Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 24, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
NẾU ĐỒNG NGUYÊN CẠNH TRANH VỚI ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ
Webmaster
Các bài liên quan:
    ĐẰNG SAU QUYẾT ĐỊNH CỦA IMF VỀ ĐỒNG QUAN LÀ GÌ?
    VỀ “CÁI CHẾT” CỦA ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ (Cao Minh)
    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỒNG NGUYÊN THAM GIA GIỎ SDR
    MỘT TRẬN CHIẾN NGOẠI TỆ NỮA? (Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa)
    TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁ GIÁ ĐỒNG YUAN TỚI MỸ VÀ THẾ GIỚI
    ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỒNG NGUYÊN TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN DỰ TRỮ
    NHỮNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NGÔI VƯƠNG CỦA ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ
    SỰ SỐNG CÒN CỦA ĐỒNG ĐÔ LA

 

(IF THE YUAN COMPETES WITH THE DOLLAR)

The Economist

Business & Economic Topic

 

Sự va chạm tiền tệ (Clash of the currencies)

 

Sự trỗi dậy của đồng nguyên sẽ thách thức Mỹ, nhưng không phải trước khi Trung Quốc thay đổi.

(The yuan’s rise will challenge America, but not before China changes).

 

 

Khi nào đồng nguyên (yuan, nhân dân tệ, NDT) có thể sánh ngang với đồng đôla Mỹ (USD)? Nhiều người ở Trung Quốc (TQ) nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề thời gian. Chen Yulu, một nhà kinh tế học hàng đầu, cho rằng việc này sẽ mất 15 năm. Wei Jiaguo, phó giám đốc một cơ quan cố vấn lớn, đưa ra con số 20. Các quan chức thì thận trọng hơn: ông Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân hàng trung ương, cho biết việc quốc tế hóa đồng tiền sẽ là một quá trình lâu dài, tốc độ của nó được quyết định bởi thị trường. Bên ngoài Trung Quốc, các ý kiến còn mâu thuẫn hơn nữa. Một số người nghĩ rằng đồng NDT đang trên đà thay thế đồng USD ở châu Á; một số người khác dự đoán nó sẽ không bao giờ đạt được điều đó.

 

Nếu đồng tiền của TQ thực sự cạnh tranh với đồng USD giành ưu thế vượt trội toàn cầu, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt gì? Các học giả đã tìm kiếm những manh mối trong quá trình chuyển đổi từ đồng bảng sang đồng USD, nhưng việc đó diễn ra vào khoảng giữa thế kỷ trước trong một bối cảnh rất khác. Đồng USD và đồng Bảng đều có thể chuyển đổi thành vàng với tỷ giá cố định, khiến niềm tin vô căn cứ vào việc những đồng tiền này chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác ít gặp rủi ro hơn. Ngày nay, các đồng tiền dự trữ không được chống đỡ bởi vàng. Giá trị của chúng dễ đổi hơn – một chức năng của cung và cầu.

 

Hơn thế nữa, sự chuyển đổi từ đồng Bảng sang đồng USD đã phản ánh một sự dịch chuyển của sức mạnh kinh tế, điều đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước đó, giữa hai đồng minh với các giá trị dân chủ và ý tưởng kinh tế chung. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc quốc tế hóa đồng NDT bằng những thuật ngữ hòa bình. Họ nói một hệ thống tiền tệ đa dạng hơn sẽ đem lại sự ổn định tài chính cho thế giới. Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra một mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ so với những gì Mỹ tạo ra cho Anh. Trong tất cả những bài tán tụng dành cho sự phát triển cùng có lợi, Trung Quốc là một đối thủ tiềm tàng, được thống trị bởi một chế độ độc đoán với một cách tiếp cận mang tính thống kê đối với nền kinh tế.

