Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BÊ BỐI VOLKSWAGEN VÀ TÌNH TRANG GIAN LẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Webmaster
Các bài liên quan:
    VỤ BÊ BỐI VOLKSWAGEN VÀ NHỮNG BÍ MẤT XẤU XA CỦA NGÀNH SẢN XUẤT XE HƠI
    XE WOLKSWAGEN
    VOLKSWAGEN VÀ TAI-HỌA CHÂU ÂU (Nguyễn Xuân Nghĩa)
    GIỚI THIỆU XE HƠI (Phần 1)
    GIỚI THIỆU XE HƠI (Phần 2)
    XE MERCEDES
    XE HƠI BỌC THÉP
    THỐNG KÊ VỀ XE HƠI

 

(The Decadence of the People’s Car)

By Harold James

Trương Thái Tiểu Long dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

Project Syndicate

September 26/2015.

 

 

Cho tới nay, vụ bê bối của hãng ô tô Volkswagen vẫn diễn ra theo một kịch bản cũ. Những hành vi đáng xấu hổ của tập đoàn bị phanh phui (trong trường hợp này, nhà sản xuất ô tô của Đức lập trình cho 11 triệu xe sử dụng động cơ diesel chỉ khởi động hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các cuộc kiểm tra khí thải). Các giám đốc điều hành đứng ra nhận lỗi. Một số người mất việc. Những người kế nhiệm hứa hẹn sẽ thay đổi văn hóa tập đoàn. Chính phủ chuẩn bị đưa ra các khoản tiền phạt khổng lồ. Cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn.

 

Kịch bản này đang dần trở nên quen thuộc, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác liên tiếp sử dụng nó, ngay cả khi những vụ bê bối diễn ra sau đó tiếp tục làm xói mòn lòng tin vào toàn ngành. Những trường hợp đó, cùng với vụ gian lận “diesel sạch” của Volkswagen, đã cho chúng ta lý do để suy nghĩ lại về cách xử lý những hành vi phi pháp của các tập đoàn.

 

Những lời hứa hẹn sẽ thay đổi hành vi tốt hơn rõ ràng là không đủ, như những vụ bê bối dường như không đếm xuể trong ngành tài chính đã chỉ ra. Cứ một vụ thao túng thị trường được giải quyết thì một vụ khác lại nổi lên.

 

Vấn đề với ngành ngân hàng là nó được xây dựng dựa trên một nguyên tắc mà chính nguyên tắc này tạo động cơ cho các hành vi xấu. Các ngân hàng giờ đây hiểu rõ các điều kiện của thị trường (và khả năng thu hồi các khoản cho vay) hơn so với người gửi tiền. Đây là bí mật quan trọng nhất của hoạt động tài chính. Giới phân tích lịch sự gọi đó là “sự quản lý thông tin.” Còn những nhà phê bình thì xem đó là một dạng giao dịch nội tuyến (insider trading).

 

Các ngân hàng cũng là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương trước các vụ bê bối do nhiều nhân viên của họ cùng lúc hành xử theo những cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng, và thậm chí cả bảng cân đối kế toán, của cả ngân hàng. Vào những năm 1990, một nhân viên giao dịch tại Singapore đã một mình đánh sập Ngân hàng Barings danh giá. Năm 2004, một ngân hàng tư nhân của Citigroup Nhật Bản đã phải đóng cửa sau khi một nhân viên giao dịch gây gian lận trên thị trường trái phiếu chính phủ. Tại JPMogan Chase, chỉ một nhân viên giao dịch duy nhất – có biệt danh “Cá voi London” (the London Whale) – đã khiến công ty này mất trắng 6,2 tỷ USD.

 

Những vụ bê bối lặp đi lặp lại này cho thấy xin lỗi chỉ là những lời nói suông, còn phát biểu về việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp thường là vô nghĩa. Chừng nào những động cơ thúc đẩy vi phạm còn chưa thay đổi thì văn hóa cũng vậy.

 

Trường hợp của Volkswagen là lời nhắc nhở hữu ích rằng hành vi sai trái của các tập đoàn không chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngân hàng, và chỉ đơn thuần đưa ra các mức phạt hay tăng cường quy định thì sẽ không thể giải quyết được vấn đề. Quả thật, đó là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch của các tập đoàn: Cứ mỗi quy định được đưa ra thì lại có những cải tiến tương ứng để lách luật.

 

Không có gì bất ngờ khi trong ngành sản xuất ô tô cũng có những động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp thao túng hệ thống. Ai cũng biết thực ra chỉ số tiết kiệm năng lượng không hề tương ứng với những con số ghi trên các nhãn dán ở phòng trưng bày, vốn được lấy ra từ những cuộc kiểm tra tiến hành trong điều kiện gió thổi từ phía sau hoặc trên mặt đường nhẵn nhụi. Tương tự, bất cứ ai đứng cạnh một chiếc xe chạy bằng diesel, ngay cả những người tung hô ưu điểm của “diesel sạch,” cũng biết loại xe này có khí thải nặng mùi hơn xe chạy bằng xăng.

 

Có hai điểm tương đồng quan trọng giữa các vụ bê bối trong ngành tài chính và vụ bê bối của Volkswagen. Điểm tương đồng thứ nhất là các tập đoàn lớn, dù là ngân hàng hay nhà sản xuất, đều có dính líu sâu sắc tới nền chính trị quốc gia, với những quan chức dân cử vốn phụ thuộc vào những doanh nghiệp như vậy để tạo công ăn việc làm và có các nguồn thu từ thuế. Còn Volkswagen nói riêng là biểu tượng của ngành chế tạo của Đức. Thủ tướng Angela Merkel hết mình ủng hộ hãng, và người tiền nhiệm Gerhard Schröder của bà cũng vậy; Schröder đã ra sức bảo vệ Volkswagen vào năm 2003 khi Ủy ban Châu Âu nghi ngờ tính hợp pháp trong cơ cấu tài chính của hãng.

 

Điểm tương đồng thứ hai là cả hai ngành ngân hàng và sản xuất đều chịu sự điều chỉnh của các mục tiêu lập quy phức tạp. Các nhà điều tiết có thể muốn các ngân hàng được an toàn hơn, nhưng họ cũng muốn chúng cho nền kinh tế thực vay nhiều hơn, điều thường mang lại nhiều rủi ro hơn. Và hệ quả là họ ban hành những quy định không thúc đẩy ngân hàng một cách rõ ràng theo hướng này hoặc hướng khác.

 

Quy định về khí thải ô tô cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Việc các nhà điều tiết tập trung vào việc hạn chế sự ấm lên toàn cầu đã làm xuất hiện hàng ngàn động lực khiến các hãng sản xuất ra những chiếc xe thải ít khí nhà kính hơn, thậm chí là khi điều đó có nghĩa rằng trong trường hợp xe động cơ diesel thì nó sẽ thải ra các loại khí khác và những vi phân tử có hại hơn cho những người đứng gần. Chưa bao giờ có một cuộc thảo luận về sự đánh đổi giữa hạn chế ô nhiễm môi trường cục bộ và chống biến đổi khí hậu.

 

Như khủng hoảng Volkswagen đã minh họa rất sống động, chúng ta không chỉ cần những lời xin lỗi và những quy định giơ cao đánh khẽ. Đã đến lúc dành thời gian cho một cuộc thảo luận nghiêm túc về cách soạn thảo những quy định để tạo ra những động cơ phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu chúng ta thật sự kỳ vọng: phúc lợi kinh tế và xã hội. Chỉ khi cuộc thảo luận ấy trở thành hiện thực thì chúng ta mới có thể có những ngân hàng, ô tô, và các hàng hóa và dịch vụ khác mà chúng ta muốn.

 

Harold James

Trương Thái Tiểu Long dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

 

Harold James là Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton, Giáo sư Lịch sử tại Viện Đại học Châu Âu (EUI), Florence, và là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (Center for International Governance Innovation, CIGI). Là chuyên gia về lịch sử kinh tế Đức và về toàn cầu hóa, là tác giả của The Creation and Destruction of Value: The Globalization Cycle, Krupp: A History of the Legendary German Firm, và Making the European Monetary Union (“Sự sáng tạo và phá hủy các giá trị: Chu kỳ toàn cầu hóa, Krupp: Một lịch sử của Công ty huyền thoại người Đức”, và cuốn sách “Việc làm nên Liên minh tiền tệ châu Âu”) [Theo Project Syndicate].

 

The Decadence of the People’s Car

By Harold James

Project Syndicate

September 26/2015.

 

 

PRINCETON – So far, the Volkswagen scandal has played out according to a well-worn script. Revelations of disgraceful corporate behavior emerge (in this case, the German automaker’s programming of 11 million diesel vehicles to turn on their engines’ pollution-control systems only when undergoing emissions testing). Executives apologize. Some lose their jobs. Their successors promise to change the corporate culture. Governments prepare to levy enormous fines. Life goes on.

 

This scenario has become a familiar one, particularly since the 2008 financial crisis. Banks and other financial institutions have enacted it repeatedly, even as successive scandals continued to erode confidence in the entire industry. Those cases, together with Volkswagen’s “clean diesel” scam, should give us cause to rethink our approach to corporate malfeasance.

 

Promises of better behavior are clearly not enough, as the seemingly endless number of scandals in the financial industry has shown. As soon as regulators had dealt with one case of market manipulation, another emerged.

 

The trouble with the banking industry is that it is built on a principle that creates incentives for bad behavior. Banks know more about market conditions (and the likelihood of their loans being repaid) than their depositors do. This secrecy lies at the heart of financial activity. Polite analysts call it “management of information.” Critics consider it a form of insider dealing.

 

Banks are also uniquely vulnerable to scandal because many of their employees are simultaneously behaving in ways that could influence the reputation, and even the balance sheet, of the entire firm. In the 1990s, a single Singapore-based trader brought down the venerable Barings Bank. In 2004, Citigroup’s Japanese private bank was shut down after a trader rigged the government bond market. At JPMorgan Chase, a single trader – known as “the London Whale” – cost the company $6.2 billion.

 

What these repeated scandals show is that apologies are little more than words, and that talk about changing the corporate culture is usually meaningless. As long as the incentives remain the same, so will the culture.

 

The Volkswagen case is a useful reminder that corporate wrongdoing is not confined to the banking industry, and that merely levying fines or ramping up regulation is unlikely to solve the problem. Indeed, it is one of the iron laws of corporate physics: For every regulation, there is a proportionate proliferation of innovations to circumvent it.

 

It should come as no surprise that there were incentives in the automobile industry to game the system. Everyone knows that actual fuel economy does not correspond to the numbers on the showroom sticker, which are generated by tests carried out with the wind blowing from behind or on a particularly smooth road surface. Similarly, anyone who has stood next to a diesel vehicle, even one proclaiming the virtues of “clean diesel,” could tell that it was smellier than cars powered by gasoline.

 

There are two important similarities between the scandals in the finance industry and at Volkswagen. The first is that large corporations, whether banks or manufacturers, are deeply embedded in national politics, with elected officials dependent on such firms for job creation and tax revenues. Volkswagen in particular is an icon of German manufacturing. Chancellor Angela Merkel has gone out of her way to support the company, as did her predecessor, Gerhard Schröder, who came to its defense in 2003, when the European Commission challenged the legality of its holding structure.

 

The second similarity is that both industries are subject to multiple regulatory objectives. Regulators may want banks to be safer, but they also want them to lend more to the real economy, which often means taking more risks. As a consequence, they impose rules that do not clearly push banks in one direction or the other.

 

The regulation of automobile emissions faces a similar problem. As regulators’ focus turned toward limiting global warming, there were tremendous incentives to manufacture vehicles that produced fewer greenhouse-gas emissions, even if that meant, as with diesel engines, emitting other gases and micro-particles that are much more harmful to humans in their vicinity. There was never a discussion of the tradeoff between limiting local pollution and fighting climate change.

 

As the Volkswagen crisis so vividly illustrates, we need more than corporate apology and regulatory wrist slapping. It is time for a sustained discussion about how to craft regulations that provide the proper incentives to achieve the objectives we truly desire: economic and social wellbeing. It is only when that discussion takes place that we will get the banks, cars, and other goods and services that we want.

 

Harold James

 

https://www.project-syndicate.org/default/library/3a24208710c43affe106fd511b7fa2f0.square.png

 

Harold James is Professor of History and International Affairs at Princeton University, Professor of History at the European University Institute in Florence, and a senior fellow at the Center for International Governance Innovation. A specialist on German economic history and on globalization, he is the author of The Creation and Destruction of Value: The Globalization Cycle, Krupp: A History of the Legendary German Firm, and Making the European Monetary Union. (From Project Syndicate)

 

Harold James (born 19 January 1956 in Bedford, United Kingdom) is an economic historian specializing in the history of Germany and European economic history. He is a Professor of History at Princeton University as well as the university's Woodrow Wilson School of Public and International Affairs.

Background:

Harold James was born and raised in the United Kingdom. He attended the The Perse School in Cambridge. He completed his undergraduate education at Gonville and Caius College, Cambridge University, and received his Ph.D. at Peterhouse, Cambridge in 1982. At Cambridge University he received the Ellen MacArthur Prize for Economic History. He began teaching at Princeton University in 1986. In 2004 the German Historical Institute in Washington, D.C., awarded him the Helmut Schmidt Prize in Economic History. He serves on the editorial committee of the journal World Politics and is chairman of the Academic Council of eabh (European Association for Banking and Financial History).

James is married to Marzenna Kowalik (1964 – ), a political scientist who specializes in Polish-Soviet economic relations who also teaches at Princeton. They have three children.

German history:

In the earlier part of his career, James focused on modern German history, particularly German financial history in the interwar era. Among his major contributions to the field are a detailed study of Deutsche Bank, an examination of the role of the Reichsbank in seizing Jewish financial assets during the Nazi era, and a reappraisal of the peculiar nature of the German national identity. James' explanation of the evolution of the German identity places particular emphasis on an "economic identity", which provided the impetus for unification in the 19th century. In 1992 he was appointed to the Independent Commission of Experts, which had been set up by the Swiss Parliament to examine the refugee policy of Switzerland during World War II as well as economic and financial relationships between Switzerland and Nazi Germany.

Globalization:

Harold James has written extensively on the economic implications of globalization, drawing comparisons with historical attempts at globalization that ended with the Great Depression beginning in 1929. He argues that the Great Depression must not be considered as only an American phenomenon, but as a global economic crisis. He examines the contemporary issues associated with globalization in the context of larger economic trends, which were disrupted by the World Wars and the Great Depression.

Work: His publications include:

- Reichsbank and Public Finance in Germany, 1924-1933 (1985) ISBN 3-7819-0321-4

- German Slump: Politics and Economics, 1924-1936 (1986) ISBN 0-19-821972-5

- A German Identity, 1770-1990 (1989) ISBN 0-297-79504-X

- Role of Banks in the Interwar Economy (Cambridge University Press, 1991) ISBN 0-521-39437-6

- Review article: "The Prehistory of the Federal Republic," The Journal of Modern History Vol. 63, No. 1, March 1991

- When the Wall Came Down (Routledge, 1992) ISBN 0-415-90589-3

- Zerrissene Zwischenkriegszeit (1994) ISBN 3-7890-3367-7

- International Monetary Cooperation Since Bretton Woods (Oxford University Press, 1996) ISBN 0-19-510113-8

- Monetary and Fiscal Unification in Nineteenth Century Germany (1997) ISBN 0-88165-109-5

- Third Reich: The Essential Readings (1999) ISBN 0-631-20700-7

- Requiem auf eine Währung: die Mark, 1873-2001 (Stuttgart, 2001) ISBN 3-421-05568-8

- The End of Globalization: Lessons from the Great Depression (Harvard University Press, 2001). ISBN 0-674-00474-4

- Verbandspolitik im Nationalsozialismus, von der Interessenvertretung zur Wirtschaftsgruppe (München, 2001) ISBN 3-492-04335-6

- The Deutsche Bank and the Nazi Economic War against the Jews: The Expropriation of Jewish- Owned Property. Cambridge: Cambridge University Press. 2001. ISBN 9781139428958.

- Enterprise in the Period of Fascism in Europe (ed) (Ashgate, 2002) ISBN 0-7546-0077-7

- Interwar Depression in an International Context (2002) ISBN 3-486-56610-5

- Europe Reborn: A History 1914-2000 (Pearson Longman, 2003) ISBN 0-582-21533-1

- International Financial History in the Twentieth Century (2003) ISBN 0-521-81995-4

- Nazi Dictatorship and the Deutsche Bank (Cambridge University Press, 2004) ISBN 0-521-83874-6

- Family Capitalism: Wendels, Haniels, Falcks, and the Continental European Model (Harvard University Press, 2006) ISBN 0-674-02181-9

- The Roman Predicament: How the Rules of International Order Create the Politics of Empire (Princeton University Press, 2006) ISBN 0-691-12221-0

- The Creation and Destruction of Value: The Globalization Cycle (Harvard University Press, 2009) ISBN 0-674-03584-4

- Krupp: A History of the Legendary German Firm. Princeton, NJ: Princeton University Press, 2012. ISBN 9780691153407

Harold James has also authored several dozen articles in professional journals on German economic history, globalization, and political economy. (From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang “Kiến thức, tài liệu”: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.com

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh