VIỆT-NAM VÀ GIỚI TRUYỀN THÔNG MỸ
Phần 7: Những Vấn Đề Mà Giới Truyền Thông Không Bao Giờ Đả Ðộng Tới.
Trích từ một cuộc hội thoại của ông Magruder với đài truyền hình KYFC ở thành phố Kansas, Missouri.
"Một huyền thoại được tuyên truyền bởi phong trào "hòa bình" là quân nhân Hoa Kỳ, bởi vì bị tham chiến trong một cuộc chiến tranh "vô đạo đức", sẽ, và sau đó đã, thua trận. Sự thật xẩy ra sau cuộc Tổng Tấn Công Tết, từ năm 1968 trở đi, đã không bao giờ được nói cho quần chúng Hoa Kỳ biết.
Người lão luyện nhất thế giới về Cuộc Chiến Tranh Cách Mạng Nhân Dân, sách lược mà người Cộng Sản đã triển khai để dùng ở Miền Nam Việt Nam, là Ngài Robert Thompson, là Tổng Trưởng Quốc Phòng của Liên Bang Mã Lai Á đã đánh bại cuộc nổi dậy của Cộng Sản tại quốc gia này. Là một quan sát viên về tình trạng Việt Nam suốt chiều dài lịch sử, và chính ông là người chỉ trích gay gắt sách lược Hoa Kỳ thuở ban đầu, ông tuy thế đã tường trình tới Tổng Thống Nixon năm 1969 như sau:
-"Tôi đã có một ấn tượng rất tốt về sự tiến triển về tình trạng quân sự và chính trị ở Việt Nam khi so sánh với những lần viếng thăm trước đây, và nhất là về tình trạng an ninh, ở cả Sài Gòn lẫn những vùng ngoại ô. Một tư thế chiến thắng theo nghĩa có được một nền hòa bình chính đáng, dù có thương lượng hay không, và duy trì một Miền Nam Việt Nam không Cộng Sản đã thành công.
Ấn tượng lớn nhất với chúng tôi là sự thành công rực rỡ của chương trình Bình Định, chúng tôi đã có thể đến viếng thăm những vùng và đi bộ qua những ngôi làng đã bị Việt Cộng kiểm soát hàng nhiều năm. Với sự gia tăng nền an ninh và cải tiến của truyền thông, kinh tế đang được gia tăng nhanh chóng. Mầm mống dân chủ đang được cấy ở mức độ làng mạc.
Ở một mức độ chính trị cao hơn không còn gì thắc mắc là chính quyền của Tổng Thống Thiệu không những ổn định hơn bất cứ chính quyền nào khác trong những năm qua, mà sự thi hành được tiến triển đều đặn. Bên mặt quân sự, đã có một sự tiến triển đều đặn cả lẫn việc thi hành và tinh thần cao."
Làm sao có sự tiến bộ này nếu không phải là qua những năng nổ và hy sinh của những quân nhân Hoa Kỳ?
(Để có một tầm nhìn đầy đủ về thảm kịch thật sự Việt Nam, một cuộc chiến đã thắng và rồi quẳng liệng đi để xoa dịu những người ở hậu phương không chịu đi lính, chúng ta giờ đây có những cuốn sách lịch sử về những gì đã xẩy ra sau năm 1968. Không có một sự tiến bộ nào được thông tin tới dân chúng Hoa Kỳ bởi giới truyền thông. Hai cuốn sách quan trọng nhất trong những cuốn sách này là "Cuộc Chiến Thắng Không Báo Trước: Cuộc Bại Trận Của Việt Cộng Và Quân Đội Bắc Việt (Unheralded Victory:The Defeat of the Viet Cong and the North Vietnamese Army )" viết bởi Mark Woodruff, và "Một Cuộc Chiến Khá Hơn: Những Chiến Thắng Chưa Được Kiểm Và Thảm Kịch Chung Cuộc Của Những Năm Cuối Cùng Của Người Mỹ Ở Việt Nam - A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America's Last Years in Vietnam" viết bởi Lewis Sorley.
Từ một bài nói chuyện của ông Magruder trong một dịp với 50 cựu chiến binh, một cuối tuần diễn hành ở thành phố Chicago trong biểu tượng dành lại công viên Grant Park từ những kẻ trốn lính biểu tình trước Đại Hội Đảng Dân Chủ ở Chicago. Ông Magruder sau đó tặng lá cờ dùng trong dịp đó tới Tướng Westmoreland trong một buổi lễ diễn hành cuối tuần ở Houston.
Mặc dù phóng viên của các tờ báo có mặt tại đó, nhưng họ từ chối không đăng bài phóng sự về vụ này, lý luận rằng hãy còn quá nhiều người phản đối cuộc chiến đang sống ở Chicago. Thật là điều vô lý. Những người phản chiến cũ đã không dấu diếm khóc chẩy nước mắt vì sự hối hận trên các đường phố, và đã được các cựu chiến binh vỗ về khi cuộc diễn hành quy mô, với số người bị thương tích không thể đếm được, đi qua. Điều này không bao giờ được giới truyền thông nhắc đến.
"Chúng ta cần phải nhớ phong trào "hòa bình" của các khuôn viên đại học đã phản quốc thế nào. Bài bình luận hôm tháng 2 năm 1980, cho biết là 28% tổng số sinh viên trong thời gian đó ủng hộ Việt Cộng và 51% những kẻ trong phong trào "hòa bình" ở các khuôn viên đại học mong muốn Việt Cộng thắng trận.
Jane Fonda nói với đám sinh viên ở trường đại học Michigan ngày 22 tháng 2 năm 1969 như sau:
-"Nếu các bạn đã hiểu chủ thuyết Cộng Sản...các bạn chắc chắn sẽ quỳ gối cầu nguyện rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ là những người Cộng Sản".
(Rõ ràng là bà ta đã không biết tý gì về chủ thuyết vô thần Cộng Sản).
"Phong trào phản chiến", theo những bài văn viết từ viện đại học Antioch của S.D.S "dựa trên 3 yếu tố chính, những kẻ theo Trotsky, Đảng Cộng Sản, và những tên giáo điều cấp tiến theo chủ nghĩa hòa bình. Một số những tên lãnh đạo, thí dụ như Dave Dellinger, là những kẻ tự chính mình tuyên bố là người Cộng Sản và Marxist. Phong trào lãnh đạo "Hòa Bình" đã để Miền Bắc Việt Nam làm cố vấn chiến lược và giúp điều hợp những buổi biểu tình.
Theo Guenter Lewy trong cuốn "Người Mỹ Ở Việt Nam", một cuốn sách nghiên cứu hay nhất cho tới nay về cuộc chiến một cách cân bằng và toàn diện, "... rõ ràng là rất nhiều những người này và những hiệp hội và những uỷ ban mà họ sinh ra đã không phải vì hòa bình và chống chiến tranh mà vì họ là những đảng viên của Hà Nội, cuộc chiến thắng mà họ đã thúc đẩy qua sự thành công trong việc người Mỹ rút khỏi Việt Nam."
Vì lý do này, công chúng chẳng còn gì ngoài lòng khinh bỉ với phong trào "hòa bình" ở các khuôn viên trường đại học. Một cuộc thăm dò của viện đại học University of Michigan đã cho thấy phản ứng tới "những kẻ phản chiến" đã là "một con số không có cảm tình sai biệt lớn lao nhất tới từ xưa tới giờ." Cuộc thăm dò của Harris Poll ở lúc cao độ của cuộc chiến cho thấy 69% dân chúng tin rằng những vụ biểu tình chống chiến tranh đã là "những hành động bất trung chống lại những người đang chiến đấu ở Việt Nam." 65% đồng ý rằng "những kẻ phản chiến đã hỗ trợ và làm yên lòng người Cộng Sản.", và 64% cảm thấy rằng họ "không nghiêm chỉnh, nhận định sâu sắc vê cuộc chiến, chỉ là những tên hòa bình và hippie đang vui đùa giỡn chơi." (Tường trình trong bài "American in Our Time" bởi Godfrey Hodgson).
Sau đó, trong một bức thư đăng trong tờ "The Lawrence Journal World", ông Magruder viết "Robert McNamara, trong cuốn hồi ký mới đây, nói rằng chính sách Hoa Kỳ ở Việt Nam đã "sai lầm chết người" và cuộc chiến thì không thể thắng được. Theo quân địch thì chính chính sách của McNamara đã "sai lầm", và Hoa Kỳ chính ra phải là kẻ thắng cuộc chiến.
Bùi Tín, một vị đại tá trong bộ tổng tham mưu của Miền Bắc Việt Nam, và là người đã nhận sự đầu hàng của Miền Nam Việt Nam hôm 30 tháng 4, 1975, trong một cuộc phỏng vấn vừa qua với tờ Wall Street Journal. "Nếu ông Johnson chấp thuận lời yêu cầu của Tướng Westmoreland để tiến vào Lào và chận đường mòn Hồ Chí Minh, Hà Nội không thể thắng cuộc chiến." Chính ông McNamara là người đã cố vấn ông Johnson về điều này.
Trong chính sách kỳ lạ bỏ bom "đáp lễ từ từ (graduated response)" của ông McNamara, Bùi Tín nói "đã chẳng làm chúng tôi lo lắng, chúng tôi có nhiều thời giờ để sửa soạn cho những con đường và những cơ sở khác."
Về sự hữu hiệu của chiến lược của ông Westmoreland, ông ta nói "Chúng tôi đã mất nhiều vùng căn bản kiểm soát dân chúng ở ngoại ô. Và các lực lượng chính quy đã bị đẩy ra ngoài những biên giới của Miền Nam Việt Nam." Về cuộc Tổng Tấn Công Tết quan trọng, ông ta nói "Những tổn thất của chúng tôi chất đống. Nếu các lực lượng Hoa Kỳ không bắt đầu rút về dưới thời ông Nixon, họ chắc chắn công phạt chúng tôi nặng nề...chúng tôi đã bị tổn thất thê thảm năm 1969 và 1970."
Dân chúng Hoa Kỳ không bao giờ được biết quân địch đã bị đánh tơi tả thế nào. Sau đây là những con số của 5 cuộc tấn công chính, từ cuốn "Thống Kê Quân Sự Ở Việt Nam - Vietnam in Military Statistic", một sử liệu lớn về chiến tranh Việt Nam viết bởi Micheal Clodfelter.
1968 - Cuộc Tổng Tấn Công Tết, Hoa Kỳ 1.829 tử thương, Miền Nam Việt Nam - 2.788 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 45.000 tử thương.
1969 - Hoa Kỳ: 9.414 tử thương, Miền Nam VN: 21.833 tử thương, lực lượng Cộng Sản: 156.954 tử thương.
1970 (kể cả hành quân ở Cam Bốt) Hoa Kỳ - 4.221 tử thương, Miền Nam Việt Nam - 23.346 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 103.638 tử thương. Hành Quân Lào (Lam Sơn 719) (với không lực Hoa Kỳ yểm trợ) Miền Nam Việt Nam - 3.800 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 13.668 tử thương.
1972 - Tổng Tấn Công Ngày Lễ Phục Sinh (với không lực Hoa Kỳ yểm trợ) - Miền Nam Việt Nam - 15000 tử thương, lực lượng Cộng Sản - 83000 tử thương.
Từ cuốn "Cuộc Chiến Thắng Không Báo trước - Unheralded Victory", viết bởi Mark Woodruff: "trong suốt năm 1966 quân đội Miền Bắc Việt Nam đã tổn thất khoảng 93.000 lính thiệt mạng. Năm 1967, con số thương vong cao lên đến hơn 145.000 người. Vào đầu thập niên 70, Tướng Giáp đã cộng nhận trước công chúng rằng những lực lượng của ông ta đã bị tổn thất ít nhất là 500.000 lính thương vong trong suốt cuộc chiến. Con số thật sự lính Cộng Sản thiệt mạng trong suốt cuộc chiến là 1.100.000". So sánh con số này với khoảng 58.000 lực lượng Hoa Kỳ bị thiệt mạng, đó là gấp 19 lần.
Làm thế nào mà cuộc chiến này đã bị thua? Chắc chắn là không phải ở chiến trường mà Hoa Kỳ đối địch. Bị thua cuộc chiến khi các lực lượng phản chiến ở Quốc Hội, cầm đầu bởi Ted Kennedy, chẳng vì lý do gì, đã cắt tất cả vũ khí đạn dược cho Miền Nam Việt Nam.
Sự việc này xẩy ra 2 năm sau khi chúng ta rút quân ra khỏi Việt Nam, trong suốt thời gian Miền Nam Việt Nam tự mình chống trả Miền Bắc. Một cách đơn giản, chúng ta đã bỏ rơi một người bạn đồng minh. Giới truyền thông không bao giờ cho dân chúng Hoa Kỳ rõ điều này. Họ cũng không bao giờ cho biết sự hy sinh to lớn của quân đội Miền Nam Việt Nam đã thương vong khoảng 250.000 người trong suốt cuộc chiến.
Vì những chính sách sai lầm của McNamara, sự ảnh hưởng của phong trào "hòa bình" ở các học đường và giới truyền thông, đã khiến Hoa Kỳ thua cuộc chiến. Về phần phong trào "hòa bình", Bùi Tín nói "Nó đã cho chúng tôi một niềm tin để chúng tôi bám víu vào trước những tổn thất ở chiến trường... qua sự bất đồng và chống đối, Hoa Kỳ đã mất khả năng để vận dụng một ý chí quyết thắng." Còn về phần tranh luận của phong trào "hòa bình" rằng Việt Cộng là một phong trào chính trị độc lập của Miền Nam Việt Nam, Bùi Tín nói: "Nó được thành lập bởi Đảng Cộng Sản của chúng tôi để thực hiện quyết định của Đại Hội Đảng hôm tháng 9 năm 1960."
Phong trào "hòa bình" đã dối trá với dân chúng Hoa Kỳ. Cầm cờ của quân thù mà họ đã không thể chống trả nổi qua sự tuyên truyền của Hà Nội và cuối cùng theo bên diệt chủng và chuyên chế. Còn về những quan điểm của McNamara, chúng chẳng là cái gì ngoài việc che dấu sự yếu kém của chính ông ta.
Bây giờ là thời gian nhất quyết đòi hỏi giới truyền thông, và các trường đại học, ngưng che dấu chủ đề Việt Nam và hội nhập trở lại trong các cuộc đàm luận với tất cả dân chúng Hoa Kỳ, nhất là với các cựu chiến binh, về những gì thật sự đã xẩy ra. Chúng ta không thể đi vào cuộc chiến tranh khủng bố trên toàn thế giới với một lỗ hổng to lớn như thế này trong lịch sử của chúng ta. Cố bám víu, và những huyền thoại dài lâu có một khả năng to lớn tạo ra một phân cực độc hại và tê liệt.
Giới truyền thông, và học đường, phải có sự can đảm để xem xét "những tư tưởng thứ hai", như Davd Horowitz và nhiều người khác, một số miêu tả những gì họ đã làm trong thập niên 60 như là "phản quốc". Giới học đường và truyền thông đã tin vào sự tuyên truyền của quân thù và bi giờ là thời gian để cho họ nhận lỗi.
Như vị Trưởng Ban Quân Sử của chính phủ Hoa Kỳ đã viết trong bản tường trình chung cuộc, "Nếu có sự điều tra liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc điều tra nên về lý do tại sao sự tuyên truyền của kẻ địch lại trải khắp trên đất nước này, và tại sao kẻ địch lại có thể uốn nắn công chúng tới mức độ mà giới có học nhất trong dân chúng của chúng ta lại tin vào những luận điệu không thể nào tin được."
Và để nói sự thật về Việt Nam qua việc định nghĩa là để mang lại niềm hy vọng lâu dài trong việc cải cách nền hệ thống học đường của Hoa Kỳ. Những lời dối trá được nói trong thập niên 60 đã là căn bệnh truyền qua nhiều năm để tạo thành một khuynh hướng trí thức trong học đường đang phản bội lại sinh viên Hoa Kỳ.
Những điều này phải được thách đố. Chúng ta không thể thắng một cuộc chiến với những kẻ ngu đần.
(Xem tiếp phần 8).