Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 20, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
GIÁ DẦU RẺ TÁC ĐỘNG LÊN TĂNG TRƯỞNG TOÀN CẦU
Webmaster
Các bài liên quan:
    GIÁ DẦU THẤP VÀ BÀI TOÁN CẢI CÁCH CƠ CẤU CỦA TRUNG ĐÔNG
    ƯU THẾ NĂNG LƯỢNG CỦA MỸ: CÁC HỆ QUẢ ĐỊA-CHÍNH-TRỊ CỦA CUỘC CÁCH-MẠNG DẦU KHÍ ĐÁ PHIẾN
    HỆ LỤY KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA GIÁ DẦU GIẢM
    TÁC ĐỘNG TỪ SỰ GIẪY CHẾT CỦA DẦU MỎ
    TÁC ĐỘNG TỪ CÁCH MẠNG DẦU ĐÁ PHIẾN CỦA MỸ

 

(Cheap Oil and Global Growth)

By Anatole Kaletsky

Nghiêm Hồng Sơn dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

Project Syndicate

August 28-2015.

 

 

Một giếng dầu ở Afghanistan. Nguồn: The Telegraph.

 

Giá dầu dao động mạnh đang gây mất ổn định cho các nền kinh tế và các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Nguyên nhân của việc giá dầu giảm một nửa từ 110 đô-la xuống 55 đô-la một thùng vào năm ngoái là rõ ràng: Ả Rập Xê-Út quyết định mở rộng sản xuất để tăng thị phần trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nhưng điều gì khiến giá dầu giảm hơn nữa trong vài tuần qua – xuống mức thấp tương đương thời kỳ ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – và nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?

 

Lời giải thích phổ biến là nhu cầu của Trung Quốc suy yếu, với việc giá dầu tụt dốc là một điềm báo của suy thoái kinh tế ở cả Trung Quốc lẫn trên toàn cầu. Nhưng điều này là gần như chắc chắn sai, mặc dù nó có vẻ được xác nhận bởi sự tương quan chặt chẽ giữa các thị trường dầu và thị trường chứng khoán, nơi giá đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 2009 không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở châu Âu và hầu hết các nền kinh tế mới nổi.

 

Giá dầu có ý nghĩa ấn tượng trong việc tiên đoán, nhưng là trong vai trò một chỉ số ngược lại: giá dầu xuống đã không bao giờ dự đoán chính xác một cuộc suy thoái kinh tế. Trong tất cả các dịp gần đây – 1982-1983, 1985-1986, 1992-1993, 1997-1998, và 2001-2002 – kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng nhanh hơn sau khi giá dầu giảm một nửa.

 

Ngược lại, mỗi đợt suy thoái kinh tế toàn cầu trong 50 năm qua đều đã bắt đầu bằng một đợt tăng mạnh giá dầu. Gần đây nhất, giá dầu gần như tăng gấp ba lần, từ 50 đô-la lên đến 140 đô-la trong một năm dẫn đến sự sụp đổ kinh tế vào năm 2008; sau đó giá dầu giảm xuống 40 đô-la trong sáu tháng ngay trước khi kinh tế bắt đầu phục hồi vào tháng Tư năm 2009.

 

Một hệ quả quan trọng đối với các nước đang phát triển sản xuất hàng hóa cơ bản là giá kim loại cho công nghiệp, vốn thực sự là chỉ số hàng đầu của hoạt động kinh tế, có thể cũng tăng sau khi giá dầu sụp đổ. Ví dụ, năm 1986-87 giá kim loại tăng gấp đôi một năm sau khi giá dầu đã giảm một nửa.

 

Một cơ chế kinh tế mạnh mẽ làm nền tảng cho các mối tương quan nghịch giữa giá dầu và tăng trưởng toàn cầu. Bởi vì thế giới đốt 34 tỷ thùng dầu mỗi năm, giảm giá dầu 10 đô-la sẽ chuyển 340 tỷ đô-la từ nhà sản xuất sang cho người tiêu dùng dầu. Như vậy, mức giảm 60 đô-la của giá dầu kể từ tháng Tám năm ngoái sẽ tái phân phối hơn 2 nghìn tỷ đô-la mỗi năm cho người tiêu thụ dầu, một lượng tăng thu nhập lớn hơn nhiều so với gói kích cầu năm 2009 của cả Mỹ và Trung Quốc cộng lại.

 

Bởi vì người tiêu dùng dầu thường sử dụng khoản thu nhập tăng thêm khá nhanh chóng trong khi các chính phủ (những người thu về phần lớn ngân sách từ dầu mỏ toàn cầu) thường duy trì chi tiêu công bằng cách vay mượn hoặc tiêu từ dự trữ, hiệu quả ròng của giá dầu giảm là luôn luôn tích cực đối với tăng trưởng toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc giảm giá dầu năm nay sẽ thúc đẩy GDP toàn cầu năm 2016 tăng thêm 0,5- 1%, bao gồm tăng trưởng 0,3- 0,4% ở châu Âu, khoảng 1- 1,2% ở Mỹ, và 1- 2% ở Trung Quốc.

 

Nhưng nếu tốc độ tăng trưởng có thể sẽ tăng tốc trong năm tới ở các nền kinh tế tiêu thụ dầu như Trung Quốc thì điều gì giải thích cho việc giá dầu giảm mạnh? Câu trả lời không nằm ở nền kinh tế và nhu cầu dầu lửa của Trung Quốc mà nằm ở tình hình địa chính trị Trung Đông và việc cung cấp dầu.

 

Trong khi chính sách sản xuất dầu của Ả-râp Xê-út rõ ràng là nguyên nhân đằng sau việc giá dầu giảm một nửa vào năm ngoái, sự giảm giá mới nhất bắt đầu vào ngày 6 tháng 7 năm nay, chỉ vài ngày sau khi có thỏa thuận quốc tế nhằm dỡ bỏ biện pháp trừng phạt chống lại Iran. Thỏa thuận hạt nhân với Iran đã bác bỏ một giả thuyết phổ biến nhưng ngây thơ rằng địa chính trị có thể đẩy giá dầu chỉ theo một hướng. Giới thương nhân đột nhiên nhận ra rằng các sự kiện địa chính trị cũng có thể làm tăng nguồn cung dầu chứ không chỉ làm giảm chúng – và rằng việc tăng thêm cung dầu do tình hình địa chính trị thúc đẩy có khả năng sẽ tiếp tục xảy ra trong những năm tới.

 

Tình hình ở Libya, Nga, Venezuela, và Nigeria đã tệ đến mức sản lượng dầu của họ bị giảm thêm là khó xảy ra. Ngược lại, do rất nhiều khu vực sản xuất nhiều dầu mỏ nhất thế giới đang bị hỗn loạn chính trị, bất kỳ dấu hiệu ổn định hóa nào cũng có thể nhanh chóng dẫn đến tăng cung dầu. Đó là những gì đã xảy ra tại Iraq vào năm ngoái, và Iran hiện đang đưa quá trình này đến một mức độ cao hơn.

 

Một khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Iran hứa hẹn sẽ tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu dầu gần như ngay lập tức lên mức hai triệu thùng mỗi ngày, và sau đó sẽ tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu một lần nữa vào cuối thập kỷ này. Để làm điều này, Iran sẽ phải tăng tổng sản lượng dầu (kể cả để tiêu thụ trong nước) lên đến sáu triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với sản lượng đỉnh cao của họ trong những năm 1970. Với những tiến bộ to lớn trong công nghệ khai thác dầu từ những năm 1970 và trữ lượng dầu lớn của Iran (đứng thứ tư thế giới, sau Ả-rập Xê-út, Nga và Venezuela), việc khôi phục sản lượng bằng mức 40 năm trước có vẻ như là một mục tiêu khiêm tốn.

 

Để tìm khách hàng cho lượng dầu tăng thêm này, tương đương với sản lượng dầu tăng thêm do cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ mang lại, Iran sẽ phải cạnh tranh quyết liệt không chỉ với Ả-rập Xê-út mà còn với Iraq, Kazakhstan, Nga, và các nước sản xuất có chi phí thấp khác. Tất cả những nước này đều quyết tâm khôi phục sản lượng lên mức đỉnh cao trước đây và sẽ có thể bơm nhiều dầu hơn thời kỳ những năm 1970 và 1980 bằng cách áp dụng các công nghệ sản xuất mới đã được tiên phong ở Mỹ.

 

Trong môi trường cạnh tranh mới này và dựa trên những lý do tôi đã nêu ra hồi tháng Giêng thì dầu sẽ được giao dịch giống như bất kỳ loại hàng hóa cơ bản bình thường nào, với việc thế độc quyền của Ả-rập Xê-út bị phá vỡ và chi phí sản xuất ở Bắc Mỹ sẽ tạo một trần giá dài hạn ở mức khoảng $50USD/ thùng.

 

Vì vậy, nếu bạn muốn hiểu giá dầu, hãy quên việc tiêu thụ ở Trung Quốc và tập trung vào việc sản xuất ở Trung Đông. Và nếu bạn muốn hiểu nền kinh tế thế giới, hãy quên đi thị trường chứng khoán và tập trung vào thực tế là dầu giá rẻ luôn thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

 

Anatole Kaletsky

Nghiêm Hồng Sơn dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

 

Anatole Kaletsky là Kinh tế trưởng và đồng Chủ tịch của Gavekal Dragonomics, Chủ tịch Viện Tư duy Kinh tế Mới (The Institute for New Economic Thinking). Từng phụ trách mục bình luận tại Times of London, The NY Times và Financial Times, ông là tác giả cuốn sách Capitalism 4.0 và The Birth of a New Economy.

 

Cheap Oil and Global Growth

By Anatole Kaletsky

Nghiêm Hồng Sơn dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

Project Syndicate

August 28-2015.

 

 

LONDON – Violent swings in oil prices are destabilizing economies and financial markets worldwide. When the oil price halved last year, from $110 to $55 a barrel, the cause was obvious: Saudi Arabia’s decision to increase its share of the global oil market by expanding production. But what accounts for the further plunge in oil prices in the last few weeks – to lows last seen in the immediate aftermath of the 2008 global financial crisis – and how will it affect the world economy?

 

The standard explanation is weak Chinese demand, with the oil-price collapse widely regarded as a portent of recession, either in China or for the entire global economy. But this is almost certainly wrong, even though it seems to be confirmed by the tight correlation between oil and equity markets, which have fallen to their lowest levels since 2009 not only in China, but also in Europe and most emerging economies.

 

The predictive significance of oil prices is indeed impressive, but only as a contrary indicator: Falling oil prices have never correctly predicted an economic downturn. On all recent occasions when the price of oil was halved – 1982-1983, 1985-1986, 1992-1993, 1997-1998, and 2001-2002 – faster global growth followed.

 

Conversely, every global recession in the past 50 years has been preceded by a sharp increase in oil prices. Most recently, the price of oil almost tripled, from $50 to $140, in the year leading up to the 2008 crash; it then plunged to $40 in the six months immediately before the economic recovery that started in April 2009.

 

An important corollary for commodity-producing developing countries is that industrial metal prices, which really are leading indicators of economic activity, may well increase after an oil-price collapse. In 1986-87, for example, metal prices doubled a year after oil prices fell by half.

 

A powerful economic mechanism underlies the inverse correlation between oil prices and global growth. Because the world burns 34 billion barrels of oil every year, a $10 fall in the price of oil shifts $340 billion from oil producers to consumers. Thus, the $60 price decline since last August will redistribute more than $2 trillion annually to oil consumers, providing a bigger income boost than the combined US and Chinese fiscal stimulus in 2009.

 

Because oil consumers generally spend extra income fairly quickly, while governments (which collect the bulk of global oil revenues) usually maintain public spending by borrowing or running down reserves, the net effect of lower oil prices has always been positive for global growth. According to the International Monetary Fund, the fall in oil prices this year should boost 2016 GDP by 0.5- 1% globally, including growth of 0.3- 0.4% in Europe, 1- 1.2% in the US, and 1- 2% in China.

 

But if growth is likely to accelerate next year in oil-consuming economies such as China, what explains plunging oil prices? The answer lies not in China’s economy and oil demand, but in Middle East geopolitics and oil supply.

 

While Saudi production policies were clearly behind last year’s halving of the oil price, the latest plunge began on July 6, within days of the deal to lift international sanctions against Iran. The Iran nuclear deal refuted the widespread but naive assumption that geopolitics can drive oil prices in only one direction. Traders suddenly recalled that geopolitical events can increase oil supplies, not just reduce them – and that further geopolitics-driven supply boosts are likely in the years ahead.

 

Conditions in Libya, Russia, Venezuela, and Nigeria are already so bad that further damage to their oil output is hard to imagine. On the contrary, with so many of the world’s most productive oil regions gripped by political chaos, any sign of stabilization can quickly boost supplies. That is what happened in Iraq last year, and Iran is now taking this process to a higher level.

 

Once sanctions are lifted, Iran promises to double oil exports almost immediately to two million barrels daily, and then to double exports again by the end of the decade. To do this, Iran would have to boost its total output (including domestic consumption) to six million barrels per day, roughly equal to its peak production in the 1970s. Given the enormous advances in oil-extraction technology since the 1970s and the immense size of Iran’s reserves (the fourth-largest in the world, after Saudi Arabia, Russia, and Venezuela), restoring output to the levels of 40 years ago seems a modest objective.

 

To find buyers for all this extra oil, roughly equal to the extra output produced by the US shale revolution, Iran will have to compete fiercely not only with Saudi Arabia, but also with Iraq, Kazakhstan, Russia, and other low-cost producers. All of these countries are also determined to restore their output to previous peak levels and should be able to pump more oil than they did in the 1970s and 1980s by exploiting new production technologies pioneered in the US.

 

In this newly competitive environment, oil will trade like any normal commodity, with the Saudi monopoly broken and North American production costs setting a long-term price ceiling of around $50 a barrel, for reasons I set out in January.

 

So, if you want to understand falling oil prices, forget about Chinese consumption and focus on Middle East production. And if you want to understand the world economy, forget about stock markets and focus on the fact that cheap oil always boosts global growth.

 

Anatole Kaletsky

 

 

Anatole Kaletsky is Chief Economist and Co-Chairman of Gavekal Dragonomics. A former columnist at the Times of London, the International New York Times and the Financial Times, he is the author of Capitalism 4.0, The Birth of a New Economy, which anticipated many of the post-crisis transformations of the global economy. His 1985 book, Costs of Default, became an influential primer for Latin American and Asian governments negotiating debt defaults and restructurings with banks and the IMF. (From Project Syndicate)

 

Anatole Kaletsky (born June 1, 1952) is an economist and journalist based in the United Kingdom. He has written since 1976 for The Economist, The Financial Times and The Times of London before joining Reuters and The International Herald Tribune in 2012. He has been named Newspaper Commentator of the Year in the BBC’s What the Papers Say awards, and has twice received the British Press Award for Specialist Writer of the Year.

Kaletsky has been an economic consultant since 1997, providing policy analysis and asset allocation advice to over 800 financial institutions, multinational companies and international organisations through his company, GaveKal, which is co-run with Louis and Charles Gave. He was elected to the governing Council of the Royal Economic Society in 1998.

Early life: Kaletsky was born in 1952 in Moscow, USSR and also spent his childhood in Poland and Australia. He has lived in England and the US since 1966.

Education: Kaletsky was educated at Westminster City School, at that time a grammar school in the City of Westminster in central London, followed by King's College, Cambridge, where he graduated with a first class honours degree in Mathematics, and then at Harvard, where he was a Kennedy Memorial Scholar and gained a master's degree in Economics.

Life and career:In 1976, Kaletsky joined The Economist, writing about business and finance. Three years later he moved to the Financial Times, working in a variety of posts including New York Bureau Chief, Washington Correspondent, International Economics Correspondent and Moscow Correspondent.

Beginning in 1990, Kaletsky was Economics Editor of The Times, and later became Editor-at-Large. In early 2012, Kaletsky began his new post, in the Analysis and Opinion section of the Reuters online newspaper, where he wrote a weekly column. His articles also appeared in print around the world in the International New York Times. Since early 2015, Kaletsky has been writing for Project Syndicate and Prospect Magazine.

In 2010, Kaletsky suggested the emergence of a new form of capitalism, which he calls Capitalism 4.0. The book's writing was primarily influenced by the subprime mortgage crises of 2007 to 2009; and draws upon the pattern or the fallibility of capitalism.[1] In his book Capitalism 4.0: The Birth of a New Economy in the Aftermath of Crisis, Kaletsky suggests that capitalism is "not a static set of institutions but an evolutionary system that reinvents and reinvigorates itself through crisis."

In 2012, Kaletsky was appointed Chairman of the Institute for New Economic Thinking, a foundation established after the 2008 financial crisis with $200m of grants from George Soros, Paul Volcker, William Janeway, Jim Balsillie and other leading financiers. INET was set up post-crisis to challenge the mainstream assumptions in contemporary economic research.

On his Reuters' blog, Kaletsky appealed several times to the central banks to do "quantitative easing for the people". This solution would consist in enabling central banks to create debt-free money and inject it into the economy through direct cash transfers to the citizens, instead of injecting money through the banking system. Kaletsky claims this radical solution "may be another idea whose time has come".

Personal life: Kaletsky is married to Fiona Murphy, a documentary film producer, and they have three children: Kitty, Misha, and Sasha. (From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

Xem bài liên hệ đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây 
Read more on English topic, please click here 
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh