(The Cold War Offset Strategy: Assault Breaker and the Beginning of the RSTA Revolution)
By Robert Tomes
Hà Minh Trường dịch
Nguyễn Thế Phương hiệu đính
November 20-2014
Photo credit: Georgia National Guard
Frank Kendall, người phụ trách vấn đề quân dụng hiện tại của Bộ Quốc phòng đã từng nói: “Chúng ta đang gặp một vấn đề nghiêm trọng”. Ông quay lại làm việc cho chính phủ vào năm 2010 và ngay lập tức trở nên khó chịu trước các thông tin tình báo về khả năng phát triển quân sự của các quốc gia khác.
Kendall cảnh báo: Ưu thế về công nghệ của nước Mỹ đã không còn được bảo đảm. Ông than thở: “Các đối thủ tiềm năng trong tương lai hoặc các quốc gia bán vũ khí cho những đối thủ đó rõ ràng đang trong quá trình phát triển các hệ thống vũ khí phức tạp được thiết kế để đánh bại lực lượng quân đội Hoa Kỳ”.
Nhưng có phải nước Mỹ đang bắt đầu xoay chuyển tình thế? Là Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách vấn đề Quân dụng, Kỹ thuật và Hậu cần, Kendall đang giám sát một kế hoạch chiến lược dài hạn mới nhằm nhân rộng các tiến bộ chưa từng có liên quan đến chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh, vốn đã được thảo luận trong các bài viết trước đây. (Dự án mới này được Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nêu lên tại Diễn đàn An ninh Reagan).
Kendall đặc biệt có đủ phẩm chất để hồi sinh sự gắn kết giữa mức độ sáng tạo, khả năng quản lý và điều hành cần thiết để tái tạo lại những thành tựu trong chiến lược bù đắp thời kỳ Chiến tranh Lạnh: Ông đã giám sát sự phát triển của khái niệm Follow-On-Forces-Attack, FOFA (tạm dịch: tấn công theo đuôi) từ năm 1989 đến năm 1994. Mục tiêu của FOFA là trì hoãn, làm gián đoạn và phá hủy phòng tuyến phía sau của các lực lượng mặt đất thuộc khối Hiệp ước Warsaw.
Bài này phân tích mối nguy hiểm đến từ các lực lượng quy ước của khối Warsaw, vốn là khởi nguồn cho chiến lược bù đắp trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đánh giá khái niệm cốt lõi của chiến lược này là Ngăn chặn Tấn công (hay “Phá công”, Assault Breaker). Được thiết kế để “xé toạc trái tim” của bất kỳ lực lượng tấn công quy ước nào của Liên Xô vào NATO, khái niệm “Phá công” cho thấy một chiến lược bù đắp được hình thành và thực hiện một cách nhanh chóng đã hỗ trợ đắc lực như thế nào cho quá trình định vị các học thuyết và chiến lược tiếp nhận vũ khí. “Phá công” là một trong các chương trình mang tính đổi mới đã dẫn tới sự ra đời của khái niệm FOFA.
Phương thức giao chiến dưới mặt đất của quân đội Liên Xô dựa vào nhiều lớp đơn vị thiết giáp (echelons) tiến công nhằm xuyên phá tuyến phòng thủ của NATO. Lớp thứ hai và thứ ba có nhiệm vụ lợi dụng sơ hở trong khả năng phòng thủ của NATO. Nghệ thuật tấn công của Nga đã chuyển hóa từ các kế hoạch đơn giản dễ đoán trong thập niên 1960 sang các chiến dịch tinh xảo, biến chuyển không ngừng trong những năm 1970, trong đó có việc sử dụng các đơn vị đột kích hoạt động độc lập để có thể nhanh chóng xâm nhập vào lãnh thổ NATO. Theo hướng này, sự ra đời của Đơn vị cơ động cấp chiến dịch (Operational Maneuver Group) được coi là mối đe dọa mới tới tính ổn định của quá trình ngăn chặn, nhắc nhở về một cuộc tấn công bất ngờ. Đơn vị cơ động cấp cấp chiến dịch không chỉ đơn giản là lực lượng tiếp viện của lớp tiến công thứ hai.
Các đơn vị tiền phương của NATO sẽ phải đối mặt với các làn sóng tấn công dồn dập của thiết giáp Liên Xô mà ít có khả năng chuyển thế phòng thủ thành phản công. Một tiểu đoàn quân NATO ở tuyến đầu có thể phải đối mặt với 120 xe tăng Liên Xô chỉ trong vòng nửa tiếng. Các cuộc tập trận và học thuyết quân sự của Liên Xô cũng bắt đầu xoay quanh xung đột phi hạt nhân, khiến nhiều chuyên gia phân tích của phương Tây tin rằng có khả năng xảy ra một cuộc chiến chỉ xuất hiện vũ khí quy ước. Họ còn tin rằng một cuộc chiến như vậy sẽ bắt đầu bằng một cuộc đột kích để ngăn NATO có thời gian điều động quân dự phòng hay ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật.
Ngoài ra còn có một cuộc bàn luận sôi nổi về khả năng quân Liên Xô bất ngờ tấn công, và nếu có thì liên NATO sẽ chống đỡ lực lượng xe tăng Liên Xô như thế nào. Một số nhà phân tích nhận định khối Warsaw có ưu thế về một số nhân tố không gian và thời gian, một hàm số của năng lực tác chiến được tạo ra trong một thời gian ngắn và do sự thiếu kinh nghiệm tác chiến của NATO. Việc phục hồi khả năng phòng thủ của NATO đồng nghĩa với việc phải tăng cường độ sát thương của lực lượng này bằng cách cải tiến vũ khí, tốc độ bắn, độ chính xác cũng như hỗ trợ từ pháo binh. Các loại đạn dược có độ chính xác cao trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển công nghệ của Mỹ cùng thời điểm khi các nhà hoạch định quân sự áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm nhận diện các điểm yếu của quân đội Liên Xô, cũng như tìm cách giúp “bù đắp” lại sự vượt trội của Xô Viết về mặt số lượng và trong nhiều trường hợp là về mặt công nghệ.
Chấn động từ Chiến tranh Tháng Mười
Chiến thắng của Israel trước liên quân Ai Cập – Syria trong Chiến tranh tháng 10-1973 có thể là lần đầu tiên các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng Mỹ phải vò đầu bứt tóc trước chiến thắng của một đồng minh thân cận. Ngũ Giác Đài không lo ngại vì Israel thắng liên minh Ả rập sau trận phục kích tại Yom Kippur mà là sợ hãi trước khả năng của các hệ thống vũ khí mới. Các hệ thống vũ khí định hướng chính xác và hệ thống phòng không được ra mắt trong các trận chiến tại Cao nguyên Golan và sa mạc Sinai đã khiến Ngũ Giác Đài phải chú ý. Khả năng thực tế của chúng đã thách thức các chiến thuật phối hợp đa binh chủng.
Cho đến thập kỷ 1970, nòng pháo chính của xe tăng là thứ vũ khí chiến trường duy nhất có khả năng hạ gục xe tăng, do đó xe tăng trở thành nhân tố chính trong các hoạch định quân sự mang tính quy ước. Các phương pháp diệt tăng khác hoặc bất tiện khi triển khai, hoặc ít chính xác, hoặc hỏa lực quá yếu hay tầm bắn bị giới hạn. Cuộc Chiến tranh Tháng Mười cho thấy các vũ khí diệt tăng cá nhân dễ sản xuất có độ chính xác cao mà binh lính Ai Cập sử dụng để bào mòn các cuộc phản công của Israel có thể giúp quân đội Liên Xô vô hiệu hóa xe tăng Mỹ. Nếu xe tăng không còn được sử dụng để diệt tăng, thiết giáp của Mỹ có thể bị các hệ thống vũ khí khác của Liên Xô tấn công trong khi các xe tăng của Nga tiến hành đột kích.
Biện pháp khả dĩ nhất là sử dụng lực lượng không quân NATO, song lưới phòng không của Ai Cập do Liên Xô cung cấp đã tỏ ra hiệu quả trong Chiến tranh Tháng Mười dù chiến thắng chung cuộc thuộc về Israel. Quân đội Liên Xô đã tích hợp một lượng lớn các hệ thống chống tăng vào lực lượng thiết giáp. Tính hiệu quả của bộ binh Liên Xô được nâng cao cho thấy một cuộc tấn công bất ngờ có thể phá hủy khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật của NATO, hệ thống phòng không tiên tiến của Liên Xô có khả năng vô hiệu hóa hệ thống vũ khí hạt nhân trên không của NATO. Các nhà hoạch định khi so sánh các tổn thất trong cuộc Chiến tranh Tháng Mười với các dự đoán tổn thất khi giao chiến ở các đồng bằng Trung Âu đã bất ngờ bởi lượng đạn dược tiêu thụ và các tổn thất gia tăng nhanh chóng, và đặt câu hỏi về mức độ hiệu quả của các kho vũ khí có sẵn cũng như mức độ trang bị của NATO. Số lượng tiêu hao trong giao chiến quả rất lớn. Quân Ả rập và Israel mất nhiều thiết giáp và pháo binh hơn so với những gì quân đội Mỹ đang sở hữu tại châu Âu trong thời điểm đó. Các bên giao chiến tiêu tốn rất nhiều đạn dược. Một số người tin rằng nếu số lượng đạn hao mòn và tiêu tốn tương tự xảy ra ở châu Âu, NATO sẽ phải sử dụng đến vũ khí nguyên tử sớm hơn cả dự tính bởi đây là lựa chọn duy nhất còn lại.
Đến lúc phải làm một điều gì đó.
Cuộc cách mạng tấn công chính xác
Các lực lượng quân đội Mỹ được trang bị các hệ thống vũ khí tương tự, được hỗ trợ bởi các tiểu hệ thống viễn thám và định vị mục tiêu, có khả năng tấn công thiết giáp Nga hiệu quả hơn. Tướng Wiliam E. Depuy, Tư lệnh đầu tiên của Bộ Tư lệnh Chiến lược và Huấn luyện của Lục quân (Army’s Training and Doctrine Command), đã nghiên cứu về cuộc Chiến tranh Tháng Mười. Bài viết của ông năm 1974 nhận định, “Cái gì có thể bị nhìn thấy thì có thể bị đánh trúng. Cái gì có thể bị đánh trúng thì có thể bị tiêu diệt.”
Trong suốt bốn thập kỷ, tư tưởng này đã trở thành tư duy đổi mới chủ đạo của quân đội Mỹ. Mặc dù các nhà hoạch định trong những năm 1970 đã nghĩ đến việc nhìn thấy, bắn trúng và hạ gục các đội hình thiết giáp lớn trên chiến trường hẹp, các nhà hoạch định ngày nay đã mở rộng quan niệm này để bao hàm các hệ thống do thám và định vị liên tục hoạt động trên toàn cầu, có khả năng tác chiến khắp mọi nơi, các loại vũ khí năng lượng định hướng tốc độ ánh sáng, các bầy đàn thiết bị bay không người lái có khả năng tự động theo dõi mục tiêu và phối hợp tác chiến.
Nhiều nghiên cứu, các buổi trình diễn công nghệ cùng nhiều chương trình phát triển quan trọng đã được tiến hành trong thập kỷ 1970 trong bối cảnh cân bằng quân sự đang suy yếu tại châu Âu. Điển hình của các nghiên cứu này là báo cáo về Hệ thống Tấn công và Định vị mục tiêu Tích hợp (Integrated Target Acquisition and Strike System) của Phòng thí nghiệm Lincoln và Nghiên cứu mùa hè của Ban Khoa học Quốc phòng năm 1976 về phản công một cuộc tấn công qui ước của Nga. Tình báo cấp chiến thuật là lỗ hổng đáng lưu ý. Nhu cầu cải thiện khả năng thu thập thông tin chiến trường đòi hỏi phải giải quyết được nhiều vấn đề đang gặp phải hiện nay: tăng cường tích hợp INT, xử lý thông tin và liên lạc tốt hơn, tự nhận diện mục tiêu, phối hợp thông tin giữa các cảm biến, và truyền trực tiếp thông tin mục tiêu về hệ thống vũ khí. Nhiều sáng kiến trong giai đoạn này hướng đến khắc phục các vấn đề trên, và đặt nền tảng cho ưu thế tuyệt đối của quân đội Mỹ, cũng như góp phần xây dựng viễn cảnh về khía cạnh chiến tranh trong tương lai lấn át các tư tưởng quân sự thời Chiến tranh Lạnh – như là tìm kiếm ưu thế về thông tin, nhận thức chiến trường, khả năng thăm dò liên tục, ra quyết định nhanh chóng và khả năng tấn công phủ đầu tổng lực.
Hai chương trình góp phần củng cố khả năng thông tin chiến trường là CELT (Coherent Emitter Location Testbed) và sáng kiến BETA (Battlefield Exploitation and Target Acquisition). Cả hai chương trình này đã góp phần cải tổ ưu thế thu thập thông tin chiến trường của Mỹ bằnh việc cho thấy rằng, hoặc ít nhất là trong các cuộc thử nghiệm, các hệ thống tình báo và thông tin liên lạc có thể trở nên hữu dụng hơn với người chỉ huy. Đây là các ví dụ đầu tiên về hệ thống tự động cảm biến – bắn (automated sensor-to-shooter systems). Nhiều chương trình thu thập thông tin chiến trường trong giai đoạn này gồm có Hệ thống Thông tin Tác chiến Phối hợp (Joint Tactical Information System) và Chương trình Phối hợp Tác chiến (Joint Tactical Fusion Program).
Nhiều cải tiến khác liên quan đến công nghệ hỗ trợ định vị mục tiêu toàn cầu. Tháng 4 năm 1973, Không Quân Mỹ được chỉ định là cơ quan tiên phong của Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tích hợp các chương trình vệ tinh định vị của Không quân, Hải quân, và Lục quân vào một chương trình phát triển đơn nhất, ban đầu được gọi là Hệ thống Vệ tinh Định vị Quốc phòng (Defense Navigation Satellite System). Kết quả là hệ thống này đã phát triển thành Hệ thống Định vị toàn cầu Navstar (Navstar Global Positioning System), hay được biết rộng rãi với cái tên GPS. Năm 1977, một hỏa tiễn Altas đã đưa vệ tinh GPS Block-I đầu tiên lên quĩ đạo và ba lần phóng nữa vào năm 1978 đã lần đầu tiên hình thành nên khả năng định vị toàn cầu ba chiều. Đến nay, hệ thống này vẫn được dùng để dẫn đường cho hỏa tiễn cũng như các phương tiện dân sự.
Trong thời điểm đó, Phó Giám đốc Nghiên cứu và Kỹ thuật Quốc phòng William Perry cho rằng các tiến bộ trong tấn công chính xác đã mang lại “một tiềm năng chưa từng có trong việc mở rộng lực lượng” nhằm đương đầu với mối họa Liên Xô tại châu Âu bởi chúng có “tiềm năng cách mạng hóa chiến tranh,” và sẽ “tăng cường khả năng kết thúc chiến tranh mà không phải đem xe tăng chọi xe tăng, hỏa tiễn chọi hỏa tiễn.” Quan điểm của Perry đã trở thành tâm điểm của cách thức tiến hành chiến tranh của Mỹ: “có khả năng phát hiện toàn bộ các mục tiêu có giá trị trên chiến trường bất cứ lúc nào; có khả năng giáng đòn trực tiếp lên bất cứ mục tiêu nào quan sát được, và tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào quan sát được.”
Thử nghiệm cho khái niệm “Phá công” tiến hành năm 1978 dưới dạng một thử nghiệm vũ khí phản ứng nhanh, chuyên dùng để đánh giá các khía cạnh công nghệ và khả năng tác chiến của các thiết bị do thám, viễn thám, xác định mục tiêu (reconnaissance, surveillance and target acquisition, RSTA).
Cản phá tấn công (Assault Breaker)
Dựa theo lịch sử của Cục Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cấp cao (DARPA), “câu hỏi cần được giải quyết là liệu việc phát triển các công nghệ cảm biến, điện toán, liên lạc, chỉ dẫn, và đạn dược có thể cho phép tấn công chính xác vào các mục tiêu di động hạng nặng hay không.” Các lãnh đạo quân đội của Mỹ và NATO phải nhanh chóng nhận dạng, theo dấu, xác định mục tiêu và tiêu diệt các lực lượng cố định và di động trước khi đối phương kịp huy động quân tiếp viện cho đợt tấn công đầu tiên vốn đang diễn ra tại phòng tuyến của NATO.
“Cản phá tấn công” là một trong số các chương trình công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác của Không quân và Lục quân Hoa Kỳ. Tướng Don Starry, người đứng đầu Bộ chỉ huy Chiến lược và Huấn luyện, cùng với William Creech, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến thuật Không quân là những người ủng hộ các nỗ lực này. “Cản phá tấn công” không đe dọa đến các chương trình hiện có. Bên cạnh các yếu tố của BETA và CELT, “Cản phá tấn công” còn tích hợp các hệ thống vũ khí tầm xa với công nghệ viễn thám và hệ thống cảnh báo sớm. Tấn công chính xác yêu cầu đạn dược có độ chính xác cao. Do vậy “Cản phá tấn công” củng cố nhu cầu của cả dự án chống thiết giáp diện rộng (Wide Area Anti-Armor, WAAM) của Không quân và chương trình đạn dược dẫn đường dùng cho hỏa tiễn và pháo binh (Terminally Guided Sub-Munition, TGSM) của Lục quân. Tên lửa hạt nhân Lance về sau đã được tích hợp vào Hệ thống pháo phản lực đa nòng (Multiple Launch Rocket System, MLRS) được sử dụng trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần I.
“Cản phá tấn công” thúc đẩy tăng cường năng lực viễn thám trên không hiện tại và các chương trình xác định mục tiêu: ví dụ như hệ thống xác định mục tiêu từ xa (Stand Off Target Acquisition System) được gắn trên trực thăng, một hệ thống định vị mục tiêu trên không có khả năng tác chiến tương tự Hệ thống Điều khiển và Cảnh báo trên không của máy bay E-3 Sentry. Phiên bản sản xuất đầu tiên của Sentry được triển khai thử nghiệm và đánh giá vào năm 1975 và đến năm 1977 thì được đi vào hoạt động tại Đoàn Không quân kiểm soát và cảnh báo sớm số 552 tại Oklahoma. Trong các đợt bay biểu diễn tại châu Âu, tổ bay Sentry phát hiện thấy tín hiệu radar từ luồng giao thông trên đường cao tốc quốc gia Đức, từ đó nảy ra sáng kiến về hệ thống radar dành cho việc phát thiện các mục tiêu di động dưới mặt đất.
Các cố gắng hiện có nhằm phát triển một hệ thống radar đồng bộ tầm xa cho máy bay viễn thám TR-1 được áp dụng để cải tiến hệ thống radar cũ trên máy bay mang tên PAVE MOVER – sau đó đã trở thành nền tảng cho Hệ thống radar do thám xác định mục tiêu tấn công hỗn hợp (Joint Surveillance Target Attack Radar System – JSTARS). JSTARS vẫn là di sản lớn của “Cản phá tấn công”.
Các thử nghiệm thành phần của “Cản phá tấn công” bắt đầu được tiến hành từ năm 1979 và đến năm 1981 thì thành công. Mô hình thử nghiệm ra mắt gồm có một hệ thống radar xác định mục tiêu di động được tích hợp với hệ thống hỏa tiễn vphóng từ mặt đất và trên không, cũng như các loại vũ khí phụ để tiêu diệt xe tăng từ khoảng cách 90 dặm. Các mục tiêu thử nghiệm, dù chỉ ở quy mô nhỏ, cho thấy khả năng nhận diện, xác định và tiêu diệt các xe thiết giáp Liên Xô nằm trong lớp tấn công sau cùng – chúng ta gọi là các lực lượng theo đuôi (follow-on-forces).
Khi nghiên cứu về các tiến bộ trong tấn công chính xác từ xa của Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô Nikolai Ogarkov đã đề xuất “trì hoãn chiến lược” (strategic pause) quá trình tiếp nhận vũ khí do các nỗ lực hiện đại hóa của Mỹ và NATO đã vô hiệu hóa các lợi thế về số lượng của quân đội Liên Xô.
Tấn công theo đuôi (FOFA)
Thành công của khái niệm “Cản phá tấn công” là cực kỳ quan trọng đối đối với các nhà hoạch định quốc phòng đang chới với khi căng thẳng gia tăng rõ rệt giữa hai khối NATO và Warsaw. Năm 1981, CIA ước tính chi tiêu quân sự thường niên của Liên Xô đã xấp xỉ gấp đôi chi tiêu của Mỹ. Các nhà máy Liên Xô sản xuất gấp ba đến bốn lần số máy bay tiêm kích và gấp ba lần số xe tăng của Mỹ. Quân đội Liên Xô còn đóng nhiều tàu ngầm tấn công nhằm ngăn cản Hải quân Mỹ triển khai quân và thiết bị để củng cố chiến trường châu Âu cũng như các nơi khác.
Nguy cơ chiến tranh quy ước có vẻ là vô cùng to lớn trong bối cảnh khủng hoảng Ba Lan và các thay đổi trong bố trí quân sự của Liên Xô vào năm 1981. Các đơn vị Liên Xô sử dụng kỹ thuật phá sóng radio, ngăn Mỹ truyền thông tin tình báo về các động thái quân sự. Vào mùa đông, độ dài của một ngày ngắn đi cũng có nghĩa là ít ánh sáng ban ngày hơn cho vệ tinh chụp ảnh các động thái quân sự. Nhiều động thái quân sự đã không bị phát hiện trong nhiều ngày, dẫn đến nỗi sợ một cuộc tập trận sắp tới sẽ là tiền đề cho một cuộc tấn công bất ngờ. Cần chú ý là quân Ai Cập đã dùng đợt diễn tập như là vỏ bọc cho cuộc tấn công trong cuộc chiến tranh năm 1973.
Được xây dựng dựa trên mô hình “Cản phá tấn công”, FOFA là giáo lý trọng tâm của học thuyết chiến tranh không – bộ, cùng với học thuyết tấn công thọc sâu của quân đội Mỹ, và các mô hình không đối không tiên tiến của Không quân. FOFA được Tổng tư lệnh liên quân châu Âu (SACEUR), Tướng Bernard W. Rogers phác thảo như là một mô hình nhiệm vụ mới giúp tổ chức lại các nỗ lực của Mỹ và NATO nhằm bù trừ tương quan với lực lượng quy ước của Liên Xô. FOFA được NATO đưa vào sử dụng vào tháng 11 năm 1984. Một số điểm yếu của NATO được các chương trình FOFA chỉ ra gồm có:
- Thiếu hỏa tiễn thích hợp phóng từ mặt đất
- Không có khả năng triển khai máy bay vào ban đêm hay trong điều kiện thời tiết xấu.
- Không có khả năng xác định các phương tiện di chuyển trong đêm và khi có nhiều mây.
- Không có khả năng nhận dạng và xác định các mục tiêu thiết giáp đang di chuyển ra hay vào vùng đô thị hoặc các khu vực khác (làm mất dấu mục tiêu khi tái xác định)
- Thiếu hiệu quả phối hợp giữa các sư đoàn, quân đoàn, tiểu đoàn để hỗ trợ vận động lực lượng giữa các vùng chiến thuật khác nhau.
- Phải tiêu diệt lưới phòng không của đối phương kể cả các hệ thống hỏa tiễn vác vai bộ binh
- Nhu cầu luôn gia tăng nhằm tăng diện quét của cảm biến và năng lực của các hệ thống xác định mục tiêu và tấn công thọc sâu.
- Đòi hỏi sự cần thiết của các hệ thống phương tiện bay không người lái.
Tấn công FOFA và học thuyết Tác chiến Không – Bộ tập trung kết hợp các hoạch định quân sự và phát triển vũ khí vào các cơ chế không gian và thời gian: khái niệm hóa phương thức ngăn chặn các lực lượng theo đuôi của Liên Xô cách xa 24, 48 hoặc 72 giờ so với các vị trí phòng thủ của NATO; các nỗ lực hiệp đồng tác chiến Không – Bộ cách 150 km sau tuyến đầu của quân Liên Xô (tức khoảng 72 giờ trước khi đợt tấn công cuối cùng đến được các vị trí phòng thủ của NATO theo học thuyết quân sự Liên Xô); lên mục tiêu cho không quân thọc sâu vào 300 km phía sau tuyến đầu và phát triển công nghệ và phương án cho phép bộ chỉ huy nhanh chóng điều chỉnh các mục tiêu tấn công và đánh chặn. FOFA chính là cấu trúc “hệ thống trong hệ thống” đầu tiên. Gần 100 hệ thống hiện có và dự kiến của NATO đã được đưa vào kế hoạch tấn công FOFA, tạo ra nhiều dự án con được đưa vào ứng dụng cho tới tận ngày nay.
Di sản
Lần thực nghiệm tác chiến đầu tiên của các tổ hợp hệ thống “Cản phá tấn công” diễn ra tại Vịnh Ba Tư, không phải tại các đồng bằng Trung Âu. Trong chiến tranh Vùng Vịnh, khoảng 2/3 hệ thống hỏa tiễn chiến thuật được sử dụng chung với JSTARS. Đây cũng là lần đầu tiên các chỉ huy quân sự nắm được quan cảnh chiến trường gần như theo thời gian thực, và đủ an toàn để chia sẻ thông tin từ các nguồn tin mật. Các quan sát viên Liên Xô xem các kết quả này là một biến thể quy ước của cái họ gọi là tấn công chiến lược trên chiến trường, với tính hiệu quả của tổ hợp do thám – tấn công được tăng cường.
Các chương trình “Cản phá tấn công”, Ngăn chặn hỗn hợp chính xác (Joint Precision Interdiction) hay FOFA – tất cả được xem xét và triển khai như một phần của Chiến lược Bù đắp – đã tạo nên các cơ cấu hoạch định và tác chiến hệ thống trong hệ thống được gọi là RSTA (Reconnaissance, Surveillance, and Target Acquisition).
Robert R. Tomes
Hà Minh Trường dịch
Nguyễn Thế Phương hiệu đính
Tiến sĩ Robert R. Tomes là Chủ tịch của MapStory Foundation và là phó giáo sư về nghiên cứu chính sách an ninh tại Đại học Georgetown. Các ấn phẩm của ông bao gồm Chiến lược quốc phòng Mỹ từ Chiến tranh Việt Nam đến Chiến dịch Tự do Iraq: Đổi mới quân sự và các phương thức chiến tranh mới của Mỹ, 1973-2003 (Routledge, 2007), trong đó phân tích chiến lược bù đắp thời kỳ Chiến tranh Lạnh như là một trường hợp điển hình để nghiên cứu vấn đề đổi mới quân sự. (War on the Rocks)
The Cold War Offset Strategy: Assault Breaker and the Beginning of the RSTA Revolution
By Robert Tomes
War on the Rocks
November 20-2014
Photo credit: Georgia National Guard
“We had a serious problem,” recalled Frank Kendall, now the Defense Department’s point man on acquisition. He returned to government in 2010 and was vexed by intelligence reports detailing foreign military developments.
American “technological superiority is not assured,” warned Kendall. Potential future adversaries or countries selling weapons to future adversaries, he lamented, “were clearly developing sophisticated weapons designed to defeat the United States’ power-projection forces.”
But is the United States beginning to turn that corner? As Under Secretary of Defense for Acquisition, Technology and Logistics, Kendall is overseeing a new long-range strategic planning effort that seeks to replicate the unprecedented advances associated with the Cold War Offset Strategy discussed in previous Beyond Offset articles. (This new venture was announced last week by Secretary of Defense Chuck Hagel at the Reagan Security Forum. Read the speech here.)
Kendall is uniquely qualified to resurrect the combination of innovation, program management, and concept of operations development required to replicate the achievements of the Cold War Offset Strategy: He oversaw development of the Follow-On-Forces-Attack (FOFA) capabilities from 1989 to 1994. FOFA aimed to delay, disrupt, and destroy the rear echelons of Warsaw Pact ground.
This article reviews the threat from Warsaw Pact conventional forces that impelled the Cold War Offset Strategy and overviews a key Offset Strategy concept demonstration called Assault Breaker. Assault Breaker, designed to “rip the heart” out of any Soviet conventional attack on NATO forces, illustrates how a rapidly conceived and executed Offset Strategy program informed doctrine and acquisition strategy. Assault Breaker was among a handful of innovative programs that led to the FOFA mission concept.
The Soviet approach to ground combat involved multiple layers, or echelons, of armored forces pushing forward on the battlefield to penetrate NATO defenses. Second and third echelons were intended to exploit any break in NATO defenses. Soviet doctrine and operational art evolved from relatively predictable battle plans in the 1960s, to agile, dynamic operations in the 1970s that included an independent maneuver “shock” force to rapidly penetrate NATO territory. On this dimension, the advent of the Operational Maneuver Group was perceived as a new threat to deterrence stability that rekindled fears of a surprise attack. The Operational Maneuver Group was not merely a reinforcement of the second echelon.
NATO forces on the front lines would face massive waves of Soviet armor with little opportunity to transition from defense to counter-attack. A NATO battalion on the front lines might face as many as 120 advancing Soviet tanks within thirty minutes. Soviet doctrine and military exercises began emphasizing nonnuclear conflicts, leading Western analysts to believe they considered a conventional-only war possible. Analysts further assessed that such a conventional-only war would begin with a surprise attack, without full Warsaw Pact mobilization, to deny NATO the time to mobilize conventional reserves and decision makers to approve tactical nuclear weapons.
There was widespread debate about the likelihood of a Soviet surprise attack, and, if one occurred, how NATO forces would fare against Soviet armor. A number of analysts concluded that spatial and temporal factors favored the Warsaw Pact – a function of potential combat power generated over a relatively quick period and NATO’s lack of operational depth. Restoring NATO defensive capabilities meant increasing the lethality of NATO forces by improving weapons, firing rates, weapons precision, and artillery support. Precision munitions became a core focus of American technology development at the same time that military planners adopted a systems approach to identifying Soviet weaknesses and ways to “offset” Soviet quantitative – and in some cases technological – superiority.
The Fallout from the October War
Israel’s victory against Egyptian and Syrian forces in the 1973 October War might be the first time that U.S. defense planners were dismayed by the triumph of a close ally. No, the Pentagon was not upset that Israel won after an Arab coalition made a surprise attack on Yom Kippur, but rather frightened by the implications of new weapons systems. Precision guided munitions and air defense systems made their combat debut on the Golan Heights and in the Sinai Desert, raising awareness in the halls of the Pentagon. Their performance challenged prevailing assumptions about combined arms warfare.
Until the early 1970s, the high-velocity main gun on a tank was the only viable battlefield anti-tank weapon – and battle tanks were the coin of the realm in conventional force planning. Alternatives for defeating tanks were awkward to employ, inaccurate, packed too little punch, and had too short a range. The October War suggested that inexpensive, man-portable, accurate tank-killers, like those Egypt wielded to blunt Israeli counterattacks, might render U.S. armor vulnerable to Soviet infantry forces. If tanks were no longer required to kill tanks, then American armor could be engaged by other Soviet weapons systems while Soviet tanks pushed forward.
The only viable counter-measure was NATO airpower, but Egypt’s Soviet air defenses demonstrated during the October War proved highly effective, despite Israel’s overall victory. Soviet forces had integrated large numbers of anti-tank systems into its armored forces. Where increased effectiveness of Soviet ground forces suggested that a surprise attack might cripple NATO’s ability to use ground-launched tactical nuclear weapons, Soviet advances in air defenses suggested that NATO’s air-delivered tactical nuclear weapons might not be effective either.
Planners comparing combat losses during the October War to projected losses on the plains of Central Europe were stunned by the high rate of munitions expenditures and rapidity of battlefield losses, calling into question the adequacy of NATO’s pre-positioned munitions stocks and equipment levels. Combat attrition was indeed staggering; Arab and Israeli forces lost more armor and artillery than the U.S. Army had in Europe at that time. The belligerents went through a staggering amount of ammunition. Some believed that, if similar munitions expenditures and attrition rates occurred in Europe, NATO would have to use nuclear weapons even sooner than anticipated because that would be the only option left.
Something had to be done.
The Precision Strike Revolution
American forces, armed with similar weapons systems enabled by surveillance and targeting sub-systems, might blunt Soviet armor more effectively. General Wiliam E. DePuy, the first Commander of the Army’s Training and Doctrine Command, studied the October War. Writing in 1974, DePuy observed that, “What can be seen, can be hit. What can be hit can be killed.”
For the past four decades this has been an underlying mantra in U.S. military innovation. Whereas planners in the 1970s thought in terms of seeing, hitting, and killing targets consisting of large armored formations arrayed on a linear battlefield, today’s planners have extended the mantra to include global persistent surveillance and targeting, prompt global strike, directed energy weapons that travel at the speed of light, and swarming unmanned systems that can autonomously identify, track, and coordinate distributed attacks.
Several important studies, technology demonstrations, and development programs were created in the mid-1970s in the context of the deteriorating military balance in Europe. Studies included the Lincoln Laboratory’s Integrated Target Acquisition and Strike System report and the 1976 Defense Science Board Summer Study on countering a Soviet conventional attack.
Tactical intelligence emerged as a critical gap. Improving battlefield intelligence required addressing many of the same issues planners face today: increased multi-INT integration, better information processing and communication, automated target recognition, tipping and handoff across sensors, and direct, dynamic forwarding of target coordinates to weapon systems. Many of the innovations undertaken in the 1970s aimed to correct this problem, laying the foundation for American military dominance, and helping shape visions of future warfighting capabilities that dominated Cold War military thought – such as information superiority, dominant battlespace awareness, decision superiority, persistent surveillance, and strategic preemption.
Two programs contributing to advanced battlefield information capabilities were the Coherent Emitter Location Testbed (CELT) and the Battlefield Exploitation and Target Acquisition (BETA) initiative. Both contributed to the evolution of American battlefield information superiority by demonstrating, at least in experiments, that intelligence and information systems could be made more relevant to the commander. They are early example of today’s automated sensor-to-shooter systems. Other battlefield intelligence programs during this period included the Joint Tactical Information System and the Joint Tactical Fusion Program.
Other developments involved technology to support global targeting and navigation. In April 1973, the Air Force was designated the lead Defense Department agency responsible for integrating Air Force, Navy, and Army satellite navigation programs into a single development program, initially called the Defense Navigation Satellite System. The resulting system evolved into the Navstar Global Positioning System, known popularly by its acronym, GPS. An Altas rocket carried the first GPS Block-I satellite into space a year later in 1977 and three 1978 launches delivered the world’s first three-dimensional global positioning capability, which today guides missiles and civilian commuters alike.
Around this time, then Deputy Director of Defense for Research and Engineering William Perry argued that precision strike advances offered the “greatest single potential for force multiplication” to meet the Soviet threat in Europe because they had “the potential for revolutionizing warfare,” and would “greatly enhance our ability to deter war without having to compete tank for tank, missile for missile.” Perry’s vision remains central to the American way of war: “to be able to see all high-value targets on the battlefield at any time; to be able to make a direct hit on any targets we can see; and to be able to destroy any target we can hit.” The Assault Breaker concept demonstration was launched as a rapid reaction weapons test in 1978, specifically to evaluate the operational and technological feasibility of what would become known as reconnaissance, surveillance, and target acquisition (RSTA) capabilities.
Assault Breaker
According to a Defense Advanced Research Project Agency (DARPA) history, “the question to be answered was whether developments in sensors, computing, communications, guidance, and munitions allowed for deep precision attack against hard, mobile targets.” American and NATO military leaders had to be able to quickly identify, track, target, and destroy both stationary and moving enemy forces before they could reinforce the first wave of any Soviet attack that was being engaged by NATO’s defensive forces.
Assault Breaker was among a handful of technology programs that encouraged greater Army and Air Force cooperation. Generals Don Starry, commander of the Army’s Training and Doctrine Command, and William Creech, head of the Air Force Tactical Air Command, supported the effort. Assault Breaker did not threaten either Service’s existing programs. In addition to elements of BETA and CELT, Assault Breaker integrated long-range weapon systems with surveillance and early warning systems. Precision strike required precision munitions. Assault Breaker therefore reinforced the need for both the Air Force’s wide area anti-armor (WAAM) project and the Army’s Terminally Guided Sub-Munition (TGSM) for rocket systems and artillery. The Lance nuclear missile was later adapted to what became the Multiple Launch Rocket System (MLRS) used in the first Gulf War.
Assault Breaker leveraged existing airborne surveillance and targeting programs: the Army’s helicopter-mounted Stand Off Target Acquisition System, an airborne targeting system similar in concept and operations to the Air Force’s E-3 Sentry Airborne Warning and Control System. The first production version of the Sentry was delivered in 1975 for testing and evaluation and entered operational service with the 552nd Airborne Warning and Control Wing, Tinker Air Force Base, Oklahoma, in 1977. During Air Force demonstration flights in Europe, Sentry operators discovered that autobahn traffic was being picked up on radar, fueling interest in a ground moving target indicator radar.
Existing efforts to develop a long-range synthetic aperture radar for the high-altitude TR-1 surveillance aircraft were adapted to modify the radar for an aircraft called PAVE MOVER – which became the basis for the Joint Surveillance Target Attack Radar System (JSTARS). JSTARS remains a key legacy of Assault Breaker.
Testing of Assault Breaker components began in 1979 and a successful demonstration occurred in late 1981. The demonstration involved integrating a moving target radar system, ground- and air-launched missiles, and sub-munitions to destroy tanks located ninety miles away. The targets represented, albeit on a small scale, the potential to see, target, and destroy Soviet armored vehicles located in the rear echelons – the follow-on-forces.
Upon learning of U.S. advances in stand-of precision strike following the Assault Breaker, then Soviet Chief of Staff Nikolai Ogarkov recommended a “strategic pause” in Soviet military procurement because U.S. and NATO modernization efforts were perceived to be neutralizing the Soviet quantitative advantage.
Follow-On-Forces-Attack
The successful Assault Breaker concept demonstration was particularly important to defense planners grappling with a perceived increase in tensions between NATO and the Warsaw Pact, and an ominous shift in the European military balance. In 1981, the CIA estimated that Soviet annual military spending was roughly double U.S. spending in real terms. Soviet factories were producing three to four times as many fighters and three times as many tanks as the United States. The Soviets also built more attack submarines to disrupt the U.S. Navy’s delivery of soldiers and equipment to reinforce Europe and other theaters.
The conventional military threat to stability seemed particularly grave in light of the 1981 Polish crisis and changes in Soviet troop movements during exercises. Soviet military units practiced radio silence, preventing U.S. signals intelligence assets from reporting on signs of troop movement. Shorter winter days meant less daylight for satellite imagery to warn of changes in troop dispositions or changes in their mobilization. Movements went undetected for days and more, leading to increased fears that a future exercise could be the pretext for a surprise attack. Of note, the Egyptians used an exercise as cover to launch the 1973 War.
Building on the Assault Breaker concept demonstration, key tenets of the emerging AirLand Battle Doctrine, the Army’s Deep Strike Doctrine, and Air Force advanced air interdiction concepts, Supreme Allied Commander, Europe (SACEUR) General Bernard W. Rogers proposed Follow-On-Forces-Attack (FOFA) as a new mission concept to organize U.S. and NATO efforts to offset Soviet conventional forces. FOFA was adopted by NATO in November 1984. Among the gaps addressed in FOFA programs were:
- Lack of suitable ground-launched missiles
- Inability to operate aircraft at night and in bad weather
- Inability to acquire and target moving vehicles at night and through clouds
- Inability to dynamically identify and target armored vehicles moving in and out of urban or other areas (reacquiring lost target tracks)
- Lack of effective integration of corps, division, and battalion capabilities to support maneuver forces across division control lines
- Defeating enemy air defenses, including shoulder-fired missiles
- Ever-increasing demands to increase the depth of sensors, targeting, and deep strike systems
- Requirements for unmanned aerial vehicles
FOFA attack and AirLand Battle Doctrine focused military planning and weapons development on spatial and temporal dynamics: conceptualizing how to interdict Soviet follow-on-forces located 24, 48, and 72 hours forward from NATO defensive positions; coordinating Army and Air Force Deep Battle and Air Interdiction efforts out to 150 kilometers behind Soviet forward lines (roughly 72 hours from arriving at NATO defensive positions based on Soviet Doctrine); planning Air Force deep strike missions 300 kilometers into Soviet rear areas; and developing technology and doctrine to enable commanders to quickly adapt fire missions and air strikes. FOFA was the first “systems-of-systems” architecture. Nearly 100 current and planned NATO systems were eventually integrated into FOFA attack planning, establishing many of the legacy capabilities in use today.
The Legacy
The first combat testing of the essential conceptual and technological elements of Assault Breaker occurred in the Persian Gulf, not on the plains of Central Europe. During the Gulf War, for example, some thirty-two Army Tactical Missile Systems were used in conjunction with JSTARS. This was the first time that commanders were provided an integrated, near-real time picture of their battlefields that was secure enough to share information from classified sources. Soviet observers viewed the resulting capabilities to be a conventional variant of what they dubbed a theater strategic offensive, with the primary increases in effectiveness coming from a reconnaissance–strike complex.
Assault Breaker, Joint Precision Interdiction, and FOFA programs – all conceived and implemented as part of the Offset Strategy – created the system-of-systems planning and operational constructs broadly labeled reconnaissance, surveillance, and target acquisition (RSTA) capabilities. Future Beyond Offset articles will address other RSTA developments related to the Cold War Offset Strategy, and what today’s defense planners term global persistent surveillance and prompt global strike.
Robert R. Tomes
Robert R. Tomes, PhD is President of the MapStory Foundation and adjunct professor of security policy studies at Georgetown University, and provides strategy and technology consulting services through his company, Liminal Leadership, LLC. His publications include U.S. Defense Strategy from Vietnam to Operation Iraqi Freedom: Military Innovation and the New American Way of War, 1973-2003 (Routledge, 2007), which analyzes the Cold War offset strategy as a case study in military innovation.
(From War on the Rocks).
Robert R. Thomas teaches courses in Strategic Market Segmentation, New Product Development, and Strategic Marketing Communications. He has over 50 publications in the areas of business-to-business marketing, organizational buying behavior, and new product development. His book, New Product Development: Managing and Forecasting for Strategic Success, was a featured selection of the Fortune Book Club and his book New Product Success Stories: Lessons from Leading Innovators has been published in several languages.
Thomas is on the editorial board of the Journal of Product Innovation Management and is an active member in numerous academic associations. He also is a Distinguished Research Fellow at the Institute for the Study of Business Markets. He has designed and taught executive education seminars in the United States and several countries and has consulted with more than 50 organizations in a wide variety of industries and cultures, including both consumer and business-to-business products and services. He has provided expert testimony on demand for new technologies for the Federal Communications Commission, the U.S. Postal Rate Commission, and the International Trade Commission.
Web site: http://faculty.msb.edu/thomasr/
Education
- Business and Applied Economics (1980) Wharton at University of Pennsylvania, Marketing
- Master of Science (1980) University of Pennsylvania, Economics.
(From Georgetown University)
Robert R. Tomes is Adjunct Professor of Security Policy Studies at The George Washington University and serves on the board of the Council for Emerging National Security Affairs (CENSA). He is a Director of Strategy and Plans at BAE Systems, Inc. Dr. Tomes is the author of U.S. Defense Strategy from Vietnam to Operation Iraqi Freedom: Military Innovation the American Way of War, 1973-2003 (Routledge, 2007) and was a contributing editor of Crossroads Africa: Perspectives on US-China-Africa Security Affairs (CENSA, 2009) and Hybrid Warfare and Transnational Threats (CENSA, 2011). His work has appeared in Armed Forces & Society, Policy Review, Defence Studies, Smalls Wars & Insurgencies, Parameters, Military Review, and The Naval War College Review.
(From Small Wars Journal)
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net