Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
IRAQ: TRUNG TÂM CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC KHU VỰC
Webmaster
Các bài liên quan:
    LÝ GIẢI VIỆC T.T. TRUMP CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL.
    VÌ SAO T.T. DONALD TRUMP GÂY TRANH CÃI KHI CÔNG NHẬN JERUSALEM LÀ THỦ ĐÔ CỦA ISRAEL? (Phương Vũ)
    “CUỘC CHIẾN 6 NGÀY” GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP
    NĂM MƯƠI NĂM SAU CUỘC CHIẾN SÁU NGÀY
    NHÌN QUA CÁC CUỘC CHIẾN GIỮA ISRAEL VÀ KHỐI Ả-RẬP.
    TRUNG ĐÔNG: NHỮNG ẢO TƯỞNG VỀ HÒA BÌNH
    GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆC LẬP LẠI TRẬT TỰ Ở TRUNG ĐÔNG?
    KẾ HOẠCH YINON VÀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRONG THẾ GIỚI Ả RẬP
    SỰ KIỆN ISRAEL TẤN CÔNG USS LIBERTY.

 

(Iraq, the Center of a Regional Power Struggle)

Stratfor

Sep. 18, 2015 | 09:30 GMT  

 

 

Fighters belonging to the Iraqi Shiite militia Asaib Ahl al-Haq

guard their headquarters in Basra on May 18.

(HAIDAR MOHAMMED ALI/AFP/Getty Images)

 

Phân tách

 

Iraq, quốc gia từng là nơi bị các đế quốc hùng mạnh cả ở phương Đông và phương Tây xâu xé, một lần nữa lại rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến giữa các nước lớn trong khu vực và đang tìm cách bảo vệ lợi ích của riêng mình. Kể từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ, Iran đã duy trì được vị thế ảnh hưởng thượng phong ở Iraq, một tình trạng chỉ được củng cố sau khi quân đội Mỹ rút lui vào năm 2011.

 

Tuy nhiên, giờ đây vị thế của Iran có lẽ sẽ không còn được đảm bảo nữa. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã thúc đẩy đến cùng một số cải cách ngày càng đe dọa đến vai trò của Iran trong khu vực tạo ra một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng ở Iraq. Tuy vậy, Iran sẽ không chịu lùi bước. Tehran sẽ sử dụng tất cả những công cụ mình có, kể cả các thế lực “tay sai” để bảo vệ lợi ích của mình ở Iraq.

 

Đối thủ của Iran đang thắt chặt vòng vây

 

Tâm trạng bất mãn lan rộng đối với sự cai trị của Iraq đã đặt ra sự cần thiết phải có những thay đổi quan trọng ở nước này và trong bối cảnh đó, ông al-Abadi, được sự hậu thuẫn của Đại Giáo chủ Ali al-Sistani, đã thực hiện một số cải cách cốt yếu nhằm kéo Iraq ra khỏi vòng ảnh hưởng của người láng giềng bành trướng của mình. Bị thức tỉnh bởi những diễn biến không mong đợi ở đất nước mà từ lâu đã đóng vai trò cốt lõi cho việc phô diễn sức mạnh của Tehran ở Trung Đông, Iran đã bắt đầu ngăn cản những cải cách mà các nhà lãnh đạo Iraq hiện đang theo đuổi.

 

Nhận diện được đây là một cơ hội để tăng cường ảnh hưởng ở Iraq, các nước thành viên của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đứng đầu là Saudi Arabia đã tiến hành các bước đi nhằm lấy lòng chính phủ của ông al-Abadi. Sau 25 năm vắng bóng quan hệ ngoại giao, Saudi Arabia mở đại sứ quán ở Baghdad và một lãnh sự quán ở Arbil (thủ phủ khu tự trị người Kurd của Iraq) vào ngày 24/9, sau khi lễ Eid al-Adha kết thúc. Các nước vùng Vịnh khác cũng tỏ ra không kém cạnh, vào ngày 11/9 Qatar đã bổ nhiệm đại sứ tương lai của mình ở Iraq.

 

Một vài nước thuộc GCC, trong đó có Saudi Arabia có lẽ đang nỗ lực nâng cao vị thế của mình ở Iraq bằng cách sẵn sàng làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Baghdad và các bộ tộc dòng Sunni của nước này, điển hình là việc Qatar mới đây tiếp đón một nhóm nhiều nghị sĩ Iraq trong cái mà nước này gọi là “sáng kiến hòa giải Iraq”. Bên cạnh việc làm tiêu hao sức mạnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở khu vực, Chính phủ Iraq và GCC cũng có chung mục đích là hạn chế ảnh hưởng của Iran ở Iraq. Giá dầu sụt giảm làm trầm trọng thêm khủng hoảng ngân sách ở Iraq, dẫn đến việc chậm trả lương cho các lực lượng an ninh, và các nước vùng Vịnh giàu có tận dụng ngay cơ hội này để có thể lôi kéo Baghdad bằng các khoản vay hoặc viện trợ, trong đó có khoản cứu trợ 500 triệu USD mà GCC đã chi cho người tị nạn Iraq.

 

Một số cường quốc khu vực khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan cũng đã bắt đầu tỏ ra quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ với Iraq. Quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Chính phủ khu tự trị người Kurd của Tổng thống Massoud Barzani hiện đang xấu đi và Ankara cũng đã khởi động lại chiến dịch quân sự chống Đảng Công nhân người Kurd và hạn chế hợp tác kinh tế với Arbil, điều đã thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm hơn đến việc mở rộng hợp tác với Iraq. Ankara đã săn đón một số quan chức Ira, trong đó có hai cựu Phó Tổng thống Usama al-Nujayfi và Iyad Allawi trong chuyến thăm của họ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Jordan, quốc gia đang phải đối mặt với mối đe dọa cận kề từ tổ chức IS ở biên giới của mình, đang tìm cách tăng cường phối hợp an ninh với Iraq để đối phó với sự lan tràn của nhóm phiến quân này. Các nguồn tin của Stratfor cho biết Jordan đã đẩy mạnh phối hợp với Iraq để chống lại những cuộc tấn công của tổ chức IS vào các vị trí mà Iraq quản lý trên đường biên giới chung của hai nước.

 

 

Mối đe dọa bên trong và bên ngoài

 

Nhiều nước trong số các đối thủ tiềm tàng có lợi ích chiến lược mâu thuẫn trực tiếp với những lợi ích của Iran, đây là một thực tế chắc chắn sẽ làm gia tăng quan ngại của Tehran về các kế hoạch cải cách của Chính phủ Iraq và Iran cho thấy nước này sẵn sàng chống lại Thủ tướng Abadi và các đối thủ khu vực để duy trì vị thế của mình ở Iraq. Tehran có một số quân bài có thể sử dụng để bảo vệ tầm ảnh hưởng của mình, trong đó có khoản viện trợ quân sự đáng kể mà nước này tiếp tục dành cho Baghdad trong cuộc chiến chống IS. Tuy nhiên, con át chủ bài của Iran vẫn sẽ là đội quân “tay sai” hùng hậu gồm những chiến binh Hồi giáo dòng Shiite.

 

Hiện nay, mối đe dọa lớn nhất đối với các nhóm chiến binh dòng Shiite ở Iraq, đặc biệt là những người đang trung thành với Iran, là đạo luật Phòng vệ quốc quốc gia của ông al-Abadi. Cuối năm 2014, Thủ tướng Abadi đệ trình đạo luật này nhằm thúc đẩy sự thống nhất bằng cách trao cho các cộng đồng người Sunni một giải pháp để tăng cường sự tham gia của họ hay nói cách khác là làm chủ các vấn đề an ninh trong khi Iraq đang đối đầu với tổ chức IS. Từ đó đến nay, đạo luật Phòng vệ quốc gia đã trở thành một cơ chế phổ quát, cơ chế thúc đẩy sự thống nhất của các bộ lạc dòng Sunni lẫn chiến binh dòng Shiite, bao gồm các đơn vị binh sỹ phổ thông, cùng nằm trong một khuôn khổ phòng vệ quốc gia trực thuộc hệ thống chỉ huy và kiểm soát trung ương ở Baghdad.

 

Đạo luật Phòng vệ quốc gia đe dọa quyền tự trị và độc lập của các chiến binh dòng Shiite được Iran hậu thuẫn thuộc các đơn vị binh sỹ phổ thông. Iran vốn dĩ phản đối dự luật này xuất phát từ nỗi lo mất vị thế ảnh hưởng với các chiến binh này nếu đạo luật được thông qua. Trong khi đó, các phe phái người Kurd ở Iraq tiếp tục phản đối mọi động thái của Baghdad nhằm tập trung quyền lực, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự và an ninh. Ông al-Abadi đã vấp phải khó khăn trong việc hiện thực hóa đề xuất của mình do phải đối phó với sự phản kháng mạnh mẽ.

 

Mối lo lớn hơn đối với Chính phủ Iraq là Iran có thể huy động hiệu quả những chiến binh tay sai của mình, đáng chú ý nhất là hai chỉ huy Kalaid Hezbollah và Asaib Ahl al-Haq, để cản trở các sáng kiến của Thủ tướgn Abadi và để duy trì thế lực của Iran. Những chiến binh do Kataib Hezbollah chỉ huy đã phát động một chiến dịch truyền thông quy kết rằng đạo luật Phòng vệ quốc gia là một phần của một âm mưu lớn hơn giữa tổ chức IS, đảng Baath và Mỹ. Với việc quân đội Iraq cam kết tham gia các chiến dịch chống IS ở những nơi khác, các chiến binh này đã có được quyền tự do đáng kể ở Baghdad và không nần ngại sử dụng vũ lực để gây sức ép cho các yêu sách của mình. Chẳng hạn, các chiến binh dòng Shiite được cho là đã bắt cóc Thứ trưởng Bộ Tư pháp và một giám đốc cơ quan điều tra ở miền Đông Baghdad vào ngày 8/9.

 

Những hành động như vậy đã thôi thúc Quốc hội Iraq quyết định không xem xét dự luật trên vào ngày 7/9, một ngày trước khi cơ quan lập pháp này bỏ phiếu thông qua. Sự phản đối mạnh mẽ của các chiến binh Shiite đối với đạo luật Phòng vệ quốc gia cũng đã hối thúc một số nhà lập pháp phản đối đạo luật này. Theo đó, một sáng kiến mới của các nhà lập pháp đã được đưa ra và sẽ đánh mạnh vào dự luật, đặc biệt là tấn công vào các điều luật trao cho Baghdad quyền kiểm soát lớn hơn đối với các chiến binh dòng Shiite.

 

Dường như có sự chỉ đạo của Tehran, những chiến binh tay sai của Iran cũng đã nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ và ngày 2/9, các tay súng đã bắt có 18 công nhân xây dựng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Baghdad. Năm tay súng bịt mặt, bị nghi ngờ thuộc quyền lãnh đạo của Kataib Hezbollah, sau đó đã xuất hiện trong một đoạn phim, mặc đồ đen, đứng dưới một biểu ngữ mang khẩu hiệu quen thuộc của Hồi giáo Shiite và dòng chữ “đội hành quyết”. Trong đoạn phim này, những người Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt cóc đã đọc một loạt các yêu sách, trong đó có việc Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân khỏi Iraq, dừng mua dầu từ Chính phủ Khu tự trị người Kurd và chấm dứt hành động bao vây hai thị trấn của người Shiite ở Syria là al-Fuah và Kefraya. Các lực lượng của Iraq sau đó đã đột kích các trụ sở của Kataib Hezbollah ở Baghdad nhưng không tìm thấy các con tin người Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc bắt cóc đã chứng tỏ phía Iran luôn có tâm thế sẵn sàng hơn nhiều trong việc sử dụng các tay sai người Iraq để ngăn chặn những đối thủ trong khu vực gây ảnh hưởng ở Baghdad, bởi vì có không ít khả năng các chiến binh dòng Shiite có liên hệ mật thiết với Iran sẽ chủ động thực hiện một cuộc tấn công như thế nếu không có sự cho phép của Tehran.

 

Bất chấp trở ngại lớn mà ông al-Abadi phải đối mặt, không có khả năng ông này sẽ từ bỏ những nỗ lực cải tổ của mình trong thời gian trước mắt. Trong khi đó, các cường quốc khu vực sẽ tiếp tục tranh giành quyền lực trong bối cảnh các quốc gia đứng bên ngoài Iraq đang tìm cách lấp đầy khoảng trống được tạo ra do ảnh hưởng của Iran đối với nước này đang suy yếu. Về phần mình, Iran sẽ vấp phải nhiều thử thách trong việc duy trì vị thế với tư cách là lực lượng nước ngoài chi phối ở Iraq. Tuy nhiên, trong tương lai gần, với những đồng minh có thế lực và tầm ảnh hưởng đáng kể của mình trong quốc hội Iraq, Iran có thể vẫn duy trì được sự hiện diện đáng kể tại quốc gia láng giềng này.

 

Nguồn: Stratfor

TLTKĐB 29/09/15

 

Iraq, the Center of a Regional Power Struggle

Stratfor

Sep. 18, 2015 | 09:30 GMT  

 

 

Fighters belonging to the Iraqi Shiite militia Asaib Ahl al-Haq

guard their headquarters in Basra on May 18.

(HAIDAR MOHAMMED ALI/AFP/Getty Images)

 

Forecast

 

- The Iraqi prime minister will continue to pursue reforms to loosen Iran's grip on his country.

 

- A growing number of regional rivals will seek to challenge Iran's position as the dominant foreign influence in Iraq.

 

- Iran's powerful proxies and considerable clout in the Iraqi parliament will continue to cement its presence in Iraq for the foreseeable future.

 

Analysis

 

Iraq, a historical crossroad between major empires to the east and west, is once again caught in the middle of a battle among regional powers looking to protect their own interests. Since the fall of Saddam Hussein, Iran has maintained its dominant foreign influence in Iraq, a status quo that was only reinforced after the withdrawal of U.S. troops in 2011.

 

Now, however, Iran's standing may not be so assured. Iraqi Prime Minister Haider al-Abadi has pushed through several reforms that have increasingly challenged Iran's role in the country, creating an opening for other states in the region to make a play for greater leverage in Iraq. But Iran will not back down without a fight. Tehran will use every tool it has, including proxy forces, to guard its interests in Iraq.

 

Iran's Rivals Close In

 

Widespread discontent with Iraqi governance has created the opening needed to enact significant change in the country. Al-Abadi, with the support of Grand Ayatollah Ali al-Sistani, has taken advantage of that opening to implement several key reforms that have politically distanced Iraq from its overbearing neighbor. Iran, alarmed by the turn of events in a country that has long served as the linchpin for Tehran's projection of power in the Middle East, has begun to push back against the reforms that Iraqi leaders are now pursuing.

 

Sensing an opportunity to enhance their own influence in Iraq, Gulf Cooperation Council members led by Saudi Arabia have taken steps to curry favor with the al-Abadi government. After 25 years of diplomatic absence, Saudi Arabia will open an embassy in Baghdad and a consulate in Arbil on Sept. 24, after the conclusion of the Eid al-Adha holiday. Other Gulf states are not far behind; on Sept. 11, Qatar selected its future ambassador to Iraq.

 

Several of the GCC states, including Saudi Arabia, may try to raise their standing in Iraq by offering to mediate talks between Baghdad and Iraq's Sunni tribes. Qatar, for instance, hosted a large group of Iraqi lawmakers earlier this month in what it called an "Iraqi reconciliation initiative." The Iraqi government and the Gulf Cooperation Council also share the goal of limiting Iran's influence in Iraq while undermining the Islamic State's power in the region. Because plunging oil prices have exacerbated Iraq's fiscal crisis, delaying security forces' paychecks, rich Gulf states could ingratiate themselves with Baghdad through loans or grants, including the $500 million of aid that the Gulf Cooperation Council has already allocated for Iraqi refugees.

 

Other regional powers like Turkey and Jordan have also begun to show an interest in improving their ties with Iraq. Turkey's relationship with President Massoud Barzani's Kurdistan Regional Government is deteriorating. Ankara has also resumed a military campaign against the Kurdistan Workers' Party and strained its economic arrangement with Arbil, boosting Turkey's interest in expanding cooperation with Iraq further. Ankara is already courting several Iraqi officials, including former Iraqi vice presidents Usama al-Nujayfi and Iyad Allawi during their recent visits to Turkey. Meanwhile Jordan, facing a growing Islamic State threat on its borders, is seeking greater security coordination with Iraq to combat the militant group's spread. Stratfor sources indicate that Jordan has increased its cooperation to counter Islamic State encroachment on Iraqi-held posts on the two countries' shared border.

 

 

Internal and External Threats

 

Many of these would-be challengers have strategic interests that directly conflict with those of Iran, a fact that has only increased Tehran's concern over al-Abadi's recent reforms. Iran has already demonstrated its willingness to push back against the Iraqi prime minister and its regional rivals to prevent its position in Iraq from being undermined. Tehran has several tools it can use to protect its influence, including the considerable military aid it continues to offer Baghdad in its fight against the Islamic State. However, its primary weapon will remain its wide array of Shiite militia proxies.

 

Currently, the biggest threat to Shiite militias in Iraq, especially those that are operating as Iran's intermediaries, is al-Abadi's National Guard Law. The prime minister proposed the law in late 2014 to encourage greater inclusiveness by offering Sunni communities a way to increase their participation in — and control over — security matters as Iraq confronted the Islamic State. Since then, the National Guard Law has evolved into a broader mechanism that promotes the inclusion of both Sunni tribes and Shiite militias, including the Popular Mobilization Units, within a National Guard framework that connects directly to a central command and control system in Baghdad.

 

The National Guard Law threatens the autonomy and independence of the Iranian-backed Shiite militias housed in the Popular Mobilization Units. Iran, concerned that it may lose its clout with the militias if the law is passed, naturally opposes it. Meanwhile, Iraq's Kurdish factions continue to resist any move by Baghdad to further centralize power, especially in security and military fields. Faced with considerable opposition, al-Abadi has had difficulty moving forward with his proposal.

 

Of greater concern to al-Abadi's government is Iran's effectiveness in mobilizing its militia proxies, most notably Kataib Hezbollah and Asaib Ahl al-Haq, to oppose the prime minister's initiatives and bolster Iran's sway. The militias, led by Kataib Hezbollah, have waged a media campaign depicting the National Guard Law as part of a broader conspiracy among the Islamic State, Baath Party and the United States. With the Iraqi army committed to battles against the Islamic State elsewhere, the militias have enjoyed substantial freedom in Baghdad and have not hesitated to use force to press their demands. For instance, Shiite militias allegedly kidnapped the deputy minister of justice and a director of investigations in eastern Baghdad on Sept. 8.

 

Such actions convinced Iraq's Council of Representatives to remove the proposal from consideration on Sept. 7, a day before it was to vote on the law's passage. The militias' active resistance to the National Guard Law has empowered some lawmakers to oppose it as well. As a result, a new initiative spearheaded by these lawmakers has emerged that would greatly water down the proposal, specifically targeting articles granting Baghdad greater control over Shiite militias.

 

Iran's militia proxies have also struck at Turkey, likely at Tehran's behest. On Sept. 2, gunmen kidnapped 18 Turkish construction workers in Baghdad. Five masked gunmen, suspected to belong to Kataib Hezbollah, later appeared in a video wearing black, under a banner bearing a familiar Shiite slogan and the title "death squad." In the video, the kidnapped Turks read a list of demands that included the withdrawal of Turkish troops from Iraq, the halt of oil purchases from the Kurdistan Regional Government and the end of the siege on the Syrian Shiite towns of al-Fuah and Kefraya. Iraqi forces have since raided the Baghdad headquarters of Kataib Hezbollah, but they did not find the Turkish hostages. Because it is unlikely that Shiite militias with close links to Iran would carry out such an operation without Tehran's approval, the kidnapping points to a greater willingness on Iran's part to use its Iraqi proxies to block its regional rivals from gaining influence in Iraq.

 

Despite the stiff resistance al-Abadi has encountered, it is unlikely that he will back down on his reform efforts anytime soon. Meanwhile, regional heavyweights will continue to jockey for power as countries that have been locked out of Iraq look to fill the void created by Iran's waning influence. Iran, for its part, will encounter a growing number of challenges to its position as the dominant foreign force in Iraq. Still, with its powerful proxies and considerable clout in Iraq's parliament, Iran will maintain a strong presence for the foreseeable future.

 

Lead Analyst: Omar Lamrani

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề:  click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh