(Don’t Fear the IMF)
By Ricardo Hausmann
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
September 28/2015.
Tại nhiều nơi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund, IMF) là tổ chức mà mọi người đều căm ghét. Theo một số người, IMF không mang lại gì tốt đẹp cho người nghèo, phụ nữ, ổn định kinh tế và môi trường. Joseph Stiglitz, người có tầm ảnh hưởng được nhân rộng bởi giải thưởng Nobel, đổ lỗi cho IMF vì đã gây ra và sau đó càng làm tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế mà IMF được yêu cầu giải quyết. IMF được cho là làm như vậy để giải cứu các nhà tư bản và chủ ngân hàng chứ không phải người dân bình thường. Mặc dù không đúng sự thật nhưng niềm tin này sẽ gây hại rất lớn và hạn chế tiềm năng những điều tốt đẹp mà IMF có thể mang lại.
Trước tiên, hãy xem xét cách thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, chẳng hạn như khủng hoảng người tị nạn Syria, và cách thế giới giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính. Như tên gọi của nó cho thấy, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn là một cá nhân, không phải là một tổ chức. Ông ta hoặc bà ta đứng đầu một “văn phòng”, không phải là một tổ chức hoàn chỉnh. Điểm yếu này là điều đã buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel phải ép buộc các đối tác Liên minh châu Âu có phản ứng thống nhất hơn đối với dòng người tị nạn.
Ngược lại, hệ thống ngăn chặn và giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính được trao cho một tổ chức hoàn chỉnh: IMF. Nó có thể không hoàn hảo, nhưng so với các lĩnh vực như người tị nạn, nhân quyền, hoặc môi trường, thì nó đang đi trước hàng năm ánh sáng.
Rất dễ hiểu sai những gì mà IMF làm. Phần lớn những nỗ lực của IMF là dành cho việc phòng ngừa khủng hoảng. Như Franklin D. Roosevelt phát biểu tại Hội nghị Bretton Woods năm 1944, nơi thành lập IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), “những căn bệnh kinh tế rất dễ lây lan. Do đó, sức khỏe kinh tế của mỗi quốc gia là vấn đề thích hợp đáng để quan tâm đối với tất cả các nước láng giềng, dù gần hay xa”.
Đó là lý do tại sao 44 quốc gia tham dự, và hiện nay là 188 quốc gia thuộc IMF, đã đồng ý “tham vấn và đạt thỏa thuận về những thay đổi tiền tệ quốc tế có tác động lẫn nhau… và họ nên giúp đỡ nhau vượt qua các khó khăn ngắn hạn về ngoại hối”. Về mặt hoạt động, điều này được thể hiện trong các tham vấn được quy định tại Điều IV (của Điều lệ IMF). Những cuộc thảo luận chính sách chính thức giữa IMF và chính phủ các nước thành viên thường diễn ra hàng năm, và được ghi nhận, xem xét bởi Ban Giám đốc Điều hành của Quỹ (đại diện cho toàn bộ 188 chính phủ), đồng thời công bố cho mọi người đọc trực tuyến. Đây là tiêu chuẩn giám sát tập thể và minh bạch mà các tổ chức về các vấn đề khác nên noi theo.
IMF đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công cụ để các nước đo lường, đánh giá và cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay của họ, bao gồm chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng như ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả. Nó giúp các nước tìm ra cách tốt hơn để thực hiện các biện pháp trong tất cả các lĩnh vực này, và xác định những bài học lớn từ kinh nghiệm của nhiều nước, qua đó có thể làm sáng tỏ các lựa chọn mà một quốc gia cụ thể bất kỳ có thể có.
Thông qua đối thoại, nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, và đào tạo, IMF giúp tạo ra một cộng đồng toàn cầu các chuyên gia thực hành. Ngày nay, trở thành một chủ tịch ngân hàng trung ương hoặc bộ trưởng tài chính thì dễ hơn nhiều so với việc trở thành một bộ trưởng y tế hoặc tư pháp. Không phải là vì các thách thức trở nên dễ dàng hơn mà là vì cộng đồng quốc tế các chuyên gia thực hành, dẫn đầu bởi IMF, đã cung cấp một mức độ hỗ trợ mà đơn giản là không tồn tại trong các lĩnh vực khác.
Các hoạt động gây tranh cãi nhất của IMF xuất hiện trong thời gian quản lý và giải quyết khủng hoảng. Những nước yêu cầu hỗ trợ tài chính của IMF khi họ gặp rắc rối và mất hoặc lo sợ bị mất khả năng đi vay trên thị trường quốc tế. IMF có thể huy động hàng trăm tỷ đô la từ các quốc gia thành viên nhằm giúp các nước đi vay có thời gian để phục hồi. Nguồn lực của IMF lớn hơn nhiều số tiền mà cộng đồng quốc tế có thể huy động cho các vấn đề khác, bởi vì tiền này được cho các nước vay và họ phải có nghĩa vụ hoàn trả.
Để có được sự hỗ trợ tài chính này, IMF thường đòi hỏi các nước giải quyết sự mất cân đối ngân sách – nguyên nhân gây ra các vấn đề của họ, không chỉ để họ có thể hoàn trả tiền đã vay mà còn tốt cho chính họ, bởi vì qua đó họ có thể khôi phục mức độ tín nhiệm (và do đó là cả khả năng tiếp cận thị trường vốn). Nhưng thật dễ nhầm lẫn giữa cơn đau gây ra bởi chính cuộc khủng hoảng với cơn đau gây ra bởi các biện pháp khắc phục.
Đúng là IMF không tránh khỏi mắc sai lầm, một phần vì các câu hỏi và vấn đề mà IMF phải giải quyết thay đổi liên tục, vì vậy không bao giờ biết được tư duy hiện tại có đủ để đương đầu với thách thức mới hay không. Nhưng IMF là một tổ chức đủ cởi mở để có thể và buộc phải phản ứng trước những chỉ trích dành cho nó.
Bây giờ hãy xem xét phương án thay thế. Một thế giới không có IMF trông rất giống Venezuela ngày nay. Hugo Chávez đã trở thành nhân vật được yêu mến của những người phản đối IMF, bao gồm Stiglitz, khi ông hoãn các tham vấn theo quy định của Điều IV vào năm 2004. Kết quả là, người Venezuela mất cơ hội tiếp cận thông tin kinh tế cơ bản mà đất nước có nghĩa vụ phải chia sẻ với thế giới thông qua IMF. Sự vi phạm này đã ngăn cản cộng đồng quốc tế lên tiếng khi đất nước này thực hiện các chính sách thực sự vô trách nhiệm, chi tiêu trong năm 2012 như thể giá dầu ở mức 197 đô la Mỹ/ thùng chứ không phải 107 đô la Mỹ/ thùng.
Với sự sụp đổ của giá dầu kể từ đó, nền kinh tế đã đi xuống nhanh chóng: GDP thu hẹp với tốc độ kỷ lục, lạm phát vượt quá 200%, đồng tiền đã giảm xuống còn dưới 10% giá trị trước đây, và thiếu hụt hàng hóa đã diễn ra trầm trọng.
Venezuela đã cố gắng có tiền chi tiêu với sự giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) , ngân hàng này không áp đặt loại điều kiện mà những người phản đối IMF không thích. Thay vào đó, CDB cho vay theo các điều khoản bí mật, cho những mục đích sử dụng bí mật và tham nhũng, đi kèm với các đặc quyền dành cho các công ty Trung Quốc trong những lĩnh vực như viễn thông (Huawei), thiết bị gia dụng (Haier), xe ô tô (Chery), và khoan dầu (ICTV). Trung Quốc đã không yêu cầu Venezuela thực hiện bất cứ điều gì nhằm tăng khả năng phục hồi mức độ tín nhiệm. Họ chỉ đòi hỏi nhiều dầu hơn để làm tài sản thế chấp. Dù IMF có lỗi gì đi nữa thì CDB vẫn là một điều đáng hổ thẹn.
Bi kịch là hầu hết người Venezuela (và nhiều công dân của các nước khác) tin rằng IMF tồn tại là nhằm gây tổn thương chứ không phải để giúp đỡ các nước. Kết quả là họ tránh các nguồn lực và vốn kiến thức khổng lồ mà cộng đồng quốc tế có thể cung cấp khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế nhằm giúp giảm các khó khăn và đẩy nhanh sự hồi phục. Điều đó đã khiến họ gặp khó khăn nhiều hơn so với những gì mà những người phản đối IMF dám thừa nhận.
Ricardo Hausmann
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Ricardo Hausmann là cựu Bộ trưởng Kế hoạch của Venezuela và cựu Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, và là Giáo sư ngành Thực hành Phát triển Kinh tế tại Đại học Harvard, nơi ông giữ chức Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế.
Don’t Fear the IMF
By Ricardo Hausmann
Project Syndicate
September 28/2015.
The International Monetary Fund/Flickr
CAMBRIDGE – The International Monetary Fund is, in many places, the organization that everybody loves to hate. According to some, the IMF is bad for the poor, women, economic stability, and the environment. Joseph Stiglitz, whose influence is amplified by his Nobel Prize, blames the IMF for causing and then worsening the economic crises it was called on to resolve. The IMF purportedly does so to save capitalists and bankers, not ordinary people. Though untrue, this belief does enormous harm and limits the potential good that the IMF can do.
For starters, consider how the world deals with refugee crises, such as Syria’s, and the way it deals with financial crises. As its name indicates, the United Nations High Commissioner for Refugees is a person, not an institution. He or she heads an “office,” not a full-fledged organization. This weakness is what forced German Chancellor Angela Merkel to bully her European Union partners into a more coherent response to the ongoing influx of asylum-seekers.
By contrast, the system to prevent and resolve financial crises is anchored by a full-fledged institution: the IMF. It may not be perfect, but, compared to areas such as refugees, human rights, or the environment, it is light-years ahead.
It is easy to misunderstand what the IMF does. The bulk of its efforts are dedicated to crisis prevention. As Franklin D. Roosevelt said at the 1944 Bretton Woods Conference, where the IMF and the World Bank were established, “Economic diseases are highly communicable. It follows, therefore, that the economic health of every country is a proper matter of concern to all its neighbors, near and distant.”
That is why the 44 countries in attendance, and the 188 that now belong to the IMF, agreed to “consult and agree on international monetary changes which affect each other… and they should assist each other to overcome short-term exchange difficulties.” Operationally, this is expressed in so-called Article IV consultations. These formal policy discussions between the IMF and member governments, typically carried out annually, are written up, reviewed by the Fund’s Board of Executive Directors (representing all 188 governments), and published for anyone to read online. This is a standard of collective surveillance and transparency to which organizations addressing other issues should aspire.
The IMF has been instrumental in developing the tools with which countries measure, assess, and improve their current macroeconomic position: fiscal and monetary policy, as well as financial, currency, and price stability. It helps countries find better ways to implement measures in all of these fields, and it seeks to identify broad lessons from the experience of many countries that may shed light on the options that any particular country has.
Through dialogue, research, advice, technical assistance, and training, the IMF has helped create a global community of practice. Today, it is much easier to be a central bank president or a finance minister than it is to be a minister of health or justice. This is not because the challenges are easier, but because the international community of practice, led by the IMF, provides a level of support that simply does not exist in other areas.
The IMF’s most controversial activities come during times of crisis management and resolution. Countries ask for IMF financial assistance when they are in trouble and have lost or fear losing the ability to borrow on international markets. The IMF can mobilize hundreds of billions of dollars of member countries’ money to give borrowers the time to get back on their feet. Its resources dwarf the sums that the international community can mobilize for other issues, because its money is lent and is supposed to be paid back.
In exchange for its financial support, the IMF typically requires countries to address the imbalances that caused their problems, not only so that they can repay the money, but also for their own good, so that they can restore their creditworthiness (and hence their access to capital markets). But it is too easy to confuse the pain caused by the crisis itself with that caused by the remedy.
To be sure, the IMF inevitably makes mistakes, partly because the questions and issues it must address are constantly changing, so that it never knows whether the current state of thinking is adequate to new challenges. But it is a sufficiently open organization that it can and must be responsive to its critics.
Now consider the alternative. A world without the IMF looks a lot like today’s Venezuela. Hugo Chávez became the darling of IMF bashers, including Stiglitz, when he suspended Article IV consultations in 2004. As a consequence, Venezuelans lost access to the basic economic information that the country is obligated to share, through the IMF, with the world. The break prevented the international community from expressing its voice as the country undertook truly irresponsible policies, spending in 2012 as if the price of oil was $197 a barrel, not $107.
With the collapse in the price of oil since then, the economy has gone into a tailspin: GDP is contracting at a record pace, inflation is in excess of 200%, the currency has plunged to less than 10% of its previous value, and massive shortages have emerged.
Venezuela has tried to finance itself with the help of the China Development Bank, which does not impose the kind of conditionality that IMF bashers dislike. Instead, the CDB lends on secret terms, for uses that are undisclosed and corrupt, and with built-in privileges for Chinese companies in areas like telecommunications (Huawei), appliances (Haier), cars (Chery), and oil drilling (ICTV). The Chinese have not required that Venezuela do anything to increase the likelihood that it regains creditworthiness. They merely demand more oil as collateral. Whatever the IMF’s faults, the CDB is a disgrace.
The tragedy is that most Venezuelans (and many citizens of other countries) believe that the IMF is there to hurt, not help. As a consequence, they eschew the massive resources and wisdom that the international community can offer at a time of economic crisis to lessen the pain and hasten recovery. That has left them far worse off than the IMF bashers can bring themselves to admit.
Ricardo Hausmann
Ricardo Hausmann, a former minister of planning of Venezuela and former Chief Economist of the Inter-American Development Bank, is Professor of the Practice of Economic Development at Harvard University, where he is also Director of the Center for International Development. He is Chair of the World Economic Forum's Global Agenda Meta-Council on Inclusive Growth. (From Project Syndicate)
Ricardo Hausmann (born 1956) is the current Director of the Center for International Development and a Professor of the Practice of Economic Development at the John F. Kennedy School of Government at Harvard University. He is also a former Venezuelan Minister of Planning and former Head of the "Presidential Office of Coordination and Planning" (1992–1993). He co-introduced several regularly used concepts in economics including original sin, growth diagnostics, self-discovery, dark matter, the product space, and economic complexity. He is Chair of the World Economic Forum's Global Agenda Meta-Council on Inclusive Growth.
Hausmann is director of the Center for International Development (CID) at Harvard University and Professor of the Practice of Economic Development at the Harvard Kennedy School of Government. He also holds the George A. Cowan chair at the Santa Fe Institute. Between 2005 and 2008 he chaired the International Panel on the Accelerated and Shared Growth Initiative for South Africa, an international panel of economists called upon by South African government to advise their economic growth program. He also teaches two development-related subjects: Development Policy Strategy and Why Are So Many Countries Poor, Volatile, and Unequal?. Concurrently with his position at CID, Hausmann has also held several positions at profit and non-profit organizations: he was a member of the board of Venezuela's full-service telephone company CANTV (2001-2007), of microfinance institution ACCION International (2009-2011), and of the advisory board of Abengoa, a renewable energy and engineering company based in Spain. From 2010 to 2011, he was also the elected president of the Latin-American and Caribbean Economic Association.
At CID, Hausmann has concentrated his research efforts in two broad areas: the underlying determinants of macroeconomic volatility, financial fragility and crises; and the determinants of long run growth. Themes he has been exploring include the causes of growth accelerations and collapses; the causes and consequences of original sin; Growth Diagnostics, the process of structural transformation and the Product Space; and global imbalances and dark matter. Country-specific studies he has been involved with have included projects on Argentina, Armenia, Azerbeidjan, Belize, Brazil, Colombia, Chile, China, El Salvador, Egypt, Guatemala, India, Kazakhstan, Mexico, Morocco, Paraguay, Perú, South Africa, Tunesia, Venezuela, and the U.S.. He also works on gender issues and has been a co-author of the World Economic Forum's yearly Global Gender Gap Report since its creation in 2006.
Before coming to Harvard in September 2000, Hausmann served as the first Chief Economist of the Inter-American Development Bank (1994–2000), where he created the Research Department. From 1992 to 1993, he served as Minister of Planning of Venezuela and as a member of the Board of the Central Bank of Venezuela. Around the same time, he was Chair of the IMF-World Bank Development Committee. From 1985 to 1991, he was Professor of Economics at the Instituto de Estudios Superiores de Administracion (IESA) in Caracas, where he founded the Center for Public Policy. Hausmann earned a Bachelor's degree in Engineering and Applied Physics (1977) and a PhD in Economics (1981) at Cornell University.
(From Wikipedia)
* * *
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net