(Understanding the new global oil economy)
By Martin Wolf
Ngô Việt Nguyên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
The Financial Times
Dec 1st/2015
Nếu mức nhập khẩu của Mỹ giảm, tầm quan trọng của một Trung Đông ổn định đối với Mỹ sẽ giảm trong khi lại tăng với Trung Quốc và Ấn Độ.
Tại sao giá dầu giảm? Đây có phải là một hiện tượng tạm thời hay nó phản ánh một thay đổi mang tính cấu trúc của thị trường dầu quốc tế? Nếu mang tính cấu trúc, nó sẽ có nhiều hệ quả quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, địa chính trị và khả năng kiềm chế biến đổi khí hậu của chúng ta.
Nếu lấy giá tiêu dùng Mỹ làm hệ số giảm phát, thì giá dầu thực tế đã giảm hơn một nửa từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2015. Vào tháng 10/2015, giá dầu thực tế thấp hơn giá trung bình kể từ năm 1970 đến 17%, cho dù vẫn cao hơn mức giá đầu thập niên 1970 và thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000 (xem biểu đồ).
Lịch sử giá dầu và khí. Nguồn: FT.
Một bài phát biểu của Stephen Dale, kinh tế trưởng của BP (và cựu kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Anh) cho chúng ta biết thêm về những điều ảnh hưởng đến giá dầu thô. Ông lập luận rằng mọi người thường nghĩ rằng dầu là một tài nguyên có hạn và giá sẽ tăng theo thời gian, rằng đường cong cung và cầu rất dốc (gọi là “không đàn hồi” theo thuật ngữ chuyên môn), rằng dầu được cung cấp phần lớn đến các thị trường phương Tây, và Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) sẽ sẵn sàng bình ổn thị trường. Ông cho rằng phần lớn những nhận thức phổ biến này về dầu là sai.
Một phần của những điều làm lung lay những giả định trên là cuộc cách mạng dầu đá phiến ở Mỹ. Từ mức gần như con số 0 vào năm 2010, mức sản xuất dầu đá phiến đã tăng lên khoảng 4,5 triệu thùng mỗi ngày. Theo Dale, phần lớn dầu đá phiến có lời khi giá dầu thô ở khoảng 50-60 đô la Mỹ một thùng.
Một tác động là mức đàn hồi ngắn hạn của cung dầu cao hơn trước kia. Một tỷ lệ tương đối cao trong chi phí sản xuất dầu đá phiến có thể biến đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất (variable costs) bởi vì đầu tư nhanh và mang lại lợi nhuận cũng nhanh. Kết quả là nguồn cung (dầu đá phiến) phản ứng với giá dầu nhanh hơn là nguồn cung dầu truyền thống vốn có chi phí cố định cao và chi phí có thể biến đổi thấp.
Tính chất đàn hồi tương đối cao hơn so với trước kia của cung dầu có nghĩa là thị trường sẽ bình ổn giá một cách hiệu quả hơn so với quá khứ. Nhưng việc sản xuất dầu đá phiến cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung tín dụng hơn là các nguồn dầu truyền thống. Điều này tạo nên một kênh tài chính trực tiếp cho việc cung dầu.
Một tác động khác là một sự chuyển dịch lớn về hướng đi của thương mại. Đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành những nước nhập khẩu dầu quan trọng hơn, trong khi mức nhập khẩu của Mỹ giảm. Nhiều khả năng là tới 60 phần trăm mức tăng của nhu cầu dầu thô toàn cầu trong 20 năm tiếp theo sẽ đến từ hai gã khổng lồ châu Á này.
Sản lượng xuất khẩu ròng về dầu thô của Mỹ, Tàu và Ấn Độ. Nguồn: FT.
Đến năm 2035, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhập khẩu ¾ nhu cầu dầu thô của họ, và Ấn Độ sẽ nhập đến 90%. Dĩ nhiên là điều này dựa trên giả định rằng hệ thống giao thông sẽ vẫn phụ thuộc vào dầu trong giai đoạn dài này. Nếu vẫn như vậy, thì chúng ta không cần phải nghĩ nhiều để thấy rằng sự quan tâm của Mỹ đến việc bình ổn Trung Đông sẽ giảm trong khi mức quan tâm của Trung Quốc và Ấn Độ đối với vấn đề này sẽ tăng. Hệ quả về mặt địa chính trị có thể sẽ sâu rộng.
Một hàm ý khác liên quan đến khó khăn của OPEC trong việc bình ổn giá. Trong báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới 2015, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo giá dầu ở mức 80 đô la một thùng vào năm 2020, vì nhu cầu tăng sẽ hấp thụ nguồn cung dư thừa tạm thời hiện nay. Khả năng mức giá dầu thấp hơn cũng được dự báo, với giá ở mức gần 50 đô một thùng trong thập niên này.
Hai giả định đứng đằng sau kịch bản giá dầu thấp: một là nguồn cung vững vàng từ Mỹ, và một là quyết định từ các nước OPEC, đặc biệt là Ả-rập Saudi (không giảm sản lượng dầu), nhằm bảo vệ thị phần sản xuất và thị trường dầu thô của mình. Nhưng giá thành thấp sẽ tạo nhiều khó khăn cho những nước sản xuất dầu khi chi tiêu công tiếp tục vượt mức thu từ dầu trong một thời gian dài. Sự căng thẳng này sẽ tồn tại bao lâu?
Một số những hàm ý cuối cùng liên quan đến chính sách khí hậu. Sự trỗi dậy của dầu đá phiến giúp nhấn mạnh một điều đã tương đối rõ ràng, đó là nguồn cung dầu toàn cầu không chỉ khổng lồ mà còn ngày càng tăng. Hãy quên mức đỉnh sản lượng dầu, và như ông Dale cho biết, “Sơ sơ thì trong 35 năm qua, thế giới đã tiêu thụ khoảng 1 ngàn tỷ thùng dầu. Trong cùng khoảng thời gian đó, các nguồn dự trữ dầu có thể chứng minh được cũng đã tăng hơn 1 ngàn tỷ thùng.”
Vấn đề ở đây không phải là thế giới sắp hết dầu, mà là thế giới có nhiều dầu hơn mức có thể đốt trong khi vẫn phải hi vọng giới hạn tình trạng tăng nhiệt độ trung bình thế giới ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đốt hết nguồn dự trữ dầu hiện tại sẽ làm vượt mức khí thải carbon toàn cầu đến 3 lần. Điều này có nghĩa là khía cạnh kinh tế của nhiên liệu hóa thạch và việc hạn chế biến đổi khí hậu đang đối nghịch nhau. Một trong hai phải lui bước. Thay đổi công nghệ sâu sắc có thể làm suy yếu khía cạnh kinh tế của dầu thô. Nếu không có các thay đổi công nghệ đó thì các chính trị gia phải vào cuộc.
Điều này nhấn mạnh quy mô của thách thức mà các lãnh đạo đối mặt ở hội nghị khí hậu Paris. Nhưng phản ứng về việc giá dầu giảm cho thấy sự vô vọng của các nhà hoạch định chính sách. Theo IEA, trợ giá cho cung cấp và sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức 493 tỉ đô la trong năm 2014. Đúng ra con số này sẽ ở mức 610 tỉ đô nếu không có các cải cách từ năm 2009. Đúng là đã có các tiến triển.
Nhưng giá dầu thấp bây giờ là bằng chứng ủng hộ cho việc xóa bỏ trợ giá dầu. Tại các nước giàu thì giá dầu thấp tạo cơ hội để áp thuế tiêu dùng, qua đó khuyến khích tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tăng thu ngân sách và cho phép giảm các loại thuế khác, như là thuế đánh vào lao động. Nhưng cơ hội quan trọng này đã gần như bị bỏ qua.
Người ta tự hỏi không biết có một chút cơ hội nào cho những hành động hiệu quả, chứ không chỉ có các cử chỉ phô trương, sẽ xảy ra ở Paris hay không. Tôi mong là tôi sẽ sai, nhưng tôi không có nhiều hy vọng./.
Martin Wolf
Ngô Việt Nguyên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Nguồn: www.nghiencuuquocte.net
Understanding the new global oil economy
By Martin Wolf
The Financial Times
Dec 1st/2015
If US imports fall, its interest in a stable Middle East will shrink as that of China and India rises
Why have oil prices fallen? Is this a temporary phenomenon or does it reflect a structural shift in global oil markets? If it is structural, it will have significant implications for the world economy, geopolitics and our ability to manage climate change.
With US consumer prices as deflator, real prices fell by more than half between June 2014 and October 2015. In the latter month, real oil prices were 17 per cent lower than their average since 1970, though they were well above levels in the early 1970s and between 1986 and the early 2000s. (See charts.)
A speech by Spencer Dale, chief economist of BP (and former chief economist of the Bank of England) sheds light on what is driving oil prices. He argues that people tend to believe that oil is an exhaustible resource whose price is likely to rise over time, that demand and supply curves for oil are steep (technically, “inelastic”), that oil flows predominantly to western countries and that Opec is willing to stabilise the market. Much of this conventional wisdom about oil is, he argues, false.
A part of what is shaking these assumptions is the US shale revolution. From virtually nothing in 2010, US shale oil production has risen to around 4.5m barrels a day. Most shale oil is, suggests Mr Dale, profitable at between $50 and $60 a barrel.
Moreover, the productivity of shale oil production (measured as initial production per rig) rose at over 30 per cent a year between 2007 and 2014. Above all, the rapid growth in shale oil production was the decisive factor in the collapse in the price of crude last year: US oil production on its own increased by almost twice the expansion in demand. It is simply the supply, stupid.
What might this imply?
One implication is that the short-term elasticity of supply of oil is higher than it used to be. A relatively high proportion of the costs of shale oil production is variable because the investment is quick and yields a quick return. As a result, supply is more responsive to price than it is for conventional oil, which has high fixed costs and relatively low variable costs.
This relatively high elasticity of supply means the market should stabilise prices more effectively than in the past. But shale oil production is also more dependent on the availability of credit than is conventional oil. This adds a direct financial channel to oil supply.
Another implication is a huge shift in the direction of trade. In particular, China and India are likely to become vastly more important net importers of oil, while US net imports shrink. Quite possibly, 60 per cent of the global increase in oil demand will come from the two Asian giants over the next 20 years.
By 2035, China is likely to import three-quarters of its oil and India almost 90 per cent. Of course, this assumes that the transport system will remain dependent on oil over this long period. If it does, it demands no great mental leap to assume that US interest in stabilising the Middle East will shrink as that of China and India rises. The geopolitical implications might be profound.
A further implication concerns the challenge for Opec in stabilising prices. In its World Energy Outlook 2015 , the International Energy Agency forecasts a price of $80 a barrel in 2020, as rising demand absorbs what it sees as a temporary excess supply. A lower oil price forecast is also considered, with prices staying close to $50 a barrel this decade.
Two assumptions underlie the latter forecast: resilient US supply and a decision by Opec producers, notably Saudi Arabia, to defend production shares (and the oil market itself). But the low-price strategy would create pain for the producers as public spending continues to exceed oil revenues for a long period. How long might this stand-off last?
A final set of implications is for climate policy. The emergence of shale oil underlines what was already fairly clear, namely, that the global supply capacity is not only enormous but expanding. Forget peak oil. As Mr Dale notes: “In very rough terms, over the past 35 years, the world has consumed around 1tn barrels of oil. Over the same period, proved oil reserves have increased by more than 1tn barrels.”
The problem is not that the world is running out of oil. It is that it has far more than it can burn while having any hope of limiting the increase in global mean temperatures over the pre-industrial levels to 2°C. Burning existing reserves of oil and gas would exceed the global carbon budget threefold. Thus, the economics of fossil fuels and of managing climate change are in direct opposition. One must give. Profound technological change might undermine the economics of fossil fuels. If not, politicians will have to do so.
This underlines the scale of the challenge leaders confront at the climate conference in Paris. But the response to the fall in oil prices shows how hopeless policymakers have been. According to the IEA, subsidies to the supply and use of fossil fuels still amounted to $493bn in 2014. True, they would have been $610bn without reforms made since 2009. So progress has been made.
But low oil prices now justify elimination of subsidies. In rich countries the opportunity of low prices could — and should — have been used to impose offsetting taxes on consumption, thereby maintaining the incentive to economise on use of fossil fuels, increasing fiscal revenue and allowing a reduction in other taxes, notably on employment. But this important opportunity has been almost entirely missed.
One has to ask whether there is the slightest chance that effective action, rather than window-dressing, will emerge from Paris. I hope to be proved wrong, But I am, alas, sceptical.
By Martin Wolf
Letters in response to this column:
In the end, the electric car will kill the oil price / From Vladimir Gorelov
Own-consumption may prove destabilising / From Michael Kuczynski
Peak oil is a reality with serious consequences / From Nicholas Tobin
* * *
Xem bài liên hệ đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Read more on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net