Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 26, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT
Webmaster
Các bài liên quan:
    SỰ PHI LÝ MANG TÊN FED (Vinh Thu)
    TẠI SAO FED CÓ THỂ LÀM CHO TIỀN BIẾN MẤT?
    FED TĂNG LÃI SUẤT GIÚP GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG Ở MỸ
    HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
    CẦN CÔNG NHẬN FED LÀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THẾ GIỚI KHÔNG?
    CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI VÀ RỦI RO TỪ VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT
    FED TĂNG LÃI SUẤT: LÝ DO, TÁC ĐỘNG VÀ KỲ VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG
    KHI HOA KỲ TĂNG LÃI SUẤT

 

Bài đọc thêm:

NHỮNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NGÔI VƯƠNG CỦA ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ

 

(Fed rate hike: What you need to know)

By Ann Williams

Lê Hồng Hiệp dịch

My Paper

December 18/2015.

 

 

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã gặp nhau lần cuối cùng trong năm nay vào hôm thứ Tư và công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên của Hoa Kỳ kể từ tháng 6 năm 2006, và bảy năm sau khi đã đẩy lãi suất cho vay tham chiếu (benchmark lending rate) của mình về 0% nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc Đại Suy thoái diễn ra sau đó.

 

Lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ có tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe hơi của bạn, chi phí đi vay của các chính phủ và các công ty, đến giá trị của các đồng tiền và hàng hóa cơ bản.

 

Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về đợt tăng lãi suất này của Fed:

 

1. Fed đã làm gì?

 

Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất tham khảo tiền gửi liên bang một phần tư điểm phần trăm lên mức 0,25 đến 0,5%, và nói rằng nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ vừa phải và có thể sẽ tăng tốc trong năm tới.

 

Động thái này được nhiều người dự kiến từ trước nhưng vẫn đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên – kéo dài gần một thập niên – trong đó Fed bơm hàng nghìn tỷ đô la tín dụng rẻ vào kinh tế Mỹ để kích thích sự phục hồi của nền kinh tế, vốn tỏ ra kéo dài hơn dự kiến.

 

2. Tại sao lại tăng lãi suất vào lúc này?

 

Đối với Fed, việc tăng lãi suất thể hiện sự tin tưởng vào nền kinh tế Mỹ sau một đợt phục hồi kéo dài và không đồng đều từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế sâu.

 

Các quan chức Fed bây giờ nhìn nhận nền kinh tế Mỹ đã có đủ tăng trưởng để đảm bảo có thể từ từ hủy bỏ chính sách tín dụng rẻ. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm một nửa còn 5% hồi tháng 11 so với 10% hồi năm 2009, và nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ hàng năm mạnh mẽ là 2,1%.

 

 

Tồng Hành dinh FED

 

Lạm phát vẫn còn dưới mức mục tiêu là 2% mà Fed đặt ra, nhưng các quan chức tin rằng lạm phát sẽ tăng trong năm 2016 khi thị trường việc làm cải thiện thêm và giá dầu trở nên ổn định.

 

Các nhà kinh tế cũng cho rằng đây là thời điểm mà Mỹ phải tăng lãi suất để ngăn chặn tình trạng vay tiêu dùng quá mức và các bong bóng đang nổi lên trên thị trường nhà ở cũng như thị trường các tài sản khác.

 

3. Sẽ có bao nhiêu đợt tăng lãi suất nữa?

 

Bốn đợt tăng mỗi đợt 0,25% trong năm 2016, bốn đợt tương tự trong năm 2017, và ba hoặc bốn đợt nữa như vậy trong năm 2018.

 

Nhận định này dựa trên các dự báo mới về mục tiêu mà các quan chức Fed đặt ra cho lãi suất tham chiếu của họ trong thời gian tới – lên mức 1,375% vào cuối năm 2016, 2,375% vào cuối năm 2017 và 3,25% vào cuối năm 2018.

 

4. Tại sao việc Mỹ tăng lãi suất lại quan trọng với phần còn lại của thế giới?

 

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, những gì xảy ra ở Mỹ gây tác động tới nhiều nơi ở khắp thế giới.

 

Dù lãi suất Fed quy định là lãi suất mà các ngân hàng Mỹ thanh toán cho nhau cho các khoản vay qua đêm, nó lại đặt cơ sở cho lãi suất dài hạn trên khắp hệ thống tài chính toàn cầu từ các khoản vay mua nhà và xe hơi đến các khoản vay dành cho doanh nghiệp và nợ quốc gia.

 

Các chủ sở hữu nhà có thế chấp hoặc các doanh nghiệp mắc nợ sẽ cần phải tính đến chi phí trả nợ cao hơn.

 

Về mặt tích cực, những người tiết kiệm bao năm qua nhận được lãi suất huy động rất thấp có thể sẽ được đền bù tốt hơn.

 

5. Ai sẽ là những đối tượng bị tác động nhiều nhất?

 

Những người vay mượn nhiều nhất sẽ bị ảnh hưởng nhất. Các nhà kinh tế lo ngại nhất về các thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nga, nơi các công ty và chính phủ đã vay mượn rất nhiều bằng đô la Mỹ và bây giờ sẽ thấy khó khăn hơn trong việc thanh toán các khoản nợ hiện hữu và thu hút cũng như giữ lại các khoản đầu tư từ nước ngoài.

 

Việc tăng lãi suất cũng sẽ làm đồng đô la Mỹ trở nên mạnh hơn. Nhiều công ty và các nước tại các thị trường mới nổi đã tăng vay nợ bằng đồng đô la Mỹ nhưng thu nhập của họ lại chủ yếu được tính bằng đồng tiền bản địa, do đó việc thanh toán nợ của họ sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi đồng đô la Mỹ tăng giá.

 

Việc tăng lãi suất của Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng đến cách các nhà đầu tư nhìn nhận rủi ro. Nếu họ có thể kiếm được lợi nhuận hấp dẫn hơn bằng cách đầu tư vào Mỹ, họ có thể tránh xa các khoản đầu tư ở các quốc gia rủi ro hơn.

 

Việc Mỹ tăng lãi suất cũng xảy đến ở một thời điểm tồi tệ đối với nhiều nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những quốc gia dựa vào xuất khẩu các mặt hàng cơ bản. Giá dầu, kim loại và các mặt hàng nông sản đã giảm mạnh, nên các công ty và chính phủ có thể sẽ phải đối mặt với chi phí vay cao hơn tại một thời điểm khi mà nguồn thu từ khai khoáng và sản phẩm nông nghiệp cũng đang giảm.

 

Và bởi vì các mặt hàng cơ bản thường được định giá bằng đồng đô la Mỹ, việc đồng tiền này tăng giá càng khiến giá các mặt hàng cơ bản này giảm thêm nữa.

 

Các nhà đầu tư đã rút 500 tỉ đô la Mỹ ra khỏi các thị trường mới nổi trong năm 2015, là lần đầu tiên dòng vốn chảy ra khỏi các nước này trong suốt một thập niên qua. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu các động thái của Fed có gây nên một vụ giẫm đạp nhằm thoái vốn ra khỏi các nước này hay không.

 

Nhiều đồng tiền của các thị trường mới nổi đã chịu áp lực khi các nhà đầu tư lo lắng về sức khỏe của các nền kinh tế này.

 

Về mặt tích cực, đồng đô la Mỹ mạnh hơn có thể là điều tốt cho các nền kinh tế châu Âu và châu Á khi nó đồng nghĩa với việc giá các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ sẽ trở nên rẻ hơn.

 

Ann Williams

Lê Hồng Hiệp dịch

 

Fed rate hike: What you need to know

By Ann Williams

My Paper

December 18/2015.

 

THE Federal Reserve's policymakers met for the final time this year on Wednesday and announced the first United States interest rate hike since June 2006, and seven years after it pushed its benchmark lending rate to zero to battle the global financial crisis and the Great Recession that followed.

 

Higher US interest rates will have far-reaching implications for every corner of the world economy, from your home and car loans, companies and governments' borrowing costs, to the value of currencies and commodities.

 

Here's what you need to know in five points:

 

1. WHAT DID THE FED DO?

 

The US central bank raised its benchmark federal funds rate by a quarter of 1 percentage point to between 0.25 per cent and 0.5 per cent, saying the US economy is growing at a moderate pace and should accelerate next year.

 

The move was widely expected but nevertheless marked the end of an era - almost a decade long - in which the Fed pumped trillions of cheap dollars into the US economy to fuel what turned out to be a very long recovery.

 

2. WHY HIKE RATES NOW?

 

To the Fed, a rate increase represents a vote of confidence in the US economy after a long, uneven recovery from the global financial crisis and deep recession.

 

Fed officials now see a US economy that has made enough progress to warrant a slow retreat from cheap money. The US jobless rate has halved to 5 per cent in November from 10 per cent in 2009 and the economy is growing at a robust 2.1 per cent annual rate.

 

 

FED headquater

 

Inflation is still below the Fed's 2 per cent goal but officials believe it will rise in 2016 as slack in the job market diminishes and oil prices stabilise.

 

Economists also argue it is high time US rates were raised to prevent excessive consumer borrowing and bubbles emerging in the housing market and other types of assets.

 

3. HOW MANY MORE RATE HIKES CAN WE EXPECT?

 

Four quarter-percentage-point rate increases in 2016, four in 2017 and three or four in 2018.

 

This is going by new projections of what Fed officials expect their benchmark rate to creep up to - 1.375 per cent by the end of 2016, 2.375 per cent by the end of 2017 and 3.25 per cent by end-2018.

 

4. WHY DOES A US RATE HIKE MATTER TO THE REST OF THE WORLD?

 

As the world's largest economy, what happens in the US ripples out to pretty much everywhere.

 

While the Fed funds rate is what US banks pay each other for overnight loans, it sets the basis for longer-term rates throughout the global financial system from home and car loans to corporate loans and national debt.

 

Singapore home owners with mortgages or businesses with corporate loans will need to factor in higher payments.

 

On the plus side, savers who have seen years of very low deposit rates are likely to be better rewarded.

 

5. WHO WILL BE MOST AFFECTED?

 

Those who borrowed most heavily will be most affected. Economists are most concerned for emerging markets like Turkey, Brazil and Russia whose companies and governments have borrowed heavily in US currency and will now find it harder to service existing debt and attract or hold onto investments.

 

An era of rising US interest rates is likely to strengthen the US dollar. Many companies and countries in emerging markets have raised debt in US dollars but earn much of their income in a local currency, so servicing their debt will become more expensive as the US dollar rises.

 

Rising US interest rates also affect how investors view risk. If they can earn a more attractive return on investments in the US, they might shun investments in these riskier nations.

 

Higher interest rates also come at a bad time for many emerging economies, particularly those that rely on exporting commodities. The price of oil, metals and agricultural commodities have plunged, so companies and governments could face higher borrowing costs at a time when earnings from mining and agriculture are falling.

 

And because commodities tend to be priced in US dollars, any appreciation is likely to trigger further commodity price falls.

 

Investors have already withdrawn a net US$500 billion from emerging markets in 2015, the first annual outflow in decades. The question now is whether the Fed move provokes a stampede.

 

Many emerging-market currencies are already under pressure as investors worry about the health of those economies.

 

On the upside, the stronger US dollar might be good for European and Asian economies as it means exports to the US will be cheaper.

 

Ann Williams

My Paper

 

 

Ann Williams portrait

 

*  *  *

 

Xem các bài liên hệ tại đây tại đây
Xem các bài khác cùng chủ đề tại đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu tại đây

Trở về webpage www.nuiansongtra.net  
 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh