(Can the Renminbi Take on the World?)
By Alexander Friedman
Nghiêm Hồng Sơn dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Project Syndicate
August 05/2015.
Tiền "bák" Mao xếnh xáng
Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT, đồng Nguyên) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.
Tiềm năng của NDT (yuan, đồng nguyên) trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật.
Nỗ lực của Trung Quốc để đảm bảo đồng NDT trở thành đồng tiền dự trữ là điều dễ hiểu vì những lợi ích to lớn mà thay đổi này có thể mang lại. Việc này sẽ làm cho đồng tiền ổn định hơn và giảm sự cần thiết phải có lượng dự trữ lớn. Khi các nhà hoạch định chính sách không còn buộc phải kiềm chế nhu cầu trong nước để duy trì mức dự trữ cao, tiêu dùng có thể thay thế đầu tư vào tài sản cố định (để làm động lực tăng trưởng) và đặt nền kinh tế Trung Quốc vào một con đường phát triển bền vững hơn. Lượng dự trữ dư thừa có thể được rót vào các quỹ đầu tư quốc gia và các dự án tài chính qua các kênh như Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á mới được thành lập để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của nước này.
IMF đã tuyên bố rằng sự gián đoạn gần đây trên thị trường chứng khoán sẽ không ảnh hưởng đến cơ hội đồng NDT gia nhập giỏ SDR. IMF muốn tập trung vào “một số các tiêu chí rõ ràng” bao gồm những nỗ lực để mở cửa hệ thống tài chính và phát triển các thị trường vốn.
Nhưng việc đưa NDT vào giỏ SDR không phải là điều kiện cần hay đủ để nó được coi là đồng tiền dự trữ đúng nghĩa. SDR chỉ chiếm 2% tổng lượng dự trữ ở các ngân hàng trung ương, và nó không hề được sử dụng ở khu vực tư nhân. Trên thực tế, giỏ tiền tệ gồm bốn loại tiền này đã không thay đổi trong 15 năm qua, chủ yếu là do nó ít quan trọng.
Tất nhiên, việc đưa đồng NDT vào rổ SDR sẽ là một mốc quan trọng mang tính biểu tượng trên con đường quốc tế hóa đồng tiền này. Nhưng con đường đó sẽ lâu dài và khó khăn, và chính phủ buộc phải vượt qua các trở ngại chính về kinh tế, bao gồm biến động giá tài sản khắc nghiệt, dọc lộ trình ấy.
Ở mức tối thiểu thì đồng tiền dự trữ phải được tự do chuyển đổi phục vụ các giao dịch tài khoản vãng lai như thanh toán thương mại và trả lãi. Tuy nhiên để được coi là đồng tiền dự trữ chính thức nó cũng phải được tự do chuyển đổi cho các mục đích liên quan đến tài khoản vốn như đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quan trọng nhất là các ngân hàng trung ương yêu cầu thanh khoản bằng một loại tiền tệ dự trữ nhằm đáp ứng các yêu cầu về cán cân thanh toán, trả nợ, và đôi khi là can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Để đạt được điều này, nước cung cấp đồng tiền dự trữ cần có thị trường vốn nội địa lớn – đặc biệt đối với các trái phiếu nợ ngắn hạn có chất lượng cao mà thông qua đó dự trữ của ngân hàng trung ương có thể được lưu giữ. Tại Hoa Kỳ, trái phiếu kho bạc phục vụ mục đích này, trong khi ở Vương quốc Anh trái phiếu chính phủ ngắn hạn rất nhiều và có tính thanh khoản cao. Nhưng thị trường nợ chính phủ của Trung Quốc, nơi khả dĩ nhất để chứa các tài sản dự trữ, vẫn còn quá nhỏ và có tính thanh khoản thấp đối với mục đích của các nhà quản lý dự trữ tại các ngân hàng trung ương.
Ngoài việc duy trì tự do chuyển đổi, đất nước có đồng tiền dự trữ phải chấp nhận có “nhu cầu quá mức” với đồng tiền của mình và phải đảm bảo cung tiền một cách tự do. Trên thực tế, điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ cần liên tục có thâm hụt tài khoản vãng lai, điều mà họ có thể không sẵn sàng chấp nhận. Đồng thời, phần còn lại của thế giới có thể không sẵn sàng để đưa ra các yêu cầu đối với Trung Quốc – ít nhất là không tới mức quy mô cần có cho một đồng tiền dự trữ khả thi.
Ngay cả khi chính quyền Trung Quốc đạt được khả năng tự do chuyển đổi và giao dịch đầy đủ cho đồng NDT thì cũng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ thực sự trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, đơn giản là vì không dễ để tạo ra một đồng tiền dự trữ. Thật vậy, qua ba thế kỷ của toàn cầu hóa, chỉ có ba “đồng tiền” đạt được vị thế thống trị: vàng, bảng Anh, và Đô-la Mỹ. Mặc dù Mác Đức, Frăng Thụy Sĩ và Yên Nhật đã trở thành các giải pháp thay thế hữu hiệu cho Đô-la Mỹ kể từ Thế chiến II do chúng thường là nơi lưu giữ giá trị tốt hơn vì ít bị lạm phát, nhưng chưa đồng tiền nào trong số này có thể xâm nhập lâu dài vào thị phần dự trữ ngoại hối toàn cầu của đồng Đô-la.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm tài chính toàn cầu và đồng tiền dự trữ xuất hiện chủ yếu ở các nước có tinh thần thượng tôn pháp luật vững vàng và người nước ngoài không có khả năng bị phân biệt đối xử về mặt pháp luật. Liệu Trung Quốc có thể đạt được địa vị pháp lý tương tự hay không vẫn còn bỏ ngỏ, hay ít ra thì đây sẽ là một quá trình lâu dài và chậm chạp.
Trung Quốc tiếp tục tiến hành một số các bước đi cần thiết để đạt được vị thế đồng tiền dự trữ. Có lẽ những bước đi này sẽ đủ để đưa đồng NDT thỏa mãn điều kiện được vào giỏ SDR trong năm nay. Nhưng như thị trường chứng khoán của TQ gần đây đã cho thấy, con đường này có khả năng sẽ gập ghềnh.
Alexander Friedman
Nghiêm Hồng Sơn dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Alexander Friedman là Giám đốc điều hành của Tập đoàn GAM Holding, Giám đốc đầu tư toàn cầu của Công ty Quản lý Tài sản Ngân hàng UBS, Giám đốc tài chính của Quỹ Bill & Melinda Gates, và nghiên cứu viên tại Tòa Bạch Ốc thời chính quyền Clinton.
Can the Renminbi Take on the World?
By Alexander Friedman
Project Syndicate
August 05/2015.
LONDON – The Chinese have a saying: “Take a second look; it costs you nothing.” This advice is apt in the context of China’s current equity-market volatility, the implications of which extend beyond the immediate anxiety that the recent turbulence has provoked. In fact, this turmoil should be viewed in light of one of China’s core strategic goals: to establish the renminbi as a global reserve currency.
The renminbi’s potential to serve as a reserve currency has gained increased attention this year, as the International Monetary Fund prepares to review the currency basket that determines the value of its own reserve asset, the Special Drawing Right. The SDR was created in 1969 to supplement member countries’ official reserves. China has been campaigning for years to have the renminbi included in the basket, alongside the US dollar, the British pound, the euro, and the Japanese yen.
China’s push to secure reserve-currency status for the renminbi is understandable, given the far-reaching benefits of such a change. It would make the currency more stable and reduce the need to hold massive reserves. With policymakers no longer forced to suppress domestic demand to sustain a high level of reserves, consumption could supplant fixed-asset investment, placing China’s economy on a more sustainable growth path. Excess reserves could be allocated to sovereign wealth funds and finance projects – including through the new Asian Infrastructure Investment Bank – that extend the country’s global influence.
The IMF has claimed that the recent disruption in the stock market will not affect the renminbi’s chances of joining the SDR basket. The Fund prefers to focus on a “well-defined set of criteria,” including efforts to open the financial system and develop capital markets.
But inclusion in the SDR basket is neither necessary nor sufficient to achieve true reserve-currency status. The SDR accounts for just 2% of total central-bank reserves, and it is not used by the private sector at all. In fact, the four-currency basket has not changed for 15 years, largely because of its lack of significance.
Of course, the renminbi’s inclusion in the SDR basket would be an important symbolic milestone on the renminbi’s path to full internationalization. But that path will be long and hard, with the government forced to overcome major economic obstacles, including extreme asset-price volatility, along the way.
At a minimum, a reserve currency must be freely convertible for current-account transactions, such as commercial trade and interest payments. To attain genuine reserve-currency status, however, it must also be freely convertible for capital-account purposes, such as foreign direct investment. Most important, central banks require liquidity denominated in a reserve currency to meet balance-of-payment requirements, to service debt, and occasionally to intervene in foreign-exchange markets.
To achieve this, the country supplying the reserve currency needs a large domestic capital market – in particular, for short-term, high-quality debt securities – in which central-bank reserves can be held. In the United States, Treasury bills serve this purpose, while in the United Kingdom, there is a large, liquid pool of short-term gilts. But China’s government-debt market, the most likely repository for reserve assets, remains too small and illiquid for the purposes of central-bank reserve managers.
Beyond maintaining convertibility, a country must accept “excess demand” for its currency and supply it freely. In practice, this means that China would need to run a chronic current-account deficit, which it may not be willing to do. At the same time, the rest of the world may not be willing to build up claims against China – at least not on the scale required for a viable reserve currency.
Even if Chinese authorities managed to achieve full convertibility and tradability for the renminbi, there is no guarantee that it would actually become a global reserve currency for the simple reason that reserve currencies are not easily established. Indeed, over three centuries of globalization, only three “currencies” have dominated: gold, the British pound, and the US dollar. Though the Deutschemark, the Swiss franc, and the Japanese yen have all offered viable alternatives to the dollar since World War II, often providing better stores of value that are less prone to inflation, none has made lasting inroads into the dollar’s share of global foreign-exchange reserves.
It is also perhaps no accident that global financial centers and reserve currencies have emerged largely in countries where the rule of law is well established, and where foreigners do not face potential legal discrimination. Whether China can achieve similar legal standing remains to be seen; at the very least, it would be a long and slow process.
China continues to take some of the necessary steps to reach reserve-currency status. Maybe these will prove sufficient for the renminbi to be added to the SDR basket this year. But, as China’s equity markets have recently shown, the path is likely to be a bumpy one.
Alexander Friedman
Alexander Friedman, Group CEO of GAM Holding, was Global Chief Investment Officer of UBS Wealth Management, Chief Financial Officer of the Bill & Melinda Gates Foundation, and a White House fellow during the Clinton Administration. (From Project Syndicate)
GAM Holding AG (GAM is an independent, pure play asset management group), the Swiss money manager that split from Julius Baer Group Ltd., named Alexander S. Friedman, the former global chief investment officer at UBS AG, as its new chief executive officer in a push for growth.
Friedman, 43, who left Switzerland’s biggest bank in June after revamping its investment process, will replace David Solo on Sept. 8, the Zurich-based company said in a statement today. Solo, 49, is stepping down “at his own request,” it said.
GAM seeks to attract inflows into its investment-management business, as it targets increasing annual net new money by 5 percent to 10 percent of assets under management. The company reported a turnaround in August with net new inflows of 1.3 billion Swiss francs ($1.4 billion) in the first half after outflows a year earlier.
“David Solo’s resignation comes as a surprise,” Michael Kunz, a Zurich-based analyst with Zuercher Kantonalbank who as a market perform rating on the stock, wrote in a note to investors. “The announcement raises questions whether the turnaround at GAM perhaps was too slow or if Solo had private reasons.”
The shares dropped as much as 3.9 percent and were down 3.1 percent in Zurich trading at 3:28 p.m. to 17.35 Swiss francs, valuing the company at 2.89 billion francs. GAM has dropped 0.3 percent this year.
Solo joined the group through GAM 2004 and became CEO of the enlarged asset-management division of Julius Baer in 2006. Following the separation from Julius Baer, he continued as CEO of the operating entities GAM and Swiss & Global Asset Management. He became group CEO of GAM Holding AG in April 2013.
“Today’s leadership change is a very natural progression for the group,” Solo said in the statement. “In Alex, the board has appointed a thoughtful, experienced manager with the right skills to lead the company.”
Friedman built up the investment office at UBS to make advisory services more transparent and boost returns after clients pulled 228.8 billion francs in three years through 2010 amid the financial crisis and an attack on Swiss banking secrecy. UBS reclaimed the title of biggest wealth manager in 2012 and last year attracted a net 53.5 billion francs in assets, the most since 2007.
“With the fundamental restructuring of the company now completed under David’s tenure, the next step in realizing our strategy will focus on increasing our recognition and market penetration in order to achieve the scale commensurate with the group’s potential,” Chairman Johannes De Gier said in the statement.
(From Bloomberg)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Về trang chính: www.nuiansongtra.net