Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 21, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VÙNG ĐẤT CỦA MẶT TRỜI LẶN: CÁI CHẾT KHÔNG TRÁNH KHỎI CỦA NHẬT BẢN
Webmaster
Các bài liên quan:
    TẠI SAO NGƯỜI NHẬT NGÀY CÀNG ÍT SINH CON?
    TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH TRẠNG SUY GIẢM DÂN SỐ Ở NHẬT BẢN
    TỪ BAO GIỜ VÀ BẰNG CÁCH NÀO NGƯỜI NHẬT THOÁT RA KHỎI QUỸ ĐẠO TƯ TƯỞNG CỦA TRUNG HOA? (Cao Huy Thuần)

 

(LAND OF THE SETTING SUN: THE INEVITABLE DEATH OF JAPAN)

The Asian Insider

Part V, Chapter 21, page 167.

By Michael Backman

Palgrave Macmillan, 2004

 

 

Hình bìa cuốn The Asian Insider, Michael Backman

Palgrave MacMillan, 2004.

 

Khi nào nền kinh tế của Nhật Bản sẽ sống lại? Khi nào nó sẽ tăng trưởng như nó đã từng? Khi nào các nhà làm luật Nhật Bản cuối cùng sẽ có được những quyết định đúng để làm mọi thứ hoạt động trở lại? Câu trả lời là những việc đó sẽ không xảy ra và chúng không thể xảy ra.

 

Bất chấp những điều chính phủ Nhật Bản nỗ lực thực hiện, nền kinh tế Nhật Bản vẫn không nhúc nhích. Những khoản đầu tư khổng lồ cho cơ sở hạ tầng, những thương vụ chính phủ mua hàng đống chứng khoán và cắt giảm lãi suất bằng 0 dẫn đến việc tiền mặt tràn ngập trong nền kinh tế, tất cả đều đã được thử và đã thất bại. Lãi suất ở mức thấp trong một thời gian dài tại Nhật Bản để khuyến khích việc đầu tư và tiêu dùng của người mua hàng, nhưng thay vào đó nhiều người Nhật Bản đã đơn giản rút tiền của họ ra khỏi ngân hàng và hiện giữ tiền mặt vì lệ phí ngân hàng và phí xây dựng xã hội và các khoản phải trả cao hơn tiền lãi làm mất hết bất kỳ khoản lợi nhuận nào có được. Vào tháng Giêng năm 2003, lãi suất chính thức đã xuống dưới 0. Ngân hàng trung ương Nhật Bản đến nay đã đưa ra nhiều khả năng thanh toán bằng tiền mặt hơn vào hệ thống ngân hàng, nhưng ít có người chịu nhận với bất kỳ giá nào. Các hoạt động của ABN Amro tại Tokyo, chẳng hạn, hiện cho hai ngân hàng ngoại quốc mưới với lãi suất âm khoảng 150 triệu đôla Mỹ. Nó vẫn có lời ngay cả ở một tỷ giá thấp hơn. Tỷ lệ phí vãng lai trung bình qua đêm thời điểm đó là 0.001%.

 

Sự tăng trưởng có thể đến từ việc xuất khẩu nhưng nhờ một phần vào “cái lỗ trũng sâu” của nền kinh tế Nhật trong thập niên 1980, nhờ đó một số đông nhà sản xuất Nhật Bản đã dời ra nước ngoài đến các quốc gia có mức chi phí thấp hơn, hiện nay có nhiều hơn các quốc gia sản xuất những gì Nhật Bản sản xuất và có thể cạnh tranh với nó trên các thị trường thế giới. Trong mọi trường hợp, quy mô tương đối của khu vực xuất khẩu của Nhật không bao giờ quan trọng đối với nền kinh tế Nhật như người ta thông thường giả định. Nhà kinh tế học người Mỹ Richard Katz đã chỉ như một phần của GDP, xuất khẩu của Nhật Bản trong nhăm 1999 ở mức 10,4% cao hơn so với thập niên 1950. Không có gì quan trọng bằng, đối với người Nhật Bản, là việc bảo vệ các nông dân trồng lúa trước sự cạnh tranh đến từ nước ngoài. Nhật Bản vẫn còn kiên trì với một hệ thống hạn ngạch nhập khẩu ít hơn 10% của tất cả các loại gạo được tiêu thụ. Nhập khẩu ngoài hạn ngạch đó sẽ phải đối diện với mức thuế không thể tin được là 500%.

 

Nền kinh tế của Nhật Bản đã trở nên mở hơn với các nguồn vốn đầu tư đến từ bên ngoài. Những người nước ngoài đã được phép mua nhiều và thường kiểm soát các cổ phần ngay cả với các công ty mang tính biểu tượng của Nhật Bản như Mazda Motors Corp. Công ty này hiện do hãng Ford Motor của Hoa Kỳ sở hữu. Mitsubishi Motors hiện có 37,3% cổ phần do công ty xe hơi khổng lồ của Đức – Mỹ là Daimler Chrysler sở hữu. Nissan Motor có 37,7% cổ phần do hãng xe hơi Renault của Pháp sở hữu. Chuỗi siêu thị Seiyu Ltd có 37,7% cổ phần do Wal-Mart của Mỹ sở hữu. Chugai Pharmaceutical có 50,1% vốn do công ty Roche Holding AG của Thụy Sĩ sở hữu. Việc đưa vốn cùng các bí quyết sản xuất đã giúp đỡ được cho các công ty này, nhưng nó không tạo ra được mấy tác động rõ ràng lên tổng thể nền kinh tế Nhật Bản so với việc làm chậm lại sự tuột dốc của nó.

 

Hình như không có gì hữu hiệu. Nhưng cũng chẳng chắc rõ tại sao. Chẳng có gì chắc cho việc tại sao nền kinh tế Nhật Bản sẽ chẳng bao giờ hồi phục. Vấn đề của Nhật Bản không ở sự giảm giá tài sản, nó không gì hơn là một triệu chứng. Các nhà kinh tế học, rút cục, không có gì hơn là sự tổng kết về những gì người ta đang làm cho nhau. Và nếu số người có trong nền kinh tế đang suy giảm, thì sau đó nền kinh tế cũng vậy. Xuất khẩu có thể trợ giúp, nhưng khi dân số suy giảm nó không cho phép đảm bảo giá lao động cạnh tranh để sản phẩm của quốc gia đó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

 

Giống nòi đang hiểm nguy?

 

Và đây là câu chuyện của Nhật ngày hôm nay. Dân số của nó đã sớm đạt đến mức đỉnh. Công ty tư vấn Asian Demographics cho rằng năm đỉnh là năm 2005 với dân số 127,7 triệu người. Sau đó nó sẽ suy giảm. Dân số Nhật sẽ sụt giảm 20% trong 30 năm tới, khoảng 30% trong 50 năm nữa và khoảng 50% trong vòng 100 năm. Không phải chỉ có vậy, vào khoảng năm 2050, số người Nhật chết đi mỗi năm sẽ cao hơn 800.000 so với số người mới được sinh ra, và quốc gia sẽ có hơn một triệu người sống đến 100 tuổi hay hơn. Công ty Asian Demographics đã tính toán con số tuyệt đối các phụ nữ Nhật ở lứa tuổi mang thai đã, và được dự đoán sẽ tiếp tục giảm xuống. Năm 1982 có 30,4 triệu phụ nữ tuổi từ 15 – 49. Vào khoảng năm 2002, con số này đã giảm xuống 28,8 triệu và vào khoảng 2022 nó sẽ rơi xuống còn 23,8 triệu người.

 

Ngoại suy từ các khuynh hướng hiện nay, ngay cả có thể sẽ có tương đối ít người Nhật Bản còn lại sau nhiều trăm năm, và rằng rốt cuộc người Nhật có thể được nói tới theo cùng cách chúng ta nói về cộng đồng người Parsi của Bombay ngày nay: thịnh vượng nhưng đang hướng về sự tuyệt chủng. Điều hình như có thể hoàn toàn hết sức vô lý nhưng bạn hãy thử tự mình làm một bài tính.

 

Nhật ngày nay có khoảng 21,5 triệu người 65 tuổi hay nhiều hơn – hơn 17% dân số hùng mạnh 120 triệu của họ. Và con số người Nhật trên 65 tuổi hay nhiều hơn hiện nay đang tăng lên khoảng 1 triệu người 1 năm. Có nhiều người 65 tuổi hơn so vói người dưới 15 tuổi tại Nhật – nền kinh tế phát triển duy nhất trên thế giới có hiện tượng này. Không chỉ có thế, nhưng khoảng 1/3 những gia đình có một hay nhiều thành viên già hơn 65 tuổi. Không có gì mới về dân số già nua của Nhật Bản. Nó chỉ đơn giản trở nên gay gắt hơn. Năm 1950, trong 12,06 người Nhật Bản ở độ tuổi làm việc (15 – 64) có 1 người tuổi 65 hay hơn. Vào năm 2000, con số này chỉ còn 3,99. Vào năm 2005, sẽ chỉ còn 1,71.

 

Việc đời đã đổi thay nhanh làm sao! CEO của một trong các hội đồng doanh nghiệp của Australia đã mô tả cho tôi việc ông đã được một phái đoàn doanh nhân Nhật Bản đến thăm như thế nào. Các vị khách Nhật Bản ghi nhận sự lành mạnh của nền kinh tế Australia, khả năng mau phục hồi của nó khi phải đối diện với sự suy sụp về kinh tế giữa các đối tác mua bán của họ và sự uyển chuyển của nó.

 

Những bí mật thành công của bạn là gì? Cái gì nên làm tại Nhật Bản và cái gì không nên?

 

Những người bạn và đồng nghiệp của tôi lấy làm sửng sốt. Họ kinh ngạc vì một phái đoàn đến từ một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phải chịu nhún mình để chờ một câu trả lời đến từ phía Australia.

 

“Chúng tôi nói với họ rằng Nhật Bản cần phải cải tổ lại hệ thống ngân hàng, rằng nó cần mở cửa thị trường nội địa cho sự cạnh tranh bên ngoài, những thứ giống như vậy. Họ lắng nghe, nhưng bạn có thể nói điều họ không muốn nghe”.

 

Sự thật là các biện pháp như thế sẽ giúp cho nền kinh tế Nhật Bản. Nhưng liệu chúng sẽ có đủ hay không? Gần như chắc chắn là không. Nhân khẩu học là trung tâm của vấn đề. Nhật Bản đơn giản không có đủ người trẻ để thành lập một gia đình mới, với tất cả sự chi tiêu đi cùng nó, để giữ cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

 

Thay vào đó, họ có quá nhiều người già đã về hưu và sắp sửa về hưu, họ là những người đã sống cả đời để có được những thứ họ cần và hiện nay đang quan tâm hơn tới việc chăm sóc cho việc tiết kiệm của họ. Và những số tiền tiết kiệm này là rất lớn – trung bình tiền tiết kiệm của một gia đình Nhật Bản lớn tuổi là một con số lớn khác thường. 25,3 triệu Yen, nhiều hơn 50% so với con số đối với mọi gia đình. Nới lỏng hầu bao của họ, sẽ đi được một đoạn đường xa trong việc làm sống lại sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng làm điều đó bằng cách nào? Mỗi người về hưu cần phải hai lần được thay thế thay vì một, hãy đặt thêm những phòng ngủ mới vào trong căn nhà của họ? Lẽ dĩ nhiên là không. Người lớn tuổi không thể là một nguồn cho sự tăng trưởng kinh tế và không một chính sách khuyến khích nào của chính phủ buộc họ phải làm như thế. Không phải chỉ căn bản chi tiêu cao hơn với một dân số nước Nhật đang nhanh chóng suy giảm như là một tỷ lệ so với tổng số những người trả thuế tiền công và lương cũng thế. Việc này đã xảy ra rất nhanh đến nỗi thế hệ kế tiếp của Nhật Bản sẽ đối diện với một sự gia tăng chung cuộc của thuế suốt đời lên đến 170% so với thế hệ hiện nay phải trả, giả định con số những người già còn lại vào lúc đó tại Nhật Bản sẽ phải có cùng các lợi ích với chính phủ như hiện nay những người già đang thụ hưởng.

 

Phần lớn phần còn lại của thế giới quen thuộc với ý tưởng mua bất động sản, đặc biệt là nhà ở, với một sự mong đợi hợp lý về việc sẽ có được lợi về tài chính. Đầu cơ nhà cửa đã trở thành một công việc có thể sinh lợi được của người Australia, Anh và Hoa Kỳ. Nhưng tại Nhật bản, gần như chắc chắn mọi ngôi nhà hay phòng mua hiện tại sẽ có giá trị giảm xuống trong tương lai.

 

Thị trường bất động sản của Nhật Bản có vươn lên được hay không? Nó có thể lên được bằng cách nào? Trong thời gian 50 năm nữa sẽ có ít đi hơn 25 triệu người Nhật Bản so với hiện nay. Mỗi năm một, trong 12 năm qua cho tới 2003, giá đất tại Nhật Bản đã đi xuống trong cả hai lĩnh vực thương mại và thổ cư. Sự giảm giá này không thể coi thường. Giá đất thổ cư tính đến tháng Giêng năm 2003 giảm trung bình 5,8%. Giá đất thương mại giảm trung bình 8%. Giá đất thương mại trên khắp đất nước Nhật Bản hiện nay gần tương tương với mức giá trong cuối thập niên 1970 trước khi có sự tăng giá tài sản trong thập niên 1980.

 

Tình trạng bấp bênh của thị trường bất động sản đang làm trầm trọng vị trí yếu kém của các ngân hàng Nhật Bản. Nhiều khách hàng của họ đã vay tiền để mua bất động sản, chẳng bao lâu đã thấy mình có giá trị tài sản âm. Hệ thống ngân hàng của Nhật Bản lắc lư đi từ cơn khủng hoảng này đến cơn khủng hoảng khác. Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh cho ngân hàng Resona, ngân hàng lớn thứ năm của quốc gia năm 2003. Cái giá: khoảng 17 tỷ đôla Mỹ. Các nhà phân tích đồng ý đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi các ngân hàng lớn nhất, lớn thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng cần đến những sự bảo lãnh như thế.

 

Giải pháp cho tất cả những vấn đề này là gì? Câu trả lời không phải là một vòng cắt giảm thuế mới, chi tiêu nhiều hơn cho các đường cao tốc hay nới lỏng chính sách tiền tệ. Câu trả lời duy nhất là đẩy mạnh việc nhập cư. Nhưng đến mức nào? Các nhà nhân khẩu học Liên hợp quốc đã tính toán chỉ để ổn định dân số họ không thôi, họ sẽ cần đến 17 triệu người nhập cư mới vào năm 2050. Con số 17 triệu ấy sẽ đại diện cho 18% dân số của Nhật Bản khi đó.

 

Nhưng xã hội Nhật Bản là một trong các xã hội thuần-nhất nhất trên thế giới. Một con số tỷ lệ đáng kinh ngạc 99,4% dân số Nhật Bản là những người sắc tộc Nhật Bản (bao gồm cả người dân bản địa Ainu). Con số 0,6% còn lại gồm phần lớn là người Hàn Quốc và một vài người sắc tộc Hoa. Chỉ có người Hàn Quốc được chấp nhận vào các mức độ cao và chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Son Masayoshi, người thành lập và là CEO của Softbank, có lẽ là nhà kinh doanh Nhật Bản nổi bật nhất gốc Hàn quốc. Nhưng cũng cần biết Softbank là một phần của nền kinh tế mới. Điều này cho phép ông vượt qua những thành kiến cũ để trở nên nổi bật như ngày nay. Nếu ông phải thực hiện đường lối đó trong một công ty Nhật Bản nào đó thay vì thành lập chính công ty riêng của ông, có lẽ những thành kiến về sắc tộc lâu đời sẽ làm ngừng sự việc của ông lại vào mức trình độ điều hành trung bình. (Một biểu hiện của tính hẹp hòi này là những kỹ năng tiếng Anh của người Nhật vẫn còn ở một trình độ thấp, có thể sánh được với Bắc Triều Tiên theo sự ước lượng của một vài người).

 

Việc nhập cư giữ cho giá lao động thấp đối với những công việc người giúp việc (đó là một trong những lý do tại sao Anh đang bùng phát như hiện nay – tương đối ít những công việc được trả lương thấp hơn, đặc biệt những công việc trong lĩnh vực dịch vụ, hiện nay do người Anh đảm đương). Nó mang đến các ý tưởng và phương pháp mới vào trong nền kinh tế. Nó giúp xúc tiến việc thương mại quốc tế vì phần lớn việc mua bán được thực hiện thông qua các mạng lưới sắc tộc và gia đình. Nhưng nhiều hơn hết, nó giúp làm trẻ lại một dân số già nua. Nhật không hưởng lợi được gì về việc này. Hoa Kỳ chấp nhận khoảng một triệu người nhập cư mỗi năm. Và đó là tổng số người Nhật đã chấp nhận trong 25 năm vừa qua… Nhìn chung, những người được chấp nhận đã bị cách ly với xã hội. Và vì thế, nền kinh tế cũng như dân số của Nhật Bản đang chết dần.

 

Tôi mua sắm do đó tôi tồn tại

 

Nhưng tất cả những điều đó có phải là một thảm họa cho nước Nhật được hay không? Có thể, nhưng nó không phải tất yếu là một thảm họa cho Nhật. Nạn thấp nghiệp đã tăng lên từ 4 – 5%. Nhưng rồi đó đã là tỷ lệ tại Hoa Kỳ trong suốt những năm bùng nổ kinH tế của thập niên 1990. Nền kinh tế của nước Nhật đang trì trệ nhưng vẫn ở một vị trí rất cao.

 

Một trong những khung cảnh châu Á không nằm ngay tại châu Á. Cửa hàng Louis Vuiton trong hành lang thương xá Galeries Lafayette, cửa hàng thương xá nổi tiếng nhất tại Paris, là một nơi lạ thường để quan sát những gì đang xảy ra tại Nhật Bản. Đoàn người sắp hàng dài để chờ mua túi xách và túi đeo lương đắt tiền được bán với giá hàng nghìn đôla Mỹ một chiếc, gồm toàn bộ là các du khách trẻ người Nhật, và nó được nhìn thấy ở tầng trệt mỗi ngày, tất cả mọi ngày. Hai nhân viên an ninh đứng tức trực toàn thời gian để cho những việc vượt qua sự kiểm soát không thể xảy ra. Nhưng những gì đặc biệt làm quan tâm tới hàng dài người ấy không cho thấy dấu hiệu gì của sự suy yếu. Ngay cả với việc nền kinh tế Nhật Bản đang ở trong tình trạng thê thảm. Rõ ràng, những việc đó không làm cho người ta e ngại tiêu dùng.

 

