Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 27, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
MỸ GIÀNH LẠI THẾ CHỦ ĐỘNG TẠI BIỂN ĐÔNG
Webmaster
Các bài liên quan:
    QUYỀN LỰC TRÊN BIỂN NẰM TRONG TAY AI?
    QUA LẠI VÔ HẠI: MỸ DÒ-DẪM CHIẾN LƯỢC CỦA MÌNH Ở BIỂN ĐÔNG?
    VỤ USS LASSEN DDG-82: NHỮNG PHẢN ỨNG CÓ THỂ XẢY RA CỦA TRUNG CỘNG
    CÓ CẦN ĐÁNH NHAU VÌ BIỂN ĐÔNG KHÔNG?
    MỸ CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TRUNG CỘNG

 

(Regaining the Initiative in the South China Sea)

By Col Michael W. “Starbaby” Pietrucha

The Diplomat

August 05, 2015

 

Mỹ và các đối tác của nước này có thể chống lại một cách mạnh mẽ sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) như thế nào?

 

 

Image Credit: mashleymorgan

 

“Nỗ lực nắm lấy thế chủ động chiến lược trong đấu tranh quân sự, chủ động lên kế hoạch cho đấu tranh quân sự theo tất cả các phương hướng và lĩnh vực, và nắm lấy những cơ hội để đẩy nhanh xây dựng, cải cách và phát triển quân đội” – Chiến lược quân sự Trung Quốc, Bộ Quốc phòng TQ, ngày 26/05/2015.

 

Ngày 26/05, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện đã công bố phiên bản tiếng Anh của Chiến lược quân sự TQ. Ngắn gọn, nhẹ nhàng và dễ đọc hơn hẳn so với chiến lược quân sự của Mỹ, chiến lược quân sự của TQ gây chú ý vì sự chuyển đổi sang một tư thế công khai, “phòng thủ tích cực” đối với các lực lượng quân sự TQ. Trong số nhiều điểm nổi bật là sự chú trọng vào việc giành lấy thế chủ động chiến lược, một trong 8 nhiệm vụ chiến lược cụ thể cho quân đội TQ.

 

Đây không phải là một diễn biến mới, nhưng những hoạt động gần đây ở Biển Đông là điển hình cho thực tế rằng TQ đã nắm được thế chủ động chiến lược trên biển. Các sắp xếp lực lượng ở Biển Đông làm rõ rằng TQ không có ý định từ bỏ thế chủ động. Một phản ứng thụ động của Mỹ sẽ chỉ tiếp tục thể hiện cho TQ thấy tính hữu dụng trong đường hướng của nước này, trong khi những lựa chọn răn đe linh hoạt truyền thống vừa kích động một cách không cần thiết vừa có thể không hiệu quả. Một chiến lược can dự và hiện đại hóa toàn diện, dài hạn tập trung vào Quốc gia Đối tác (PN) và sức mạnh không quân của Mỹ có thể đem lại cơ hội để Mỹ đảo ngược những lợi thế của TQ ở Biển Đông và ngăn chặn những lợi thế hơn nữa.

 

Sức mạnh không quân, đặc biệt là sức mạnh không quân được các quốc gia đối tác triển khai, là xương sống cần thiết của một chiến dịch nhằm vô hiệu hóa một cách có hiệu quả hiệu lực của các công sự trên đảo của TQ ở Biển Đông. Một chiến lược can dự mạnh mẽ, kết hợp với một lực lượng máy bay ném bom Mỹ hiện đại hóa, sẽ cho phép Mỹ triển khai sức mạnh hoặc hỗ trợ cho các nỗ lực phòng thủ địa phương một cách đáng tin cậy, ngay cả trong những trường hợp không sẵn có căn cứ địa phương cho các lực lượng Mỹ. Chiến lược đề xuất của Mỹ này có 3 thành phần; những mối quan hệ quốc phòng mới, một bộ công cụ đã sửa đổi để tăng cường các khả năng sức mạnh trên không và trên biển của quốc gia đối tác, và một lực lượng máy bay ném bom tầm xa hiện đại hóa.

 

Địa lý

 

Bất kỳ cuộc thảo luận nào về Biển Đông đều phải bắt đầu bằng đặc điểm địa lý. Những tuyên bố chủ quyền của TQ về cơ bản bao trùm toàn bộ vùng biển này, dựa trên những gì còn lại của đường 11 đoạn được thừa hưởng từ Trung Hoa Dân quốc năm 1947. Hiện nay được gọi là “đường 9 đoạn” (2 đoạn đã bị Chu Ân Lai xóa bỏ), đường này bao quanh lãnh thổ mà trong lịch sử đã được các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền hoặc chiếm giữ, kể cả các bãi ngầm, bãi cạn và bãi cát cửa sông ở ngoài rìa. Một số điểm ngoài rìa đó đã bị TQ và quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền chiếm giữ, và một số đã được mở rộng thành các đảo nhân tạo hoàn thiện với các cơ sở quân sự, kể cả sân bay.

 

Trong khi báo chí đã nói nhiều về các đảo nhân tạo được quân sự hóa của TQ, các đảo được bồi đắp có tất cả những bất lợi của một chiếc tàu sân bay, mà lại không có tính cơ động hữu ích của tàu sân bay. Như người Nhật Bản đã khám phá ra trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, các đảo bồi đắp là nơi các lực lượng được tập trung một cách nguy hiểm vào những không gian nhỏ hẹp với trang bị, nhiên liệu và đạn dược hạn chế. Về mặt quân sự, các căn cứ trên đảo nhỏ dễ dàng bị cô lập, khó phòng thủ và chúng tập trung các lực lượng theo cách bất lợi nhất – khi chúng dễ có khả năng tổn thương vì bị tấn công nhất. Chúng có thể dễ dàng biến thành một gánh nặng. Ngược lại, trong thời bình, các căn cứ có hiệu quả trong việc mở rộng khả năng của TQ quan sát, hành động và hăm dọa các nước láng giềng. Khi đó, thách thức là làm thế nào để vô hiệu hóa tác động của nó trong thời bình.

 

Biển Đông được bao quanh bởi những vùng đất liền xung quanh nó. Không có tập hợp các căn cứ đảo nhỏ, tĩnh nào sẽ làm chủ được nó. Việt Nam, Borneo, Luzon và Palawan chiếm ưu thế về mặt địa lý. Phía Nam quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam và Philippines có một lợi thế về vị trí đối với Biển Đông so với TQ Đại lục hoặc đảo Hải Nam. Các nước với lãnh thổ gần đó, đáng chú ý là Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei, có tiềm năng làm đối trọng với một số lợi thế quân sự của TQ – nhưng chỉ khi họ có thể gây nguy hại cho các yếu tố quân sự của TQ.

 

 

Một cấu trúc phòng thủ mới

 

Nếu Mỹ kiềm chế thành công những tham vọng của TQ ở Biển Đông, Mỹ sẽ phải thay đổi cấu trúc phòng thủ trong khu vực. Chỉ 4 nước có vị trí chế ngự Biển Đông: TQ, Malaysia, Việt Nam và Philippines. Người ta cho rằng TQ có quân đội lớn nhất đi kèm với vị trí địa lý xấu nhất. Một chính sách kiềm chế của Mỹ có thể được cải thiện đáng kể nếu việc bổ sung sự tham gia tích cực của một hoặc nhiều hơn các quốc gia láng giềng quan trọng này. Ngay cả khi không có căn cứ thường trực của Mỹ, các mối quan hệ phòng thủ đã thiết lập một vị thế quân sự của quốc gia đối tác được cải thiện có thể đem lại sức mạnh chống lại sự hung hăng của TQ.

 

Việt Nam, nước có 1000 năm bị TQ chiếm đóng trong lịch sử, cũng là nạn nhân mới nhất của sự hung hăng quân sự trên quy mô lớn của TQ, trước đó đã bị TQ xâm lược vào năm 1979. Việt Nam cũng đã chịu nhiều thương vong ở Biển Đông trong những cuộc đối đầu trực tiếp với TQ hơn mọi quốc gia khác. Với một vị trí mang tính chế ngự trên Biển Đông, với những tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và một cấu trúc cơ sở vững mạnh, Việt Nam về mặt lôgích là nước có lợi nhất trong khu vực khi cải thiện quan hệ quốc phòng, dù có hoặc không có căn cứ phía trước để Mỹ có thể tiếp cận được. Tương lai hợp tác quân sự hiện nay có phần hạn chế vì Mục 22 của Bộ quy tắc liên bang (CFR) 126.1 ngăn cấm viện trợ quân sự sát thương cho Việt Nam; việc dỡ bỏ lệnh cấm này liên quan đến các hệ thống vũ khí trên biển đã cho phép mở rộng, dù có giới hạn, quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việc dỡ bỏ có thể được mở rộng để bao gồm cả các khả năng trên không, và Thượng nghị sĩ John McCain đã thông báo một kế hoạch nhằm đưa ra điều luật dỡ bỏ các biện pháp giới hạn của CFR 126.1 đối với Việt Nam.

 

Malaysia, nước hiện đã có quan hệ hợp tác an ninh với Mỹ, chế ngự các lối vào Biển Đông ở phía Nam thông qua đảo Borneo. Nước này tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo Trường sa, và kiểm soát một số bãi ngầm, bãi cạn và sân bay trên bãi ngầm Swallow. Có 7 sân bay quân sự lớn của Malaysia ở Borneo, khiến nước này trở nên mạnh mẽ hơn đáng kể trước bất kỳ cấu trúc căn cứ nhân tạo nào của TQ. Lực lượng không quân hoàng gia Malaysia vận hành một đội máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ, Nga và châu Âu cho một loạt vai trò rộng lớn. Trên quan điểm về hàng không, Malaysia có một lực lượng không quân nhỏ nhưng có khả năng, và một học thuyết quốc phòng tập trung nhiều vào sự tự lực.

 

Philippines là nước duy nhất trong 3 đối tác giáp với Biển Đông có một hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, bắt đầu từ năm 1961. Không may là Lực lượng không quân Philippines là cái bóng của tổ chức mà Mỹ đã giúp đỡ xây dựng sau Việt Nam. Bất chấp kế hoạch hiện đại hóa kéo dài 20 năm, Lực lượng không quân Philippines đã thui chột khả năng vận hành máy bay chiến đấu lên thẳng 10 năm trước và phải chịu thiết bị cũ dần, hạ tầng cơ sở tồi tàn, một hệ thống mua sắm quân sự không có dự tính và tinh thần yếu kém. Trên thực tế, Lực lượng không quân Philippines là một lực lượng an ninh nội địa và Philippines hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ về phòng thủ bên ngoài.

 

Chiến lược chồn wolverine

 

Quá trình củng cố các đối tác địa phương để cạnh tranh với một bá quyền khu vực thường được gọi là chiến lược “con nhím”. Nhím là một thách thức khó khăn cho một kẻ săn mồi định có một bữa ăn nhanh. Nhím không nhất thiết không thể ăn được, nó chỉ khó khăn hơn và không bõ công bằng những lựa chọn khác cho bữa ăn. Mặt khác, một con chồn wolverine, là một kẻ săn mồi cáu kỉnh, hung hăng không chỉ khó ăn, mà còn nguy hiểm khi đứng xung quanh và tốt nhất nên tránh xa. Một chiến lược “chồn wolverine”, nhằm cải thiện các khả năng tấn công đáp trả trên biển và trên không của các quốc gia đối tác, sẽ nắm một phần chìa khóa để vô hiệu hóa thế chủ động của TQ.

 

Những tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông không có chỗ đứng trong luật pháp quốc tế, và chỉ có rất ít cơ sở lịch sử có ý nghĩa. Nhiều trong số các đảo thỉnh thoảng mới có người cư trú trong nhiều thế kỷ, một số vẫn được Trung Hoa Dân quốc tuyên bố chủ quyền, và một số đã bị TQ chiếm bằng vũ lực. Năm 1974, TQ đã chiếm giữ nhóm đảo Lưỡi liềm (Cressent Group) thuộc quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa. Năm 1994, Đá Vành Khăn (mischief Reef) đã bị chiếm giữ trong thời gian tạm lắng các cuộc tuần tra của Hải quân Philippines và năm 2012 TQ đã bãi bỏ thỏa thuận do Mỹ làm trung gian, thỏa thuận sẽ rút lại các tàu của PLAN và Hải quân Phippines. Cuộc bao vây kéo dài 3 năm biệt đội Thủy quân Lục chiến Philippines trên Bãi Cỏ mây (Second Thomas Shoal) đang tiếp tục diễn ra. TQ đã hung hăng theo đuổi các tuyên bố chủ quyền Biển Đông, không chỉ trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của các quốc gia khác, mà còn trong giới hạn 12 hải lý lãnh hải của Philippines, Brunei và Malaysia.

 

Trung Quốc là một bên ký kết Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), nhưng tin rằng nó không áp dụng với Biển Đông. Cho tới nay, không nước liền kề nào kháng cự lại sự xâm phạm quân sự của TQ, với ngoại lệ đáng chú ý là Việt Nam. Điều này chỉ có thể thay đổi nếu các nước này trở nên đủ hùng mạnh để khiến các bước tiến của TQ tốn kém và dễ dàng bị đảo ngược. Đối với phòng thủ  trong EEZ của một nước, sức mạnh không quân đặt trên mặt đất là lực lượng mang tính quyết định vì Việt Nam, Philippines và Malaysia có thể đều có tiềm năng duy trì ưu thế trên không trong vùng 200 hải lý tính từ bờ biển của họ, trong khi TQ sẽ bị thách thức hoạt động ở một phạm vi xa hơn nhiều. Nếu các nước xung quanh Biển Đông có những khả năng tấn công trên không và trên biển mạnh mẽ, họ sẽ không chỉ được chuẩn bị tốt hơn để chống lại sự hung hăng của TQ, mà còn có thể đảo ngược những lợi thế nhất thời và khiến sự can thiệp của TQ trở nên tốn kém hơn.

 

Sự tham gia của Mỹ trong việc phát triển các khả năng tấn công trên không và trên biển có tính then chốt, nhưng vào lúc này không đặc biệt khả thi. Mỹ không có các hệ thống không quân và hải quân sát thương, giá rẻ và có thể chuyển giao được mà các đối tác khu vực của Mỹ có thể mua, vận hành và duy trì một số lượng đầy đủ. Trong những năm 1970, Lực lượng không quân Mỹ đã cung cấp máy bay dư thừa từ Việt Nam cho một số lượng lớn lực lượng không quân trên toàn cầu để đem lại một lực lượng bảo vệ hiệu quả chống lại một mối đe dọa chung lấy cảm hứng Cộng sản. Các máy bay A-37, F-5, A-7, C-7, C-119, C-123, O-1, O-2 và OV-10 đã được cung cấp cho một số lực lượng không quân. Các máy bay này hiện chỉ được vận hành một cách cầm chừng, nếu không muốn nói là hoàn toàn không. Mỹ hiện nay hầu như không có đề xuất thay thế trong khi đồng thời, đòi hỏi về sự hỗ trợ của Mỹ cho các lực lượng không quân chỉ đang gia tăng. Nếu một quốc gia đối tác không thể chi trả cho một chiếc F-16 có nâng cấp vào giữa vòng đời, Mỹ không thể cung cấp cho họ máy bay chiến đấu. Tương tự, Mỹ không thể chế tạo các tàu hải quân mà không thể được các đối tác ít năng lực sử dụng hiệu quả – lựa chọn tốt nhất của chúng ta là những chiếc khinh hạm FFG-7 đã ngừng hoạt động và thỉnh thoảng là tàu tuần tra có tuổi thọ lớn. Các tàu tác chiến ven biển quá đắt đỏ về mặt quy mô đơn đặt hàng, và Mỹ không chế tạo tàu chiến nổi như tàu cánh ngầm lớp Pegasus, tàu hộ tống lớp Skjold, hay tàu hỏa tiễn nhanh Mẫu 022. Nếu Mỹ nỗ lực tiến hành Chiến lược chồn wolverine, thì sẽ thiếu những công cụ cần thiết – Mỹ sẽ gặp khó khăn khi cung cấp phần cứng chung, huấn luyện hiệu quả và khía cạnh quan trọng nhất – một mối quan hệ dài hạn giúp định hình các quân đội đối tác là một đồng minh chính cho một nỗ lực toàn cầu với những giá trị chung cho cả hai.

 

Đây là vấn đề sâu sắc ở Đông Nam Á, khi máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo đã hết thời hạn sử dụng. Máy bay chiến đấu xuất khẩu cuối cùng của Mỹ F-5E, Tiger II, cho tới nay đã bị thay thế bởi các máy bay chiến đấu không phải của Mỹ, làm mất đi một cơ hội hợp tác an ninh lớn. Những chiếc F-5 còn lại cuối cùng ở Đông Nam Á sẽ hết hạn sử dụng trong 5 năm tới mà không có lựa chọn thay thế của Mỹ nào ngoài những chiến F-16, F-18 và F-15E đắt đỏ hơn nhiều.

 

Nếu Mỹ tiến hành Chiến lược chồn wolverine thành công, Mỹ sẽ phải làm điều gì đó về cả khả năng cố vấn không quân lẫn kho máy bay chiến đấu sẵn có của mình. Các biến thể chiến đấu của máy bay huấn luyện T-X (AT-X và FT-X) có thể phục vụ như một loại máy bay chiến đấu trung hạn, có thể xuất khẩu vào giữa những năm 2020. Tương tự, máy bay OA-X (AT-6B và A-29B) của Bộ Tư lệnh không quân tác chiến có thể giúp xây dựng lại những kỹ năng cơ bản mà Philippines cần để cho phép chuyển đổi hiệu quả sang một lực lượng đa năng – và những chiếc máy bay đó hiện đang sẵn sàng. Nếu Mỹ cũng thiết kế và chế tạo các tàu chiến mang tên lửa nhỏ gần giống với lớp Hầu Bắc Mẫu 022 của Hải quân Quân giải phóng nhân dân TQ, các quốc gia đối tác có thể bổ sung các tàu chiến nhỏ, có khả năng sát thương vào danh sách những năng lực được sử dụng để cân bằng ưu thế trên biển hiện tại của TQ so với các lực lượng hải quân khác trong khu vực. Quan trọng nhất, Mỹ phải gắn bất kỳ nỗ lực cố vấn nào với một cam kết dài hạn gần giống như Kế hoạch Colombia, vốn phải mất đến một thập kỷ, nhưng đã đem lại một Lực lượng không quân Colombia được trang bị tốt, hoàn toàn chuyên nghiệp.

 

Máy bay ném bom

 

Thành phần cuối cùng là một lực lượng máy bay ném bom tầm xa, bao gồm LRS-B, B-2 và B52J được nâng cấp (B-1B đơn giản là tốn nhiên liệu, và bị đánh giá thấp về khả năng sẵn có, đến mức không thể tiết kiệm chi phí để duy trì trong kho khí tài. Việc mất những chiếc B-1 sẽ được bù đắp bằng LRS-B mới và bằng việc đưa B-52 bổ sung khỏi kho dự trữ vào các đơn vị tác chiến). Những khoảng cách xa điển hình cho chiến đấu ở Thái Bình Dương và tầm bắn ngày càng tăng của mối đe dọa tên lửa TQ có thể đòi hỏi phải hoạt động từ bên ngoài khu vực. Máy bay ném bom có thể tác chiến từ những địa điểm nước ngoài như căn cứ Không quân hoàng gia Australia ở Tindall hay Diego Garcia, nhưng một chiếc B-52J được thay động cơ mới cũng có thể tác chiến ở Biển Đông mà không cần tiếp nhiên liệu từ các căn cứ xa xôi như căn cứ Không quân hoàng gia Australia ở Amberly và lãnh thổ của Mỹ như Wake, Guam hay thậm chí Hawaii. Với các hệ thống cảm biến hiện đại hóa bao gồm khẩu độ mở tổng hợp nghịch đảo (để nhận diện tàu) và các chế độ xung nhịp – Doppler (để nhận thức tình hình trên không), các máy bay ném bom sẽ có thể hỗ trợ các chiến dịch chống tác chiến biển trong và xung quanh Biển Đông.

 

Chống lại Hải quân Liên Xô, một phi đội gồm 3 máy bay B-52G được trang bị hỏa tiễn Harpoon đã là một lực lượng đáng sợ, và có thể tỏ ra một lực lượng vượt trội ở Bắc Đại Tây Dương. Được trang bị các vũ khí chống tàu hiện đại như Tên lửa tấn công hải quân hay tên lửa Harpoon cải tiến, một phi đội toàn B-52 có quy mô cả loạt để áp đảo các hàng phòng không của hải quân từ tầm xa. Bên cạnh chiến tranh chống tàu nổi, công suất lớn của các máy bay ném bom có thể cho phép cô lập một cách hiệu quả các kho quân sự trên đảo của TQ bằng cách tân công trực tiếp từ xa, hoặc triển khai các khả năng ném bom trên không tầm xa chính xác, ví dụ như Quickstrike-ER và Quickstrike-P. Việc cô lập các căn cứ trên đảo bằng cách ngăn chặn tiếp tế có thể vô hiệu hóa chúng một cách hiệu quả – các căn cứ không quân để có hiệu quả đòi hỏi rất nhiều nhiên liệu, và các hàng rào phòng không cần điện, thứ cũng cần nhiều nhiên liệu. Các căn cứ trên đảo bị cô lập bởi việc ném bom từ xa các vùng biển gần đó không thể có khả năng tái triển khai trang bị quân sự hạng nặng, sau đó có thể bị tấn công dễ dàng.

 

Điều kiện nhỏ hẹp, chật chội trên các đảo bồi đắp hạn chế hiệu quả của việc phòng thủ chủ động, vốn không thể dựa vào học thuyết cơ động vì diện tích nhỏ và không thể dựa vào kiểm soát sóng radio chặt chẽ do thiếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ, đặt trên mặt đất. Hơn nữa, các căn cứ được xây dựng trên đảo bồi đắp không thể được củng cố hiệu quả bằng các cơ sở dưới lòng đất – một điều kiện cũng làm điêu đứng các căn cứ trên đảo của Mỹ trong khu vực này. Bất kỳ cuộc tấn công có vũ khí nào vào một căn cứ đảo nhân tạo sẽ có thể có một tác động to lớn do sự tập trung lượng lớn phương tiện.

 

Kết luận

 

Các tuyên bố lãnh thổ ngày càng gia tăng của TQ ở Biển Đông gây bất lợi cho Mỹ và các quốc gia đối tác. Cách tiếp cận dần dần của TQ phụ thuộc nhiều vào những lợi thế về vị trí và hăm dọa sử dụng sức mạnh quân sự, điều thường được đe dọa nhưng hiếm khi được sử dụng. TQ có thể không bị trừng phạt với kiểu hành vi này vì các quốc gia cạnh tranh không có một dàn xếp phòng thủ khu vực và vì sự mất cân bằng lớn trong quy mô lực lượng và các khả năng. Tuy nhiên, Việt Nam, Malaysia và Philippines có những lợi thế địa lý đáng kể so với TQ ở chỗ từng nước trong số họ có một vị trí mang tính chế ngự trên nhiều phần của Biển Đông. Cùng với nhau ba nước, được Mỹ trang bị và hỗ trợ hợp lý, có thể chống lại một cách mạnh mẽ bất kỳ sự hiện diện quân sự biệt lập nào mà Quân giải phóng nhân dân có thể thiết lập bên ngoài EEZ của TQ.

 

Sự kết hợp của các mối quan hệ quốc phòng được cải thiện và những khả năng trên không cũng như trên biển do Mỹ xây dựng, được hỗ trợ bằng một khả năng tấn công tầm xa hiện đại hóa từ các máy bay ném bom thuộc Lực lượng không quân Mỹ, sẽ đòi hỏi phải đầu tư đáng kể thời gian và nguồn lực, nhưng không đặt gánh nặng đối trọng với các bước tiến của TQ lên một mình Mỹ. Trong bối cảnh tái cân bằng sang Thái Bình Dương, một chiến lược can dự mạnh mẽ là một thành phần cần thiết trong bất kỳ nỗ lực của Mỹ nào để kiềm chế TQ và làm yên lòng các đối tác và đồng minh châu Á rằng sự tái cân bằng không chỉ là những lời sáo rỗng. Sức mạnh không quân là một thành phần chính của chiến lược này và phù hợp với những thách thức trên biển đặt ra ở Biển Đông.

 

Col. Michael W. “Starbaby” Pietrucha

The Diplomat.

 

Regaining the Initiative in the South China Sea

By Col Michael W. “Starbaby” Pietrucha

The Diplomat

August 05, 2015

 

How the U.S. and its partners could provide a robust counter to the growing PRC presence in the South China Sea?

 

 

Image Credit: mashleymorgan

 

To endeavor to seize the strategic initiative in military struggle, proactively plan for military struggle in all directions and domains, and grasp the opportunities to accelerate military building, reform and development. - Chinese Military Strategy, Chinese Ministry of National Defense, May 26, 2015.

 

On May 26, the State Council Information Office released an English-language version of the Chinese Military Strategy. Short, sweet, and immensely more readable than its American counterpart, the PRC’s military strategy is notable for its transition to an overt, “active defense” posture for Chinese military forces. Among the many salient points is the emphasis on gaining the strategic initiative, which is one of eight specified strategic tasks for the Chinese military.

 

This is not a new development, but recent activities in the South China Sea (SCS) illustrate the reality that China has already seized the strategic initiative in those waters. Force dispositions in the SCS make it clear that the PRC has no intention of surrendering the initiative. A passive U.S. response will only continue to demonstrate to China the usefulness of its approach, while traditional flexible deterrent options are both unnecessarily provocative and likely to be ineffective. A comprehensive, long-term engagement and modernization strategy focused on Partner Nation (PN) and U.S. airpower may provide an opportunity for the U.S. to reverse PRC gains in the SCS and prevent further gains.

 

Airpower, particularly airpower employed by partner nations, is the necessary backbone of a strategy to effectively neutralize the political effectiveness of the PRC’s island forts in the South China Sea. A robust engagement strategy, combined with a modernized American bomber force, will allow the United States to credibly project power or assist local defense efforts, even in cases where local basing for U.S. forces is unavailable. This proposed U.S. strategy has three elements; new defense relationships, a revised toolkit for building up partner nation air and seapower capabilities, and a modernized long-range bomber force.

 

Geography

 

Any discussion of the South China Sea has to start with the geography. China’s claims essentially encompass the entire sea, based on the remnants of the 11-dash line inherited from the Republic of China in 1947. Now referred to as the “nine-dash line” (two were deleted by Zhou Enlai), the line encompasses territory that has historically been claimed or occupied by other nations, including marginal reefs, shoals, and sandbars. Some of those marginal points have been occupied by China and other nations with claims, and a number have been expanded into artificial islands complete with military facilities, including airfields.

 

While much has been said in the press about China’s militarized artificial islands, fortified islands have all of the disadvantages of an aircraft carrier, without the mobility that makes the carrier worthwhile. As the Japanese discovered in WWII, fortified islands are locations where forces are dangerously concentrated into tight spaces with limited materiel, fuel and munitions. Militarily, small island bases are easy to isolate, hard to defend, and they concentrate forces in the most unfavorable manner – when they are most vulnerable to attack. They can easily be turned into a liability. In peacetime, by contrast, the bases are effective at expanding the ability of the PRC to observe, act and intimidate neighbors. The challenge, then, is how to neutralize their effect in peacetime.

 

The South China Sea is commanded by the landmasses around it. No collection of small, static island bases will provide command of it. Vietnam, Borneo, Luzon and Palawan dominate the geography. South of the Paracels, Vietnam and the Philippines have a positional advantage over the SCS compared to mainland China or Hainan Island. Countries with substantial nearby territory, notably Indonesia, Malaysia, Vietnam, the Philippines and Brunei, have the potential to offset some of China’s military advantages – but only if they can hold Chinese military elements at risk.

 

 

Figure 1: PRC Map of the SCS showing the 9-dash line,

submitted to the UN in 2009 (English labels added)

 

A New Defense Architecture

 

If we are to successfully contain the PRC’s ambitions in the SCS, we will have to change the defense architecture in the region. Only four countries hold a commanding position over the SCS: China, Vietnam, Malaysia and the Philippines. Arguably, the PRC pairs the largest military with the poorest geographical position. A U.S. containment policy can be immeasurably improved with the addition of the active participation of one or more of these critical neighboring nations. Even without U.S. permanent basing, established defense relationships and an improved PN military posture can provide a bulwark against PRC aggression.

 

Vietnam, which has a thousand years of Chinese occupation in its history, is also the most recent victim of full-scale Chinese military aggression, having suffered an invasion by the PRC in 1979. Vietnam has also suffered more casualties in the South China Sea in direct conflict with China than any other nation. With a commanding position over the SCS, claims to the Paracel Islands and a robust basing structure, Vietnam is logically the highest-payoff country in the region with which to improve a defense relationship, with or without forward basing accessible to the U.S. The future of military cooperation is currently somewhat limited because Title 22 CFR 126.1 prohibits lethal military aid to Vietnam; waiving this prohibition with respect to maritime weapons systems has already allowed an expanded, if limited, defense relationship with Vietnam. The waiver could be expanded to encompass aviation capabilities, and Senator John McCain has announced a plan to introduce legislation that would remove CFR 126.1 restrictions on Vietnam.

 

Malaysia, which already has an existing security cooperation relationship with the U.S., commands the south approaches to the SCS via the island of Borneo. It maintains claims to some of the Spratly Islands, and exerts control over a number of reefs, shoals, and the airfield on Swallow Reef. There are seven militarily significant Malaysian airfields on Borneo, making it substantially more robust than any PRC landfill basing structure. The Royal Malayan Air Force operates a mix of modern U.S., Russian and European aircraft covering a wide range of roles. From an aviation standpoint, Malaysia has a small but capable Air Force, and a defense doctrine that has focused heavily on self-reliance.

 

The Philippines is the only one of the three partners bordering the SCS that has a mutual defense treaty with the United States, dating from 1961. Unfortunately, the Philippine Air Force is a shadow of the organization that the U.S. helped build up after Vietnam. Despite a 20-year old modernization plan, the Philippine Air Force lost its ability to operate jet fighters ten years ago and suffers from aging equipment, poor infrastructure, an ad hoc military procurement system and poor morale. In effect, the PAF is an internal security force and the Philippines is entirely dependent on the U.S. for external defense.

 

The Wolverine Strategy

 

The process of strengthening local partners to compete with a regional hegemon is often referred to as the “hedgehog” strategy. A hedgehog is a difficult challenge for a predator intent on a quick meal. A hedgehog doesn’t have to be impossible to eat, it just has to be more difficult and less worthwhile than the other meal options. A wolverine, on the other hand, is a nasty, aggressive predator that is not only difficult to eat, but dangerous to be around and worth avoiding. A “wolverine” strategy, intended to improve the offensive counterair and countermaritime capabilities of partner nations, would hold part of the key to neutralizing China’s initiative.

 

The PRC’s claims in the SCS have no standing in international law, and only very tenuous historical backing. Many of the islands have been only occasionally inhabited for centuries, some remain claimed by the Republic of China, and some have been seized by force by the PRC. In 1974, the PRC seized the Crescent Group of the Paracels from the Republic of Vietnam. In 1994, Mischief Reef was occupied during a lull in Philippine Navy patrols and in 2012 the PRC abrogated a U.S.-brokered agreement which would have pulled back PLAN and Philippine Navy vessels. A three-year blockade of the Philippine Marine detachment on Second Thomas Shoal is ongoing. The PRC has been aggressive in pursuing SCS claims, not only within the 200-nm Exclusive Economic Zone (EEZ) of other nations, but also within the territorial 12-mile limit of the Philippines, Brunei and Malaysia.

 

China is a signatory of the U.N. Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), but believes that it does not apply in the SCS. To date, none of the adjacent countries has resisted PRC encroachment militarily, with the notable exception of Vietnam. This can only change if those countries become strong enough to make PRC advances costly or easily reversed. For local defense within a country’s EEZ, land-based airpower is the decisive force because Vietnam, the Philippines and Malaysia could all potentially maintain air superiority within 200nm of their shores, while China would be challenged to operate at a much longer distance. If the countries surrounding the SCS had robust, offensive air and sea capabilities, not only would they be better prepared to resist PRC aggression, they would also be able to reverse temporary gains and raise the costs of Chinese intervention.

 

U.S. participation in developing offensive air and sea capabilities is critical, but at this juncture not particularly feasible. The U.S. has no lethal, affordable and transferable air or naval systems that our regional partners can afford to purchase, operate and maintain in sufficient numbers. In the 1970s, the U.S. Air Force provided a large number of air forces worldwide with Vietnam-surplus aircraft to provide an effective bulwark against a common Communist-inspired threat. A-37s, F-5s, A-7s, C-7s, C-119s, C-123s, O-1s, O-2s and OV-10s were provided to a number of air forces. Those aircraft are now only marginally operational, if at all. The U.S. now have few alternatives to offer while, at the same time, demand for U.S. assistance with air forces is only growing. If a PN cannot afford an F-16 with a midlife upgrade, we cannot supply them with combat aircraft. Similarly, we do not build naval vessels that can be used effectively by less-capable partners – our best options are retired FFG-7 frigates and the occasional long-endurance cutter. Littoral combat ships are too expensive by an order of magnitude, and we do not build a surface combatant like the Pegasus-class hydrofoil, Skjold-class corvette, or Type 022 fast missile boat. If we were to attempt to execute a Wolverine Strategy, we are short the necessary tools – the U.S. will have difficulty providing common hardware, effective training, and the most important aspect of all – a long-term relationship that helps shape partner militaries to be a key ally for a global effort with values common to both.

 

 

Figure 2: PRC Claims in the SCS overlaid on 200 nm EEZ lines (Goran tek-en)[i]

 

This is an acute problem in Southeast Asia, as U.S.-built combat aircraft have reached the end of their service lives. The last U.S. export fighter, the F-5E Tiger II, has so far been replaced by non-U.S. fighters, forfeiting a major security cooperation opportunity. The last remaining F-5s in Southeast Asia will retire in the next 5 years with no American replacement options except the much more expensive F-16, F-18 and F-15E.

 

 

If we are to successfully execute a Wolverine Strategy, we will have to do something about both our air advisory capability and our stable of available aircraft. Combat variants of the T-X trainer (AT-X and FT-X) might well serve as a mid-term, exportable fighter in the mid 2020s. Similarly, ACC’s OA-X (AT-6B or A-29B) could help rebuild the essential skills needed by the Philippines to allow an effective transition to a multirole force – and those aircraft are ready today. If the U.S. were also to design and build small missile combatants akin to the PLAN’s Type 022 Houbei-class, partner nations could add small, lethal combatants to the list of capabilities used to offset the PRC’s current maritime superiority over other regional navies. Most importantly, we must accompany any advisory effort with a long-term commitment akin to Plan Colombia, which took a decade, but resulted in a well-equipped, thoroughly professional Fuerza Aérea Colombiana.

 

The Bombers

 

The final ingredient is a modernized long-range bomber force, consisting of LRS-B, B-2, and upgraded B-52J. (The B-1B is simply too fuel inefficient, and has such low availability ratings, to be cost-effective to keep in the inventory. The loss of B-1s will be offset by new LRS-B and by moving additional B-52 from storage into operational units.) The long distances typical of combat in the Pacific, and the increasing range of the PRC’s missile threat, may necessitate operating from well outside the region. Bombers may operate from foreign locations such as RAAF Tindall or Diego Garcia, but a re-engined B-52J could also operate unrefueled into the SCS from distant bases like RAAF Amberly or U.S. territory such as Wake, Guam, or even Hawaii. With modernized sensor systems including inverse synthetic aperture (for ship identification) and pulse-Doppler (for air to air situational awareness) modes, the bombers will be able to support countermaritime operations in and around the South China Sea.

 

Against the Soviet Navy, a three-ship flight of Harpoon-armed B-52Gs was a formidable force, and might well have proven a dominant force in the North Atlantic. Armed with modern antiship weapons such as the Naval Strike Missile or improved Harpoon, a loaded flight of B-52s has the salvo size to overwhelm naval air defenses from standoff range. In addition to antisurface warfare, the large capacity of the bombers could allow effective isolation of PRC military island installations by direct attack from standoff, or employment of precision standoff aerial mining capabilities exemplified by Quickstrike-ER and Quickstrike-P. Isolating island bases by preventing their resupply could effectively neutralize them – airbases require a lot of fuel to be effective, and air defenses require power generation, which is also fuel-intensive. Island bases isolated by standoff mining of the nearby waters may not be able to redeploy their heavy military equipment, which can then be attacked at leisure.

 

The small, congested conditions on fortified islands limit the effectiveness of active defenses, which cannot rely on a mobility doctrine due to the small area and cannot rely on tight emissions control due to the lack of supporting, land-based infrastructure. Moreover, bases built on landfill cannot be effectively hardened with underground facilities – a condition that also bedevils U.S. island bases in the region. Any hit by a weapon on an artificial island base is likely to have an outsized effect due to the congestion of assets.

 

Conclusion

 

The steady advance of the PRC’s territorial claims in the South China Sea has put the U.S. and partner nations at a disadvantage. China’s incremental approach relies more on the advantages of position and the threat of military force, which is often threatened but rarely used. China is able to get away with this kind of behavior because the competing nations do not have a regional defense arrangement and because the imbalance in force size and capabilities is substantial. However, Vietnam, Malaysia and the Philippines do have substantial geographical advantages over China in that each of them, alone, has a commanding position over parts of the South China Sea. The three of them together, properly equipped and supported by the U.S., could provide a robust counter to any isolated military presence that the PLA might establish outside the Chinese EEZ.

 

A combination of improved defense relationships and U.S.-built air and sea capabilities backed by a modernized long-range strike capability from USAF bombers would require a substantial investment in time and resources, but does not place the burden for offsetting China’s advances solely upon the United States. Given the rebalance to the Pacific, a robust engagement strategy is a necessary component of any U.S. effort to contain the PRC and assure Asian partners and allies that the rebalance is more than empty words. Airpower is a key component of this strategy and well-suited to the maritime challenges posed in the South China Sea.

 

Michael W. “Starbaby” Pietrucha

 

Colonel Mike “Starbaby” Pietrucha was an instructor electronic warfare officer in the F-4G Wild Weasel and the F-15E, Strike Eagle, amassing 156 combat missions and taking part in 2.5 SAM kills over 10 combat deployments. As an irregular warfare operations officer, Colonel Pietrucha has two additional combat deployments in the company of U.S. Army infantry, combat engineer, and military police units in Iraq and Afghanistan. The views expressed are those of the author and do not necessarily reflect the official policy or position of the Department of the Air Force or the U.S. Government.  (From The Diplomat)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh