Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 26, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN TRANH LẠNH KHÔNG BAO GIỜ KẾT THÚC
Webmaster
Các bài liên quan:
    MỘT CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH MỚI VỚI TÀU CỘNG LÀ KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI?
    TÀU CỘNG VÀ HOA KỲ ĐÃ SẴN SÀNG CHO CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH THỨ NHÌ CHƯA?
    TẠI SAO CHIẾN TRANH LẠNH HOA – MỸ SẼ KHÔNG XẢY RA?
    TRUNG CỘNG ĐANG THUA CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH MỚI
    CHIẾN TRANH LẠNH LẦN II
    CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH KẾ TIẾP: TRUNG CỘNG CHỐNG PHƯƠNG TÂY (Phần 2)
    CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH KẾ TIẾP: TRUNG CỘNG CHỐNG PHƯƠNG TÂY (Phần 1)
    CHIẾN TRANH LẠNH MỚI: NHƯNG VỚI TRUNG CỘNG CHỨ KHÔNG PHẢI NGA

 

(The Cold War Never Ended?

By John Feffer

Foreign Policy In Focus  

September 10-2014

 

Không phải Vladimir Putin đang “làm sống lại” Chiến tranh Lạnh. Thay vào đó, Mỹ đã không chấm dứt được nó khi có cơ hội.

 

Đề tài liên hệ:

 

- Chiến tranh lạnh châu Á: click vào đây

- Nga muốn gì? Từ chiến tranh lạnh đến chiến tranh nóng: click vào đây

- Biển Đông: Trở lại chiến tranh lạnh và cân bằng quyền lực: click vào đây

 

 

Năm 1989, cứ như thể là chiến tranh cuối cùng cũng chấm dứt.

 

Trong suốt 5 thập kỷ xung đột triền miên, cả hai bên đều trở nên hoàn toàn chán nản. Đã có những lần tạm ngưng tình trạng thù địch, thậm chí là một hoặc hai lần hòa hoãn, nhưng sự tạm ngừng này có vẻ lâu dài. Chắc chắn là vẫn có những sự căng thẳng sau năm 1989, và một vài cuộc tranh cãi nhỏ đã nổ ra. Nhưng hòa bình đã được gìn giữ, một cách kỳ diệu, trong suốt hơn 25 năm. Sau đó, đột ngột như khi bắt đầu, tình trạng ngưng chiến này đã sụp đổ vào năm 2015 và chiến tranh đã tăng tốc ở nơi mà nó kết thúc.

 

Không phải là tôi đang dự đoán về tương lai. Tôi nói về năm 1389.

 

Từ năm 1389 đến năm 1415, thời kỳ hòa bình thứ hai giữa Anh và Pháp đã đánh dấu giai đoạn ngừng chiến lâu nhất trong cuộc Chiến tranh Trăm năm. Nhưng Henry V, người không nhìn thấy sự vinh quang trong thời bình, lại khơi dậy mọi thứ trong Trận Agincourt với lời kêu gọi “một lần nữa mối bất hòa lại đến, các chiến hữu của ta!” (hoặc có lẽ Shakespeare đã khiến chúng ta tin như vậy). Cuộc xung đột này diễn ra ác liệt trong 40 năm nữa cho đến khi người Anh cuối cùng cũng bị đánh bật trở lại phía bên kia Eo biển Manche mãi mãi.

 

Chúng ta không bao giờ biết được các cuộc chiến tranh xung quanh mình kéo dài bao lâu. Khi hòa bình không có khả năng xảy đến, chúng ta thường nghĩ rằng các hiệp ước là lâu dài, rằng chúng sẽ biến các bên tham chiến trước đây thành những người hàng xóm “hay hăm he” nhưng vô hại.

 

Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh giống như chứng trào ngược – chúng vẫn tiếp tục tái phát cho dù chúng ta có “ngốn” nhiều thuốc Pepto-Bismol đến đâu đi chăng nữa. Có lẽ người Việt Nam từng nghĩ rằng họ cuối cùng cũng giành được độc lập khi đem đến cho người Pháp một thất bại nhức nhối ở Điện Biên Phủ năm 1954. Có lẽ người Afghanistan tưởng tượng rằng quyền tự quyết sẽ thuộc về họ khi siêu cường Xôviết rút lui và năm 1989 (hoặc là, như khi người Anh rút lui vào năm 1880). Các cuộc chiến tranh thách thức những nỗ lực viết cho chúng một bản “cáo phó” của chúng.