Tại sao? Bởi vì Nhật Bản vẫn nằm trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới. Các nhân viên của họ không làm việc dài giờ như đặc biệt được giả định và họ có khuynh hướng đi nghỉ lễ nhiều hơn bình thường (việc này là lý do tại sao các du khách Nhật ở đâu cũng có mặt, từ các suối Alice Springs cho đến quảng trường Trafalgar Square). Họ trả ít thuế hơn các bạn đồng nghiệp ở châu Âu, Hoa Kỳ và Australia, và nhà họ chất đầy hơn các đồ dùng. Giới trẻ Nhật đang tiêu xài – như đoàn người đứng sắp hàng trước thương xá Galeries Lafayette cho thấy. Nhưng bằng cách nào việc này ăn khớp với một nước Nhật rõ ràng đang ở tận cùng của sự tàn tạ sau cùng? Câu trả lời là trong lúc phần lớn nền kinh tế Nhật Bản nói chung bị giậm chân tại chỗ hay đang co lại, thu nhập bình quân lại tăng lên. Đó là bởi vì dân số nước Nhật thu hẹp lại nhanh hơn nền kinh tế của nước này, nhà cửa và những sự sở hữu lớn đang trở nên có thể đạt được. Vì thế, không phải chỉ có thu nhập bình quân tăng lên mà các tiêu chuẩn sống cũng thế. Kết quả này đã được nhìn thấy rõ ràng. GDP bình quân của Nhật Bản trên căn bản cân bằng sức mua (PPP) đã cao lên một cách đáng kể trong những năm gần đây, bỏ xa giá trị tăng trưởng GDP bình quân. Nhưng tập hợp lại, Nhật Bản sẽ tiếp nhận những sự xuất khẩu ít hơn đến từ Hoa Kỳ và các nơi khác. Và vì thế, hình như mọi người đều cần đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật. Tất cả, trừ người Nhật.

 

Tất cả các khoản tín dụng rẻ, cắt giảm thuế và chi tiêu của chính phủ được đưa ra nhằm phục hồi lại nước Nhật đều bị thất bại. Giống như bơm vào một người già 80 tuổi đủ mọi loại sinh tố, những biện pháp như thế có thể kéo dài cuộc sống và làm cho nó trở nên dễ chịu hơn, nhưng chúng không làm cho người đó trẻ lại được. Nhật đã có thời kỳ sung mãn. Nụ cười của tuổi trẻ được cho đi tiếp.

 

Michael Backman

TH: T.Giang – SCDRC

 

*  *  *

 

 

The Asian Insider, book cover

 

PART V: JAPAN, CHINA, INDIA AND KOREA: ASIA’S MONOLITH ECONOMIES.

Chapter 21: LAND OF THE SETTING SUN: THE INEVITABLE DEATH OF JAPAN.

(Page 167)

Michael Backman

 

When will Japan’s economy revive? When will it grow like it once did? When will Japan’s legislators finally make the right decisions to get things moving again? The answers are that it won’t and they can’t. It doesn’t matter what the Japanese Government tries to do, Japan’s economy refuses to ignite. Massive spending on infrastructure, government buy-ups on the stock market and forcing interest rates to zero by flooding the economy with cash have all been tried and have failed. Interest rates have been so low for so long in Japan to encourage investment and consumer spending but instead many Japanese simply withdrew their money from banks and now hold it as cash because bank and building society fees and charges more than wipe out any interest earnings. And in January 2003, official interest rates even dipped below zero. Japan’s central bank had released yet more liquidity into the banking system but there were few takers at any price. ABN Amro’s Tokyo operations, for example, actually lent around US$150 million to two other foreign banks at a negative rate. It still made a profit on the deal because it was able to borrow US dollars at an even lower rate. The average overnight call rate at the time was 0.001%. (1)

 

Growth could come from exports but thanks in part to the ‘hollowing out’ of the Japanese economy in the 1980s, whereby a lot of Japanese manufacturing was shifted offshore to lower cost countries, there are now many more countries that produce what Japan produces and which can compete with it on world markets. In any event, the relative size of Japan’s export sector has never been as important to the Japanese economy as commonly assumed. The American economist Richard Katz has pointed . . .

 

Read more: https://books.google.com/books?id=vH-TDxqX0lYC&pg=PA167&lpg=PA167&dq=Land+of+the+Setting+Sun:+The+Inevitable+Death+of+Japan&source=bl&ots=50EUuWPSNy&sig=aJOg3vV2QdnMF_H9TLqDYZ9LfW0&hl=en&sa=X&ved=0CB8Q6AEwAGoVChMI0Iji9JuixwIViy2ICh3VvgH5#v=onepage&q=Land of the Setting Sun: The Inevitable Death of Japan&f=false

 

*  *  *

 

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh