Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC LẬP LẠI TRẬT TỰ Ở TRUNG ĐÔNG?
Webmaster
Các bài liên quan:
    LÝ GIẢI VIỆC T.T. TRUMP CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL.
    VÌ SAO T.T. DONALD TRUMP GÂY TRANH CÃI KHI CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL? (Phương Vũ)
    “CUỘC CHIẾN 6 NGÀY” GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP
    NĂM MƯƠI NĂM SAU CUỘC CHIẾN SÁU NGÀY
    NHÌN QUA CÁC CUỘC CHIẾN GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP.
    IRAQ: TRUNG TÂM CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC KHU VỰC
    TRUNG ĐÔNG: NHỮNG ẢO TƯỞNG VỀ HÒA BÌNH
    KẾ HOẠCH YINON VÀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRONG THẾ GIỚI Ả RẬP
    SỰ KIỆN ISRAEL TẤN CÔNG USS LIBERTY.

 

Thế giới Arập đang trong tình trạng hỗn loạn. Từng làm dấy lên những hy vọng và mơ ước về một làn sóng cải cách dân chủ trên khắp Trung Đông, “Mùa xuân Arập” đang bị biến thành một mùa Đông lạnh lẽo.

 

Là một trong những trụ cột của thế giới Arập, Ai Cập đã trải qua giai đoạn chính trị nhiều thăng trầm kể từ năm 2012. Ai Cập bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về dân chủ, xây dựng an ninh và đáp ứng nhu cầu kinh tế của đất nước. Những thách thức trên khiến Cairo phải tìm cách giải quyết trong thập kỷ tới, cố gắng tìm cách khôi phục vị thế trước đây là quốc gia hàng đầu trong thế giới Arập. Đáng chú ý là Iran và Ai Cập – hai cái nôi của những nền văn minh nhân loại lớn cổ đại lớn nhất thế giới, đã trở thành đối thủ cạnh tranh kể từ cuộc Cách mạng Iran năm 1979 nhằm tăng cường ảnh hưởng ở khu vực.

 

Là một cường quốc Arập, Syria cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng và thảm kịch nhân đạo trên quy mô lớn. Liên hợp quốc đã gọi những người tỵ nạn Syria là “thảm kịch nhân đạo lớn nhất trong thời đại của chúng ta”. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu công bố hồi tháng sáu vừa qua, có khoảng 11 triệu người dân Syria bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đang cần hỗ trợ nhân đạo. Gần 7 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, 3 triệu người chạy khỏi Syria và gần 200.000 người bị chết và hàng nghìn người bị thương. Tất cả nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt cuộc nội chiến và xung đột phe phái tại đây đều thất bại và không có dấu hiệu nào về hòa bình xuất hiện trong tương lai gần. Trong bối cảnh đó, mục tiêu chính của Iran vẫn là ngăn chặn sự sụp đổ của Syria.

 

Một cường quốc Arập khác là Iraq lại đang trên bờ vực tan rã, suy thoái theo hướng trở thành nhà nước thất bại. Cuộc xung đột sắc tộc có nguy cơ chia tách quốc gia này, Nhà nước Hồi giáo (IS), một tổ chức thánh chiến tự xưng theo tư tưởng Salafi, đã chiếm một số thành phố, thị trấn ở Syria, Iraq tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo của riêng mình. Nhiều nhà phân tích cho rằng việc phân cực hóa về mặt chính trị ở Iraq, bị đe dọa bởi liên minh các nhóm Sunni cực đoan và những thành phần tàn dư của đảng Baath, có thể xóa sổ đất nước. Iran đang đầu tư một lượng lớn nguồn lực quân sự vào Baghdad nhằm ngăn chặn sự chia tách và không để nước này rơi vào tay những phần tử cực đoan.

 

Với sự vắng mặt của Iran và Iraq, hai cường quốc khu vực ở vùng Vịnh, tổ chức Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council, GCC) có lịch sử tồn tại 33 năm đã trở thành thể chế bất lực và nhiễu loạn về chức năng nhiệm vụ. Trên thực tế, GCC đã sụp đổ. Tháng 3/2014, một sự rạn nứt chưa từng có trong GCC, các nước như Bahrain, Saudi Arabia, UAE đã triệu hồi Đại sứ của mình khỏi Doha (Qatar). Ba nước nói trên rất tức giận về sự ủng hộ của Qatar với tổ chức Anh em Hồi giáo, vốn có thách thức về mặt truyền thống các nguyên tắc quy định vương triều bảo thủ ở vùng Vịnh. Oman, một quốc gia thành viên GCC khác, cũng đang trong giai đoạn căng thẳng quan hệ với Saudi Arabia do vai trò trung gian làm cầu nối giữa Mỹ và Iran của nước này.

 

Đối với tiến trình hòa bình Trung Đông, Tehran cho rằng ngay từ đầu tiến trình này thất bại do các chính sách của Israel. Trong nhiều thập kỷ, thế giới Arập đã bị xúc phạm về hành động chiếm đóng lãnh thổ Palestine của Israel và việc dựa vào Mỹ để bảo vệ quyền lợi cho người dân Palestine. Với sự xuất hiện của “Mùa xuân Arập”, thế giới Arập càng trở nên tê liệt. Đồng thời, hành động phản đối giải pháp hai nhà nước của Israel khiến tiến trình hòa bình Trung Đông hoàn toàn sụp đổ. Người dân Arập từ lâu không còn nghi ngờ về việc Mỹ ủng hộ vô điều kiện Israel.

 

 

Bản đồ Trung Đông

 

Từ đầu tháng 7/2014, quân đội Israel bắt đầu tấn công dồn dập vào Dải Gaza. Hơn 1400 thường dân Palestine bị giết hại, hơn 200.000 người phải rời bỏ nơi sinh sống. Hơn 1000 ngôi nhà của người dân Palestine bị phá hủy. Hanan Asharawi, một thành viên Ủy ban điều hành Tổ chức giải phóng Palestine, đã gọi các hành động của Israel là “tội ác chiến tranh” và “cố tình thảm sát”. Thế giới Arập không hành động gì để bảo vệ người dân Palestine. Trong khi đó, Tổng thống Israel Shimon Peres khẳng định: “Cuộc chiến này có một đặc trưng – đó là thế giới Arập không còn chống lại Israel”. Sự thay đổi này dẫn đến việc gạt ra ngoài lề vấn đề Palestine và Liên đoàn Arập đã mất đi vai trò của mình.

 

Trong khi đó, Libya chính thức đã trở thành một nhà nước thất bại. Yemen, một quốc gia Arập chủ chốt khác, cũng đang bên bờ vực trở thành nhà nước thất bại, tiến gần tới một cuộc nội chiến hủy diệt, đẫm máu tàn phá nền kinh tế, con người và hệ thống mong manh của quốc gia này. Bị đe dọa bởi IS, tổ chức khủng bố đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và miền Tây Iraq, gần đây Saudi Arabia đã triển khai gần 30.000 binh sỹ dọc theo biên giới với Iraq. Trớ trêu thay, Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant (ISIL), tiền thân của IS đã được quốc gia giàu có Saudi Arabia, Qatar tài trợ với tham vọng ban đầu là thách thức chính quyền do người Shiite nắm giữ ở Iraq và sau đó là lật đổ Chính quyền Bashar al-Assad ở Syria nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Iran.

 

Ngày 4/7/2014, lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi (người đã được treo thưởng 10 triệu USD cho ai bắt được hắn ta) đã xuất hiện công khai để dẫn dắt hàng nghìn người Hồi giáo vào ngày thứ Sáu cầu nguyện trong một ngôi đền Hồi giáo lớn ở Mosul mà không thể hiện bất kỳ sự sợ hãi nào. Nhiều ngày trước đó, Abu Backr al-Baghdadi đã tuyên bố là nhà lãnh đạo của IS và yêu cầu tất cả những người Hồi giáo phải tuân theo. Dù khái niệm về IS không công nhận hệ thống nhà nước dân tộc nhưng nó đang công khai thách thức tính hợp pháp của tất cả các nhà lãnh đạo Arập và hơn thế nữa là các thể chế quân chủ và chính phủ Arập ở Trung Đông.

 

 

Chính sách mới của Mỹ ở Trung Đông bắt nguồn từ các chính sách trong những thập kỷ trước đều không muốn đổ nhiều tiền bạc và máu về lâu dài. Trong khi đó, vị bá chủ của Mỹ ở khu vực đang bên bờ vực sụp đổ. Do cuộc khủng hoảng hiện nay ở khu vực, Washington không thể dựa dẫm vào các đồng minh Arập cũng như các đồng minh của Mỹ không thể dựa vào nước này như là một siêu cường có khả năng giúp họ đối đầu với những thách thức hiện hữu. Tổng thống Barack Obama đủ thông minh để duy trì sự thận trọng về việc lôi kéo Mỹ vào những cuộc phiêu lưu mới. Trong khi các cường quốc chủ chốt ở khu vực như Ai Cập, Saudi Arabia, Pakistan đang phải vật lộn với những vấn đề đối nội của mình thì một chiến lược địa chính trị mới bao gồm các yếu tố sau đây là rất cần thiết:

 

+ Các cường quốc châu Á: đó là Trung Quốc, Ấn Độ hợp tác với Nga, và Iran cần phải đóng một vai trò tích cực hơn.

 

+ Hai trụ cột ổn định trong tương lai cho khu vực (Iran, Thổ Nhĩ Kỳ) cần đảm nhận trách nhiệm lớn hơn.

 

+ Mỹ cần thực hiện bước thay đổi lớn trong cách tiếp cận với Iran, chấm dứt thái độ thù địch.

 

+ Hồ sơ hạt nhân Iran, những yếu tố không cần thiết, những cuộc khủng hoảng cần được tạo ra cần được khép lại trong thời gian ngắn nhất có thể.

 

+ Đối thoại giải quyết các vấn đề khủng hoảng khu vực giữa Tehran và Washington cần được thiết lập.

 

+ Cuộc chiến chống khủng bố nên nằm trong ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các cường quốc thế giới và khu vực.

 

+ Hệ thống hợp tác khu vực giữa Iran, Iraq và GCC nên được thiết lập nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở vùng Vịnh.

 

+ Một cơ chế mới cho sự hòa bình, ổn định khu vực lớn hơn cần được xây dựng ngay lập tức.

 

Iran đã liên tục cảnh báo cộng đồng quốc tế về mối đe dọa đa quốc gia tiềm tàng của các chiến binh thánh chiến Salafi. Sự xuất hiện của các mối đe dọa hiện hữu đối với Syria, Iraq, làn sóng thay đổi được tạo ra bởi “Mùa xuân Arập”, sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố, cuộc nội chiến phe phái và sắc tộc đang tràn qua khắp Trung Đông và Bắc Phi, việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, Afghanistan, sự chuyển biến của IS, sự gia tăng các phần tử cực đoan… có khả năng làm thay đổi cục diện địa chính trị của Trung Đông và đưa trật tự nhà nước dân tộc trong thế giới Arập và khu vực đến bên bờ vực sụp đổ. Những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịch bản này nên trở thành ưu tiên của cộng đồng quốc tế và Iran cùng với Mỹ cần phải đóng vai trò chính trong kế hoạch này.

 

Trung Đông chìm đắm trong sự hỗn loạn từ nhiều thập kỷ nay. Khu vực này ngày càng trở nên không ổn định trong những năm gần đây chủ yếu do phương Tây đã tài trợ cho những cuộc chiến tranh “mượn tay người khác”. Bản đồ hiện tại ở Trung Đông được tạo ra vào năm 1916 thông qua thỏa thuận bí mật Sykes-Picot, một thỏa thuận chia tách những phần lãnh thổ do đế chế Ottoman cai trị như Syria, Iraq, Liban, Palestine thành những khu vực nắm dưới sự kiểm soát của Anh hoặc Pháp. Thỏa thuận Sykes-Picot được ký kết vào ngày 16/5/1916 giữa Anh và Pháp nhằm kết liễu đế chế Ottoman với lý do bảo vệ các cộng đồng thiểu số. Thỏa thuận này đạt được với sự đồng tình của Nga và Italy nhằm phân chia khu vực Trung Đông vào thời kỳ cuối cuộc chiến (không gian bao gồm Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Ấn Độ Dương và Biển Caspian) thành các vùng ảnh hưởng của các cường quốc này, nhằm mục đích ngăn chặn yêu sách của đế chế Ottoman. Hiện nay, tình trạng hỗn loạn mà chúng ta đang chứng kiến ở Trung Đông là sản phẩm được các cường quốc Anh – Mỹ – Israel tạo ra với nỗ lực nhằm vẽ lại bản đồ Trung Đông để đáp ứng mục tiêu chiến lược và tham vọng đến quốc của các nước này.

 

Nhà nước Hồi giáo – sản phẩm sáng tạo của tình báo Mỹ

 

Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là tâm điểm chú ý của cả thế giới trong thời gian gần đây do những hành động khủng bố của tổ chức này ở Baghdad, dẫn đến việc Mỹ không kích vào khu vực miền Bắc Iraq. Điều đã bị bỏ qua là mối quan hệ mật thiết giữa các cơ quan tình báo Mỹ và IS. Tình báo Mỹ đã huấn luyện, trang bị vũ khí, tài trợ kinh phí cho IS trong nhiều năm qua. Năm 2012, một số nguồn tin truyền thông đã đăng tải tin tức do một số quan chức Jordan tiết lộ về việc quân đội Mỹ đào tạo cho các tay súng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant (ISIL), tiền thân của IS hiện nay ở Jordan trước khi tung số này vào Syria nhằm chiến đấu chống lại Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Francis Boyle, Giáo sư Luật học Đại học Illinois (Mỹ), đã mô tả IS là “một công cụ bí mật cho hoạt động của tình báo Mỹ” với mục tiêu nhằm “tiêu diệt nhà nước Iraq”.

 

 

Chiến lược của Mỹ ở Trung Đông là tạo ra tình trạng bất ổn lâu dài và chính sách “tạo ra sự hỗn loạn” để tiêu diệt các nhà nước trong khu vực nhận vẽ lại bản đồ Trung Đông. IS tạo ra cái cớ cho Mỹ can thiệp vào Iraq một lần nữa. Việc can thiệp này đảm bảo cho các mỏ dầu ở Erbil an toàn trong tay những tập đoàn đa quốc gia vốn phản đối nhóm lính đánh thuê hỗn độn và lộn xộn. Tương tự như vậy, IS cũng tạo ra cái cớ cho Mỹ, Anh, Pháp thúc đẩy việc thành lập Nhà nước tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq, củng cố thêm kế hoạch tiêu diệt Nhà nước Iraq. Chủ tịch Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR) và là cựu giám đốc hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ Richard Hass đã nhận định như sau: “Đã đến lúc thừa nhận sự tan rã tất yếu của Iraq, đất nước này hiện trở thành một công cụ cho sự ảnh hưởng của Iraq hơn là một bức tường thành chống lại nó và thúc đẩy thành lập nhà nước độc lập người Kurd trong nội bộ Iraq”.

 

Như nhiều phân tích trước đây, mục tiêu của Mỹ và phương Tây là chia tách Iraq thành 3 nhà nước nhỏ hơn dựa trên yếu tố sắc tộc – tôn giáo: nhà nước Iraq của người Sunni ở miền Tây; nhà nước Arập Shiite ở miền Đông và nhà nước người Kurd tự trị ở miền Bắc. Tham vọng chia tách Iraq thành 3 khu vực nhà nước riêng rẽ đã được chủ nghĩa đế quốc mới bàn đến từ năm 1982 khi nhà báo Israel, có quan hệ thân thiết với Bộ Ngoại giao Israel, Oded Yinnon viết trong một bài báo đăng tải trên tạp chí “Do Thái Thế giới” với tiêu đề “Chiến lược đối với Israel trong những năm 1980”. Trong bài viết này Oded Yinnon đã đề cập đến kế hoạch Đại Israel và xác định rõ Iraq là trở ngại chính ở Trung Đông đe dọa tham vọng mở rộng lãnh thổ của Israel. “Iraq, một mặt giàu dầu mỏ, mặt kia cần bị chia tách, đảm bảo như là một ứng cử viên cho các mục tiêu của Israel. Tiêu diệt nước này thậm chí còn quan trọng đối với chúng ta hơn cả lật đổ Syria, Iraq mạnh hơn Syria. Về ngắn hạn, cường quốc Iraq tạo ra mối đe dọa lớn nhất đối với Israel… Chia tách Syria và Iraq thành những khu vực dựa trên sắc tộc, tôn giáo như Liban là mục tiêu hàng đầu của Israel trên mặt trận phía Đông trong dài hạn. Trong khi đó, việc tiêu diệt sức mạnh quân sự của những nước này là mục tiêu ngắn hạn của Israel.

 

Đối với Iraq, việc Syria bị chia tách thành các khu vực theo đặc điểm sắc tộc, tôn giáo như trong thời đại đế chế Ottoman là hoàn toàn có thể. Do vậy, ba hoặc nhiều hơn nữa các nhà nước sẽ tồn tại xoay quanh ba thành phố chính: Basra, Baghdad, Mosul và khu vực người Shiite ở miền Nam sẽ tách khỏi khu vực người Sunni, người Kurd ở miền Bắc”. Israel đơn thuần chỉ mở rộng hơn nữa kế hoạch của hai cường quốc Anh – Mỹ đã được xây dựng từ năm 1948. Và bất kỳ sự mở rộng lãnh thổ nào của Israel cũng đồng nghĩa với tăng quyền bá chủ cho Anh – Mỹ trong khu vực. Arthur James Balfour, Ngoại trưởng Anh từ năm 1916 – 1919, tác giả Tuyên bố Balfour 1917 trong đó tuyên bố sự ủng hộ của Anh về việc thành lập Nhà nước Do Thái (Israel) ở Palestine, cũng đồng thời là thành viên Tổ chức Milner. Theo nhà sử học Carroll Quigley của CFR viết tác phẩm “Việc thành lập liên minh Anh – Mỹ”, Tổ chức Milner là tiền thân của Viện quan hệ quốc tế hoàng gia (RIIA) hay Chatham House, một chi nhánh của CFR. Cả hai tổ chức này đều có mục tiêu chung là thành lập đế chế Anh – Mỹ trên toàn cầu.

 

Kế hoạch thành lập “Liên minh Trung Đông”

 

Sau khi tài trợ và phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho tình trạng hỗn loạn, bất ổn ở Trung Đông, các chuyên gia phân tích và chiến lược của phương Tây đã đề xuất một liên minh tập trung, chiếm đoạt chủ quyền các nước khu vực như là một giải pháp cho vấn đề mà chính họ gây ra theo cách triển khai cổ điển của học thuyết trật tự từ hỗn loạn. Theo tờ The New American, Ed Husain, chuyên gia, trợ lý cấp cao về Trung Đông tại CFR, đã so sánh Trung Đông ngày nay với châu Âu trước khi Liên minh châu Âu (EU) được thành lập và ông khẳng định giải pháp duy nhất cho tình trạng bạo lực đang diễn ra là thành lập “Liên minh Trung Đông”. Quan điểm này đã được Hass (người so sánh Trung Đông hiện tại với châu Âu trong thế kỷ 17) nhắc lại trong bài viết “Cuộc chiến 30 năm mới”. Hass khẳng định tương lai Trung Đông vẫn sẽ hỗn loạn trừ phi có “trật tự mới xuất hiện ở khu vực”. Theo ông, “hiện nay và trong tương lai gần, cho đến khi một trật tự khu vực mới xuất hiện hoặc sự kiệt quệ bắt đầu thì Trung Đông sẽ là vấn đề ít cần được giải quyết hơn là một điều kiện có thể kiểm soát”.

 

Ý tưởng về việc thành lập một cơ chế giám sát kiểu như EU ở Trung Đông không phải là một khái niệm mới. Năm 2008, Chính phủ Iraq đã kêu gọi thành lập khối thương mại kiểu EU ở Trung Đông bao gồm Saudi Arabia, Iran, Kuwait, Jordan, Syria, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh trong một bài phát biểu trước các học giả Mỹ ở Viện hòa bình. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gϋl, khi tham dự cuộc gặp lần hai trong năm 2011 với Egemen Bagis, Chủ tịch các vấn đề EU và Trưởng đoàn đàm phán vào thời điểm đó đã có bài phát biểu mô tả EU là hình mẫu cho Trung Đông. “Chúng ta đều biết rằng EU nổi lên là thể chế hòa bình và phát triển nhất trong lịch sử sau cuộc chiến tranh đẫm máu. Ngày nay, chúng tôi có cùng kỳ vọng tương tự như vậy cho Trung Đông”. Dù rằng “Liên minh Trung Đông” được thành lập hay không là điều khó nói trước trong thời điểm lịch sử này nhưng hiện tại, vấn đề rõ ràng là tiến trình vẽ lại bản đồ Trung Đông vẫn được tiến hành.

 

Nguồn: Tin Trung Đông

TLTKĐB 03/09/14

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề:  click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read related story: please click here
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh