Đề tài liên hệ:
CHIẾN LƯỢC AN NINH BIỂN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA HOA-KỲ (Phần 1)
(USS Lassen incident: China's possible responses)
By Mark J. Valencia
The Straits Times
Nov 9, 2015, 5:00 AM SGT
Ngày 27/10/15, USS Lassen DDG-82, khu trục hạm gắn hỏa tiễn dẫn đường Aegis có hậu cứ đóng tại Yokusuka, Nhật Bản, đã đi vào khu vực 12 hải lý của các bãi đá Subi và Vành Khăn mà Trung Cộng (TC) chiếm đóng ở Biển Đông.
Theo đó, phản ứng ban đầu của TC trước vụ việc này là giận dữ, song đến nay là kiềm chế, dẫn đến một số đồn đoán rằng vụ việc chỉ là “cơn bão trong tách trà” và rằng cả Mỹ và TC đều muốn để vấn đề này lại phía sau. Bất chấp sự việc nầy xảy ra, tư lệnh hải quân TC và Mỹ nhanh chóng tuyên bố hoạt động trao đổi song phương sẽ tiếp diễn. Phía Mỹ tuyên bố hoạt động Tự do đi lại đã “thành công”. Một số nhà phân tích thậm chí còn kết luận Bắc Kinh không thể hoặc không sẵn sàng phản ứng. Tuy nhiên, vở kịch này vẫn chưa đến hồi kết và TC phải cân nhắc những lựa chọn và tác động của chúng.
Quả thực, đây là lần tuần tra gần đây nhất được thực hiện, với ít nhất là 8 lần/ năm ở Biển Đông. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, xác nhận Mỹ sẽ tiếp tục “tuần tra đường biển và đường không định kỳ trong khu vực để củng cố sự tự do đi lại tại đây”. Mỹ dường như muốn chứng tỏ rằng họ là cường quốc chính trong khu vực. Song, trong trường hợp cụ thể này, tàu USS Lassen được cho là đã tắt radar kiểm soát dàn pháo và không thực hiện việc cất/ hạ cánh máy bay, hoàn toàn phù hợp với điều khoản “đi lại vô hại” trong vùng biển chủ quyền của UNCLOS.
Ngoài ra, máy bay hải quân Mỹ hộ tống cũng ở ngoài giới hạn 12 hải lý mà có thể được xem là không phận có chủ quyền. Để chứng minh sự tự do đi lại ở “biển xa”, tàu Lassen sẽ chỉ thực hiện các hoạt động được phép ở “biển xa”, như đi lại, sử dụng radar chủ động và thụ động, cất và hạ cánh máy bay. Dù đã được thông báo, do Ngũ Giác Đài để lộ, từ vài tháng trước, hoạt động của tàu USS Lassen dường như vẫn khiến Bộ Ngoại giao TC ngạc nhiên. Sự kiện này khiến Chủ tịch Tập Cận Bình bẽ mặt, khi diễn ra ngay sau chuyến thăm Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama, và ngay khi Tập Cận Bình đang triệu tập một hội nghị cấp cao của Đảng Cộng sản bàn về chiến lược kinh tế tương lai.
Bộ Ngoại giao TC tuyên bố “những hành động liên quan của tàu hải quân Mỹ đã đe dọa chủ quyền và lợi ích quốc gia của TC”. Làm như vậy, Bắc Kinh đã rơi vào bẫy của Mỹ. Cả bãi đá Subi và Vành Khăn đều chỉ nổi khi thủy triều xuống trước khi TC phủ cát và xây dựng các cấu trúc bên trên, theo Luật Biển thì không thể được xem là lãnh thổ chủ quyền và vì thế không được hưởng vùng biển chủ quyền 12 hải lý. Ngoài ra, do chưa từng tuyên bố đường cơ sở từ Trường Sa, TC không có tuyên bố chính thức về vùng biển chủ quyền từ đây.
Vì thế, cách duy nhất để việc tàu USS Lassen tạo ra mối đe dọa với chủ quyền của TC là việc tuyên bố đường 9 đoạn mơ hồ của TC chính là tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ thực thể, bao gồm cả bãi đá ở mức triều thấp, và vùng biển bên trong. Nói cách khác, dường như TC đã gián tiếp xác nhận tuyên bố chủ quyền này, vốn không được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ủng hộ.
Ngoài ra, bước ngoặt mỉa mai của hoạt động của Mỹ là nếu tàu Lassenthực hiện hoạt động “đi qua vô hại”, nó mặc nhiên công nhận tuyên bố của TC về chủ quyền đối với các bãi đá ở mức triều thấp. Sự mâu thuẫn này trong hoạt động FON dường như đã phản tác dụng. Giờ đây TC có nhiều lựa chọn khác nhau mà hầu hết là không tốt cho chính họ hay khu vực. Bắc Kinh có thể đơn giản thực hiện việc cải tạo và xây dựng đối với các thực thể hiện hành và bỏ qua sự phản đối của các nước tranh chấp khác và Mỹ. Điều này có nghĩa sự nhất trí về một Bộ quy tắc ứng xử (COC) “bắt buộc” sẽ khó đạt được hơn và mối quan hệ ASEAN – TC và Mỹ – Hoa sẽ trở nên xấu đi, dù không đổ vỡ. TC có thể cản trở hoạt động FON của Mỹ bằng lực lượng cảnh sát biển hoặc tàu cá. Điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng và khiến “các biến cố” có thể xảy ra. Bắc Kinh cũng có thể tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, có thể không gồm khu vực tranh chấp nào khác, ngoài Hoàng Sa và vùng biển lân cận, do đây chỉ là nơi tranh chấp giữa TC và Việt Nam. Có thể Mỹ sẽ vi phạm khu vực cấm này bằng máy bay quân sự.
Trong kịch bản xấu nhất, TC sẽ sử dụng tàu và máy bay chiến đấu để đối đầu với các tàu và máy bay tuần tra và yêu cầu họ rời “vùng biển và không phận TC” và sẽ tìm cách làm như vậy. Trong trường hợp đó, tất cả các phần cược đều mất và khu vực cũng như quan hệ Mỹ – Hoa sẽ rơi vào xoáy trôn ốc đến xung đột, kéo theo các nước ASEAN. Kịch bản này rất khó xảy ra, dù không phải không thể. Tất cả các nước, kể cả TC và Mỹ đều có phần cược quá lớn. Tuy nhiên, không phải là không thể, đặc biệt nếu như trong mắt TC, Mỹ liên tục khiêu khích họ.
Bên cạnh đó, rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện trong ASEAN. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề chính trị, luật pháp và an ninh Indonesia, Luhut Pandjaitan, đã chỉ trích hành động của Mỹ, khẳng định “chúng tôi không tán thành, không thích bất kỳ hành động phô trương sức mạnh nào”. Chính vì thế, kịch bản tốt nhất là TC rút lại tuyên bố đường lưỡi bò hoặc làm rõ tuyên bố rằng họ chỉ có ý định tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các bãi đá và đảo ở bên trong.
Điều này sẽ giải thích việc Bắc Kinh tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa từ nhiều đảo này, và rằng họ sẵn sàng đám phán phân định giữa tuyên bố chủ quyền của họ với các nước khác. Theo đó, quan hệ giữa TC và khu vực sẽ được cải thiện. Kịch bản này cũng khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, người ta vẫn luôn có thể trông đợi điều tốt nhất, trong khi chuẩn bị cho điều xấu có thể xảy ra.
Tiến sĩ Mark J. Valencia
* * *
USS Lassen incident: China's possible responses
By Mark J. Valencia
The Straits Times
Nov 9, 2015, 5:00 AM SGT
USS Lassen underway in the rough seas of the East China Sea in 2003.
As the world knows by now, on Oct 27, the USS Lassen - an Aegis guided-missile destroyer based in Yokusuka, Japan - sailed within 12 nautical miles of China-claimed and occupied Subi and Mischief reefs in the South China Sea.
China's initial response was anger - but so far subdued - leading some to speculate that the Lassen incident was a tempest in a teacup and that the United States and China have put it behind them.
Despite the Lassen incident, the navy chiefs of China and the US were quick to declare that their bilateral exchanges would continue.
For its part, there was no US bragging and even reluctance to discuss details. The US did declare that the Freedom of Navigation (FON) exercise was "successful". Some analysts concluded that China was unable or unwilling to respond. But this shadow play at sea is not over and China must be considering its options and their implications.
Indeed, this is only the most recent of many more FON operations to come - at least eight a year in the South China Sea.
Admiral Harry Harris, commander of the US Pacific Command, has confirmed that the US would continue "regular air and naval patrols in the region to assert freedom of navigation in the area". The US seems intent on demonstrating that it is the primary power in the region.
But in this particular case, the Lassen reportedly turned off its fire control radar and did not launch or receive aircraft, compatible with the provisions of "innocent passage" in a territorial sea under the United Nations Convention on the Law of the Sea (Unclos).
Moreover, US naval aircraft accompanying it stayed outside the 12 nautical mile territorial sea limit which could be sovereign airspace.
To be demonstrating freedom of navigation on the "high seas", the Lassen should have been undertaking operations allowed only on the "high seas", like manoeuvring, using active and passive radar, and launching and receiving aircraft.
Despite having been given - through Pentagon leaks - what amounted to several months of prior notice, the operation seemed to catch China's Foreign Ministry by surprise.
It also embarrassed President Xi Jinping, coming so soon after his visit to the US and his meeting with President Barack Obama - and just as Mr Xi was convening a high-level Communist Party meeting on future economic strategy.
China's Foreign Ministry said "relevant actions by the US naval vessel threatened China's sovereignty and security interest". In so doing, it fell into a US trap.
As Subi and Mischief reefs were only low-tide elevations before China piled sand and built structures on them, under the Law of the Sea they cannot be claimed as sovereign territory and are thus not entitled to a 12 nautical mile territorial sea.
Moreover, as China has never declared baselines from the Spratlys, it has no official claim to territorial seas from them. So the only way the passage could have been a threat to its sovereignty would be if China's ambiguous nine-dash-line claim is one to sovereignty over all features - including low-tide elevations - and waters within it. In other words, it would appear that China has indirectly confirmed this claim, which is not supported by Unclos.
However, the ironic twist of this US tilting at windmills is that if the Lassen made a purposeful "innocent passage", it tacitly recognised a Chinese claim to sovereignty over the low-tide elevations. Ambiguity in FON operations appears counter-productive.
China now has several non-mutually exclusive options - most of them not good for it or the region.
It could simply carry on reclaiming and constructing on submerged features and rocks and islands, as well as "militarise" (whatever that means) the existing features, and shrug off protests by other claimants and the US.
This would mean that agreement on a "binding" Code of Conduct would be even more elusive and that Asean-China and US-China relations will deteriorate further - but not break.
China could obstruct future US FON operations with its coast guard or fishing vessels. This would heighten tension and make "accidents" more likely.
It might also declare an air defence identification zone off its mainland South China Sea coast. This would not include any disputed areas except the Paracels and adjacent waters - but that is an issue only between China and Vietnam. Presumably the US would promptly violate it with military aircraft if it had any prior-notification provisions.
In a worst-case scenario, China would use military vessels and aircraft to confront the FON vessels and aircraft and demand they leave "Chinese waters and airspace" and try to make them do so.
In that case, all bets are off and the region and US-China relations would commence a downward spiral towards conflict, including squeezing the Asean countries in between.
This is not likely - not yet.
All, including China and the US, have too much at stake. But it is not impossible - especially if in China's eyes the US keeps poking and provoking it.
Already, cracks have started to appear in Asean. Indonesia's Coordinating Minister for Political, Legal and Security Affairs, Mr Luhut Pandjaitan, criticised the US action, saying "we disagree, we don't like any power projection".
The best scenario is one in which China withdraws its nine-dash line claim or clarifies that it only indicates its claim to sovereignty over all rocks and islands within it.
It would then explain that it claims 200 nautical miles of Exclusive Economic Zones and continental shelves from several of the islands, and that it is willing to negotiate boundaries between its claims and those of others.
Relations between China and the region would greatly improve. This scenario is also highly unlikely, but one can always hope for the best - while preparing for the worst.
•The writer is adjunct senior scholar at the National Institute for South China Sea Studies in Haikou, China.
A version of this article appeared in the print edition of The Straits Times on November 09, 2015, with the headline 'USS Lassen incident: China's possible responses'.
Mark J. Valencia
Dr. Mark J. Valencia is an internationally known maritime policy analyst, political commentator and consultant focused on Asia. He was a Senior Fellow with the East-West Center for 26 years where he originated, developed and managed international, interdisciplinary projects on maritime policy and international relations in Asia. He has a M.A. in Marine Affairs from the University of Rhode Island and a Ph.D in Oceanography from the University of Hawaii. Before joining the East-West Center, Dr. Valencia was a Lecturer at the Universiti Sains Malaysia and a Technical Expert with the UNDP Regional Project on Offshore Prospecting based in Bangkok.
He has published over 150 articles and books and is a frequent contributor to the public media such as the Far Eastern Economic Review, International Herald Tribune, Asian Wall Street Journal and Washington Times. Selected works include The Proliferation Security Initiative : Making Waves in Asia (Adelphi Paper 376, International Institute for Strategic Studies, October 2005), Military and Intelligence Gathering Activities in the Exclusive Economic Zone: Consensus and Disagreement (co-editor, Marine Policy Special Issues, March 2005 and January 2004); Maritime Regime Building: Lessons Learned and Their Relevance for Northeast Asia (Martinus Nijhoff, 2002); Sharing the Resources of the South China Sea (with Jon Van Dyke and Noel Ludwig, Martinus Nijhoff, 1997); A Maritime Regime for Northeast Asia (Oxford University Press, 1996); China and the South China Sea Disputes (Adelphi Paper 298, Institute for International and Strategic Studies, 1995); Atlas for Marine Policy in East Asian Seas (with Joseph Morgan, University of California Press, Berkeley, 1992); and Pacific Ocean Boundary Problems: Status and Solutions (with Douglas Johnston, Martinus Nijhoff, 1991).
Dr. Valencia has been a Fulbright Fellow, an Abe Fellow, a DAAD (German Government) Fellow, an International Institute for Asian Studies ( Leiden University) Visiting Fellow , an Ocean Policy Research Foundation (Japan) Visiting Scholar and a U.S. State Department sponsored international speaker. He has also been a consultant to international organizations and NGOs (e.g., IMO, UND , UNU, the Nautilus Institute, PEMSEA); government institutions and agencies (in, e.g., Brunei, Canada, Japan, Malaysia, the Republic of Korea, Singapore, Taiwan, Vietnam and the USA); and numerous private entities (e.g., Shell, CONOCO, and legal firms handling maritime issues). (From Nautilus Institute For Security And Sustainability)
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net