 

Quả thực, được đánh giá trong dài hạn, chiến tranh chính là khí oxy mà chúng ta hít thở, trong khi đó hòa bình chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi khi chúng ta hồi hợp chờ đợi chờ đợi và hy vọng về điều tốt đẹp nhất.

 

Thế giới hiện đang đứng giữa một vài cuộc chiến tranh kéo dài mà không có bất kỳ điểm kết thúc rõ ràng nào. Cuộc chiến về những đường biên giới của Trung Đông, được châm ngòi bởi sự tan rã của Đế chế Ottoman, tiếp tục diễn ra ác liệt tại Syria, Iraq và Israel/Palestine. Những xung đột về biên giới bên trong châu Phi, bị châm ngòi bởi sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân, vẫn đang được tiến hành tại Congo, Sudan và những nơi khác xung quanh lục địa này. Rồi có một sự nhầm lẫn to lớn trong cách gọi, “cuộc chiến chống khủng bố”, đã kéo dài trong suốt thời gian trước ngày 11/9 và sẽ tiếp tục kéo dài rất lâu trong tương lai.

 

Trái lại, chúng ta đã được nghe nói nhiều đến chán ngấy rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc. Chắc chắn là mọi người còn nhớ về “đám tang” đó. Tất cả chúng ta đều theo dõi chiếc quan tài được hạ huyệt, và chúng ta hạnh phúc xếp hàng để ném một nắm đất xuống hố huyệt. Dòng chữ khắc trên bia đá – 1946 – 1991 – ghi lại thời điểm xảy ra xung đột ở thành phố Fulton, bang Missouri, được đỡ đầu bởi Winston Churchill và bài diễn văn “Bức màn sắt” khét tiếng của ông, tới “cái chết” lặng lẽ đến cùng với sự tan rã của Liên Xô. Nhưng bạn đã xem đủ các bộ phim trinh thám để mà hoài nghi rằng ngay cả khi bạn đang nhảy múa trên nấm mồ đó, thì cỗ quan tài được chôn cất bên dưới chẳng có gì.

 

Bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy các báo cáo về cái chết của Chiến tranh Lạnh đã được thổi phồng một cách quá mức đến từ châu Á. Trong hai thập kỷ qua, tôi đã phải chú thích vào trong những bài báo của mình về an ninh Đông Á rằng Chiến tranh Lạnh có thể đã chấm dứt ở châu Âu nhưng nó vẫn còn sống sót và phát triển dọc theo vành đai Thái Bình Dương. Tất cả các đảng cộng sản của Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, và Việt Nam đều từ chối đi theo hình mẫu của những đảng giống như họ ở châu Âu bằng cách ngoan cố bấu víu lấy giai đoạn lịch sử này, nếu cần thiết thì “bằng cả đầu ngón tay” của họ. Bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt giữa những đối thủ không nhân nhượng về ý thức hệ, Trung Quốc Đại lục và Mỹ tiếp tục coi bên còn lại là các đối thủ quân sự, và khu vực này bị chia rẽ giữa Trung Quốc và các đồng minh của Trung Quốc chống lại Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

 

Cỗ quan tài trống rỗng là bởi Chiến tranh Lạnh đã sống mãi để rồi một ngày nào đó trỗi dậy – ở giữa khu vực phi quân sự, xuyên Eo biển Đài Loan, giữa những hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

 

Nhưng ngay cả ở châu Âu, câu chuyện kể truyền thống về lịch sử Chiến tranh Lạnh đã có những sự khác thường. Trong suốt thời kỳ hòa hoãn vào những năm 1970, Washington và Moskva đã đề ra một cách thức hoạt động hợp lý thông qua các hiệp ước kiểm soát vũ khí, giao dịch buôn bán ngũ cốc, và trao đổi các đoàn múa ballet. Các học giả ngày càng tán thành thuyết hội tụ mà trong đó chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên được nhà nước định hướng nhiều hơn, và chủ nghĩa cộng sản bị thị trường chi phối nhiều hơn. Sau đó tới việc Liên Xô xâm lược Afghanistan, thắng lợi của chủ nghĩa Reagan, nỗi lo sợ chiến tranh hạt nhân lại trỗi dậy, và “mọt lần nữa mối bất hòa lại đến, các chiến hữu, những người đồng chí, và những người có tư tưởng tân bảo thủ của ta”.

 

Trong những năm 1980, ban lãnh đạo Xôviết đã trở nên già nua hơn bao giờ hết khi Breznhev, Andropov, và Chernenko qua đời trong những đám tang cấp nhà nước diễn ra chóng vánh. Đó chính là lúc Hiệp ước Vacsava không còn sức ảnh hưởng. Khi Gorbachev không ủng hộ sự sinh tồn của Xôviết nữa, thì khối Xôviết đã tan rã. Hai năm sau đó, Liên Xô cũng tan rã theo. Một bên trong “trò chơi kéo co toàn cầu” đã ngừng kéo. Trò chơi kết thúc.

 

Hoặc có lẽ là không. Có lẽ mọi thứ mà chúng ta đã được nghe kể về sự sụp đổ của Chiến tranh Lạnh là giả dối. Với cuộc xung đột gần đây ở Ukraine, và những căng thẳng gia tăng giữa Washington và Moskva, giới quan sát trên mọi phương diện chính trị nói về sự hồi sinh của Chiến tranh Lạnh – những kẻ diều hâu với hứng thú chống Nga và những người theo tư tưởng hòa bình với nỗi kinh hoàng phản đối chiến tranh.

 

Nhưng thay vào đó hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang ở giữa Cuộc chiến Trăm năm của chính mình, và 25 năm qua chỉ là một sự gián đoạn. Xét cho cùng, nhiều đặc tính của Chiến tranh Lạnh vẫn còn nguyên đó. Mặc dù hai trong số các “nhà nước kế vị” của Xôviết – Ukraine và Kazakhstan – đã từ bỏvũ khí hạt nhân của mình, thì Nga đã tiếp tục duy trì kho đạn dược lớn hơn rất nhiều. Và Mỹ đã không chỉ sử dụng vừa đủ sức mạnh răn đe lớn không kém của chính mình mà còn ném hàng tỷ USD vào việc hiện đại hóa chính những vũ khí mà Obama đã cam kết tiêu hủy (vào một thời điểm không xác định nào đó trong tương lai). NATO cũng đã không biến mất cho dù chắc hẳn điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người – không biến mất cho dù chắc hẳn điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người – trừ những người nằm trong “bảng lương” của NATO – là tổ chức này đã không còn có một mục đích gì nữa. Vì thế còn sót lại như một dấu tích của nó chắc chắn đã không ngăn được liên minh này tiến về phía Đông tới chính ngưỡng của phạm vi ảnh hưởng bị suy yếu của Nga.

 

Tâm điểm chú ý hiện tại của những người cho rằng Chiến tranh Lạnh đã hồi sinh là hành vi của Vladimir Putin, người đã đóng vai trò của Henry V. Ông là người gây ra sự bùng phát của những căng thẳng song phương phần lớn bởi những tham vọng của mình về lãnh thổ – trước tiên là Gruzia, sau đó là Crimea và giờ đây là miền Đông Ukraine. Ông cũng đã rất cứng rắn đối với những thỏa thuận buôn bán năng lượng với châu Âu. Ông tiếp tục hậu thuẫn cho những nhà độc tài như Assad ở Syria. Và ông đã hành động nhằm thiết lập những cấu trúc địa chính trị để cân bằng quyền lực của Mỹ – Liên minh Âu – Á với Kazakhstan và Belarus, Tổ chức hợp tác Thượng Hải với Trung Quốc và các quốc gia Trung Á, khối BRICS với Brazil và Ấn Độ.

 

Chủ nghĩa dân tộc của Putin thật tai hại, và tôi đã viết về tác động của những khuynh hướng cực đoan thậm chí còn không khoan dung hơn nữa trong các chính sách của ông. Nhưng khó khăn là ở đây: các chính sách đối ngoại của ông không khác đáng kể so với những chính sách mà Boris Yeltsin, được coi là “người phương Tây hóa” theo đuổi. Những người có tư tưởng ly khai được Nga hậu thuẫn đã thách thức chủ quyền của Chính phủ Gruzia vào năm 1992. Trong cùng năm, binh lính Nga cũng chiếm đóng một phần Moldova khi hỗ trợ cho những người ly khai Transnistria. Hafez al-Assad, cha của Bashar, đã tới thăm Nga vào năm 1999 và Yeltsin tuyên bố ông là “một người bạn cũ của Nga”. Nói cách khác, khi được cho là nằm dưới sự áp chế của chủ nghĩa tự do, Nga đã tiếp tục theo đuổi các lợi ích của mình ở “khu vực hải ngoại gần” và nuôi dưỡng các đồng minh gây tranh cãi ở xa hơn nữa.

 

Sự khác biệt nằm ở chỗ Yeltsin đã không thách thức sức mạnh đơn cực của Mỹ. Trở nên yếu kém về mặt kinh tế và không còn có khả năng bắt kịp Mỹ về mặt quân sự, Nga đã không phản kháng mạnh mẽ khi NATO mở rộng sang phía Đông, trước tiên là với cơ chế Quan hệ đối tác vì hòa bình của tổ chức này và sau đó là quy chế thành viên thực sự cho các nước cộng hòa Estonia, Latvia và Litva thuộc Xôviết trước đây. Yeltsin đã “thoải mái” trở thành đối tác đàn em của Mỹ, chừng nào mà Washington còn để cho ông có quyền hoạt động rộng rãi trong phạm vi ảnh hưởng mới bị giới hạn của mình, cho phép Nga nắm giữ vũ khí hạt nhân của nước này và xuất khẩu máy bay chiến đấu và xe tăng giá rẻ, và đưa nước này gia nhập G7 và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Khi đó, Chiến tranh Lạnh không chỉ là cuộc đối đầu giữa hai kẻ thù ý thức hệ. Chiến tranh Lạnh chính là về cuộc đối đầu giữa hai nước mà mỗi bên đều khao khát duy trì bá quyền trên toàn bộ hành tinh này. Liên Xô đã rút khỏi cuộc cạnh tranh đó. Và Nga dưới quyền Putin vẫn sẽ tập trung vào những mối quan ngại dọc theo các đường biên giới của họ. Mặt khác, Mỹ đã không thay đổi thái độ. Và cuối cùng, đó là lý do vì sao Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ kết thúc.

 

Nếu trước đây Mỹ giải tán NATO, thúc đẩy việc tiêu hủy hạt nhân, và giúp tạo ramột cơ cấu an ninh mới cho châu Âu bao gồm cả Nga, thì Chiến tranh Lạnh có lẽ đã “chết” một cách tự nhiên. Thay vào đó, vì các thể chế của Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục tồn tại, nên tinh thần dám nghĩ dám làm vẫn âm ỉ, chỉ chờ có cơ hội để bùng lên.

 

Không phải là Mỹ đã triệu hồi đối thủ Nga quay trở lại vì sự hoài cổ lạc hướng nào đó. Thay vào đó, hậu quả không thể tránh khỏi của việc chúng ta từ chối kiềm chế những tham vọng toàn cầu của mình tất yếu đã tạo ra một phản lực. Cuối cùng, nói ngắn gọn thì nó giống như vật lý học: đối với mỗi một hành động thì có một hành động phản ứng ngược lại và tương đương.

 

Vì vậy, hãy dừng nói về sự hồi sinh của Chiến tranh Lạnh cứ như thể chính Vladimir Putin là người đã làm người chết sống dậy. Chúng ta là những tay săn ma cà rồng đã không thể đóng chiếc cọc xuyên qua tim nó. Vì vậy không nên ngạc nhiên khi mà một ngày nào đó đang đi dạo ngắm nhìn lãnh thổ của mình, chúng ta nghe thấy tiếng hàm răng sắc nhỏn của ma cà rồng sẵn sàng cắn xé nạn nhân cuối cùng của nó.

 

John Feffer

Bản dịch: TLTKĐB

 

THE COLD WAR NEVER ENDED

By John Feffer

Foreign Policy In Focus

September 10, 2014

 

Vladimir Putin is not reviving the Cold War. Rather, the U.S. failed to end it when it had the chance.

 

 

If the U.S. had disbanded NATO, pushed for nuclear abolition,

and helped to create a new security architecture for Europe that

included Russia, the Cold War would have died a natural death.

But it didn’t. (Image: IoSonoUnaFotoCamera / Flickr)

 

In ’89, it looked as though the war had finally ended.

 

For five decades the conflict had ground on, and both sides had grown weary of it all. There had been previous pauses in the hostilities, even a détente or two, but this truce looked permanent. Sure, there were still tensions after ’89, and a few skirmishes broke out. But the peace held, miraculously, for more than 25 years. Then, as suddenly as it had begun, the truce collapsed in ’15, and the war picked up where it left off.

 

I’m not predicting the future. I’m talking about 1389.

 

From 1389 to 1415, the second peace between England and France marked the longest break in the Hundred Years War. But Henry V, who saw no glory in peace, started things up again at the Battle of Agincourt with the cry of “once more unto the breach, my friends!” (or so Shakespeare would have us believe). The conflict would rage for another 40 years until the English were finally kicked back across the Channel for good.

 

We never know the length of the wars that drag on around us. When peace improbably comes, we’d like to think that the treaties are permanent, that they’ll turn former combatants into grumbling but harmless neighbors.

 

Wars, however, are like acid reflux—they keep recurring no matter how much Pepto-Bismol we chug. Perhaps the Vietnamese thought they’d finally won their independence when they delivered a stinging defeat to the French at Dien Bien Phu in 1954. Perhaps the Afghans imagined that self-determination was theirs when the Soviet superpower withdrew in 1989 (or, for that matter, when the British withdrew in 1880). Wars defy our efforts to write their obituaries.

 

Indeed, viewed over the long term, war is the very oxygen that we breathe, while peace is but the brief interval when we hold our breath and hope for the best.

 

The world is currently in the midst of several long wars that don’t have any clear endpoint. The battle over the boundaries of the Middle East, set into motion by the disintegration of the Ottoman Empire, continues to rage in Syria, Iraq, and Israel/Palestine. Conflicts over borders inside Africa, ignited by the collapse of colonialism, are still being fought in Congo, Sudan, and elsewhere around the continent. Then there’s that great misnomer, the “war on terror,” that stretches back before September 11 and will extend well into the future.

 

By contrast, we’ve been told ad nauseum that the Cold War is over. I’m sure you remember the funeral. We all watched the corpse lowered into the grave, and we happily lined up to throw a handful of dirt into the hole. The inscription on the gravestone—1946-1991—recorded the conflict’s birth in Fulton, Missouri, which was midwifed by Winston Churchill and his infamous Iron Curtain speech, to the quiet death that came with the dissolution of the Soviet Union. But you’ve seen enough whodunits to suspect, even as you were dancing on the grave, that the coffin buried underneath was empty.

 

The most obvious evidence that reports of the death of the Cold War had been greatly exaggerated has come from Asia. For two decades, I’ve had to add parenthetically to my articles on East Asian security that the Cold War may have ended in Europe but it was still alive and well along the Pacific rim. The Communist Parties of China, North Korea, Laos, and Vietnam all refused to follow the example of their European counterparts by stubbornly clinging to the historical stage, by their fingertips if necessary. The Korean peninsula has remained divided between ideologically implacable adversaries, mainland China and the United States continue to regard each other as military competitors, and the region is divided down the middle between China and its allies versus the United States and its allies.

 

The coffin was empty precisely because the Cold War had lived to fight another day—in the middle of the DMZ, across the Taiwan Strait, among the islands of the South China Sea.

 

But even in Europe, the traditional narrative of Cold War history has had its irregularities. During the détente period of the 1970s, Washington and Moscow worked out a reasonable modus operandi through arms control treaties, grain sales, and exchanges of ballet troupes. Pundits increasingly subscribed to the convergence theory whereby capitalism became more state-directed and Communism more market-driven. Then came the Soviet invasion of Afghanistan, the victory of Reaganism, the resurgent fear of nuclear war, and it was once more unto the breach, my friends, comrades, and neocons.

 

In the 1980s, the Soviet leadership became ever more geriatric as Brezhnev, Andropov, and Chernenko passed away in a blur of state funerals. Then it was the Warsaw Pact’s time to go into hospice. When Gorbachev stopped supplying Soviet life support, the Soviet bloc expired. Two years later, the Soviet Union followed suit. One side in the global tug-of-war stopped pulling. Game over.

 

Or maybe not. Maybe everything we’ve been told about the collapse of the Cold War is false. With the recent conflict in Ukraine, and heightened tensions between Washington and Moscow, observers across the political spectrum speak of a revival of the Cold War—the hawks with anti-Russian relish and the doves with anti-war horror.

 

But imagine instead that we’re in the middle of our own Hundred Years War, and the last 25 years were just a hiatus. After all, many of the features of the Cold War are still in place. Although two of the Soviet successor states—Ukraine and Kazakhstan—gave up their nuclear weapons, Russia has continued to maintain its much larger arsenal. And the United States has not only barely touched its own equally sizable deterrent force but has thrown billions of dollars into modernizing the very weapons that Obama has pledged to abolish (at some undetermined point in the future). Nor did NATO disappear even though it should have been obvious to everyone—except those on the NATO payroll—that the organization no longer had a purpose. Its vestigial status certainly didn’t prevent the alliance from pushing eastward to the very doorstep of Russia’s diminished sphere of influence.

 

The current focus of attention by the Cold War revivalists is the behavior of Vladimir Putin, who has been cast in the role of Henry V. He is responsible for the upsurge in bilateral tensions largely because of his territorial ambitions—first Georgia, then Crimea, and now eastern Ukraine. He has also played hardball with energy sales to Europe. He continues to back dictators like Assad in Syria. And he has worked to establish geopolitical formations to balance U.S. power—the Eurasian Union with Kazakhstan and Belarus, the Shanghai Cooperation Organization with China and the Central Asian countries, the BRICS with Brazil and India.

 

Putin’s nationalism is noxious, and I’ve written about the impact of even more intolerant strains of extremism on his policies. But here’s the rub: his foreign policies are not substantially different than those pursued by that supposed Westernizer Boris Yeltsin. Russian-backed separatists challenged the sovereignty of the Georgian government in 1992. In that same year, Russian troops also occupied part of Moldova in support of Transnistrian separatists. Hafez al-Assad, Bashar’s father, visited Russia in 1999 and Yeltsin proclaimed him “an old friend of Russia.” In other words, when it was supposedly under the thrall of liberalism, Russia continued to pursue its interests in the “near abroad” and cultivate controversial allies further afield.

 

The difference is that Yeltsin did not challenge U.S. unilateral power. Economically weak and no longer able to keep pace with the United States militarily, Russia did not push back hard as NATO expanded eastward, first with its Partnership for Peace and then with actual membership for the former Soviet republics of Estonia, Latvia, and Lithuania. Yeltsin was comfortable being a junior partner of the United States, as long as Washington allowed him latitude in his new circumscribed sphere of influence, permitted Russia to hold onto its nukes and export cheap jets and tanks, and ushered the country into the G7 and the WTO.

 

The Cold War, then, was not just about a confrontation between ideological foes. The Cold War was about a confrontation between two countries that each aspired to maintain hegemony over the entire planet. The Soviet Union dropped out of that competition. And Russia under Putin continues to remain focused on concerns along its borders. The United States, on the other hand, has not changed its attitude. And that, ultimately, is why the Cold War never died.

 

If the United States had disbanded NATO, pushed for nuclear abolition, and helped to create a new security architecture for Europe that included Russia, the Cold War would have died a natural death. Instead, because the institutions of the Cold War lived on, the spirit of the enterprise lay dormant, only waiting for the opportunity to spring forth.

 

It’s not that the United States conjured its Russian adversary back into existence out of some misguided nostalgia. Rather, the inevitable consequence of our refusal to restrain our global ambitions necessarily created a counterforce. In the end, it’s boils down to physics: for every action there is an equal and opposite reaction.

 

So, let’s stop talking about the Cold War’s revival as if Vladimir Putin is the one who raised the dead. We are the vampire hunters who failed to drive a stake through its heart. So we shouldn’t be surprised, when we go out for a stroll one day to survey our domain, to hear the click of sharp teeth poised to tear into its latest victim.

 

John Feffer

 

John Feffer is the director of Foreign Policy In Focus.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh