Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 27, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
THƯỢNG ĐỈNH MÃ – TẬP: BIỂU TƯỢNG CHỨ KHÔNG THỰC CHẤT
Webmaster
Các bài liên quan:
    CHÍNH SÁCH MỘT TRUNG CỘNG LÀ MỘT LỜI NÓI DỐI
    TRUNG CỘNG ĐÃ ĐÁNH MẤT ĐÀI LOAN NHƯ THẾ NÀO?
    “NGOẠI GIAO NGÂN PHIẾU” CỦA ĐÀI LOAN ĐÃ HẾT THỜI
    (ĐÀI LOAN) EO BIỂN CHƯA THÁM HIỂM
    QUAN HỆ HOA – ĐÀI: SỰ CÁO CHUNG CỦA NGUYÊN TẮC “MỘT TRUNG HOA”
    Ý ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐẰNG SAU CUỘC GẶP TẬP – MÃ

 

(Historic China-Taiwan meeting about symbolism, not substance)

 

By Christopher Bodeen

Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương dịch

AP

November 6/2015.

 

 

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Đài Loan diễn ra hôm thứ Bảy đặt ra một thách thức lớn: Làm thế nào họ có thể đảm bảo vị trí của sự kiện này trong lịch sử khi không có gì thực chất diễn ra?

 

Không có bất cứ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một chương trình nghị sự mơ hồ được phác thảo; một sự phản ánh tính nhạy cảm ghê gớm xung quanh sự kiện này, đặc biệt là phía Đài Loan rất thận trọng với kế hoạch thống nhất của Bắc Kinh.

 

Tuy nhiên, tính biểu tượng của khoảnh khắc gặp gỡ giữa hai bên là không thể phủ nhận, nhấn mạnh vào tính nghi thức, bầu không khí và cách nhìn nhận từ bên ngoài.

 

Brantly Womack, chuyên gia về Trung Quốc thuộc đại học Virginia cho biết cuộc gặp mặt này cơ bản là “nhằm để công nhận chứ không phải hướng tới các kết quả. Thông điệp nằm ở chính cuộc gặp gỡ”.

 

Chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Mã Anh Cửu là những nhà lãnh đạo đầu tiên của hai bên có cuộc gặp gỡ chính thức kể từ khi lãnh thổ bị chia cắt trong cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Tổng thống Mã là một trong những người kế nhiệm Tưởng Giới Thạch, người đứng đầu phe Quốc Dân Đảng rút về hòn đảo Đài Loan, trong khi chủ tịch Tập giờ đây lãnh đạo lực lượng Cộng sản vốn đã giành chiến thắng dưới thời Mao Trạch Đông, người lập ra chính phủ ở Bắc Kinh.

 

Ngay từ đầu, việc sắp xếp cuộc gặp đã đòi hỏi sự linh hoạt và tính kiên nhẫn đặc biệt.

 

Theo phía Đài Loan, việc lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ hôm thứ 7 đã bắt đầu từ hai năm trước, và trở nên phức tạp bởi đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện phù hợp với thực tế Trung Quốc không công nhận chính phủ Đài Loan và  khẳng định “nguyên tắc một Trung Quốc”, tuyên bố Đài Loan và Trung Quốc thuộc cùng một quốc gia.

 

Trong khi đó, Chính phủ của tổng thống Mã luôn phải hết sức chú trọng tới quan điểm của nhân dân Đài Loan, nơi mà Quốc Dân Đảng chịu thất bại trong cuộc bầu cử năm ngoái, phần lớn là do chính sách thân Trung Quốc của họ. Giờ đây chính phủ của tổng thống Mã đang lao đao trước các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội diễn ra vào tháng 1 năm sau và sự phản ứng tiêu cực về cuộc gặp hôm thứ 7 hoàn toàn có thể hạ gục họ.

 

Tổng thống Mã đã cam kết không tới Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh không đồng tình việc hai bên gặp gỡ tại các diễn đàn đa phương như Hội nghị các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hàng năm. Cuối cùng, họ nhất trí lựa chọn địa điểm trung lập là Singapore nơi mà đa số dân chúng là người gốc Hoa, và là nơi chính phủ có mối quan hệ thân hữu với cả Đài Bắc và Bắc Kinh.

 

Hai lãnh đạo sẽ gặp mặt vào buổi chiều tại khách sạn Shangri-la sang trọng và tham dự dạ tiệc. Nhưng việc họ sẽ tương tác thế nào với hàng loạt cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế đổ xô tới thành phố – quốc gia Đông Nam Á để dõi theo sự kiện này thì vẫn chưa rõ.

 

Việc hai bên không công nhận lẫn nhau đòi hỏi một loạt các nghi thức lễ tân và các cơ quan chính phủ đặc biệt. Do hai nhà lãnh đạo không công nhận cách xưng hô danh vị của người kia, cả hai sẽ chỉ gọi đối tác bằng từ “Ngài” thay vì “Chủ tịch” hay “Tổng thống”.

 

Chưa từng có cuộc gặp giữa những người đứng đầu nhà nước nào diễn ra mà không thấy xuất hiện quốc kỳ, ít nhất là ở những nơi có máy quay. Mặc dù Đài Loan tỏ ra thoải mái hơn về vấn đề này, nhưng ngay cả những phái đoàn cấp thấp Trung Quốc tới Đài Loan cũng đe dọa hủy bỏ sự kiện trừ khi quốc kỳ của hòn đảo này được gỡ bỏ khởi các địa điểm họp.

 

Việc xác nhận chuyến thăm phía Trung Quốc không đến từ văn phòng chủ tịch Tập Cận Bình hay Bộ ngoại giao Trung Quốc, mà từ Văn phòng các vấn đề Đài Loan ở cấp nội các. Điều này phù hợp với việc Bắc Kinh một mực khẳng định các vấn đề liên quan đến hòn đảo này là vấn đề nội bộ chứ không phải quan hệ ngoại giao. Kiên quyết giữ vững lập trường tư tưởng, Bộ ngoại giao Trung Quốc tuần qua đã giao phó tất cả các vấn đề liên quan tới sự kiện gặp gỡ cho Văn phòng này, cho dù chủ tịch Tập đang tiến hành một cuộc gặp thu hút sự chú ý đông đảo tại nước ngoài.

 

Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV đã làm mờ huy hiệu có hình lá cờ Đài Loan gắn trên ve áo tổng thống Mã khi đưa tin một phần cuộc họp báo mà ông tổ chức vào thứ năm ở Đài Bắc để bàn luận về cuộc gặp gỡ.

 

Với việc không lãnh đạo nào đóng vai trò chủ nhà và do sự nhạy cảm đối với bất cứ dấu hiệu thể hiện sự lấn át có chủ đích nào, các cơ hội chụp ảnh và những sự kiện khác đều phải được điều khiển như sân khấu nhạc kịch: dàn dựng tỉ mỉ, hoạt cảnh thích hợp, và quan trọng nhất, kịch bản phải được thực hiện chu đáo.

 

Và như thường lệ, câu chuyện bắt tay luôn là vấn đề được bàn luận.

 

Năm 2005, tại cuộc gặp đầu tiên giữa các lãnh đạo Quốc Dân Đảng Đài loan và các lãnh đạo Cộng sản Đại lục trong vòng 60 năm, Bắc Kinh đã sắp xếp cho hai vị lãnh đạo trịnh trọng bước qua hội trường rộng lớn để hai bên gặp và tiến hành cái bắt tay lịch sử ở giữa.

 

Vào thời điểm đó, lãnh đạo Quốc Dân Đảng tuy không đang nắm quyền tổng thống nhưng cử chỉ hòa giải đã mở đường cho động thái thúc đẩy mối quan hệ hai bên dưới thời tổng thống Mã.

 

Với sức nặng lịch sử của cuộc gặp hôm thứ Bảy, các bên chắc chắn sẽ tìm cách để có được một cảnh tượng không kém phần long trọng.

 

Christopher Bodeen

Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương dịch

 

 

Historic China-Taiwan meeting about symbolism, not substance

By Christopher Bodeen

AP

November 6/2015.

 

 

BEIJING (AP) — Saturday's first-ever meeting between the presidents of China and Taiwan presents a formidable challenge: How can they ensure the event's place in history when nothing of substance should happen?

 

No agreements or joint statements are to be issued and only a vague agenda has been sketched out, a reflection of the extreme sensitivity surrounding the event, especially on the part of Taiwanese wary of Beijing's unification agenda.

 

Yet the event's symbolism as a moment of coming together is undeniable, putting a strong emphasis on presentation, atmosphere and optics.

 

The get-together is fundamentally "about recognition, not about results," said University of Virginia China expert Brantly Womack. "The meeting is the message."

 

China's Xi Jinping and Taiwan's Ma Ying-jeou are the first leaders from the two sides to meet since their territories split during the Chinese civil war in 1949. Ma is the successor to Chiang Kai-shek, whose Nationalists retreated to the island, while Xi now leads Mao Zedong's victorious Communists, who set up government in Beijing.

 

Already, arranging the meeting has required extraordinary flexibility and patience.

 

According to Taiwan, planning for Saturday's meetings began two years ago, complicated by the need to meet conditions consistent with China's refusal to recognize Taiwan's government and insistence on the "one-China principle," stating that Taiwan and China are part of the same nation.

 

Ma's government, meanwhile, needed to be highly mindful of public sentiment in Taiwan, where the Nationalists took a drubbing in local elections last year, due in large part to their pro-China policies. They're now struggling ahead of presidential and legislative polls in January and a negative response to Saturday's meeting could deal them a knockout blow.

 

Ma had already committed to not traveling to China, while Beijing had ruled out meeting at multilateral forums such as the annual Asia-Pacific Economic Cooperation economic leaders' meeting. In the end, they settled on the neutral ground of mainly ethnically Chinese Singapore, whose government is close to both Taipei and Beijing.

 

The two will meet in the afternoon at the luxurious Shangri-la Hotel and attend an evening banquet. It's not clear what contact they'll have with the horde of Chinese, Taiwanese and international media descending on the Southeast Asian city-state for the event.

 

Mutual non-recognition requires a particular set of protocols and government agencies. Because they don't recognize each other's titles, Xi and Ma will refer to each other as "Mr.", rather than "President."

 

Unheard-of for a meeting of heads of state, no flags will be in view, at least where cameras are present. Although Taiwan is more relaxed about the matter, even low-level Chinese delegations to Taiwan threaten to cancel events unless the island's flag is removed from meeting venues.

 

Confirmation of the visit on the Chinese side came not from Xi's office or the Foreign Ministry, but the Cabinet-level Taiwan Affairs Office, in keeping with Beijing's insistence that issues involving the island are an internal affair, not foreign relations. Sticking to those ideological guns, China's Foreign Ministry this week referred all questions about the event to the Taiwan Affairs Office, even though the country's president is holding a high-profile meeting on foreign soil.

 

When China's state broadcaster CCTV showed a portion of a news conference Ma held Thursday in Taipei to discuss the meeting, it blurred out his Taiwan flag lapel pin.

 

With neither leader serving as host, and given the sensitivity over any sign of attempted dominance, the photo opportunities and other events will have to be handled like musical theatre: carefully choreographed, with the proper sets, and, most importantly, careful execution of the script.

 

And as always, there's the question of the handshake.

 

In 2005, at the first meeting between Taiwan Nationalist and mainland Communist leaders in 60 years, Beijing arranged for the two men to walk ceremoniously across a vast hall before meeting in the middle for their historic grip. The Nationalists did not hold the presidency at the time, but the act of reconciliation set in motion the move toward closer ties under Ma.

 

Given the historic weight of Saturday's meeting, the sides will no doubt be looking for a scene no less epic.

 

Christopher Bodeen

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh