Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 06, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Liên trường Quảng Ngãi
TƯỜNG TRÌNH HỘI NGỘ LIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC QUẢNG NGÃI kỳ 7 TẠI SEATTLE, WASHINGTON
NGUYỄN THU-HƯƠNG

 

 

Một phần của thành phố Seattle, Washington về đêm.

 

Sau hai ngày hội ngộ LTTHQN kỳ 7 tại Seattle thuộc tiểu bang Washington, tôi vác hành trang lên vai theo nhóm người đi Alaska cruise. Đây là chuyến du lich mà tôi đã mong đợi từ lâu. Chuyến hải hành kéo dài từ ngày 16 tháng 8 đến ngày 23 tháng 8. Về đến nhà ngày Chủ Nhật, sáng Thứ Hai lại phải đi làm. Mãi đến hôm nay tôi mới cố gắng ngồi vào computer gõ vội những lời tường thuật, sợ để lâu dư âm của những ngày vui lắng dịu không còn hấp dẫn nữa.

 

Sáng thứ Sáu, ngày 14-8-2015, thầy Trần Hà Thanh và tôi được thầy Hoàng Đức Thạc của tôi chở đến phi trường Long Beach. Cô Nguyễn Thị Lài được con rể chở đi. Ba chúng tôi đi cùng một chuyến bay. Sau khi đã gởi hành lý, tôi và thầy Thanh đứng chờ cô Lài đến để vào gate một lần. Điện thoại réo:

 

- Hương ơi! Chị để quên passport ở nhà rồi em ơi! Làm sao đây?

 

- Một là chị quay về nhà lấy, hai là khỏi đi Alaska.

 

- Về nhà không được, trễ rồi, để chị vô phi trường đi trước, con chị gởi passport tốc hành cho chị.

 

Khi vào gate, cô Lài nghe rể phone nói là sẽ quay về nhà lấy passport mang vào phi trường. Đến giờ sắp hàng vào máy bay, con rể báo tin là đã đến phi trường, nhưng không biết làm thế nào giao passport. Tôi nói cô Lài chạy đến hỏi người check in cho ra ngoài 15 phút để lấy passport kịp không. Ông ấy trả lời 15 phút thì OK, lâu hơn không bảo đảm. Thế là cô Lài chạy ra check point nhờ ông lo an ninh phi trường ra gặp con rể để lấy passport. Cô Lài quả là có phước! Con rể sao mà ngoan quá trời! Chở mẹ vợ từ Placentia đến Long Beach, rồi trở lại về nhà lấy passport. Chả bù cho mẹ vợ ở Mỹ bao giờ cũng là trò cười trêu chọc cho mấy chàng rể Mỹ. May là chúng tôi lấy chuyến bay từ phi trường Long Beach - phi trường nhỏ xíu chỉ dành cho hãng JetBlue, chứ đi phi trường Los Angeles thì làm gì có chuyện chạy ra chỗ check point để lấy passport dễ dàng như vậy. Đây là chuyện lạ thứ nhất.  

 

Ba người chúng tôi đến phi trường Seattle lúc 2 giờ rưỡi chiều và được chào mừng bằng một cơn mưa tầm tã. Ban tổ chức căn dặn là lấy hành lý xong ra đứng cổng Alaska số 1 sẽ có đủ mọi thứ xe: xe nhà, xe taxi, có luôn cả người cầm cờ đặc biệt để dễ nhận diện. Nhìn quanh quất chỉ thấy mưa và mưa! Đang tìm số phone của taxi thì nghe phone của cô Đường réo: 

 

- Hương đang ở mô! Cô đến từ 9 giờ sáng mà chưa có phòng.

 

- Em đang ở phi trường, làm răng lấy phòng cho cô được

 

- Để cô nhờ Lực đi đón. 

 

Mưa lớn và kẹt đường nên khoảng 5 giờ nhóm ba người chúng tôi mới đến khách sạn. Đó là nhờ anh Phạm Lực nhanh trí kéo thêm anh Nguyễn Thượng Cường để đi lối carpool. Nếu không thì không biết bao giờ mới mò đến khách sạn. Ngồi trên xe, đường tuy dài nhưng nghe hai anh Phạm Lực và Nguyễn Thượng Cường chuyện trò đùa giỡn vui vẻ nên mọi người cười đùa thỏa thích quên cả mệt nhọc. Đến nơi là chúng tôi chỉ đủ thì giờ lấy phòng thay áo quần và đi ngay đến chỗ tiền hội ngộ. Ban tổ chức cũng khéo sắp xếp, đêm tiền hội ngộ và đêm hội ngộ chính thức đều được tổ chức ngay tại khách sạn để đỡ nhọc nhằn cho việc di chuyển trong những ngày mưa ướt át.

