(War in the Muslim world: Putin dares, Obama dithers)
The Economist
Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The Economist
October 3rd - 2015.
Mối nguy hiểm của việc Nga can thiệp ở Syria và sự dè chừng của Mỹ tại Afghanistan.
Nếu chỉ nghe những lời từ phía tổng thống Vladimir Putin thì Nga đã trở thành lãnh đạo cuộc chiến toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trái lại, Barack Obama dường như ngày càng tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo mà Mỹ đã chiến đấu hơn một thập niên qua. Vào ngày 30 tháng 9, các máy bay phản lực Nga bắt đầu tiếp sức cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Nga đang thiết lập một mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo với Iraq và Iran. Giáo hội Chính thống giáo Nga thì đang nói về một cuộc thánh chiến. Lời tuyên bố chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) của Putin cho đến giờ vẫn còn đáng nghi ngờ. Bằng chứng của việc Nga ném bom trong ngày đầu tiên là việc nước này đã tấn công các lực lượng nổi loạn Sunni khác, bao gồm một số do Mỹ hậu thuẫn. Ngay cả khi Trung Đông là một sân khấu chính trị thì Nga vẫn đang thể hiện động thái táo bạo nhất của đất nước này tại đây, vốn từ trước đến nay là địa bàn của Mỹ, kể từ khi Liên Xô bị hất cẳng khỏi khu vực này vào thập niên 1970.
Trong khi đó ở Afghanistan, chiến dịch chống Taliban của Mỹ đã vấp phải một trở ngại lớn. Vào ngày 28 tháng 9, các lực lượng nổi loạn Taliban chiếm được thành phố phía bắc Kunduz – thủ phủ tỉnh lị đầu tiên rơi vào tay lực lượng này kể từ khi bị lật đổ vào năm 2001. Ba ngày sau đó, quân đội chính phủ Afghanistan chiếm lại được trung tâm thành phố. Nhưng ngay cả khi họ nắm được toàn quyền kiểm soát tại đây thì cuộc tấn công này vẫn là một sự sỉ nhục.
Cả sự kiện Kunduz và các cuộc ném bom của Nga là hai dấu hiệu của cùng một hiện tượng: khoảng trống tạo ra từ nỗ lực của tổng thống Obama nhằm thoát ra ngoài các cuộc chiến tranh của thế giới Hồi giáo.
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần qua, Obama cho hay Mỹ đã nhận ra rằng đất nước này “không thể một mình áp đặt sự ổn định lên một vùng đất xa lạ”; các nước khác trong đó có Iran và Nga nên chung tay góp sức ở Syria. Tổng thống Obama không hoàn toàn sai lầm. Nhưng đề nghị của ông tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm: Mỹ không còn dính líu; các cường quốc của khu vực khi nhận thấy Mỹ rút lui sẽ rơi vào một trạng thái hỗn loạn, và sự can thiệp của Nga sẽ làm một cuộc chiến vốn đã đẫm máu càng trở nên tàn khốc hơn. Nếu Obama không thay đổi sách lược thì việc sẽ có nhiều thương vong, nhiều người tị nạn và chủ nghĩa cực đoan hơn là điều khó tránh khỏi.
Chứng kiến sự hỗn loạn mà người tiền nhiệm George W. Bush để lại từ “cuộc chiến chống khủng bố”, đặc biệt là ở Iraq, việc Obama tỏ ra thận trọng là điều dễ hiểu. Quả thực việc Mỹ can thiệp có thể khiến cho hiện trạng vốn đã không tích cực càng tồi tệ hơn, bởi những vị lãnh đạo xấu xa (như Saddam Hussein) được thay thế bởi sự hỗn loạn; và chiến tranh liên miên làm suy yếu sức mạnh và vị thế của Mỹ. Nhưng sự vắng mặt của Mỹ ở khu vực này còn làm tình hình trở nên ảm đạm hơn. Đến một lúc nào đó, chủ nghĩa cực đoan sẽ hoành hành và buộc siêu cường này không thể không can thiệp.
Đó là vấn đề nhức nhối ở Trung Đông. Ở Iraq, Obama đã rút quân năm 2011. Tại Syria, Obama đã không có bất cứ động thái nào nhằm chấm dứt việc tổng thống Assad giết người hàng loạt, ngay cả sau khi ông ta sử dụng khí gas độc. Nhưng khi những chiến binh jihad của IS bước ra từ cuộc hỗn loạn, tuyên bố thành lập một nhà nước Hồi giáo ở một số vùng lãnh thổ thuộc Iraq và Syria và bắt đầu hành quyết những tù nhân phương Tây mà chúng bắt giữ, Obama cảm thấy có trách nhiệm phải quay trở lại khu vực này trái với kế hoạch ban đầu. Tại Afghanistan, Obama lặp lại sai lầm là rút lui quá sớm. Khi các chiến dịch chiến đấu của NATO được giảm xuống chỉ còn sứ mệnh “đào tạo, tư vấn và hỗ trợ”, tổng thống Obama hứa hẹn rằng cho đến cuối năm 2016 Mỹ sẽ rút hoàn toàn quân đội khỏi Afghanistan. Thời điểm rút quân không có ảnh hưởng gì đến tình hình tại Afghanistan nhưng lại có tác động rất lớn khi tổng thống Obama rời Tòa Bạch Ốc.
Vậy Obama có thể làm gì? Ở Afghanistan, thay vì rút 9.800 quân Mỹ còn lại, Obama nên tăng cường lực lượng và khẳng định không đưa ra thời điểm cụ thể cho việc rút quân. Quy chế can dự phải được mở rộng để các lực lượng NATO có thể hỗ trợ quân đội Afghanistan. Máy bay cường kích nên giúp sức cho quân đội nước này khi cần thiết, không chỉ trong tình huống cấp bách. Obama cần lên tiếng chỉ trích Kabul, nơi mà chính phủ “thống nhất” được thành lập vào năm ngoái giữa Tổng thống Ashraf Ghani và đối thủ Abdullah Abdullah, hoạt động yếu kém đến mức không có cả một bộ trưởng quốc phòng. Đây là “cuộc chiến có thiện chí” của tổng thống Obama nhưng ông có nguy cơ thất bại.
Ở Syria, sự dè chừng của Obama cũng đồng nghĩa với việc những chọn lựa của vị tổng thống này tiếp tục trở nên hóc búa và mạo hiểm hơn. Putin không ngần ngại bảo vệ một bạo chúa và làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa những người Hồi giáo dòng Sunni và dòng Shia tại khu vực này. Mỹ cần giữ lập trường quyết không để tổng thống Assad ở lâu trên ghế quyền lực và vạch ra tầm nhìn cho những gì diễn ra kế tiếp. Mỹ cần làm nhiều hơn để bảo vệ người dân Syria mà chủ yếu là người Sunni: xây dựng khu vực trú ẩn có bảo vệ, thiết lập vùng cấm bay để ngăn chặn bom thùng của tổng thống Assad, và ủng hộ lực lượng ôn hòa Sunni. Điều đó cũng có nghĩa cần đối đầu cứng rắn với những máy bay phản lực của Nga.
Là một võ sĩ judo, tổng thống Putin am hiểu nghệ thuật khai thác điểm yếu của đối phương: khi Mỹ lùi, Putin sẽ tiến. Thế nhưng cư xử như một kẻ cơ hội không thể giúp Putin giải quyết vấn đề Syria. Và khi Putin càng nỗ lực cứu Assad thì tổng thống này sẽ càng gây thêm nhiều tổn hại cho Syria cũng như toàn bộ khu vực, cũng như nguy cơ vẻ hiên ngang nhất thời của Putin sẽ trở thành trở thành sự ngạo mạn ngày càng lớn. Với sức mạnh bền bỉ của Mỹ, siêu cường này có thể làm nhiều hơn nữa nhằm kiềm chế sự bất ổn ngày một lan rộng. Giá mà Obama sở hữu một chút bản năng ưa mạo hiểm của Putin!
The Economist
Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
War in the Muslim world: Putin dares, Obama dithers
The Economist
Oct 3rd 2015
The danger of Russia’s intervention in Syria, and America’s timidity in Afghanistan.
To hear Vladimir Putin, Russia has become the leader of a new global war on terrorism. By contrast Barack Obama seems wearier by the day with the wars in the Muslim world that America has been fighting for more than a decade. On September 30th Russian jets went into action to support Bashar al-Assad’s beleaguered troops. It is setting up an intelligence-sharing network with Iraq and Iran. The Russian Orthodox church talks of holy war. Mr Putin’s claim to be fighting Islamic State (IS) is questionable at best. The evidence of Russia’s first day of bombing is that it attacked other Sunni rebels, including some supported by America. Even if this is little more than political theatre, Russia is making its biggest move in the Middle East, hitherto America’s domain, since the Soviet Union was evicted in the 1970s.
In Afghanistan, meanwhile, America’s campaign against the Taliban has suffered a blow. On September 28th Taliban rebels captured the northern town of Kunduz—the first provincial capital to fall to them since they were evicted from power in 2001. Afghan troops retook the centre three days later. But even if they establish full control, the attack was a humiliation.
Both Kunduz and Russia’s bombing are symptoms of the same phenomenon: the vacuum created by Barack Obama’s attempt to stand back from the wars of the Muslim world. America’s president told the UN General Assembly this week that his country had learned it “cannot by itself impose stability on a foreign land”; others, Iran and Russia included, should help in Syria. Mr Obama is not entirely wrong. But his proposition hides many dangers: that America throws up its hands; that regional powers, sensing American disengagement, will be sucked into a free-for-all; and that Russia’s intervention will make a bloody war bloodier still. Unless Mr Obama changes course, expect more deaths, refugees and extremism.
Advertisement
Having seen the mess that George W. Bush made of his “war on terror”, especially in Iraq, Mr Obama is understandably wary. American intervention can indeed make a bad situation worse, as odious leaders are replaced by chaos and endless war saps America’s strength and standing. But America’s absence can make things even more grim. At some point, extremism will fester and force the superpower to intervene anyway.
That is the story in the Middle East. In Iraq Mr Obama withdrew troops in 2011. In Syria he did not act to stop Mr Assad from wholesale killing, even after he used poison gas. But when IS jihadists emerged from the chaos, declared a caliphate in swathes of Iraq and Syria, and began to cut off the heads of their Western prisoners, Mr Obama felt obliged to step back in—desultorily. In Afghanistan Mr Obama is making the same mistake of premature withdrawal. As NATO’s combat operations wound down into a mission to “train, advise and assist”, Mr Obama promised that the last American troops would leave Afghanistan by the end of 2016. The date had no bearing on conditions in Afghanistan but everything to do with when Mr Obama leaves the White House.
What can Mr Obama do? In Afghanistan, rather than pull out the 9,800 remaining American troops, he should reinforce them and make clear that he puts no date on their withdrawal. The rules of engagement must expand so that NATO forces can back Afghan ones. Attack aircraft should support them as needed, not just in extremis. He needs to knock heads together in Kabul, where the “unity” government forged last year between President Ashraf Ghani and his rival, Abdullah Abdullah, is dysfunctional enough to lack a defence minister. This was Mr Obama’s “good war”: he risks losing it.
In Syria Mr Obama’s dithering means his options continually grow harder and riskier. Mr Putin is unabashedly defending a tyrant and deepening the region’s Sunni-Shia divide. America must hold the line that Mr Assad will not remain in power, and set out a vision for what should follow. It needs to do more to protect the mainly Sunni population: create protected havens; impose no-fly zones to stop Mr Assad’s barrel-bombs; and promote a moderate Sunni force. That may well mean staring down Russian jets.
As a judoka, Mr Putin knows the art of exploiting an opponent’s weakness: when America steps back, he pushes forward. Yet being an opportunist does not equip him to fix Syria. And the more he tries to save Mr Assad the more damage he will cause in Syria and the region—and the greater the risk that his moment of bravado will turn to hubris. Given the enduring strength of America, there is much that it can still do to contain the spreading disorder—if only Mr Obama had a bit more of Mr Putin’s taste for daring.
The Economist
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net