gì việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lạnh. Giữa tháng 5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang nghĩ đến việc đưa máy bay do thám và tàu chiến giám sát khu vực nằm trong vòng 12 hải lý của quần đảo này, đây được coi là tín hiệu buộc Bắc Kinh phải rút lui. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức đã lên án Washington vì đã có những ý nghĩ như thế.
Trong khi đó 9 tàu chiến của TQ và Nga cùng nhau tập trận ở Địa Trung Hải - bằng chứng gần nhất chứng tỏ những mối quan hệ nồng ấm hơn giữa hai đối thủ truyền kiếp. Một tháng trước đó, Việt Nam, mất niềm tin sâu sắc với Bắc Kinh, đã mời hơn một chục công ty hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ tới Hà Nội. Cuộc gặp diễn ra chỉ 8 ngày trước lễ kỷ niệm 40 năm thất bại của Mỹ ở Việt Nam.
Trò chơi chiến tranh, những vụ mua bán vũ khí trong tương lai, cuộc chiến ngôn từ về những vùng lãnh thổ tranh chấp nằm ở những khu vực xa xôi. Tất cả đều làm người ta nhớ lại cuộc chiến tranh lạnh, vốn khá quen thuộc với những người ở Moskva hay Washington, tức là những người đã từng tham gia cuộc chiến đó trong những giai đoạn trước đây. Nhưng chiến tranh lạnh 2.0 giữa Washington và Bắc Kinh – nếu như nó trở thành không thể tránh được - sẽ khác hẳn so với cuộc chiến tranh trước đó.
Khác biệt căn bản và rõ nhất là Bắc Kinh đưa nhiều sức mạnh kinh tế vào cuộc so tài hơn là Liên Xô đã trừng làm trước đây. Thật vậy, đối với những người công dân Xô Viết, hình ảnh thường thấy nhất trong những ngày cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là những cửa hàng lương thực thực phẩm trống rỗng. Và ở những nơi mà Liên Xô có ảnh hưởng – từ Đông Âu đến châu Phi và Mỹ-Latin - tai họa về mặt kinh tế đã xảy ra ngay sau đó. Nền kinh tế chỉ huy do nhà nước kiểm soát không thể nào hoạt động được – có tác dụng nhiều hơn là số vũ khí hạt nhân mà Moskva sở hữu – đã đặt dấu chấm hết cho tất cả.
Khác hẳn với Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, khoảng mười năm nữa, nước này có thể qua mặt Hoa Kỳ để trở thành lớn nhất thế giới. Trong khi nhà nước kiểm soát những đỉnh cao chỉ huy trong nền kinh tế - ngân hàng, viễn thông, năng lượng – họ sẽ cố gắng làm như vậy theo định hướng thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành công nghiệp (trong đó có công nghệ cao), đã giúp Trung Quốc vươn lên một cách ngoạn mục từ hoàn cảnh đói nghèo trong suốt ba thập kỷ qua. Tập đoàn Alibaba là ví dụ gần đây về bước chân ngày càng vươn xa trên toàn cầu của những công ty tư nhân Trung Quốc. Bạn có nhớ được tên công ty lớn nào của Liên Xô chào bán cho công chúng (IPO) hàng tỷ USD trên sàn Nasdaq hay trên sàn chứng khoán New York hay không? Không. Bạn không nhớ. Bởi vì không có công ty nào như thế cả.
Hiện Trung Quốc đang ồ ạt triển khai sức mạnh kinh tế của mình ở nước ngoài. Nước này đang đầu tư mạnh mẽ vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Họ sử dụng dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình để mua các nguồn tài nguyên - dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản –trên khắp lục địa châu Phi và châu Mỹ Latin. Điều này thường được mô tả - một cách thiếu chính xác - là quyền lực “mềm”. Sức mạnh kinh tế không phải là quyền lực mềm. Quyền lực mềm có rất nhiều việc phải làm - hình thức chính phủ, tính minh bạch của chính quyền, trách nhiệm giải trình của giới tinh hoa trước công chúng, đất nước bảo vệ những nguyên tắc nào và không chấp nhận những nguyên tắc nào. Sức mạnh của quyền lực kinh tế thể hiện ở khả năng kiếm được đầy túi. Bắc Kinh đang hùng hục lao vào những việc như thế và với khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ tích lũy được, họ có thể tiếp tục làm như thế trong một thời gian dài nữa, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế điên cuồng hiện nay có giảm đi phần nào.
Theo nhiều nhà phân tích, Mỹ đang ở vị thế khác và một số người cho là khó khăn hơn ngày xưa. Sức mạnh cứng của nước này – tiềm lực quân sự - vẫn vượt xa của Trung Quốc, mặc dù trong mấy năm gần đây Bắc Kinh đã gia tăng nhanh chóng chi tiêu cho lĩnh vực quốc phòng. Nhưng viễn cảnh của một cuộc chiến tranh lạnh giữa hai nước đã - và ở mức độ nào đó vẫn – bị nhiều người Trung Quốc ở Mỹ bác bỏ, bởi vì, như cựu nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia Aaron Friedberg viết trong tác phẩm A Contest for Supremacy (tạm dịch: Cuộc cạnh tranh giành vị trí siêu cường): “Những lợi thế rất lớn mà Hoa Kỳ đang được hưởng là kết quả vị thế dẫn đầu trong một thời gian dài trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ mới, và khả năng chưa từng có của nền kinh tế lớn và năng động, đủ sức giúp nước này gánh vác những khoản chi phí của siêu cường quân sự."
Mỹ có tiến bộ hơn so với Trung Quốc về mặt công nghệ hay không? Chắc chắn rồi. Mỹ vẫn là nước cách tân hàng đầu trên thế giới. Vâng. Nhưng khoảng cách đang bị thu hẹp và Mỹ đang phải đối mặt với một loạt vấn đề trong nước - từ nợ cho đến vấn nhân khẩu học và nền kinh tế dường như đang phát triển với tốc độ quá thấp – làm người ta nản chí. Như Friedberg viết: “Hoàn toàn không rõ là Mỹ có tiếp tục được hưởng [lợi thế kinh tế] trong cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc hay không”.
Sự khác biệt quan trọng khác giữa Chiến tranh lạnh 1.0 và Chiến tranh Lạnh 2.0 đang ló dạng là Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất trên thế giới đối với những công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Ngược lại, đối với 99,5% của các công ty lớn nhất của Mỹ, Liên Xô đơn giản là không tồn tại. Bắc Kinh có thể sử dụng thị trường của họ như là đòn bẩy trong các tranh chấp địa chính trị, và khi làm như vậy, họ sẽ chơi với những nhóm cử tri có uy tín ở Mỹ: các doanh nghiệp lớn. Trong khi Trung Quốc còn tránh được cuộc khủng hoảng kinh tế, tức là cuộc khủng hoảng sẽ làm thay đổi tận gốc rễ thực trạng kinh tế hiện nay, thì Washington sẽ khó hành động khi cuộc cạnh tranh địa chính trị trở thành căng thẳng hơn.
Dĩ nhiên là chuyện này quả thật là khôi hài. Trong nhiều thập kỷ, chính sách của Mỹ là giúp Trung Quốc thành công về mặt kinh tế. Chúng ta đã tự thuyết phục mình rằng thương mại và thịnh vượng sẽ tạo ra thay đổi về mặt chính trị (như đã từng xảy ra ở Hàn Quốc và Đài Loan, những nền kinh tế thành công đã biến các chế độ độc tài thành những nền dân chủ đầy sức sống). Quan niệm như thế đã trở thành dĩ vãng. Đảng Cộng sản Trung Quốc và chế độ độc đảng dường như không có ý định rời bỏ vị trí. Họ còn định chơi lâu; lực lượng quân sự của họ hiện đã trở thành tay chơi trong khu vực, nhưng đến năm 2049, tức là năm mà đảng này sẽ chào mừng kỷ niệm lần thứ 100 năm cầm quyền, lực lượng quân sự của họ có thể trở thành tay chơi trên bình diện toàn cầu. Đấy cũng là dự định của những thành phần hiếu chiến hơn trong đảng và trong lực lượng vũ trang của nước này.
Washington đã từng hy vọng rằng giai đoạn của cuộc đấu tranh được triển khai trên toàn thế giới nhằm chống lại một kẻ thù đầy sức mạnh đã chấm dứt, đấy chỉ còn là những câu chuyện dành cho các nhà sử học. Nhưng bây giờ họ đã tỉnh giấc và nhận ra một thực tế khác, đấy là bước thứ nhất của cái mà Lưu Minh Phúc gọi “trận đánh” trung tâm của thế kỷ XXI.
Bill Powell
Phạm Nguyên Trường dịch
A New Cold War, Yes. But It’s With China, Not Russia.
By Bill Powell
Newsweek
May 20-2015 11:57 AM EDT
Something that as recently as a decade ago was almost never discussed in polite company—the prospect for a prolonged geopolitical struggle between the United States and China (Cold War 2.0)—is now Topic A in the foreign policy salons of both Washington and Beijing. In the United States, the centrist Council on Foreign Relations issued a lengthy report calling for the U.S. to “revise” its “grand strategy” toward China. In Beijing, Liu Mingfu, a colonel in the People’s Liberation Army and one of its most influential strategists, wrote in his recent book, The China Dream, “In the 21st century China and the United States will square off and fight to become the champion among nations.’’
The current tension in the South China Sea, where Beijing is building artificial islands in the Spratlys, a contested chain claimed by six countries, certainly sounds like a Cold War in the making. The U.S. Defense Department let it be known in mid-May that it was considering sending surveillance aircraft and warships to within 12 nautical miles of the chain, as a signal to Beijing to back off. The Chinese Foreign Affairs Ministry immediately condemned Washington for even thinking about it.
Meanwhile, nine Chinese and Russian warships came together for joint exercises in the Mediterranean Sea—the most recent evidence of the warmer ties between the two historical antagonists. A month earlier, Vietnam, deeply distrustful of Beijing, hosted a dozen U.S. defense contractors for meetings in Hanoi. They came just eight days before celebrations marking the 40th anniversary of Vietnam’s defeat of the U.S.
War games, prospective weapons sales, a war of words over contested real estate in some far-flung part of the world. That’s all pretty much standard Cold War fare, familiar to anyone in Moscow or Washington who fought the last one. But a Washington vs. Beijing Cold War 2.0—should it prove to be unavoidable—would be very different from its predecessor.
The fundamental, obvious difference is that Beijing would bring far more economic power to the contest than the Soviet Union ever did. Indeed, for Soviet citizens, the enduring image from the last days of Communism is empty shelves at the food store. And pretty much everywhere the Soviets exerted their influence—from Eastern Europe to Africa to Latin America—economic calamity ensued. The command and control, state-dominated form of economic management didn’t work, and that—more than how many nuclear weapons Moscow possessed—was what mattered in the end.
Contrast that with China. Already the second-largest economy in the world, it may well surpass the United States as the biggest in a decade or so. While the state controls the commanding heights of the economy—banking, telecommunications, energy—it tries to do so in a market-friendly way, and it allows unfettered private enterprise in a range of industries (including, critically, high technology) that have helped drive China’s extraordinary three-decade-long ascent from poverty. Alibaba is but one recent example of a private Chinese company with an increasingly global footprint. Remember all those great Soviet companies with initial public offerings of billions of dollars on the Nasdaq or the New York Stock Exchange? Right. You don’t. Because there weren’t any.
China is in the business of deploying its economic power abroad in a big way. It invests heavily in infrastructure projects in Africa. It uses its massive foreign exchange reserves to buy up resources—oil, gas and minerals—throughout Africa and Latin America. This is often—inaccurately—described as “soft” power. Economic power is not the same as soft power. Soft power has to do with lots of things—the form of government, the transparency of government, the accountability of elites to the broad citizenry, what a country stands for and stands against. The projection of economic power means the ability to put money in local pockets. Beijing is doing that aggressively, and, given its enormous accumulation of foreign exchange reserves, it is in a position to continue to do so for quite some time, even as its frantic economic growth now slows.
The U.S., in the view of many analysts, is in a different and arguably more difficult place. Its hard power - its military assets—still dwarfs China’s, even though Beijing has rapidly increased its defense spending in recent years. But the prospect of a Cold War between the two countries was—and to a certain extent still is—dismissed by many China hands in the U.S. because, as former National Security Council staffer Aaron Friedberg wrote last year in his book A Contest for Supremacy, “the enormous advantages the U.S. now enjoys are the product of its long-standing lead in the development and deployment of new technologies, and the unmatched ability of its huge and dynamic economy to carry the costs of military primacy.”
Is the United States still more technologically advanced than China? Absolutely. Is it still more innovative. Yes. But those leads are narrowing, and the U.S. plainly faces a host of domestic economic issues—from debt to demographics to an economy seemingly stuck at stall speed—that are daunting. As Friedberg wrote, “Whether [the United States] will continue to enjoy [its economic advantages] in a long-term strategic rivalry with China is by no means obvious.”
The other critical difference between Cold War 1.0 and the Cold War 2.0 that now looms is the simple fact that China is the most important market in the world for the Fortune 500. By contrast, the Soviet Union, for 99.5 percent of America’s biggest companies, simply didn’t exist. Beijing can use access to its market as leverage in geopolitical disputes, and in so doing will be playing to a core establishment constituency in the United States: big business. As long as China avoids an economic crisis that upends the current economic reality, that reality is going to be difficult for Washington to finesse as geopolitical competition intensifies.
There is, of course, tremendous irony in that. For decades, U.S. policy was to help China succeed economically. We had convinced ourselves that through trade and prosperity, political change would come in Beijing (just as it had in South Korea and Taiwan, former authoritarian economic success stories turned vibrant democracies). That notion is now long gone. The Chinese Communist Party, and its one-party rule, doesn’t appear to be going anywhere. It’s also playing a long game; its military is just a regional player now, but by 2049, when the party expects to celebrate its 100th anniversary in power, it may well be able to project force globally. That, anyway, is the intention of the more hawkish elements of the party and its military.
Washington had earnestly hoped that the days of a global struggle against a powerful adversary were gone, the stuff of history books. That it’s now waking up and acknowledging a different reality is step one in what Liu Mingfu calls the central “fight” for the 21st century.
Bill Powell
* * *
Related feature:
US Faces New Cold War with Not Only China but Also Russia
By Kai Yee Chan
May 21, 2015
Chinese Foreign Minister Wang Yi and U.S. Secretary of State
John Kerry shake hands prior to meetings at the
Ministry of Foreign Affairs in Beijing on May 16, 2015.
Photo: REUTERS/ Saul Loeb/ Pool
Since the US began to encircle China with its pivot to Asia, China has made great efforts to form an alliance with Russia. As a result, Russia has been emboldened by its alliance with China to annex Crimea and take an important part of Ukraine while China exploited US troubles in Ukraine and the Middle East to conduct large-scale land reclamation in the South China Sea.
Newsweek publishes an article by Bill Powell entitled “A New Cold War, Yes. But It’s With China, Not Russia” that describes China’s advance and US predicament in the new Cold War but fails to see that the Cold War is with both China and Russia.
Now the alliance between the two seems quite strong. US Secretary of State visited Russia and tried to drive a wedge between the two by appeasing Russia, telling it that Russia can keep what it has got in Ukraine and that what Russia has to do is but to really implement the Minsk ceasefire agreement.
Russia, however, does not take the bait but makes preparations for further attack at Ukraine.
Due to Kerry’s failure to win over Russia, Kerry’s Beijing visit after his Moscow trip was entirely a failure. China utterly ignored Kerry’s ultimatum to force China to stop its land reclamation. I said in my post “China Does Not Back Down: What US Will Do in South China Sea?” on May 17, that in the face of Chinese military leader General Fan Changlong’s hardline stance, “Kerry reiterated US position not to take side in the disputes related to the South China Sea and would extend the same treatment to all the claimants. He pointed out that recent media reports on the issue are not US government’s political decision.”
The Newsweek article fails to see that militarily the US is not stronger than the combined force of Russian and Chinese military.
However, the article’s greatest blunder lies in its regarding China as a powerful adversary. In fact, the adversary has been created by the US itself due to its pivot to Asia to encircle (that has failed) and contain China.
China has no desire whatever to replace the US as world leader. Even in the Chinese-Russian Cold War camp, China does not want to be the leader. If China fought with Russia for leadership, the alliance would be utterly impossible. The potential fight for leadership is the basis for people’s common miscalculation that the alliance cannot be stable.
Similarly, US media miscalculated. They believe China would not have been able to attract other countries to join its Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) as like the US, China had been as mean as the US to want the right of veto to control the bank.
The article reflects US belief that the world is safe only when it is dominated by one superpower, i.e. the US. This has caused the US to lose its best potential ally China.
China however believes that the world is safe when there are quite a few powerful and rich countries. That is why it is providing funds for the development of Russia, India Brazil, etc. It is also willing to make concessions that facilitate US economic growth.
That is a long topic that I am going to write a separate post “China’s Large State Diplomacy” on that. Anyway with such belief, China will have an increasing large number of friends while US pursuit of hegemony will leave it isolated as most of its allies will be attracted by China.
Kai Yee Chan
Source: Newsweek “A New Cold War, Yes. But It’s With China, Not Russia”
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net