 

Đêm tiền hội ngộ đã diễn ra trong bầu không khí vui tươi, chuyện trò thân mật, và văn nghệ phong phú báo hiệu một đêm tiệc chính thức tưng bừng gấp bội lần. Thực phẩm quá dư! Ban tổ chức có con mắt to hơn cái bụng rồi! Năm nay thiếu bóng đệ nhất nam danh ca Phạm Châu Nam. Nhưng không sao! Có nam ca sĩ khác hát say sưa rất nhiều bài cho cả hai đêm hội ngộ: ca sĩ Trần Văn Hải.

 

 

Sáng hôm sau, Thứ Bảy, đến phòng ăn sáng, tôi thấy mọi người ngồi bên cặp vợ chồng Quang-Tâm nói chuyện có vẻ lạ lạ. Tôi chạy tới hỏi “Có chuyện chi rứa?’. Té ra là chuyện ông bà ni đến khách sạn lúc 9 giờ sáng ngày Thứ Sáu, nhưng ngủ một giấc thiệt dài đến hơn 10 giờ đêm sau khi tiệc tiền hội ngộ tan. Thức giấc đói bụng quá mò đi mô cũng không có ai hó hé chi hết, đành ôm bụng đói ngủ tiếp. Tôi nghe kể chuyện mà ôm bụng cười hăng hắc “Ngủ quên răng mà lạ rứa trời! Có ngủ quên thì một người thôi, chứ răng mà cả hai ta cùng quên…” Mắc cười quá, tôi liền yêu cầu hai ông bà cho tui chụp tấm hình để vinh danh cặp đôi hạnh phúc nhất của HNLTTHQN kỳ 7. Đây là chuyện lạ thứ hai.

 

Sáng Thứ Bảy mọi người ra xe để được đưa đi ngắm toàn thành phố Seattle. Chúng tôi đã được ngắm Space Needle. Nhân lúc xe đi trên I-90 vượt qua chiêc cầu nổi, tài xế tour guide giải thích về I-90. Tôi chỉ nhớ đây là Interstate Highway dài nhất nước Mỹ, mấy chi tiết khác khó nhớ nên tôi nhờ Google ghi lại:

 

Interstate 90 (I-90) is a transcontinental freeway, and the longest Interstate Highway in the United States at 3,020.54 miles (4,861.09 km). Its western terminus is in Seattle, at Edgar Martinez Drive S. near Safeco Field and CenturyLink Field, and its eastern terminus is in Boston, Massachusetts, at Route 1A near Logan International Airport. I-90 crosses the Continental Divide over Homestake Pass just east of Butte, Montana. East of the Wisconsin-Illinois border, much of I-90 follows several toll roads, many of which predate the Interstate Highway system. The Jane Addams Memorial Tollway, Chicago Skyway, Indiana Toll Road, Ohio Turnpike, New York State Thruway, Massachusetts Turnpike, and the Ted Williams Tunnel are all toll roads used by I-90 in the eastern half of the country. The Interstate is not tolled through some segments in downtown Chicago; Greater Cleveland, and the rest of Northeast Ohio; Pennsylvania; and through brief sections near Buffalo; Albany; and Boston. Erie, Pennsylvania; Billings, Montana; and Spokane, Washington are other major cities on I-90.

 

[Đoạn văn trên bằng Việt ngữ như sau: Xa lộ Liên tiểu bang 90 (tiếng Anh: Interstate 90 hay viết tắt là I-90) là một xa lộ liên tiểu bang dài nhất tại Hoa Kỳ với chiều dài là 3.101,77 miles (4.991,81 km). Nó là một xa lộ liên tiểu bang nằm ở cực Bắc nhất chạy từ bờ biển này sang bờ biển kia và đi song song với Quốc lộ Hoa Kỳ 20 trong phần lớn chiều dài của nó. Điểm đầu phía Tây của nó ở Đường Edgar Martinez, gần Sân vận động Safeco và Sân vận động CenturyLink trong thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Đầu phía Đông của nó nằm ở Xa lộ 1A gần Sân bay Quốc tế Logan trong thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts. Xa lộ Liên tiểu bang 90 băng qua Đường phân thủy Bắc Mỹ trên Đèo Homestake ngay phía Đông Butte, Montana.

 

Ở phía Đông ranh giới Wisconsin - Illinois, phần nhiều I-90 bị thu phí dọc theo các xa lộ thu phí sau đây (một số xa lộ này có trước Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang ra đời): Xa lộ thu phí Tưởng niệm Jane Addams, Cầu thu phí Chicago, Lộ thu phí Indiana, Xa lộ thu phí Ohio, Xa lộ thu phí Tiểu bang New York, và Xa lộ thu phí Massachusetts trong đó có Đường hầm Ted Williams. Không thu phí khi đi qua phố chính Chicago; Đại Cleveland (Greater Cleveland) và phần còn lại của Đông Bắc Ohio; Pennsylvania; và khi đi qua các đoạn ngắn gần các thành phố Buffalo, Albany, và Boston]. (Webmaster thêm đoạn nầy.)

 

Cây cầu nổi của Seattle nổi tiếng là cầu nổi dài nhất thế giới. Chúng tôi đã được nghe tour guide giải thích làm thế nào để có được cây cầu nổi theo mực nước dâng cao. Chiéc cầu nổi được bắc qua Lake Washington. Đây là hồ lớn nhất của King County và lớn thứ hai của tiểu bang Washington sau Lake Chelan.

 

 

I-90, cây cầu nổi, và Lake Washington

 

Chúng tôi đã có dịp tung tăng khắp thành phố Seattle xanh tươi xinh đẹp và tha hồ chụp hình. Lại cặp Quang Tâm tình tứ, chàng sắp hàng cả giờ mua cà phê Starbuck trong khi cho nàng tung tăng chụp hình với bạn bè. Chúng tôi vừa chụp hình vừa đùa giỡn cứ như thuở còn thanh xuân. Thành phố Seattle đẹp quá làm tôi nhớ đến cuốn phim dễ thương “Sleepless in Seattle”. Để chấm dứt cuộc du ngoạn vòng quanh thành phố Seattle, mọi người dừng chân ăn trưa với bánh mì tại Pier 91 là nơi tàu Ruby Princess đang cập bến và cùng chụp một tấm hình lưu niệm.

 

 

 

Đêm Thứ Bảy, tiệc chính thức khai mạc. Như thường lệ sau những nghi thức cần thiết là những giây phút chuyện trò râm ran của bạn bè xưa cũ. Có những người nhờ Ban Tổ Chức thông báo tìm người thân. Buổi Hôi ngộ đã diển ra trong bầu không khí thật ấm cúng thân thương. Món ăn do khách sạn đảm nhận nghĩa là một đĩa salad và món ăn chính là beefsteak hoặc cá. Ban tổ chức chơi sang, có quầy rượu với bartender phục vụ thực khách. Phần văn nghệ rất đa dạng, sôi nổi, phong phú, thiên hạ tha hồ nhảy nhót từ đầu mùa đến cuối mùa.

 

Khi tiệc tàn, tôi thấy bà bạn Tần thân mến của tôi thất tha thất thểu đi khắp nhà hàng.

 

- Tau mất cái máy hình mi ơi! Máy hình của tau cổ-lỗ-sĩ, cho người ta cũng không thèm lấy. Tau tiếc hình tau chụp bao lâu nay.

 

Tôi nghe cũng giật mình:

 

- Ừ! Tiếc thật! Bi chừ chỉ còn một cách là mi chờ khách về hết, lật khăn bàn lên coi thử nó có rơi dưới bàn không?

 

- Tau tìm hết rồi!

 

Sáng sớm hôm sau, đang sửa soạn lên đương đi Alaska, tôi nghe diện thoai reo. Giọng bà Loan léo nhéo:

 

- Mi nói con Tần là chị Mậu đang giữ cái máy hình của hắn. 

 

Tôi chạy vội qua phòng bà Tần:

 

- Tần ơi Tần ơi! Chị Mậu giữ máy hình của mi

 

- Biết rồi! Lấy rồi!

 

- Rứa hả! Mi biết mấy ngày ni tau vui nhứt là cái chi không?

 

- Gặp cố nhân hả?

 

- Còn khuya! Vui nhứt là mi tìm được máy hình đó.

 

Đây là chuyện lạ thứ ba.

 

Sáng Chủ Nhật, thiên hạ bắt đầu chia ra nhiều nhóm: về nhà, đi xem cá whale nhảy, hay ở lại Seattle thêm ít ngày dạo chơi cho thỏa thích. Tôi áo ấm, khăn quàng cổ, theo đoàn người thám hiểm Alaska. Đoàn người được xe đưa tới Pier 91 chuẩn bị lên tàu Ruby Princess.

 

Chỗ dừng đầu tiên là Ketchikan, mọi người bắt đầu nhìn thấy hằng hà sa số cá Hồi trở về nguồn đẻ trứng rồi bỏ xác trôi dật dờ theo dòng nước. Chỗ cập bến thứ hai là Juneau. Thật là thích khi nhìn thấy những tảng băng màu xanh trôi lững lờ trên mặt biển. Tôi lấy tour đi xem băng đá và vườn hoa. Vườn hoa đẹp quá! Tour guides là những em học sinh rất trẻ vừa giới thiệu, vừa lái xe lên đồi cao đến 580 ft làm mấy người yêu bóng vía hơi ngán! Phong cảnh nên thơ, đẹp quá là đẹp! 

 

Chỗ cập bến thứ ba là Stagway. Tôi lấy city tour xem một vòng thành phố. Đây là một town rất nhỏ, chỉ khoảng một ngàn dân. Tôi leo lên xe bus màu vàng, tài xế kiêm tour guide là mấy cô nhỏ nhắn xinh xắn, mặc y phục của thế kỷ 18, 19. Chúng tôi được mấy cô đưa đến xem nghĩa địa Gold Rush. Nghĩa địa này là nơi yên nghỉ của những người gắn liền với lịch sử của Skagway. Ngôi mộ cao lớn nhất ở đây là của ông Frank H. Reid, người hùng của Skagway, chết năm 1898 vì cuộc đấu súng chống kẻ bất hảo Randolp Smith.

 

 

Mộ ông Frank H. Reid, chết ngày July 20, 1898

 

Trước khi trở lại Seattle, tàu dừng lại tại thành phố Victoria, Canada. Vì đã đến thăm vườn hoa Butchart Gardens trước đây nên tôi quyết định lấy tour đi thăm thành phố. Tài xế xe bus đưa mọi người ngắm những toà nhà mấy chục triệu đẹp như mơ. Mọi người được ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên đỉnh Mount Tolmie và thành phố thơ mộng xa xa dưới chân đồi. Tất cả mọi người được mời vào Empress Hotel - lâu đài đẹp như trong phim thần thoại, thưởng thức trà và bánh ngọt theo phong cách của người Anh. 

 

 

Hoàng hôn trên đỉnh Mount Tolmie

 

Quả thật tham dự Hội Ngộ LTTHQN kỳ 7 tại Seatlle là một điều hết sức thích thú. Ban Tổ Chức đã lo mọi việc thật chu đáo để mọi người tham dự có những giây phút hàn huyên, du ngoạn mặc sức. Đăc biệt là chuyến đi này đã có sự tham dự của hai phó nhòm đầy kinh nghiệm: anh Phạm Dự và anh Phạm Doanh Châu. Hai anh đã chụp cho mọi người cả ngàn tấm hình lưu niệm. Ước mong chúng ta sẽ có rất nhiều cuộc hôi ngộ kế tiếp theo chân hôi ngộ 7 để mọi người thay vì lo sợ thời gian vùn vụt trôi nhanh, lại cầu mong cho mau đến ngày hội ngộ.

 

Chân thành cám ơn Ban Tổ Chức HNLTTHQN kỳ 7 và thân chúc các cô thầy, các anh chị em giữ vững sức khoẻ để chúng ta lại được gặp nhau trong kỳ hội ngộ đến. 

 

Nguyễn Thu Hương

 

*  *  *

 

Xem bài khác cùng tác giả: click vào đây
Xem trang Liên trường QN: click vào đây
Về trang chính: http://www.nuiansongtra.net  

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh