(China is sailing into a sea of troubles)
Gideon Rachman
Nguyễn Ngọc Tường Ngân dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Financial Times
November 09/2015.
Ảnh hí họa: Tập Cận Bình bắt tay Mã Anh Cửu trong khi Chủ tịch
Đảng Dân Tiến (DPP) Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn) ngoảnh mặt
“Không gì có thể tách rời chúng ta. Chúng ta là một gia đình”. Tập Cận Bình nói như vậy sau khi trở thành chủ tịch nước đầu tiên của Trung Quốc bắt tay với một vị tổng thống của Đài Loan. Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mã Anh Cửu rõ ràng là mang tính lịch sử.
Tuy nhiên việc ông Tập dùng từ “gia đình” nhắc tôi nhớ lại cách mà các ông trùm mafia trong phim của Hollywood sử dụng từ này – pha trộn sự dụ dỗ lẫn đe dọa. Thực tế là Bắc Kinh vẫn khẳng định Đài Loan là một “tỉnh nổi loạn” và có quyền tấn công thành viên gia đình của mình nếu Đài Loan tuyên bố độc lập.
Sự mơ hồ không kết thúc ở đó. Ở một mức độ nào đó, quyết định của ông Tập phá vỡ chính sách tẩy chay Đài Loan hàng thập niên nay là hành động của một nhà lãnh đạo tự tin. Tuy nhiên, sự táo bạo của vị chủ tịch Trung Quốc có thể phản ánh sự lo lắng chứ không chỉ sự tự tin. Vì khi nhìn ra xung quanh Trung Quốc, Tập phải đối mặt với một rừng khó khăn.
Bối cảnh chính trị của Đài Loan đang bất lợi cho Trung Quốc. Bắc Kinh đang gặp phải áp lực gia tăng từ Mỹ do tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông. Ông Tập cũng gặp khó khăn trên đất liền. Mỹ và 11 quốc gia khác đã kết thúc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại vốn không bao gồm Trung Quốc, qua đó thách thức vị trí trung tâm của nước này trong nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông vào năm 2014 đã để lại một di sản cay đắng cho đại lục, làm tăng triển vọng rằng chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh có thể cùng lúc bị thử thách ở cả Hồng Kông lẫn Đài Loan.
Hơn thế nữa, tất cả những điều này đang diễn ra trong bối cảnh của một nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán trồi sụt và một tầng lớp cầm quyền của Trung Quốc đang bất an sâu sắc trước chiến dịch chống tham nhũng của Tập.
Do tất cả những vấn đề này, ông Tập không hề muốn diễn ra một cuộc khủng hoảng Đài Loan mới. Quyết định gặp ông Mã của Tập diễn ra hai tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, có khả năng mang lại chiến thắng cho bà Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo của Đảng Dân tiến (DPP) mang tư tưởng ủng hộ độc lập, một đảng mà chính phủ Trung Quốc e ngại. Màn bắt tay hôm thứ Bảy trông giống như một nỗ lực của ông Tập để nâng đỡ cho Quốc Dân Đảng (KMT) của ông Mã. Nhưng DPP cho đến nay đang dẫn trước rất xa trong các cuộc thăm dò cử tri, vì vậy nước cờ của ông Tập nhiều khả năng sẽ thất bại.
Nếu DPP giành quyền lực và cự tuyệt Bắc Kinh một cách rõ ràng, ông Tập có thể cảm thấy bắt buộc phải sử dụng đến ngôn ngữ mang tính dọa nạt nhiều hơn. Đến lượt mình, điều đó sẽ càng làm gia tăng căng thẳng an ninh với Mỹ vào thời điểm mà một cuộc khủng hoảng mini đã diễn ra ở Biển Đông.
Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan gần đây nhất những năm 1995-1996, Mỹ đã gửi một tàu sân bay đến khu vực này để đáp lại sự đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan. Kể từ đó, Bắc Kinh đã áp dụng một chiến thuật tinh vi hơn nhiều, dựa vào các mối quan hệ kinh tế và du lịch đang mở rộng để hút “tỉnh nổi loạn” dần trở lại quỹ đạo của mình. Việc một vị tổng thống ủng hộ độc lập được bầu lên tại Đài Loan sẽ cho thấy chiến thuật này cũng đã thất bại.
Trong 20 năm qua, cán cân quân sự ở eo biển Đài Loan đã có thể nghiêng về phía Bắc Kinh, nhưng lãnh đạo Trung Quốc cũng cần sự mạnh bạo mới dám kiểm nghiệm nhận định này.
Trong tất cả các nỗ lực để gây ảnh hưởng, lá bài mạnh nhất của Trung Quốc vẫn là sức mạnh của nền kinh tế. Hầu như tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều giao thương với Trung Quốc nhiều hơn đáng kể so với Mỹ. Nhưng điều này khiến cho TPP có khả năng đe dọa đến Trung Quốc.
Một số nhà phân tích người Trung Quốc thậm chí còn gọi TPP là “một NATO kinh tế”, vì họ coi đó là một liên minh nhằm mục đích rõ ràng là cô lập Trung Quốc. Mỹ nói rằng việc Trung Quốc rốt cuộc trở thành một thành viên của TPP vẫn còn để ngỏ. Và rõ ràng là nhiều bên tham gia TPP, trong đó có Singapore và New Zealand, sẽ thực sự muốn Trung Quốc tham gia vào khối thương mại mới này. Họ không thích các hệ quả kinh tế và chính trị của việc Bắc Kinh bị loại trừ.
Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản, hai thành viên lớn nhất của hiệp định, lại có nhiều hoài nghi hơn nhiều. Một số quy định của TPP như các cam kết về lao động và pháp luật về môi trường, cũng như không gian mạng, có thể đã được thiết kế để gây khó khăn cho sự tham gia của Trung Quốc.
Việc đứng ngoài TPP về lâu dài có thể làm cho TQ trở nên ít hấp dẫn hơn trong vai trò một trung tâm sản xuất, ngay tại thời điểm khi mà chi phí tăng cao đang làm xói mòn khả năng cạnh tranh của nước này.
Các vấn đề như Biển Đông và TPP – dù khó khăn cho Bắc Kinh đến đâu – thì ít nhất cũng chủ yếu là liên quan đến chính sách của chính phủ. Các vấn đề Hồng Kông và Đài Loan lại khó đoán định hơn nhiều, và vì thế chúng trở nên nguy hiểm bởi liên quan đến một thứ mà Bắc Kinh không thể kiểm soát: đó là công luận.
Ở cả Hồng Kông lẫn Đài Loan, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giới trẻ ngày càng có khuynh hướng không muốn tôn trọng các mệnh lệnh của Bắc Kinh. Tại Hồng Kông, vốn bây giờ là một phần của Trung Quốc, đã diễn ra phong trào “dù vàng” hồi năm 2014 để đòi bầu cử tự do. Tại Đài Loan cũng diễn ra phong trào “hoa hướng dương” vốn diễn ra hồi năm ngoái để phản đối một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc.
Đây là những vấn đề hết sức khó khăn đối với ông Tập. Nhưng đó cũng là những vấn đề do chính Bắc Kinh tạo ra. Bằng cách cương quyết nhấn mạnh các công thức chính trị cũ rích, chẳng hạn như “tỉnh nổi loạn” và “một quốc gia, hai chế độ”, chính phủ Trung Quốc đã tự dồn mình vào góc tường.
Việc gặp Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu là một biểu tượng mạnh mẽ của sự linh hoạt. Nhưng nếu ông Tập thực sự muốn kiểm soát những khó khăn chồng chất của mình, ông cần phải thay đổi bản chất phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đối với Đài Loan và Hồng Kông.
Gideon Rachman
Nguyễn Ngọc Tường Ngân dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Gideon Rachman là cây bút bình luận chính về các vấn đề quốc tế của tờ Financial Times.
China is sailing into a sea of troubles
Gideon Rachman
Financial Times
November 09/2015.
One thing I don't agree with: calling "One Country Two Systems" a stale cliché. It's in fact what keeps us here in Hong Kong as free as we are and distinct from our motherland.
Otherwise a great summary of the challenges facing China and the need for them to have some new approaches. Below the fold, as behind a paywall.
Nothing can separate us. We are one family”. So said Xi Jinping after becoming the first president of China to shake hands with a president of Taiwan. The meeting between Mr Xi and Ma Ying-jeou was undoubtedly historic. And yet Mr Xi’s talk of “family” reminded me of the way that a Hollywood mafia don might use the term — in a manner that mixes charm with menace. The fact is that Beijing still insists that Taiwan is a rebel province and reserves the right to attack its family member should Taiwan ever declare independence.
The ambiguities do not end there. On one level, Mr Xi’s decision to break with decades of ostracism was the act of a confident leader. Yet the Chinese president’s boldness probably reflects anxiety as much as confidence. For when he looks out at China’s near abroad he confronts a sea of troubles.
The politics of Taiwan are moving against China. Beijing is also under increased pressure from the US over its territorial ambitions in the South China Sea. Mr Xi has troubles on dry land, too. America and 11 other nations have just agreed the Trans-Pacific Partnership, a trade agreement that excludes China, challenging its central position in the economy of the Asia-Pacific. Meanwhile, pro-democracy protests in Hong Kong in 2014 have left a legacy of bitterness with the mainland, raising the prospect that Beijing’s “One China” policy could be challenged in Hong Kong and Taiwan simultaneously.
What is more, all this is taking place against the background of a slowing domestic economy, see-sawing stock markets and a Chinese elite that has been deeply destabilised by Mr Xi’s anti-corruption campaign.
Given all these other problems, the last thing the president needs is a new Taiwan crisis. His decision to meet Mr Ma comes two months before a presidential election in Taiwan, which is likely to result in a victory for Tsai Ing-wen, the leader of the independence-minded Democratic Progressive party (DPP), a group abhorred by the Chinese government. Friday’s handshake looks like an attempt by Mr Xi to boost Mr Ma’s Kuomintang party (KMT). But the DPP is so far ahead in the polls that the gambit is likely to fail.
If the DPP wins power and is too explicit in its rejection of Beijing, Mr Xi may feel compelled to resort to more threatening language. That, in turn, would ratchet up security tension with the US at a time when there is already a mini-crisis in the South China Sea.
During the most recent Taiwan Strait crisis, from 1995 to 1996, the US sent an aircraft carrier to the region, in response to China’s military intimidation of the Taiwanese. Since then, Beijing has adopted much subtler tactics, relying on burgeoning economic and travel ties to draw the “rebel province” gradually back into its orbit. The election of a pro-independence president in Taiwan would suggest these tactics had failed.
In the past 20 years, the military balance in the Taiwan Strait has probably tilted towards Beijing but it would be a bold Chinese president who put this proposition to the test.
In all this jostling for influence, China’s strongest card remains the power of its economy. Almost all the nations of Southeast Asia do considerably more trade with China than with the US. But that makes the TPP potentially threatening to China.
Some Chinese analysts have even called the TPP “an economic Nato”, since they see it as an alliance aimed explicitly at isolating China. America says that eventual Chinese membership remains a possibility. And it is clear that many of the signatories of the TPP, including Singapore and New Zealand, would genuinely like China to join the new trade bloc. They do not like the economic or the political implications of excluding Beijing.
But the US and Japan, the two biggest signatories of the pact, are more sceptical. Some of the provisions of the TPP, such as commitments on labour and environmental law, and on cyber space, might have been designed to make it hard for China to join.
Long-term exclusion from the TPP could make China less attractive as a production base, just at the time when rising costs are eroding the country’s competitiveness.
Issues such as the South China Sea and the TPP — however difficult for Beijing — are, at least, largely about government policy. The questions of Hong Kong and Taiwan are more unpredictable, and therefore dangerous, because they involve something Beijing cannot control: public opinion.
In both Hong Kong and Taiwan, there is growing evidence that the young are less and less inclined to treat Beijing’s edicts with respect. Hong Kong, which is now part of China, had its “umbrella” movement in 2014, demanding free elections. Taiwan has the “sunflower” movement, which also rose up last year in protest over a new trade agreement with China.
These are fiercely difficult problems for Mr Xi. But they are also problems of Beijing’s own making. By insisting with such ferocity on stale political formulas, such as “rebel province” and “one country, two systems”, the Chinese government has boxed itself into a corner.
Meeting the president of Taiwan is a powerful symbol of flexibility. But if Mr Xi really wants to calm his sea of troubles, he needs to change the substance of Beijing’s approach to Taiwan and Hong Kong.
Gideon Rachman
Gideon Rachman at the Annual Meeting 2012
of the World Economic Forum at the congress
centre in Davos, Switzerland, January 2012
Gideon Rachman (born 1963) is a journalist who has been the Financial Times chief foreign affairs commentator since July 2006. He studied at Gonville & Caius College, Cambridge University where he obtained a first class honours degree in History in 1984. While at Gonville and Caius, he was a friend of future MI6 renegade agent Richard Tomlinson, whom he provided with a reference for his Kennedy Scholarship application.
He started his career with the BBC World Service in 1984. From 1988 to 1990, he became a reporter for The Sunday Correspondent, stationed in Washington DC.
He spent 15 years at The Economist; first as its deputy American editor, then as its South-east Asia correspondent, stationed in Bangkok. He then served as The Economist's Asia editor before taking on the post of Britain editor from 1997 to 2000. Following which he was stationed in Brussels where he penned the Charlemagne European-affairs column.
At The Financial Times, Rachman writes on international politics, with a particular stress on American foreign policy, the European Union and globalisation.
Gideon Rachman maintains a blog on the FT.com site.
Views:
Rachman is noted for adopting a sceptical view of the European Union. In 2002, he staged a debate in Prospect Magazine with Nick Clegg, who was later to become Britain's Deputy Prime Minister. Clegg argued strongly that Britain should join the European single currency. Rachman disagreed, writing that - "I believe the political changes involved in joining the Euro carry enormous risks. I do not believe it is 'progressive' or 'self-confident' to take those risks." More recently, Rachman has argued in the FT that the Euro needs to be broken up.
Rachman has twice endorsed Barack Obama for the presidency, although he has also argued that the president is vastly over-rated as a public speaker. He has also been sceptical of the case for intervention in Syria and argued that economics is a pseudo-science.
In December 2008, Rachman published a controversial column in the Financial Times online entitled, "And now for a world government" which radio show host Alex Jones among others have cited as proof of an elitist plot to establish global governance. His brother is Tom Rachman, the author of the novel The Imperfectionists.
Books: In 2010, Rachman published his first book, "Zero-Sum World" in the UK. It was published under the title Zero-Sum Future in the US and translated into seven languages, including Chinese, German and Korean. The book was part history and part prediction. It argued that the thirty years from 1978-2008 had been shaped by a shared embrace of globalisation by the world's major powers that had created a "win-win world", leading to greater peace and prosperity. Rachman predicted that the financial and economic crisis that began in 2008 would lead to a zero-sum world, characterised by increasing tensions between the world's major powers. He stressed rising tensions between the US and China, and political disarray inside the European Union. The New York Times praised the book as "perhaps the best one-volume account now available of the huge post-Communist spread of personal freedom and economic prosperity."
Awards: Rachman was named foreign commentator of the year in Britain's comment awards in 2010. He has been short-listed twice for the Orwell Prize for Political Journalism. The Observer has also listed him as one of Britain's 300 leading intellectuals. He has been a visiting fellow at the Woodrow Wilson School at Princeton University (1988–89) and at the Noble Institute in Oslo (2013).
(From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net