Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 18, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
Ý ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐẰNG SAU CUỘC GẶP TẬP – MÃ
Webmaster
Các bài liên quan:
    CHÍNH SÁCH MỘT TRUNG CỘNG LÀ MỘT LỜI NÓI DỐI
    TRUNG CỘNG ĐÃ ĐÁNH MẤT ĐÀI LOAN NHƯ THẾ NÀO?
    “NGOẠI GIAO NGÂN PHIẾU” CỦA ĐÀI LOAN ĐÃ HẾT THỜI
    (ĐÀI LOAN) EO BIỂN CHƯA THÁM HIỂM
    QUAN HỆ HOA – ĐÀI: SỰ CÁO CHUNG CỦA NGUYÊN TẮC “MỘT TRUNG HOA”
    THƯỢNG ĐỈNH MÃ – TẬP: BIỂU TƯỢNG CHỨ KHÔNG THỰC CHẤT

 

(The strategic intentions behind Xi Jinping’s meeting with Ma Ying-jeou)

By Jonathan Sullivan

Lê Hồng Hiệp dịch

South China Morning Post

November 06/2015.

 

 

Chân dung Mã Anh Cu (Ma Ying-jeou) - Xi Jinping’s

 

Khi Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) bắt tay vào ngày thứ Bảy tại Singapore, đó sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử chủ tịch nước và tổng thống đương nhiệm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc trực tiếp gặp nhau, dù họ sẽ không gọi nhau bằng những chức danh như vậy. Ý nghĩa biểu tượng này là rất lớn, đặc biệt là về phía Trung Quốc, nơi mà hình ảnh của một Đài Loan trở về với đất mẹ luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn cả cảnh ông Tập đứng cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama hay được đón tiếp trang trọng bởi nữ hoàng Anh. Cuộc gặp rõ ràng là một thành tích đối với ông Mã, người được thúc đẩy bởi một cảm nhận về một dân tộc Trung Hoa và vai trò của cá nhân ông trong việc bảo tồn nó. Đó cũng sẽ là một tin tuyệt vời đối với Bắc Kinh để phổ biến cho người dân trong nước, khi tờ Hoàn cầu Thời báo tuyên bố rằng “vấn đề Đài Loan không còn là một vấn đề nữa”.

 

Ngoài việc đưa tin ồn ã và nhiệt tình của các phương tiện truyền thông nhà nước, thời gian của cuộc họp tiết lộ rất nhiều điều về những ý định đằng sau nó. Chỉ còn hai tháng nữa là diễn ra cuộc bầu cử ở Đài Loan nơi gần như chắc chắn Đảng Dân Tiến (DPP) sẽ giành ghế tổng thống và lần đầu tiên chiếm được đa số trong cơ quan lập pháp. Đối với Bắc Kinh, vốn nghi ngờ “ý định thực sự” chủ tịch DPP Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) và năng lực của bà trong việc kiểm soát “khuynh hướng ly khai” của các phe phái trong đảng của mình, đây là một điều đáng sợ.

 

Lần cuối cùng DPP kiểm soát nhiệm kỳ tổng thống, mặc dù phải đối mặt với một phe đa số đối lập từ liên minh Quốc Dân Đảng/ Đảng Nhân dân trong quốc hội nhưng Trần Thủy Biển đã có thể củng cố rộng rãi các ý tưởng về một Đài Loan khác biệt và tách biệt so với phần còn lại của Trung Quốc. Giờ đây, sau tám năm dưới một vị tổng thống gần gũi một cách bất thường với Đại lục, và đủ quyền lực để thúc đẩy những bước đi quan trọng hướng tới hội nhập kinh tế với Đại lục ít nhất là trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, các xu hướng trong dư luận Đài Loan đang bất lợi đối với những người ủng hộ quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh. Các cuộc thăm dò dư luận trong nhiều thập niên cho thấy người Đài Loan chưa bao giờ chắc chắn như vậy về bản sắc của họ, và ủng hộ bản sắc Đài Loan là rõ ràng trong giới trẻ. Tại thời điểm đó, Bắc Kinh đã quyết định can thiệp.

 

 

Chân dung Ch tch Đng Dân Tiến (DPP) Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn)

 

Trong ngắn hạn, triển vọng sự can thiệp của Bắc Kinh có thể cứu giúp được Quốc Dân Đảng – vốn nhiều tháng nay đang hướng tới một thất bại bầu cử lớn – là rất thấp. Mặc dù Quốc Dân Đảng gần đây đã loại bỏ ứng viên tổng thống được bầu hợp lệ của mình và vốn là người ủng hộ thống nhất với Đại lục Hồng Tú Trụ (Hung Hsiu-chu), những biện pháp cần thiết để thay thế bà Hồng bằng chủ tịch Quốc Dân Đảng Chu Lập Luân (Eric Chu) dường như là một nỗ lực vô ích. Bị ảnh hưởng uy tín bởi mối quan hệ với ông Mã cũng như do quyết định chần chừ của ông trong việc tranh cử, kết quả thăm dò cử tri ​​của Chu cũng không khá hơn bà Hồng là mấy.

 

 

Chân dung Eric Chu (Chu Lập Luân)

 

Phát huy thắng lợi lịch sử trong cuộc bầu cử địa phương cuối tháng 11 năm ngoái, các chiến dịch tranh cử quốc gia của DPP đến nay rất thuận buồm xuôi gió. Bà Thái đã đưa ra những lập trường hợp lòng dân về vấn đề Trung Quốc và nền kinh tế, đồng thời có một chuyến đi thành công tới Mỹ. Hiện bà đang dẫn trước đối thủ với một khoảng cách tỉ lệ hai con số. Do sự mất lòng dân của ông Mã chủ yếu là do vội vàng ngã vào lòng Trung Quốc, kết hợp với cơ chế ra quyết định thiếu minh bạch của ông (thể hiện qua việc Phong trào biểu tình Hoa hướng dương tập trung vào sự minh bạch trong chính trường), sẽ thật khó tưởng tượng việc một cuộc gặp được dàn xếp bí mật với Chủ tịch Trung Quốc có thể giúp ích cho Quốc Dân Đảng trong cuộc bầu cử sắp tới.

 

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra và dài hạn hơn, cuộc họp phục vụ nhiều mục đích cho cả hai bên. Ông Mã sẽ đạt được cột mốc ấp ủ lâu nay của mình và có thể chuyển đổi nó thành ảnh hưởng kéo dài sau khi ông hết nhiệm kỳ. Quan trọng hơn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc họp sẽ góp phần giới hạn những gì DPP có thể làm bằng cách tăng cường và củng cố nhận thức của “xã hội quốc tế” về hiện trạng trong quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Do giờ đây hầu như bài báo nào về Đài Loan (ở nước ngoài) cũng đề cập tới những từ như “tỉnh nổi loạn” hay “một tỉnh của Trung Quốc”, người ta có thể nói rằng Trung Quốc đã thắng trong cuộc chiến về định khung mối quan hệ.

 

Đại lục sẽ coi cuộc họp Tập – Mã là hiện thân của “tình hình nguyên trạng”: quan hệ hữu nghị, đối thoại và đối tác, hướng tới việc thống nhất đất nước. Thực tế còn lâu mới được như vậy, nhưng điều đó không quan trọng bằng hình ảnh và câu chuyện sẽ được xây dựng xung quanh nó. Việc đề cập tới một “hiện trạng được tăng cường” sẽ gây khó dễ cho lập trường của bà Thái trong chiến dịch tranh cử và nhất là sau khi bà giành chiến thắng. Hạn chế DPP, hạn chế trước dư địa hành động của đảng này và hạn chế những “thiệt hại” mà một chính quyền DPP có thể gây ra đối với dự án thống nhất đất nước là mục đích của cuộc họp này.

 

Đáng ngạc nhiên là những người thua cuộc trong tất cả câu chuyện này là người dân Đài Loan. Tuy nhiên, trái ngược với phản ứng của các phương tiện truyền thông được chính trị hóa cao độ, xã hội Đài Loan có vẻ khá thoải mái tiếp nhận cuộc họp này. Thật vậy, Đài Loan đã phản ứng với sự thanh thản trước điều mà nhiều người coi là cảnh tượng trơ trẽn của một nhà lãnh đạo bị chửi rủa theo đuổi mục tiêu cá nhân của mình chống lại những mong muốn của đa số, và chứng kiến ​​một thế lực bên ngoài âm mưu gây ảnh hưởng lên kết quả của một quá trình dân chủ mà họ đã rất khó khăn mới giành được.

 

Các của phản ứng chín chắn này là một sự bác bỏ vang dội đối với Trung Quốc cũng như một số các lãnh đạo Quốc Dân Đảng, những người phàn nàn rằng nền dân chủ Đài Loan bị làm cho suy yếu bởi tính chất cảm tính và chưa trưởng thành của người dân. Bất chấp sự cạnh tranh chính trị rốt ráo và sự kịch tính cao độ đi kèm với các cuộc bầu cử gay cấn của Đài Loan, thực tế có một mức độ đồng thuận cao về tình trạng của Đài Loan: một nền tự trị hoạt động tốt trong khuôn khổ của một nhà nước Trung Hoa Dân quốc, với kết cục tương lai vẫn chưa được quyết định rõ ràng.

 

Đa số người Đài Loan tự nhận mình là người Đài Loan, ủng hộ thể chế dân chủ của Đài Loan, tận hưởng các quyền tự do của xã hội Đài Loan, và phân biệt rất rõ ràng giữa Đài Loan và Đại lục. Người Đài Loan đang tức giận, nhưng họ cũng có đủ niềm tin vào sự vững mạnh của nền dân chủ để cho lá phiếu nói lên tiếng nói của mình. Họ biết rằng, vào ngày 16 tháng 1 tới, cơ hội của họ sẽ đến để hạ bệ ông Mã và chấm dứt tám năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng. Điều đáng lo ngại là quyền được trừng phạt Quốc Dân Đảng trở thành một “chiến thắng với thương vong quá lớn” nếu tương lai của Đài Loan đã bị ảnh hưởng bởi một thứ rõ ràng phi dân chủ như là cuộc họp bất ngờ giữa ông Tập và ông Mã.

 

Jonathan Sullivan

Lê Hồng Hiệp dịch

 

Jonathan Sullivan là giáo sư về nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Đại học Nottingham.

 

*  *  *

 

The strategic intentions behind Xi Jinping’s meeting with Ma Ying-jeou

By Jonathan Sullivan

Lê Hồng Hiệp dịch

South China Morning Post

Published: Friday, 06 November, 2015, 5:08pm

Updated: Saturday, 07 November, 2015, 5:21pm

 

 

Jonathan Sullivan says Xi's symbolic meeting with Ma is Beijing's way of trying to pre-emptively constrain the Democratic Progressive Party ahead of its likely victory in presidential and legislative elections

 

 

Decades-long opinion polls show the Taiwanese have never been surer

about their identity. At this point, Beijing has decided to intervene.

 

When Xi Jinping and Ma Ying-jeou shake hands on Saturday in Singapore, it will be the first time in history that sitting presidents from the People's Republic of China and the Republic of China will have met each other face to face, even if they will not address each other as such. The symbolism is rich, particularly on the PRC side, where the image of a Taiwan returning to the fold is more powerful than scenes of Xi rubbing shoulders with US President Barack Obama or being received in state by the queen in Britain. The meeting is obviously a coup for Ma, a man driven by a keen sense of the Chinese nation and his personal role in its preservation. It is also great news for Beijing to serve up at home, with the Global Times pronouncing that "the Taiwan problem is no longer a problem".

 

Beyond the warm and fuzzy state media coverage, the timing of the meeting reveals a lot about the intentions behind it. We are just two months away from elections in Taiwan that will almost certainly see the Democratic Progressive Party win the presidency and a legislative majority for the first time. For Beijing, which suspects DPP president Tsai Ing-wen's "true intentions" and her capacity to keep the "secessionist tendencies" of her party's factions in check, it is an unnerving prospect.

 

The last time the DPP controlled the presidency, despite facing an obstructive Kuomintang/People First Party majority in parliament, Chen Shui-bian was able to widely cement the idea of Taiwan's distinctness and separation from the rest of China. Now, after eight years under a president who is unusually well disposed to the mainland and, in his first term at least, powerful enough to push through significant moves towards economic integration, the trends in Taiwanese public opinion are unpropitious for advocates of closer ties. Decades-long opinion polls show the Taiwanese have never been surer about their identity, and identification with Taiwan is unequivocal among the young. At this point, Beijing has decided to intervene.

 

 

DPP president Tsai Ing-wen currently enjoys a double-digit lead over

KMT rival Eric Chu in presidential election polls. Photo: Reuters

 

In the short term, the prospect of Beijing's intervention rescuing the KMT, which has for months been sleepwalking towards catastrophic electoral defeat, is slim. Although the KMT recently acted to remove its duly elected presidential nominee, the unificationist Hung Hsiu-chu, the machinations needed to replace her with chairman Eric Chu appear to have been a wasted effort. Tarnished by his ties to Ma and the protracted drama over his decision to run, Chu's poll numbers are little better than Hung's. Building on historic gains in last November's local elections, the national campaigns have thus far been plain sailing for the DPP. Tsai has staked out popular positions on China and the economy, and gave an accomplished performance on her trip to the US. She currently enjoys a double-digit lead. Given that Ma's unpopularity is mainly a product of a rush to embrace China, combined with his opaque decision-making - the sunflower movement was first and foremost about transparency in politics - it is difficult to see how a clandestinely arranged surprise meeting with the Chinese president will help the KMT at the polls.

 

 

Opposition protesters shout slogans and hold placards opposing

the planned meeting of Taiwan’s President Ma Ying-jeou with

his China counterpart Xi Jinping in Taipei, Taiwan, Wednesday,

Nov. 4, 2015. (AP Photo/Chiang Ying-ying)

 

However, taking a broader geographical and longer-term view, the meeting serves multiple ends for both parties. Ma gets his long-cherished milestone and may be able to convert it into continuing relevance after he steps down. Much more significantly, for the Communist Party, the meeting will serve to circumscribe what the DPP can do by enhancing and solidifying "international society's" perception of what the status quo in cross-strait relations is. Given that it is difficult to read a newspaper report about Taiwan without seeing the words "renegade province" or "province of China", one could say that the framing war has already been won. But the mainland will frame the Xi-Ma meeting as the embodiment of the "status quo": friendly relations, dialogue and partnership, progress moving towards unification. The reality is nothing of the sort, but that matters less than the image and the narrative that will be constructed around it. The presentation of an "enhanced status quo" complicates Tsai's position, during the campaign but more importantly after her likely victory. Constraining the DPP, pre-emptively circumscribing its room for manoeuvre and limiting the "damage" that a DPP administration could do to the unification project is the aim of this meeting.

 

 

The losers in all this, surprise surprise, are the Taiwanese people. Photo: Reuters

 

The losers in all this, surprise surprise, are the Taiwanese people. Yet, contrary to the reaction of their hyperactive politicised media, Taiwanese society appears fairly relaxed about it. Indeed, Taiwanese have reacted with remarkable equanimity considering what is, to many, the galling spectacle of a reviled leader pursuing his personal goals against the wishes of the majority, and witnessing an outside power conspire to influence the outcome of hard-won democratic processes. The "maturity" of this response is a resounding rebuttal to Chinese, and some of the KMT elite, who complain that Taiwan's democracy is undermined by the emotional and immature nature of the people. Despite the exigencies of political competition and the heightened sense of drama that accompanies Taiwan's hard-fought elections, there is actually a high degree of consensus on Taiwan's status - functional autonomy within the framework of the ROC with future endpoints still to be decided.

 

The majority of Taiwanese identify themselves as Taiwanese, identify with the Taiwanese form of democracy, enjoy the freedoms of Taiwanese society and distinguish very clearly between Taiwan and the PRC. Taiwanese are angry but they also have sufficient confidence in the robustness of their democracy to let their votes do the talking. They know that, come January 16, their opportunity will come to pronounce on Ma and the KMT's eight-year tenure. The worry is that the right to sanction the KMT will be a pyrrhic victory if Taiwan's future has already been influenced by something as decidedly undemocratic as an ad hoc meeting between Mr Xi and Mr Ma.

 

Jonathan Sullivan

 

 

Jonathan Sullivan is associate professor of contemporary Chinese studies at the University of Nottingham

This article appeared in the South China Morning Post print edition as Damage limitation. (From South China Morning Post)

 

I am Associate Professor in the School of Contemporary Chinese Studies at the University of Nottingham, where I am also Director of Research. I edit the China Policy Institute blog and am one of the University's ESRC Impact Leaders for 2015.

I work mainly on political behavior and political communications in various Chinese contexts. In these pages you will find copies of published papers, reviews, media commentaries & occasional bloggy bits. (From Jonathan Sullivan profile)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh