(Lessons From Versailles for Today’s Middle East)
By Marc Grossman & Simon Henderson
Lê Hoàng Giang dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
YaleGlobal
October 22-2015
Sự bất mãn và hỗn loạn tại khu vực Trung Đông bắt nguồn từ những hiệp ước được soạn từ cuối Thế Chiến thứ I.
Mùa hè năm 2014 là thời gian của những so sánh tương đồng và các lễ kỷ niệm. Các nhà lãnh đạo châu Âu kỷ niệm ngày Thế Chiến I bùng nổ. Việc Tổng thống Nga Putin sáp nhập Crimea, phá vỡ sự ổn định tại Ukraine và xâm chiếm miền Đông nước này đã gợi lại những ngày đầy hiểm họa và thử thách trước tháng 9 năm 1939.
Nhưng trong lúc Trung Đông và Bắc Phi chìm trong bất ổn khu vực, có lẽ chúng ta nên chuyển sự tập trung sang sự kết thúc của Thế Chiến I – và đặc biệt là thỏa thuận do Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, Thủ tướng Anh David Lloyd George và Thủ tướng Pháp George Clemenceau xây dựng nên tại Versailles năm 1919.
Phần lớn bất ổn ngày nay trong khu vực nói trên có nguồn gốc từ Hòa ước Versailles và những thỏa thuận có liên quan. Do đó các nhà hoạch định chính sách đang nghiền ngẫm lại sự tương thích từ quan sát của Henry Kissinger vào năm 1994 rằng “liệu một trật tự quốc tế có thể tương đối ổn định, như trật tự nổi lên sau Hội nghị Vienna, hay rất dễ sụp đổ, như những trật tự được xác lập sau Hòa ước Westphalia và Versailles, phụ thuộc vào mức độ mà chúng dung hòa giữa những điều khiến cho các xã hội trong trật tự đó cảm thấy được an toàn và những điều mà chúng cho là công bằng, chính đáng.”
Những tiêu điểm trên thế giới ngày nay còn vang vọng rất nhiều dấu ấn từ Versailles.
Như David Gardner đã chỉ ra trên tờ Financial Times, những đường biên giới quốc gia mà giờ đây có vẻ như đang đổ vỡ đã được vẽ ra bởi Thỏa thuận Sykes-Picot năm 1916 về phạm vi ảnh hưởng. Vốn ban đầu mang tính bí mật, đây là một “thỏa thuận để hạn chế sự cạnh tranh giữa Anh và Pháp trong vùng Levant [1] vốn có thể làm suy yếu liên minh chống Đức.” Những đường biên giới này vốn không nhằm tạo ra các quốc gia-dân tộc gắn kết chặt chẽ trong tương lai tại vùng Trung Đông, mà thay vào đó chỉ để duy trì những phạm vi ảnh hưởng sao cho phù hợp với lợi ích của các đế quốc châu Âu, bằng cách phân chia khu vực thành các phần giữa họ với nhau.
Nhà sử học Margaret McMillan nhắc chúng ta rằng “thỏa thuận Sykes-Picot được tạo ra giữa thời kỳ chiến tranh, khi những lời hứa có giá trị rẻ mạt còn khả năng bị đánh bại là rất lớn.” Sau chiến tranh, T. E. Lawrence, chính là Lawrence xứ Ả-rập, [2] đã tới Versailles và quyết tâm xóa bỏ thỏa thuận Sykes-Picot, song đã không thành. Không phải ngẫu nhiên khi thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố trong một bài phát biểu vào tháng 7 sau khi lực lượng của y chiếm được thành phố Mosul thuộc Iraq, rằng “cuộc tiến công thần thánh này sẽ không dừng lại cho đến khi chúng ta đóng xong chiếc đinh cuối cùng lên cỗ quan tài chứa âm mưu Sykes-Picot”.
Syria, một quốc gia được tạo thành bởi thỏa thuận Sykes-Picot, hiện giờ đang chìm trong biển máu giao tranh giữa các nhóm phái. Cuộc xung đột ở Syria đã lan sang cả Libăng và Iraq, trong đó Iraq đã gần như vỡ ra thành 3 mảnh với người Kurd ở phía bắc, người Hồi giáo Sunni ở miền trung và người Hồi giáo Shia ở phía nam.
Những dấu ấn của Hòa ước Versailles còn vang vọng trong sự mâu thuẫn kéo dài giữa nguyên tắc về quyền tự quyết mà Tổng thống Wilson đã mang đến Paris và hệ thống các quốc gia được thiết lập theo Hòa ước Westphalia năm 1648. Nhiều nhóm phái đã đến Versailles để xin có cơ hội được tự quyết định tương lai của mình để rồi được biết đó là nguyên tắc không thể được áp dụng phổ quát.
Những hậu quả của di sản này có thể được thấy rõ từ phong trào Mùa xuân Ả-rập, sự sụp đổ của Syria với tư cách một quốc gia và sự nổi lên của một nước Kurdistan ngày càng độc lập ở phía bắc Iraq, cũng như những lời kêu gọi cải cách ở Iran và những quốc gia quân chủ vùng Vịnh. Nhà báo và học giả Robin Wright thậm chí đã hình dung ra một “bản đồ Trung Đông được vẽ lại”, nơi mà “những đường biên giới mới có thể được vẽ theo những cách riêng rẽ và có thể rất hỗn loạn,” và “Vấn đề bây giờ là liệu chủ nghĩa dân tộc có phải là một nguồn bản sắc mạnh mẽ hơn so với những nguồn bản sắc lâu đời hơn khác trong thời kỳ xung đột hay quá độ khắc nghiệt hay không.”
Xung đột giữa 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shia phản ánh những mâu thuẫn bắt nguồn từ buổi đầu tồn tại của Hồi giáo, nhưng mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến ngày nay mới thu hút được sự quan tâm của cả thế giới. Như các tác giả Richard Haass và Borzou Daragahi đã chỉ ra, các chiến binh địa phương hay khu vực ngày nay gắng sức giành quyền kiểm soát những tiểu quốc chưa được xác định rõ ràng và kêu gọi giúp đỡ từ những người ủng hộ tiềm năng ở nước ngoài.
Điều này mang những đặc điểm giống cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm ở châu Âu thời kỳ 1618-1648. Haass đã viết cho trang Project Syndicate rằng, dù vẫn có những khác biệt rõ ràng giữa những sự kiện ở châu Âu trong những năm 1618-1648 và những sự kiện ở Trung Đông hiện nay, thì những điểm tương đồng cũng rất rõ nét: “Quỹ đạo của khu vực là rất đáng lo ngại: các quốc gia yếu không thể đảm bảo an ninh trên lãnh thổ của mình; những quốc gia tương đối mạnh nhưng chiếm số ít thì lại tranh giành ưu thế; các lực lượng dân quân và các nhóm khủng bố ngày càng có thêm nhiều ảnh hưởng; và biên giới quốc gia thì ngày càng bị xóa mờ.”
Chính quyền Obama đang phải đối đầu với thách thách lớn lao là giải quyết hàng loạt vấn đề như vậy. Rất dễ tưởng tượng ra Ngoại trường Mỹ John Kerry hỏi giám đốc hoạch định chiến lược của ông rằng: Điều gì sẽ xảy ra nếu dàn xếp từ thỏa thuận Versailles vẫn tiếp tục đổ vỡ? Làm thế nào Mỹ có thể theo đuổi và bảo vệ các lợi ích của mình khi mà các quốc gia ngày càng trở nên suy yếu trong khi đồng thời có sự nổi lên của các thế lực mới – như Nhà nước Hồi giáo IS, hay còn gọi là ISIL hay ISIS – mà không phải là các quốc gia được thừa nhận?
Sau đây là 5 ý kiến để các nhà hoạch định kế hoạch cân nhắc:
Thứ nhất, như Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố vào ngày 10/09, ISIS phải bị làm cho suy yếu và cuối cùng là bị đánh bại. Đây sẽ là một công việc lâu dài và khó khăn mà Mỹ không thể thực hiện một mình. Điểm mấu chốt là phải tạo ra một liên minh mang những đặc điểm của liên minh do Tổng thống H.W. Bush đã thành lập để tham chiến trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991. Các lãnh đạo của thế giới Hồi giáo – cả các lãnh đạo tôn giáo và chính trị – cũng cần phải đứng lên công khai chối bỏ ISIS.
Thứ hai, nền tảng cho những nỗ lực quân sự, tài chính và ngoại giao cần có để chống lại ISIS phải là sự tái khẳng định công khai những giá trị có tính thiết yếu với một tương lai hòa bình trong khu vực. Những giá trị này bắt nguồn từ Tuyên bố Mười Bốn Điểm mà Tổng thống Wilson cũng đã đưa ra tại Paris vào năm 1918, nhưng không phải được áp đặt từ phía Washington. Trong số những giá trị đó phải nhấn mạnh vào chủ nghĩa đa nguyên và lòng khoan dung, nền pháp quyền, sự thiêng liêng của các cá thể, và mong muốn của các dân tộc trên thế giới được tự đưa ra lựa chọn về cuộc sống của chính họ – cũng như những giá trị hiện đại đã nổi lên từ sau thời kỳ Versailles, ví dụ như vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Thứ ba, Mỹ cùng các nước bạn bè và đồng minh phải ủng hộ những quốc gia nào trong khu vực đang phải chịu căng thẳng song vẫn có thể thành công với tư cách một thực thể quốc gia, cho dù sự ra đời của những quốc gia này có liên quan tới thời kỳ Versailles. Những ví dụ điển hình là các nước Israel, Jordan và Libăng. Nhưng các nhà hoạch định chính sách của Kerry cũng cần phải suy nghĩ về một kết quả rằng Syria sẽ không bao giờ còn có thể gây dựng lại được như trước, cũng như một Iraq đã tan nát.
Thứ tư, dù rất khó để nghĩ tới sau những chiến sự ở dải Gaza trong thời gian gần đây, nhưng Mỹ vẫn cần phải nối lại những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Cuộc xung đột đó, có liên quan đến sự kết thúc của Thế Chiến I thông qua Tuyên bố Balfour năm 1917, không phải là nguyên nhân chính dẫn tới tình hình rối loạn trong khu vực, nhưng việc hai quốc gia cùng chung sống hòa bình sẽ có lợi cho mọi chính sách khu vực khác.
Thứ năm, phải tập trung vào việc thiết lập nên những thể chế khu vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mỹ cùng các nước bạn bè và đồng minh cần phải hỗ trợ các thể chế khu vực nào mà sẽ vừa cung cấp tầm nhìn rộng hơn cho người dân của khu vực, vừa giúp giảm bớt sự rạn nứt của các quốc gia. Washington cũng nên cân nhắc tái thực hiện một “Kế hoạch Marshall” đối với Bắc Phi để cố đưa lịch sử đi tới phẩm cách và công lý – những điều vốn là mục tiêu ban đầu của phong trào Mùa xuân Ả-rập.
Như Richard Neustadt và Ernest May đã chỉ ra trong cuốn sách Tư duy trong Thời gian: Những Công dụng của Lịch sử cho các Nhà hoạch định chính sách (Thinking in Time: The Uses of History for Decision Makers) xuất bản năm 1986 của họ, suy luận từ những sự tương đồng đúng đắn là rất quan trọng. Cho dù có những khác biệt to lớn trong cả phạm vi và hoàn cảnh của những thách thức hiện nay, nhưng việc xét lại bài học lịch sử từ Versailles, những bài học vốn đã trở nên quá thích hợp với bối cảnh ngày nay, có thể giúp Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Kerry giải quyết được cuộc khủng hoảng mà họ đang phải đối mặt.
Marc Grossman & Simon Henderson
Lê Hoàng Giang dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Chú thích:
[1] Levant, còn gọi là vùng Đông Địa Trung Hải, ngày nay bao gồm đảo Síp, Israel, Jordan, Libăng, Palestine, Syria và phần phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ (NBT).
[2] Thomas Edward Lawrence (1888-1935) là một sĩ quan quân đội Anh nổi tiếng với vai trò liên lạc trong Chiến dịch Sinai và Palestine cũng như cuộc nổi dậy của người Ả-rập chống lại đế chế Ottoman những năm 1916–18. Sự am hiểu về khu vực Ả-rập của Lawrence đã khiến người ta đặt cho ông biệt danh Lawrence of Arabia (Lawrence xứ Ả-rập), và ông cũng là nguyên mẫu cho bộ phim cùng tên sản xuất năm 1962 kể lại các hoạt động của ông trong thời kỳ Thế Chiến I (NBT).
Tài liệu tham khảo:
Henry Kissinger, Diplomacy. New York: Simon & Schuster, 1994.
David Gardner, “Cracking Up,” Financial Times, November 27, 2013.
Margaret McMillan, Paris 1919. New York: Random House, 2003.
Robin Wright, “Imagining a Remapped Middle East,” The New York Times, September 29, 2013.
Richard Haass, “The New Thirty Years’ War,” Project Syndicate, July 21, 2014.
BorzouDaragahi, “Three Nations, One Conflict,” Financial Times, May 28, 2014.
Richard Neustadt and Ernest May. Thinking in Time: The Use of History for Decision Makers. New York: The Free Press, 1986.
Đại sứ Marc Grossman là phó chủ tịch tập đoàn The Cohen Group. Sau khi phục vụ trong ngành ngoại giao 29 năm, ông đã nghỉ hưu vào năm 2005 khi đang là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về các Vấn đề Chính trị. Ông cũng từng là Đại diện Đặc biệt của Hoa Kỳ về Afghanistan và Pakistan từ 2011-2012 và là Học giả Cao cấp Kissinger tại ĐH Yale vào năm 2013.
Simon Henderson là Học giả Baker và Giám đốc Chương trình Chính sách Vùng Vịnh và Năng lượng tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông.
* * *
Lessons From Versailles for Today’s Middle East
By Marc Grossman & Simon Henderson
YaleGlobal
October 22-2015
The Middle East is in disarray and the international community is urged to tackle root causes of the conflict by focusing on the end of World War I and treaties behind many of the region’s borders. “Many groups came to Versailles to plead for the chance to determine their own futures only to discover that it was a principle not to be universally applied,” note Mark Grossman and Simon Henderson. Grossman is a retired US Foreign Service Officer and the former US Special Representative for Afghanistan and Pakistan; Henderson is director of the Gulf and Energy Policy Program for the Washington Institute for Near East Policy. Calls emerge for new leaders for the region and even new borders. Grossman and Hendrson urge the international community to coordinate on immediate priorities, including destroying the Islamic State, and ongoing challenges like the Israeli-Palestinian conflict. Extremists, growing in numbers, take advantage of century-old discontent. – YaleGlobal
Discontent and chaos in the Middle East are rooted in treaties drafted at the close of World War I
Marc Grossman and Simon Henderson
Revising history: Self-proclaimed Caliph Abu Bakr al-Baghdadi
pronounced the Sykes-Picot Agreement's borders for the Middle East
dead (top); in the midst of World War I, the secret agreement drafted
in Europe divided the Ottoman Empire
NEW HAVEN: The summer of 2014 was a season of analogies and anniversaries. European leaders commemorated the start of World War One. Russian President Putin’s annexation of Crimea and destabilization and invasion of eastern Ukraine recalls the threatening and testing days before September 1939.
But as the Middle East and North Africa implode, perhaps focus should be directed on the end of the first World War – and specifically the settlement fashioned by US President Woodrow Wilson, British Prime Minister David Lloyd George and French Prime Minister George Clemenceau at Versailles in 1919.
Much of the chaos in the region today has its roots in Versailles and its associated treaties, so policymakers are contemplating the relevance of Henry Kissinger’s observation in 1994 that “whether an international order is relatively stable, like the one that emerged from the congress of Vienna, or highly volatile, like those that emerged from the peace of Westphalia and the Treaty of Versailles, depends on the degree to which they reconcile what makes the constituent societies feel secure with what they consider just.”
There are multiple echoes of Versailles in current headlines.
As David Gardner pointed out in the Financial Times, the frontiers that now appear to be shattering were sketched by the initially secret Sykes-Picot Agreement on spheres of influence in 1916, a “deal meant to limit Anglo-French rivalry in a Levant that might undermine the alliance against Germany.” Those lines were not intended to create cohesive future nation states in the Middle East, but rather preserve spheres of influence tailored to Europe’s empires, by dividing the region among them, and historian Margaret McMillan reminds us that “Sykes-Picot was made in the midst of the war, when promises were cheap, and the prospect of defeat very real.” After the war, T.E. Lawrence, the Lawrence of Arabia, arrived at Versailles determined to overturn Sykes-Picot, but failed. It is no coincidence the Islamic State's leader, Abu Bakr al-Baghdadi, declared in a July speech after his forces seized the Iraqi city of Mosul that “this blessed advance will not stop until we hit the last nail in the coffin of the Sykes–Picot conspiracy.”
Much of the chaos in the Middle East today has roots in Versailles and associated treaties of World War I.
Syria, a Sykes-Picot creation, is now racked by sectarian bloodshed. The Syrian conflict has spilled into both Lebanon and Iraq, the latter virtually fragmented into three blocks with the Kurds in the north, Sunnis in the center and Shia in the south.
There are also echoes of Versailles in the continuing tension between the principle of self-determination Wilson carried to Paris and the state system established in the Treaties of Westphalia in 1648. Many groups came to Versailles to plead for the chance to determine their own futures only to discover that it was a principle not to be universally applied.
The consequences of this legacy can be found in the Arab Spring, the collapse of Syria as a state and the emergence of an increasingly independent Kurdistan in northern Iraq, as well as the calls for change in Iran and the Gulf monarchies. Journalist and scholar Robin Wright has gone so far as to imagine a “remapped” Middle East, where “new borders may be drawn in disparate and potentially chaotic, ways,” and “The question now is whether nationalism is stronger than older sources of identity during conflict or tough transitions.”
The conflict between Sunnis and Shias reflects tensions dating back to Islam’s earliest days, but the severity of today’s fight has grabbed the world’s attention. As writers like Richard Haass and Borzou Daragahi note, today’s local or regional combatants struggle to maintain control over amorphous statelets and appeal to potential foreign backers for help – echoes of the Thirty Years’ War in Europe, 1618-1648. Haass writes for Project Syndicate that, while there are obvious differences between the events of 1618 to 1648 in Europe and those of the modern Middle East, the similarities are sobering: “The region’s trajectory is worrisome: weak states unable to police their territory; the few relatively strong states competing for primacy; militias and terrorist groups gaining greater influence; and the erasure of borders.”
Arbitrary borders: France and Britain carved borders
for the Ottoman Empire and determined their respective
areas of influence with the Sykes-Picot Agreement and
Russian approval in 1916: resentment lingers today (Map by DW).
The Obama administration confronts the enormous challenge of untangling this host of problems. It is easy to imagine US Secretary of State John Kerry asking of his director of policy Planning: What if the Versailles settlement continues to unravel? How can America pursue and protect its interests when states are increasingly weak while there is simultaneously an emergence of new authorities – like the Islamic State, also known as ISIL or ISIS – without recognized states?
The Islamic State must be degraded and ultimately defeated. Muslim leaders must publicly renounce the extremists.
Here are five ideas for planners to consider:
First, as President Barack Obama announced on September 10, ISIS must be degraded and ultimately defeated. This will be a long, hard project, which cannot be accomplished by America alone. Creating a coalition with echoes of the one fashioned by President H.W. Bush to fight the first Gulf War in 1991 is key. Leaders of the Muslim world – religious and political – must stand up to publicly renounce ISIS.
Second, a foundation for the military, financial and diplomatic effort required against ISIS must be a public reassertion of the values crucial to a peaceful future in the region. These have their roots in the Fourteen Points Wilson also took to Paris in 1918, but cannot be imposed from Washington. They must include an emphasis on pluralism and tolerance, the rule of law, the sanctity of the individual, and the desire of people around the world to make choices about their own lives – as well as modern values that have emerged since the era of Versailles, such as the role of women in society.
Third, the United States, its friends and allies must support those states in the region that are under stress but can succeed as national entities, even if their birth is linked to Versailles era. Israel, Jordan and Lebanon are all examples. But Kerry’s policy planners need also to be thinking about the outcome of a Syria which can never be put back together as well as a splintered Iraq.
Fourth, although hard to contemplate after the recent Gaza fighting, America will need to renew an effort to end the Israeli-Palestinian conflict. That struggle, connected to the end of WWI through the Balfour Declaration of 1917, is not the primary cause of the region’s turmoil, but two states living side by side in peace would help all other regional policies.
Fifth, there must be a focus on creating regional institutions and promoting economic growth. The United States and its allies and friends need to support regional institutions that would provide a larger vision for the people of the area but also mitigate the fracturing of states. Washington should also consider a second chance at a “Marshall Plan” for North Africa to try to bend history toward the original yearnings for dignity and justice of the Arab Spring.
As Richard Neustadt and Ernest May taught in their 1986 book, Thinking in Time: The Uses of History for Decision Makers, it is important to reason from the right analogies. Even though there are vast differences in the scope and circumstances of today’s challenges, reviewing the now all-too-relevant history of Versailles may help President Obama and Secretary Kerry manage the present crisis.
Marc Grossman & Simon Henderson
Sources:
Henry Kissinger, Diplomacy. New York: Simon & Schuster, 1994.
David Gardner, “Cracking Up,” Financial Times, November 27, 2013.
Margaret McMillan, Paris 1919. New York: Random House, 2003.
Robin Wright, “Imagining a Remapped Middle East,” The New York Times, September 29, 2013.
Richard Haass, “The New Thirty Years’ War,” Project Syndicate, July 21, 2014.
Borzou Daragahi, “Three Nations, One Conflict,” Financial Times, May 28, 2014.
Richard Neustadt and Ernest May. Thinking in Time: The Use of History for Decision Makers. New York: The Free Press, 1986.
Authors’s biography:
Ambassador Marc Isaiah Grossman is a vice chairman of The Cohen Group. A Foreign Service Officer for 29 years, he retired in 2005 as US Under-Secretary of State for Political Affairs. The ambassador was the US Special Representative for Afghanistan and Pakistan, 2011-2012 and a Kissinger Senior Fellow at Yale in 2013.
Marc Isaiah Grossman (born September 23, 1951) is an American former diplomat and government official. He served as United States Ambassador to Turkey, Assistant Secretary of State for European Affairs, and Under Secretary of State for Political Affairs. He was most recently the U.S. Special Representative for Afghanistan and Pakistan and is currently a Vice Chairman of The Cohen Group, a business consulting and lobbyist firm of former Defense Secretary William Cohen, and a member of the German Marshall Fund board of trustees.
Early life and education:
Grossman was born in Los Angeles, California on September 23, 1951. He attended the University of California, Santa Barbara and graduated in 1973 with a B.A. in political science. He later received an M.Sc. in international relations from the London School of Economics.
Diplomatic career:
Early career:
Grossman served at the United States Embassy in Islamabad, Pakistan, from 1976 to 1983. He served as the Deputy Director of the Private Law Office of Peter Carington, 6th Baron Carrington, Secretary General of NATO, from 1983 to 1986. Grossman served as Deputy Chief of Mission at the United States Embassy in Ankara, Turkey from 1989 to 1992. From 1993 to 1994, Grossman managed operations for senior State Department leadership as Executive Secretary of the State Department and Special Assistant to the Secretary of State.
Ambassador to Turkey:
Grossman returned to Turkey after being appointed United States Ambassador to Turkey on September 29, 1994. He began his role on January 3, 1995 and left the post on June 1, 1997. In Turkey, he promoted security cooperation, human rights and democracy, and a vibrant U.S.-Turkish economic relationship.
Assistant Secretary of State for European and Canadian Affairs:
Grossman served as Assistant Secretary of State for European Affairs from 1997 to 2000 and was responsible for over 4,000 State Department employees posted in 50 sites abroad with a program budget of $1.2 billion. He played a lead role in orchestrating NATO's 1999 Washington summit, marking the group's 50th anniversary, and helped direct U.S. participation in NATO’s military campaign in Kosovo that same year. While he entered office as the Assistant Secretary of State for European and Canadian Affairs, the title of the position was changed to Assistant Secretary of State for European Affairs on Jan 12, 1999.
Director General of the Foreign Service:
From 2000 to 2001, Grossman served as the Director General of the United States Foreign Service and Director of Human Resources. At the direction of the Secretary of State, he revamped the State Department's human resource strategies, including the Department's strategies for training, assigning, and retaining personnel both at home and abroad.
Under Secretary of State for Political Affairs:
Grossman was appointed Under Secretary of State for Political Affairs, the Department's third-ranking official, in 2001. In 2004, Grossman attained the Foreign Service's highest rank when the President appointed him to the rank of Career Ambassador. He received the Secretary of State's Secretary's Distinguished Service Award the following year. Grossman served as Under Secretary of State for Political Affairs until his initial retirement in 2005.
Special Representative for Afghanistan and Pakistan:
Grossman was lured out of retirement by Secretary of State Hillary Rodham Clinton to become the United States Special Representative for Afghanistan and Pakistan, an appointment he received following the death of the first Special Representative to Afghanistan and Pakistan, Richard Holbrooke. He began his role on February 22, 2011 and concluded his tenure on December 14, 2012.
Private sector career:
Grossman serves as Vice Chairman of The Cohen Group. He also serves as the Chair of the Board of Advisors of the Master of Science in Foreign Service Program at the Edmund A. Walsh School of Foreign Service at Georgetown University, where he serves as a practitioner faculty member. He is a member of the advisory board for DC based non-profit America Abroad Media.
Personal life:
Grossman married Mildred Anne Patterson in May 1982. The couple had their first date on November 3, 1979, one day prior to the Iran hostage crisis. They have an adopted daughter, Anne, who was born in Giresun, Turkey. Grossman speaks French and Turkish in addition to English. (From Wikipedia, the free encyclopedia)
Simon Henderson is the Baker Fellow and director of the Gulf and Energy Policy Program at the Washington Institute for Near East Policy. (From YaleGlobal)
Simon Henderson is the Baker fellow and director of the Gulf and Energy Policy Program at The Washington Institute, specializing in energy matters and the conservative Arab states of the Persian Gulf. A former journalist with Financial Times, Mr. Henderson has also worked as a consultant advising corporations and governments on the Persian Gulf. He became an associate of the Institute in 1999 and joined the staff in 2006. He started his career with the British Broadcasting Corporation before joining the Financial Times. His experience includes serving as a foreign correspondent in Pakistan in 1977-78, and reported from Iran during the 1979 Islamic revolution and seizure of the U.S. embassy.
Mr. Henderson writes and appears frequently in the media discussing the internal political dynamics of the House of Saud, energy developments, events in the Gulf, and Pakistan's nuclear program, including the work of Pakistani nuclear scientist A. Q. Khan.
In 1994, The Washington Institute published Mr. Henderson's Policy Paper After King Fahd: Succession in Saudi Arabia (2nd ed. 1995), widely considered the definitive work on the subject. His 2009 Policy Focus, After King Abdullah, is an update of his previous work. Mr Henderson's latest publication is Nuclear Iran: A Glossary of Terms, coauthored with former IAEA official Olli Heinonen and copublished with the Harvard Kennedy School's Belfer Center for Science and International Affairs. He is also the author of Instant Empire: Saddam Hussein's Ambition for Iraq (Mercury House, 1991), a biography of the former Iraqi leader, and the 2003 Washington Institute Policy Paper The New Pillar: Conservative Arab Gulf States and U.S. Strategy.
In 1987, Mr. Henderson received a U.S. International Visitors Grant, and in 1990 was awarded the Dayan Fellowship at Tel Aviv University. He was a visiting fellow at The Washington Institute in 1993 and 2000.
(From The Washington Institute).
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net