"Cảm hàn, cảm nhiệu đều dùng
Bạc hà, kinh giới hợp cùng tía tô
Cúc tần, cam thảo thêm vô
Cúc hoa, gừng sống hoặc khô mà dùng".
Chỉ có 7 vị thuốc mà cảm hàn, cảm nhiệt đều chữa tốt, cảm hàn thì sợ lạnh; cảm nhiệt thì sợ nóng đó là mấu chốt để gia tăng liều lượng. Cần thanh nhiệt giải biểu thì tăng lượng bạc hà, cúc hoa; cần tán hàn giải biểu thì tăng lượng tía tô, kinh giới, cúc tần, gừng; cần thanh nhiệt tiêu viêm thì tăng lượng cam thảo đất.
Tía tô còn có các tên é tía, tử tô, xích tô vì cây có màu tím. Tía tô có vị cay, tính ấm vào 2 kinh phế và tỳ. Ngoài việc làm rau thơm gia vị nó còn có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan trung; giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá.
Trường hợp cảm hàn nhẹ thì dùng phép xông như sau: Lấy lá tía tô cùng các loại lá thơm khác như kinh giới, sả, vỏ quýt... nấu xông, hoặc ăn cháo giải cảm: nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non, hành thái nhuyễn và tiêu bột, ăn nóng.
Những đơn thuốc có Tía tô:
* Có thai bị cảm mạo: tía tô, kinh giới, mỗi thứ 1 nắm lá sắc uống nóng.
* Có thai bị đau bụng, đau lưng, ra huyết: lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
* Phụ nữ bị sưng vú: tía tô 10g sắc lấy nước uống, bã đắp vào vú.
* Trúng độc đau bụng do ăn phải cua cá: lá tía tô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
* Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi: hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.
* Táo bón người già suy nhược: hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín, uống.
* Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: hạt tía tô 20g tán thành bột, hoà với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống.
* Da mẩn ngứa, mụn cóc: dùng lá tía tô xoa xát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa xát.
* Nấc liên tục và tiếng to: dùng hạt tía tô khoảng 30g - 40g sao vàng sắc nước uống.
* Tiểu tiện không thông: uống nước cốt lá tía tô tươi hoặc sắc nước lá tía tô khô, uống. Có thể sao nóng lá tía tô tươi hoặc khô với muối hạt xoa đắp vùng bụng dưới.
* Thổ huyết: dùng lá tía tô nấu kỹ lọc lấy nước cốt cô thành cao, đậu đỏ sao chín, tán nhỏ, luyện với cao ích mẫu thành viên nhỏ. Mỗi lần uống 30-50g với ít rượu.
* Viêm họng, răng, miệng: dùng lá tía tô sắc nước súc miệng, ngậm và uống.
Lương y - Võ sư Nguyễn Tấn Xuân
P. Chủ tịch Hội Đông y quận Gò Vấp, TP.xxx.
* * *
Xem bài cùng tác giả: click vào đây
Xem trang Y học, đời sống: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com