(U.S. Gears Up to Challenge Beijing’s “Great Wall of Sand”)
By Keith Johnson & Dan Deluce
Nguyễn Hướng Đạo dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Foreign Policy
Sep. 22/2015.
Washington đã âm thầm tránh không điều tàu chiến của mình đến gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng. Nhưng chính quyền Obama đang tính đến một hướng tiếp cận mạnh mẽ hơn.
Photo credit: CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe
Gần 20 năm trước, trước việc Trung Quốc sử dụng các vụ thử hỏa tiễn để đe dọa một cuộc bầu cử quan trọng ở Đài Loan, Mỹ đã điều động hai hàng không mẫu hạm tới khu vực này. Mặc dù gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh, Mỹ không cần quá lo lắng khi biểu dương lực lượng nhằm đáp trả lại hành vi trâng tráo của Trung Quốc, đồng thời nâng đỡ các đồng minh của mình trong khu vực.
William Perry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó nói rằng “Bắc Kinh phải biết rằng Mỹ là lực lượng quân sự mạnh nhất và nắm vị trí hàng đầu ở Tây Thái Bình Dương”.
Đến nay, tương quan lực lượng đã thay đổi. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách làm cho Mỹ không còn có thể hành động tự do như vậy trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây không phải là một hy vọng xa xôi, trái lại, giấc mơ Trung Quốc có lẽ đang gần được hiện thực hóa khi Bắc Kinh liên tục triển khai các vũ khí mới mạnh mẽ, bao gồm những hỏa tiễn có thể tấn công các hàng không mẫu hạm hoặc sân bay của Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương. Sức mạnh tổng hợp của quân đội Trung Quốc vẫn còn thua xa và cần phải mất nhiều năm mới cân bằng so với Mỹ nhưng những tiến bộ Trung Quốc đạt được mang lại cho nước này tiếng nói tại sân sau của mình. Điều này có tác động lớn đối với cân bằng sức mạnh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì nó khiến các lãnh đạo Mỹ phải tính toán thận trọng khi triển khai tàu và máy bay chiến đấu tới khu vực.
Đô đốc Dennis Blair, cựu tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 1999 đến năm 2002, sau là giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, nói “Khi tôi còn ở đó, chúng tôi có thể tiến hành những hoạt động quân sự mà không lo sợ chuyện gì. Chúng ta đã từng có vị trí ưu việt, nhưng bây giờ (nếu hành động như thế) thì sẽ có chuyện đấy”.
Trung Quốc đã làm Washington và rất nhiều nước trong khu vực tức giận khi liên tục xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trên các đảo này trong những khu vực tranh chấp ở Biển Đông, điều chắc chắn sẽ được nhắc đến và là vấn đề trọng tâm trong cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này. Mỹ đã công khai phản đối Trung Quốc, coi đó là những hành động “gây bất ổn” và là mối đe dọa tới sự ổn định của khu vực. Các quan chức hàng đầu của Mỹ, bao gồm Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, công khai tuyên bố rằng Mỹ sẽ “di chuyển tàu thuyền, máy bay và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép”.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ thực ra đã không đưa tàu thuyền hoặc máy bay tới khắp mọi nơi. Tuần trước, các quan chức quốc phòng đã thông báo cho Ủy ban Quân lực Thượng viện rằng Mỹ đã không thực hiện bất kỳ hoạt động nhằm khẳng định quyền “tự do đi lại” nào trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc kể từ năm 2012. Từ trước tới nay, mỗi năm Hải quân Mỹ thực hiện rất nhiều hành động nhằm thực hiện quyền này và để thách thức nỗ lực thu hẹp vùng biển quốc tế đến từ những quốc gia khác. Sự bất lực không thể chối cãi được như thế ngày càng khiến cho một số nhà lập pháp hàng đầu lo ngại.
Biển Đông “không thuộc về Trung Quốc”. Thượng nghị sĩ John McCain đã nói như vậy tại phiên điều trần vào tuần trước khi nhắc đến một tuyên bố gây tranh cãi hồi đầu tháng tại London của Phó Đô đốc Yuan Yunai, tư lệnh Hạm đội Bắc Hải. Yuan đã tuyên bố rằng Biển Đông “thuộc về Trung Quốc”.
“Tôn trọng quyền tự do hàng hải không có nghĩa là mặc nhiên công nhận giới hạn 12 hải lý”, McCain nói thêm và thúc giục các lực lượng quân đội Mỹ di chuyển ngay đến các đảo tranh chấp. Tuần trước, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Randy Forbes (R-Va.), một người có tiếng nói thẳng thắn về các vấn đề sức mạnh biển tại Hạ viện, cùng 28 đồng nghiệp đã gửi một lá thư tới Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, cảnh báo rằng sự thụ động của Mỹ có khả năng sẽ hợp pháp hóa cách hành xử của Trung Quốc.
Trong thư, các hạ nghị sĩ này cho rằng “Mỹ càng không đối phó với những tuyên bố vô căn cứ về chủ quyền của Trung Quốc đối với các cấu trúc nhân tạo này cũng như các vùng lãnh hải và các đặc quyền kinh tế trong vùng nước bao quanh, thì những hậu quả đối với an ninh khu vực càng tồi tệ.”
Một quan chức Ngũ Giác Đài nói với tạp chí Foreign Policy (FP) rằng các quan chức chính phủ đang nghiên cứu một cách nghiêm túc về khả năng di chuyển vào trong giới hạn 12 hải lý. Những cân nhắc này được đưa ra sau khi các tư lệnh cũ cũng như mới của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương khuyến nghị nối lại các cuộc tuần tra trong khu vực 12 hải lý xung quanh một số khu vực chính trên Biển Đông.
Tuần trước, Tư lệnh Harry Harris, lãnh đạo hiện tại của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, là người từng miêu tả các hoạt động bồi đắp như việc xây dựng một “vạn lý trường thành cát trên biển”, đã tuyên bố ủng hộ việc tuần tra trong phạm vi 12 hải lý trong một số trường hợp, kể cả xung quanh bãi Chữ Thập, nơi mà Trung Quốc đang xây dựng một đường băng sân bay. Phát biểu của ông khiến cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “thực sự quan ngại”. Một người phát ngôn của bộ này cảnh báo Mỹ đừng “thách thức chủ quyền lãnh thổ và an ninh của Trung Quốc bằng lý do bảo vệ quyền tự do đi lại”.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở nên căng thẳng bởi những khác biệt về chính sách thương mại, nhân quyền và tình báo mạng, bên cạnh những vấn đề khác. Tuy nhiên, các hành động ngày càng khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông trở thành một thách thức trực tiếp đối với chính sách xoay trục sang châu Á, một trong những hòn đá tảng đã được tuyên bố rõ ràng trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama.
Một quan chức chính phủ cấp cao nói với FP: “Chúng tôi đã tuyên bố rõ ràng rằng chúng tôi có những mối quan ngại nghiêm túc đối với một số bước đi của Trung Quốc, cụ thể là trong năm vừa qua, liên quan với việc bồi đắp đất trên diện rộng mà nước này đã thực hiện”. Ông dự đoán Obama và Tập sẽ có “sự trao đổi rất thẳng thắn” về vấn đề này.
Bất chấp tất cả các phản đối công khai và riêng tư từ Washington, Manila và các nước khác trong khu vực, trong năm qua, Trung Quốc tiếp tục tăng cường nhịp độ của các hoạt động bồi đắp và xây dựng. Gần đây nhất, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một sân bay trên bãi đá Vành Khăn, không xa Phillipines, mặc dù đã hứa chấm dứt công việc bồi đắp. Tính riêng trong năm vừa qua, đây sẽ là sân bay thứ ba mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo.
Đô đốc Blair từng nói: “Theo kinh nghiệm của tôi với Trung Quốc, đừng thuyết phục họ bằng luận điểm; bạn phải làm gì đó”.
Tuy không nói ra, các quan chức Bạch Cung nhận ra rằng Trung Quốc đã ngang bướng trong vấn đề các đảo tranh chấp và từ chối đàm phán hoặc đưa ra các nhượng bộ. Trong một diễn văn hướng tới chuyến thăm của ông Tập, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sử dụng giọng điệu thách thức về vấn đề các đảo tranh chấp.
Sự khó khăn của Mỹ trong việc thuyết phục Trung Quốc ngưng chiến dịch bồi đắp đảo nhân tạo phản ánh sự dịch chuyển cân bằng quân sự nói chung giữa hai nước. Từ khi Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa quân đội của mình, trùng với đợt biểu dương lực lượng của Mỹ ở Đài Loan, Trung Quốc đã tiến những bước dài cả về số lượng và chất lượng vũ khí. Cụ thể, các lực lượng hỏa tiễn và hải quân Trung Quốc đã phát triển cả về số lượng và phạm vi hoạt động. Đầu tháng này, trong cuộc duyệt binh mừng chiến thắng Thế chiến II tại Bắc Kinh, người ta thấy có một cặp hỏa tiễn hiện đại được thiết kế nhằm vào các tàu sân bay dễ bị tấn công ở xa ngoài biển và một cặp khác có thể bay 3.500 km và tấn công các căn cứ không quân của Mỹ như tại Guam.
Trong một nghiên cứu thấu đáo về sức mạnh quân sự của Mỹ và Trung Quốc mới phát hành, hãng Rand Corp. lưu ý rằng những bước tiến của Trung Quốc đang nhanh chóng đem lại cho Bắc Kinh khả năng đẩy quân đội Mỹ ra xa các bờ biển của mình. Eric Heginbothem, tác giả chính của bản nghiên cứu này nhận định trên một blog: “Nếu cả Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đi theo quỹ đạo hiện tại, biên giới cho sự thống trị của Mỹ tại châu Á sẽ ngày càng co hẹp lại”.
Tất nhiên, thái độ khiêu khích và việc xây dựng lực lượng của Trung Quốc trong khu vực đã gặp phải những phản ứng – điều sẽ khiến Bắc Kinh gặp khó khăn hơn trong việc đạt được mục đích của mình.
Những quốc gia như Nhật Bản, Phillipines, Việt Nam, Malaysia và Úc ngày càng hoảng sợ trước những hoạt động bồi đắp và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Các nước này đang tăng cường quân đội của mình và làm sâu sắc quan hệ quốc phòng với Washington.
Như một phần của chính sách “xoay trục”, Mỹ đang triển khai nhiều máy bay và tàu chiến tới khu vực và đổ tiền vào việc phát triển các tàu ngầm rô-bốt và các vũ khí công nghệ cao khác nhằm loại bỏ ưu thế mà những tiến bộ về hỏa tiễn mang lại cho Trung Quốc. Washington cũng đang gửi các tàu tuần tra mới tới Phillipines, nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 40 năm đối với Việt Nam, thảo luận về việc quay trở lại các căn cứ không quân và hải quân tại Phillipines, và mở rộng mối quan hệ đồng minh quốc phòng với Nhật Bản, nước vừa mới thông qua các dự luật giúp cho việc triển khai quân đội của mình (ra nước ngoài) được dễ dàng hơn.
Mira Rappa-Hooper, một nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới nói rằng “Việc Trung Quốc liệu có thành công trong các nỗ lực giành được ảnh hưởng quân sự tại khu vực hay không phụ thuộc phần lớn vào hành vi cân bằng khu vực này cũng như sự tiếp tục vị thế lãnh đạo của Mỹ. Câu chuyện mới chỉ bắt đầu”./.
Keith Johnson & Dan Deluce
Nguyễn Hướng Đạo dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
U.S. Gears Up to Challenge Beijing’s “Great Wall of Sand”
By Keith Johnson & Dan Deluce
Nguyễn Hướng Đạo dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Foreign Policy
Sep. 22/2015.
Washington has quietly avoided sending U.S. ships near China’s artificial islands. The Obama administration is now mulling a more muscular approach.
Photo credit: CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe
Almost 20 years ago, when China used missile tests to intimidate Taiwan ahead of key elections there, the United States responded by dispatching not one but two aircraft carrier strike groups to the area. The unabashed U.S. show of force set off howls of protest in Beijing, which deemed it a “hostile act,” yet America was able to respond with impunity to brazen Chinese behavior and act to buttress its allies in the region.
“Beijing should know,” then-Secretary of Defense William Perry said at the time, “[that] the premier, the strongest military power in the western Pacific is the United States.”
That may no longer be the case. For years, the Chinese have sought to deny U.S. forces the ability to operate with impunity in the western Pacific. Rather than a distant future hope, though, that Chinese dream may getting closer to realization as Beijing rolls out an array of potent new weapons, including missiles designed to sink aircraft carriers or hammer U.S. airfields in the middle of the Pacific. Chinese capabilities overall still lag far behind the American military, and likely will for years to come, but the advances they have made so far already give China the ability to punch above its weight in its own backyard. That could have big implications for the balance of power in the Asia-Pacific by making U.S. leaders think twice before dispatching ships and planes to the region.
“When I was there, the military chores we had to do, we could do without scratching the paint. We had that level of superiority,” said retired Adm. Dennis Blair, chief of U.S. Pacific Command from 1999 to 2002 and later the director of national intelligence. “Now, the paint would get scratched.”
China has infuriated Washington and many countries in the region by creating artificial islands in disputed areas of the South China Sea and building airfields on them, an ongoing effort likely to be front and center when President Barack Obama and Chinese President Xi Jinping meet later this week. The United States has publicly called out China, labeling the actions there “destabilizing” and a threat to regional stability. Top U.S. officials, including National Security Advisor Susan Rice, publicly vow that America will “sail, fly, and operate anywhere that international law permits.”
In reality, though, the U.S. military has not sailed its ships or flown its planes quite everywhere. Defense officials acknowledged to the Senate Armed Services Committee last week that the United States has not conducted any “freedom of navigation” operations inside the 12-mile territorial boundary of China’s artificial islands since 2012. The U.S. Navy traditionally carries out dozens of such challenges to other countries’ efforts to fence off international waters every year. That apparent impotence has some leading lawmakers increasingly anxious.
The South China Sea “does not belong to China,” Sen. John McCain said at last week’s hearing, referencing a controversial remark made earlier this month in London by Vice Adm. Yuan Yubai, the head of China’s North Sea fleet. The South China Sea, Yuan said, “belongs to China.”
“The best sign of respecting the freedom of the seas is not to de facto recognize a 12-mile limit,” McCain added, urging U.S. forces to sail right up to the disputed islands.
Rep. Randy Forbes (R.-Va.), an outspoken voice on sea power issues in the House, and 28 colleagues sent a letter to Obama and Defense Secretary Ashton Carter last week warning that U.S. passivity risks legitimizing China’s behavior.
“The longer the United States goes without challenging China’s unfounded claims to sovereignty over these artificial formations — and to territorial waters and exclusive economic rights in the surrounding water — the greater the consequences will be for regional security,” they wrote.
Administration officials are now seriously studying the option of sailing inside the 12-mile limit, a Pentagon official told Foreign Policy. Those deliberations come after the current and former heads of Pacific Command recommended resuming patrols inside the 12-mile boundary around key areas in the South China Sea.
Adm. Harry Harris, the current head of Pacific Command, who has described Beijing’s reclamation activities as the construction of a “great wall of sand,” said last week he favored patrolling within the 12-mile boundary in some cases, including around the Fiery Cross Reef, where the Chinese are constructing a runway. His remarks prompted the Chinese Foreign Ministry to say it was “serious concerned” about the remarks. A ministry spokesmanwarned the United States not to “challenge China’s territorial sovereignty and security under the pretext of safeguarding navigation freedom.”
Relations between the two biggest economies in the world have already been strained by differences over trade policy, human rights, and cyber-espionage, among other issues. But China’s increasingly aggressive actions in the South China Sea stand out as a frontal challenge to the U.S. pivot to Asia, one of the stated foreign-policy cornerstones of Obama’s time in office.
“We’ve made it clear that we have serious concerns with several of the steps that China has taken, particularly in the last year with regard to the large-scale land reclamation it has carried out,” a senior administration official told FP. He predicted Obama and Xi would have a “very candid exchange” over the issue.
But despite a chorus of public and private protests from Washington, Manila, and other regional capitals, China has only increased the pace of its reclamation and construction activities over the past year. Most recently, China appears to have started work on an airfield on Mischief Reef, not far from the Philippines, despite Chinese promises that reclamation work was finished. That would be the third airfield China has built on artificial islands in just the past year.
“In my experience with the Chinese, you don’t convince them with the beauty of your debating points; you have to do something,” Blair said.
Privately, White House officials acknowledge that China has dug in its heels over the disputed islands and refuses to negotiate or entertain concessions. China’s foreign minister, Wang Yi, struck a defiant tone on the disputed islands in an otherwise conciliatory speech ahead of Xi’s visit.
U.S. difficulty in convincing China to reverse course on its island reclamation campaign mirrors a broader shift in the military balance between the two countries. Since China began modernizing its military, about the same time as the U.S. show of force over Taiwan, Beijing has made huge strides in both the quantity and quality of its hardware. The Chinese navy and missile forces, in particular, have grown in size and reach. On display earlier this month in Beijing’s World War II victory parade were a pair of advanced missiles — one designed to target vulnerable aircraft carriers far out at sea and another that can fly 3,500 kilometers and hit U.S. air bases as far away as Guam.
Rand Corp. just noted in an exhaustive study of U.S. and Chinese military power that Chinese advances are increasingly giving Beijing the ability to push the American military further away from its shores.
“If the United States and China remain on current trajectories, the frontier for U.S. dominance in Asia will progressively recede,” noted Eric Heginbotham, the lead author of the Rand study, in a blog.
Of course, China’s buildup and aggressive behavior in the region have sparked their own reaction — one that could eventually make it harder for Beijing to get its way.
Countries such as Japan, the Philippines, Vietnam, Malaysia, and Australia have been increasingly spooked by Chinese claims and reclamation activities in the South and East China Seas. They, in turn, are bolstering their own militaries and deepening defense ties with Washington.
The United States, as part of the “pivot,” is deploying more aircraft and ships to the region and pouring money into developing robotic underwater vessels and other hi-tech weapons to try to undercut China’s advances with missiles. Washington is also sending new patrol boats to the Philippines,easing a 40-year arms embargo on Vietnam, discussing a return to Philippine air and naval bases, and expanding its defensive alliance with Japan, which just passed legislation making it easier to deploy the Japanese military.
“Whether China prevails in its efforts to exert regional military influence depends in large part on this regional balancing behavior, as well as on continued U.S. leadership,” said Mira Rapp-Hooper, a senior fellow in the Asia-Pacific Security Program at the Center for a New American Security.
“This story is just beginning,” she said.
By Keith Johnson & Dan Deluce
Keith Johnson has been a senior staff reporter for The Wall Street Journal for more than a decade, based both in Europe and in Washington, D.C., and Europe. During that time, he has covered energy and the environment, terrorism and homeland security, airlines, telecommunications, and foreign affairs. From 2008 to 2010, he wrote “Environmental Capital,” a real-time column for the WSJ that focused on new energy developments and sustainability. Since early 2012, he has returned to energy coverage, with special
emphasis on the geopolitics of energy.
Dan De Luce is Foreign Policy’s chief national security correspondent. He previously worked as a reporter for Agence France-Presse, where he spent six years as the Pentagon correspondent. Prior to that, De Luce wrote for The Guardian from Tehran, until he was expelled by the regime in 2004. He reported on the wars in former Yugoslavia for Reuters from 1993-1995, and worked as Sarajevo bureau chief after the conflict.
(From Foreign Policy)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net