 

Do đó một số người ở Trung Quốc đã có một quan điểm u ám hơn về việc cuộc cạnh tranh giữa đồng NDT và đồng USD sẽ diễn ra như thế nào. Song Hong-binh, tác giả cuốn “Những cuộc chiến tranh tiền tệ”, một bộ sách có hơi hướng thuyết âm mưu, đã dự đoán Mỹ sẽ không ngừng chống lại đồng NDT. Điều này cho đến nay đã được chứng minh là sai lầm. Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới trao đổi đồng NDT trên toàn thế giới, và Mỹ đã không tìm cách ngăn chặn điều đó. Nhưng một ý niệm lờ mờ về khả năng xung đột đã xuất hiện năm ngoái khi Mỹ cố gắng, nhưng không thành công, thuyết phục các đồng minh của mình tránh xa Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng. Mỹ đang thúc đẩy một thỏa thuận thương mại Thái Bình Dương mà trong đó không có Trung Quốc. Và nước này đang nhấn mạnh rằng trong số nhiều trung tâm giao dịch đồng NDT do Trung Quốc thiết lập, từ London đến Singapore, một lỗ hổng rõ ràng trong mạng lưới này chính là New York.

 

Mỹ có lý do chính đáng để lo lắng về đồng NDT. Sự xuất hiện của đồng tiền này như một phương án thay thế đáng tin cậy cho đồng USD sẽ làm suy yếu nền tảng sức mạnh của Mỹ. Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran và Triều Tiên đã có tác dụng vì vai trò trung tâm của đồng USD trong nền tài chính toàn cầu. Khoảng 45% tông số giao dịch xuyên biên giới được định giá bằng đồng USD. Vì vậy bất kỳ ngân hàng nào hoạt động kinh doanh quốc tế đều cần tiếp cận hệ thống ngân hàng của Mỹ, để trả các khoản thanh toán hoặc quản lý tiền mặt. Vì thế họ cần một sự cho phép của Mỹ, tức là họ nên lưu ý đến các biện pháp trừng phạt. Trung QUốc biết điều này có uy lực tới mức nào. Năm 2013, sau khi Mỹ tấn công vào nâng hàng ngoại hối chính của Triều Tiên bằng các biện pháp trừng phạt, ngân hàng Trung Quốc đã ngừng phục vụ các khách hàng Triều Tiên của mình. Năm 2012, vào đỉnh điểm sức ép của Mỹ đối với Iran, Trung Quốc đã miễn cưỡng cắt giảm nhập khẩu dầu từ Iran.

 

Lợi thế đòn bẩy về chính trị của đồng USD sẽ tiêu tan khi đồng NDT tiến ra toàn cầu. Trung Quốc đang sắp khởi động một hệ thống để xử lý các khoản thanh toán bằng đồng NDT xuyên biên giới. Mặc dù được mô tả một cách nhẹ nhàng là một nền tảng cho việc thúc đẩy giao dịch, những hậu quả của việc này theo thời gian có thể ảnh hưởng sâu rộng. Nó sẽ cho phép các ngân hàng và các công ty chuyển tiền trên toàn thế giới theo một “xa lộ tài chính” tách khỏi đồng USD.

 

Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc theo dõi ai đang sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế Trung Quốc (CIPS) và để làm gì. Lời đe dọa loại bỏ khỏi hệ thống tài chính Mỹ sẽ bắt đầu mất đi sức mạnh. Và Trung Quốc sẽ có một công cụ mới để truyền bá tư duy của mình. Khi các nguyên thủ quốc gia gặp Datlai Latma, lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng bị Trung Quốc coi như một kẻ ly khai, họ có thể thấy ngân hàng của mình được đưa vào danh sách đen của CIPS. Chiến thuật này sẽ làm tổn hại chỗ đứng của đồng NDT nếu được sử dụng quá tự do, nhưng chỉ riêng việc đe dọa trừng phạt cũng đủ để Trung Quốc đạt được mục đích của mình.

 

Một đồng NDT toàn cầu cũng sẽ mang lại cho Trung Quốc nhiều sự tôn trọng hơn. Trung Quốc đã cho thấy rằng nước này muốn được nhìn nhận là một công dân tốt của thế giới vào những giai đoạn khó khăn. Năm 1997 – 1998, trong cuộc khủng hoảng tài chính của châu Á, và vào năm 2008 – 2009, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nước này đã “khóa” đồng NDT trong một vị thế đối chọi với đồng USD. Điều này đã trấn an các nước khác rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng việc phá giá như một công cụ chống đỡ cho nền kinh tế của mình. Khi việc sử dụng đồng NDT trên trường quốc tế gia tăng, Trung Quốc sẽ ở trong một vị thế làm được nhiều việc hơn nữa, bằng cách đóng vai trò như một điểm tựa cho hệ thống tài chính toàn cầu.

 

Giành ưu thế cho đồng NDT

 

Khi công ty tài chính Lehman Brothers sụp đổ vào năm 2008, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cung cấp cá hạn mức hoán đổi khẩn cấp cho các ngân hàng trên toàn thế giới. Nếu một cuộc khủng hoảng xuất hiện trong thời gian 20 năm, Trung Quốc có thể đóng một vai trò tương tự. Nước này đang thiết lập một khuôn khổ để cung cấp hỗ trợ như vậy bằng cách lập ra các hoán đổi tiền tệ với nhiều quốc gia, từ Argentina cho đến Nga.

 

Những tác động kinh tế của việc đồng NDT trỗi dậy sẽ rất quan trọng. “Đặc quyền cắt cổ” đi kèm với việc trở thành nước phát hành đồng tiền thống trị sẽ suy giảm đối với Mỹ. Vì có quá nhiều nhu cầu về tài sản bằng đồng USD – hơn 60% lượng dự trữ của tất cả các ngân hàng trung ương toàn cầu được giữ bằng USD – Mỹ và các công ty có trụ sở tại đó có thể bán trái phiếu với giá cao hơn có thể. Vì lợi tức trái phiếu tỷ lệ nghịch với giá cả, điều này có nghĩa là người Mỹ sẽ ít tốn kém hơn khi vay tiền – do đó chính phủ có thể tài trợ cho thâm hụt ngân sách và các doanh nghiệp có thể kiếm tiền một cách dễ dàng hơn.

 

“Đặc quyền cắt cổ” này đáng giá như thế nào? Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ chỉ thấp hơn một điểm phần trăm so với đầu những năm 2000 nhờ vị thế của đồng USD. Mỹ cũng có thể phát hành tất cả trái phiếu của mình bằng đồng USD. Sự sai lệch tiền tệ thường gây ra khủng hoảng nợ ở những nền kinh tế nhỏ hơn do đó không có khả năng xảy ra; Fed đơn giản có thể chỉ cần in thêm USD để thanh toán hết các món nợ của chính phủ. Viện McKinsey Global Institute ước tính lợi nhập hợp lại lên đến 100 tỷ USD một năm cho Mỹ.

 

Nhưng cũng có những bất lợi. Nhu cầu đối với đồng USD như một tài sản dự trữ đồng nghĩa với việc đồng tiền này mạnh hơn so với nó có thể, khiến các nhà xuất khẩu Mỹ khó cạnh tranh hơn. McKinsey nhận thấy điều này làm mất đi đến 60 tỷ USD trong GDP. Về giá trị ròng, Mỹ vẫn đạt khoảng 0,3 – 0,5% GDP một năm nhờ vị thế đồng USD.

 

Khi đồng NDT cạnh tranh với đồng USD, Trung Quốc sẽ chiếm miếng bánh này. Các nhà đầu tư từ các nước khác có thể bán đi các tài sản USD vì họ sẽ có lựa chọn thay thế bằng đồng NDT; điều này sẽ đẩy lãi suất của Mỹ tăng lên và làm suy yếu nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Fed có thể giảm nhẹ nhưng không thể hoàn toàn vô hiệu hóa tác động này bằng cách mua lại những trái phiếu do người nước ngoài bán ra. Kết quả cuối cùng là Mỹ sẽ phải nỗ lực hơn để giữ được lòng tin của các nhà đầu tư toàn cầu, có lẽ là khiến nước này kiểm soát được nợ chính phủ.

 

Nhưng những thay đổi cần thiết ở Trung Quốc sẽ còn phải lớn hơn. Trong cách lý giải của mình về việc làm sao mà đồng USD vẫn là đồng tiền chiếm ưu thế trên thế giới bất chấp việc là trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Eswar Prasad, một nhà kinh tế học tại Đại học Cornell, giải thích rằng sức mạnh của nó nằm trong các thể chế của Mỹ. Các thị trường tài chính sâu rộng, một hệ thống pháp lý mạnh mẽ và một quy trình chính trị nhìn chung là minh bạch đã chống đỡ cho đồng USD. Niềm tin vào những thể chế này đã biến Mỹ và đồng tiền của nước này thành một nơi an toàn.

 

Trung Quốc phải xây dựng một sự bổ sung về thể chế tương tự để thuyết phục các nhà đầu tư rằng đồng NDT cũng đáng tin cậy như vậy. Nước này sẽ cần phải làm cho đồng tiền của mình thực sự có tính chuyển đổi, ngừng can thiệp vào tỷ giá hối đoái của mình và xây dựng một thị trường trái phiếu lớn, có tính thanh khoản cao và minh bạch. Sự can thiệp mạnh tay để chống đỡ cho cổ phiếu khi gần đây chúng sụp đổ cho thấy mức độ tiến triển của Trung Quốc trong việc phát triển một hệ thống tài chính hoàn thiện. Giống như Mỹ, Trung Quốc cũng cần pháp trị thích hợp. Điều này sẽ đòi hỏi việc cho phép tòa án đi ngược lại nguyện vọng của Đảng Cộng sản, điều hiện tại không thể nghĩ đến. Và qua tất cả những điều này, Trung Quốc cần giữ cho nền kinh tế của mình tiến về phía trước. Sự trì trệ làm suy yếu sức hấp dẫn của đồng NDT.

 

Nếu Trung Quốc bằng cách nào đó hoàn thành tất cả những điều này, một hệ thống tiền tệ toàn cầu với đa cực về mặt lý thuyết có thể đem lại sự ổn định kinh tế lớn hơn. Mỹ và Trung Quốc có thể cạnh tranh để khiến các đồng tiền của mình hấp dẫn hơn bằng cách chứng tỏ những chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý. “Đặc quyền cắt cổ” sẽ trở thành một trách nhiệm đặc biệt. Nhưng đó cũng sẽ là những rủi ro mới – Alan Wheatley, biên tập của một cuốn sách gần đây về các đồng tiền dự trữ, cho biết “sẽ có nhiều không gian hơn cho va chạm và tai nạn”. Do vị thế của đồng USD đang bị nghi ngờ, có thể có sự không chắc chắn gây hại về đâu có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn khi cơn sóng thần tài chính tiếp theo ập đến.

 

Bất kỳ điều nào trong số này có thể xảy ra như thế nào? Đồng USD có lợi thế của một đồng tiến lớn “hiện hành”. Tình trạng bế tắc về chính trị tại Washington có nguy cơ dần dần loại bỏ lợi thế đó, có lẽ giống như việc sử dụng quá nhiều các biện pháp trừng phạt mà vị thế đồng tiền dự trữ đã cho phép Mỹ. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào chính sách của Trung Quốc. Điều quan trọng là phải khiến cho hệ thống tài chính của Trung Quốc trở nên sâu sắc, cởi mở và đáng tin cậy như của Mỹ. Đó là một dự án lâu dài, nhưng Trung Quốc có thể đẩy nhanh tốc độ một chút với những thay đổi chính sách cụ thể – chẳng hạn, hạ thấp các rào cản đối với đầu tư nước ngoài trong thị trường trái phiếu của mình.

 

Thành tích của Trung Quốc trong vòng 5 năm qua, khi nước này bắt đầu thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng NDT của mình, là rất ấn tượng. Thị phần thương mại xuyên biên giới của Trung Quốc bằng đồng NDT đã tăng từ không có gì trong năm 2009 lên tới 22% vào năm 2014. Hiện nó là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 5 trong thanh toán quốc tế. IMF đang cân nhắc liệu có nên điều chỉnh quyền rút vốn đặc biệt của mình hay không, một giỏ tiền tệ dự trữ, để bao gồm cả đồng NDT. Tuy nhiên, còn khá xa mới có thể cạnh tranh được với đồng USD. Khoảng 50 ngân hàng trung ương đã đầu tư dự trữ bằng đồng NDT, nhưng chỉ với số lượng nhỏ. Người nước ngoài nắm giữ 200 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc; họ sở hữu 80 lần số đó – 16.000 tỷ USD – chứng khoán Mỹ. Hiện tại, đồng NDT chỉ là một bên tham gia nhỏ trên vũ đài toàn cầu. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, đồng USD cũng vậy.

 

The Economist

TLTKĐB 10/10/2015

 

*  *  *

 

Business & Economic Topic

 

IF THE YUAN COMPETES WITH THE DOLLAR

The Economist

 

Clash of the currencies

 

The yuan’s rise will challenge America, but not before China changes

 

 

When will the yuan rival the dollar? Many in China think it only a matter of time. Chen Yulu, a leading economist, says it will take 15 years. Wei Jianguo, deputy head of a major think-tank, puts it at 20. Officials are more circumspect: currency internationalisation will be a long process, its pace determined by the market, says Zhou Xiaochuan, the central-bank governor. Outside China, opinions are more divided. Some think the yuan is already on the verge of displacing the dollar in Asia; others predict it will never get there.

 

What difference would it make if China’s currency did vie with the dollar for global pre-eminence? Scholars have looked for clues in the transition from the pound to the dollar, but that took place around the middle of last century in a very different context. The dollar and the pound were both convertible into gold at fixed rates, making the leap of faith for those switching from one to the other much less of a risk. Today, reserve currencies are not backed by gold. Their value is more slippery—a function of supply and demand.

 

What is more, the shift from the pound to the dollar reflected a passage of economic power, one that had started many decades earlier, between two allies with shared democratic values and economic ideas. China’s leaders talk of the yuan’s internationalisation in peaceful terms. A more diverse monetary system will breed financial stability for the world, they say. But China’s rise poses a bigger threat to America than America’s did to Britain. For all the paeans to mutually beneficial development, China is a possible adversary, governed by an autocratic regime with a statist approach to the economy.

 

Some in China thus take a darker view of how competition between the yuan and the dollar will play out. Song Hongbing, author of “Currency Wars”, a conspiracy-laced series of books, foresees America fighting the yuan every step of the way. That has been shown to be wrong, so far. Over the past five years China has built a network for yuan-trading around the world, and America has not tried to thwart it. But a glimpse of the potential for conflict came last year when America tried, unsuccessfully, to persuade its allies to stay out of the Asian Infrastructure Investment Bank, launched by China. America is pushing for a Pacific trade deal that excludes China. And it is striking that among the many yuan-trading hubs established by China, from London to Singapore, the one glaring hole in the network is New York.

 

America has good reason to worry about the yuan. Its emergence as a credible alternative to the dollar would undermine a cornerstone of American power. Sanctions against Iran and North Korea have had bite because of the dollar’s centrality to global finance. Some 45% of all cross-border transactions are denominated in dollars. So any bank with international business needs access to the American banking system, to clear payments or manage cash. And for that it needs an American licence, which means it had better heed the sanctions. China knows how potent this is. In 2013, after America hit North Korea’s main foreign-exchange bank with sanctions, Bank of China stopped serving its North Korean client. In 2012, at the height of American pressure on Iran, China grudgingly cut imports of Iranian oil.

 

The dollar’s political leverage will dissipate as the yuan goes global. China is already close to launching a system for processing cross-border yuan payments. Although described blandly as a platform for facilitating transactions, its consequences could over time be far-reaching. It will allow banks and companies to move money around the world on a financial superhighway delinked from the dollar.

 

America will find it far harder to track who is using the China International Payment System (CIPS) and for what. The threat of exclusion from the American financial system will start to lose its force. And China would have a new tool to propagate its way of thinking. When heads of state meet the Dalai Lama, the Tibetan spiritual leader regarded by China as a separatist, they may find their banks placed on the CIPS blacklist. This tactic would damage the yuan’s standing if used too liberally, but the mere threat of punishment might be enough for China to get its way.

 

A global yuan would also win China more respect. China has shown that it wants to be seen as a good citizen of the world at times of trouble. In 1997-98, during the Asian financial crisis, and in 2008-09, during the global one, it locked the yuan in place against the dollar. This reassured other countries that it would not use depreciation as a crutch for its economy. As international use of the yuan increases, China will be in a position to do more, by serving as backstop to the global financial system.

 

Yuan-upmanship

 

When Lehman Brothers collapsed in 2008, the Federal Reserve provided emergency swap lines to banks around the world. If a crisis hits in two decades’ time, China could play a similar role. It is assembling the framework to lend such support by establishing currency swaps with many nations, from Argentina to Russia.

 

The economic consequences of the yuan’s rise would be momentous. The “exorbitant privilege” that goes with being the issuer of the dominant currency would ebb for America. Because there is so much demand for dollar assets—more than 60% of all global central-bank reserves are held in dollars—America and companies based there can sell bonds for higher prices than they could otherwise. Since bond yields move inversely to prices, this means it costs less for Americans to borrow—so it is easier for the government to fund its deficits and for firms to raise money.

 

A GLOBAL MONETARY SYSTEM WITH MULTIPLE POLES COULD IN THEORY ENGENDER GREATER ECONOMIC STABILITY

 

How much is this exorbitant privilege worth? Researchers found that yields on American ten-year treasury bonds were as much as a percentage point lower in the early 2000s thanks to the dollar’s status. America is also able to issue all its debt in dollars. The currency mismatch that often triggers debt crises in smaller economies is thus off the cards; the Federal Reserve can simply print more dollars to pay off the government’s liabilities. The benefits add up to $100 billion a year for America, estimates the McKinsey Global Institute.

 

But there are also downsides. Demand for the dollar as a reserve asset means the currency is stronger than it would otherwise be, making it harder for American exporters to compete. McKinsey found this lops as much as $60 billion off GDP. Net, America still gains 0.3-0.5% of GDP a year thanks to the dollar’s status.

 

When the yuan rivals the dollar, China will eat into this pie. Investors from other countries might sell off dollar assets since they would have alternatives in the yuan; this would drive up American interest rates and weaken the economy. Researchers have shown that the Fed can mitigate but not fully counteract this effect by buying the bonds sold by foreigners. The upshot is that America would have to work harder to retain the confidence of global investors, perhaps leading it to rein in government debt.

 

But the changes required of China would be even more dramatic. In his account of how the dollar remained the world’s pre-eminent currency despite being at the centre of the global financial crisis, Eswar Prasad, an economist at Cornell University, explains that its strength resides in America’s institutions. Deep financial markets, a robust legal system and a generally transparent political process underpin the dollar. Faith in these make America and its currency a haven.

 

China would have to build a similar complement of institutions to persuade investors that the yuan is as reliable. It would need to make its currency truly convertible, stop intervening in its exchange rate and build a big, liquid, transparent bond market. Heavy-handed intervention to prop up stocks when they recently crashed shows how far China is from developing a mature financial system. China would also, like America, need proper rule of law. This would require allowing courts to go against the wishes of the Communist Party, something unthinkable for now. And through all this, China needs to keep its economy marching forward. Stagnation would undermine the yuan’s appeal.

 

 

If China somehow accomplishes all that, a global monetary system with multiple poles could in theory engender greater economic stability. America and China might compete to make their respective currencies more attractive by demonstrating sound fiscal and monetary policies. The exorbitant privilege would become an extraordinary responsibility. But there would also be new risks—“more room for friction and accidents”, says Alan Wheatley, editor of a recent book about reserve currencies. With the dollar’s status in doubt, there might be damaging uncertainty about where to turn for a safe harbour when the next financial tsunami strikes.

 

How likely is any of this to happen? The dollar has a huge incumbent’s advantage. Political gridlock in Washington risks chipping away at that, as might excessive use of the sanctions that reserve-currency status allows America. Much will depend on Chinese policy. The key is to make China’s financial system as deep, open and trusted as America’s. That is a long-term project, but China can speed things up a little with specific policy changes—for instance, lowering barriers to foreign investment in its bond market.

 

China’s record over the past five years, when it began to promote yuan internationalisation, is impressive. The share of Chinese cross-border trade settled in yuan rose from nothing in 2009 to 22% last year. It is now the fifth-most-used currency for international payments. The IMF is debating whether to adjust its special drawing right, a basket of reserve currencies, to include the yuan. Still, this is a far cry from its rivalling the dollar. Some 50 central banks have invested reserves in yuan, but only in small amounts. Foreigners hold $200 billion in Chinese stocks and bonds; they have 80 times more—$16 trillion—in American securities. For now, the yuan is a bit player on the global stage. But at the start of the 20th century, so was the dollar.

 

The Economist

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh