Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 14, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
BÀI HỌC TỪ TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG CHO NƯỚC MỸ NGÀY NAY
Webmaster
Các bài liên quan:
    TRẬN HẢI CHIẾN MIDWAY
    CUỘC PHỤC KÍCH ĐÔ ĐỐC ISOROKU YAMAMOTO.
    HÌNH ẢNH CỦA THIẾT GIÁP HẠM USS MISSOURI BB-63
    HÌNH ẢNH BUỔI LỄ KÝ VĂN KIỆN ĐẦU HÀNG ĐỒNG MINH CỦA NHẬT TRONG THẾ CHIẾN THỨ 2
    NHẬN DIỆN BANG ĐẢO HẠ-UY-DI & TRẬN KHÔNG TẬP TRÂN CHÂU CẢNG

 

(The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now)

By Catherine Putz

Trần Quốc Nam dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

The Diplomat

December 08/2015.

 

 

USS Arizona Memorial (Đài tưởng niệm) 

tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Photo: Wikipedia.

 

Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ đồn trú tại Hawaii. Khi thúc giục Quốc hội Mỹ tuyên chiến, Tổng thống Franklin Roosevelt đã gọi ngày 07 tháng 12 là “ngày ô nhục”.

 

Đúng vậy. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã gây sốc cho người Mỹ và đưa đất nước này tham gia vào Thế chiến II. Nó cũng dẫn đến các cuộc vây ráp người Mỹ gốc Nhật rồi giam giữ họ ở các trại khắp miền Tây Hoa Kỳ. Trân Châu Cảng tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhưng cũng gây ra những biểu hiện đáng lo ngại về tệ phân biệt chủng tộc bài Nhật và nỗi sợ hãi ở Mỹ. Cả hai di sản cần được ghi nhớ cùng nhau, đặc biệt nếu xét đến các xu hướng hiện tại trong diễn ngôn chính trị của Mỹ vốn “ác quỷ hóa” cả một khối người, song lần này dựa trên lý do tôn giáo hơn là sắc tộc.

 

Đáng chú ý là đã có bao nhiêu thay đổi trong 74 năm qua kể từ sự kiện Trân Châu Cảng, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai quốc gia, xưa là kẻ thù, nay lại tương thuộc về chính trị, quân sự và kinh tế. Ngay cả những người dân mỗi quốc gia cũng mang một cái nhìn tích cực về nhau. Cuộc khảo sát năm 2015 của tổ chức Pew cho thấy 68 phần trăm người Mỹ rất hoặc khá tin tưởng người Nhật và 75 phần trăm người Nhật tin tưởng Hoa Kỳ. Điều này bất chấp việc hơn 2.400 người bị giết trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng và hàng ngàn người nữa ở cả hai phía bị giết trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương sau đó; bất chấp các vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, một cuộc chiếm đóng và cưỡng bức thay đổi chính trị. Sau chiến tranh, quan hệ hai bên không được bảo đảm chắc chắn sẽ hữu nghị, và thực tế là suốt thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990 khi nền kinh tế Nhật Bản hồi phục và bứt phá lên, người Mỹ đã lo sợ và nhạo báng những chiếc xe hơi do Nhật Bản sản xuất tựa như cách họ nhạo báng hàng hóa “Made in China” ngày nay.

 

Nhờ đâu các quan điểm có thể xoay vần nhanh thế vậy?

 

Trường hợp của Theodor Geisel là một minh họa cho sự tiến hóa trong quan điểm của người Mỹ, đặc biệt là về Nhật, từ phân biệt chủng tộc, giận dữ và sợ hãi sang lòng trắc ẩn và quan hệ đối tác. Geisel, được biết đến nhiều qua bút danh Dr. Seuss, là một họa sĩ biếm họa và tác giả nổi tiếng của Mỹ. Trong thập kỷ 1940, ông là một họa sĩ biếm họa chính cho PM Magazine, một tờ báo ở New York, nơi ông đã vẽ hơn 400 biếm họa chính trị. Được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm truyện tranh Con mèo đội mũ (Cat in the Hat), ông đã vẽ nhiều biếm họa rõ ràng là nhằm kỳ thị người Đức và Nhật trong những năm đầu cuộc chiến.

 

Hai ngày trước ngày diễn ra sự kiện Trân Châu Cảng, PM Magazine đăng một biếm họa của Geisel miêu tả Hitler là người chơi đàn organ quay tay và Nhật Bản là một con khỉ nuôi. Hitler đang đứng ở một góc và con khỉ, bị giật dây, tay đang cầm một cái ly đi đến trước một con chim đội mũ sọc, đại diện cho hình ảnh Hoa Kỳ. Con khỉ đang quay lại hỏi Hitler: “Sư Phụ! Con phải làm gì nếu họ không bị dụ?”

 

 

Biếm họa của Theodor Geisel (bút danh là Dr. Seuss) đăng trên PM Magazine

 

Quan điểm của Geisel về người Nhật, và người Mỹ gốc Nhật, thể hiện sự cay độc và kinh tởm. Ông ủng hộ việc giam giữ người Mỹ gốc Nhật như trích dẫn sau cho thấy:

 

"Chính bây giờ, khi lũ Nhật cắm rìu vào sọ chúng ta, thật khốn nạn nếu chúng ta cứ mỉm cười và thỏ thẻ: “Ôi, người anh em!” Nó có hơn gì một tiếng thét xung trận èo uột. Nếu chúng ta muốn giành chiến thắng, chúng ta phải giết lũ Nhật, dù điều đó có làm phiền lòng John Haynes Holmes [một người ủng hộ hòa bình nổi tiếng] hay không. Chúng ta sau này có thể thân tình với đám người còn lại".

 

Nhưng sau chiến tranh, Geisel đã thay đổi thái độ của mình. Năm 1953, ông đến thăm Nhật sau thời kỳ chiếm đóng và cảm tác nên tác phẩm Chú voi Horton (Horton Hears a Who), một cuốn sách trẻ em về việc một chú voi tên Horton đã phát hiện ra một cộng đồng gọi là Whoville sống trên một hạt bụi. Lời răn của câu chuyện, được lặp lại nhiều lần, đó là “con người là con người, dù là lớn hay nhỏ”. Cuốn sách được xuất bản một năm sau chuyến thăm Nhật của Geisel đã được đề tặng cho một người bạn Nhật, và được nhiều người xem là một ẩn dụ cho sự chiếm đóng hậu chiến của Hoa Kỳ mà thông qua đó nước Nhật đã được tái sinh. Một trong những người viết tiểu sử về Geisel, Thomas Fensch, cho rằng Geisel cũng đã nhắc tới (vụ ném bom nguyên tử xuống) Hiroshima qua lời của nhân vật Thị trưởng Whoville, khi vị này nói rằng: “Khi chú chim thả chúng ta rơi xuống, chúng ta chạm đất mạnh đến nỗi đồng hồ cũng phải đứng kim”.

 

Sau chiến tranh, Geisel không phải là người duy nhất thay đổi cách nhìn. Không rõ có khi nào ông nói về sự ủng hộ mạnh mẽ của ông đối với các trại giam người Nhật hay không, nhưng Hoa Kỳ cuối cùng đã làm vậy. Năm 1980, Tổng thống Jimmy Carter cho phép tiến hành một cuộc điều tra để xác định liệu lệnh giam giữ của Roosevelt – Sắc lệnh 9066 – có hợp pháp hay không. Ủy ban Tái định cư và Giam giữ Thường dân Thời chiến (CWRIC) thấy có rất ít bằng chứng là những người Mỹ gốc Nhật bị bắt giam không trung thành (với Hoa Kỳ), và trong báo cáo tổng kết đã khuyến nghị chính phủ Mỹ nên bồi thường thiệt hại cho họ.

 

Năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã làm việc này. Đạo luật Quyền tự do Công dân thừa nhận sự bất công của chương trình giam giữ, xin lỗi và chỉ thị chính phủ cả trả tiền bồi thường lẫn đầu tư vào các chương trình truyền thông để “công bố về hành động giam giữ các cá nhân này cũng như để ngăn ngừa sự tái diễn bất kỳ sự kiện tương tự nào”. Hơn nữa, dự luật lưu ý rằng việc giam giữ “có động cơ chủ yếu từ thành kiến ​​chủng tộc, sự quá kích thời chiến, và là một thất bại của giới lãnh đạo chính trị.”

 

Thành kiến, sự quá khích thời chiến và thất bại của giới lãnh đạo chính trị một lần nữa đang đe dọa đẩy Hoa Kỳ xuống hố sâu.

 

Hồi tháng Mười, thị trưởng thành phố Roanoke, bang Virginia, đã ngớ ngẩn nhắc lại các trại giam của Roosevelt nhằm phản đối việc tái định cư người tị nạn Syria ở thành phố mình. “Tôi xin nhắc lại rằng Tổng thống Franklin D. Roosevelt cảm thấy buộc phải tạm giam những kiều dân Nhật sau vụ oanh tạc Trân Châu Cảng và nay dường như đã xuất hiện mối đe dọa đối với nước Mỹ [từ Nhà nước Hồi giáo] thật sự và nghiêm trọng như những mối đe doạ từ các kẻ thù của chúng ta thời đó”. David Bowers đã viết như vậy, phô bày một sự hoang tưởng vượt thời gian mà không hề có chút nhận thức nào về thực tế.

 

Vào đêm trước Lễ kỷ niệm trận Trân Châu Cảng, Tổng thống Barack Obama đã phát biểu trước dân chúng, trong đó ông dùng những lời nhằm an ủi người Mỹ sau cuộc tấn công ở San Bernardino, tiểu bang California, cuộc tấn công vốn dường như có động cơ bắt nguồn từ ý thức hệ ISIS. Trong bài phát biểu, Obama khẩn thiết kêu gọi người dân Mỹ đừng “chống lại nhau bằng cách để cuộc chiến này được coi như một cuộc chiến giữa Mỹ và Hồi giáo”. Các phóng viên và các ứng cử viên tổng thống (kể cả các ứng cử viên đã thất bại) đã nhanh chóng tung đòn chỉ trích. Mike Huckabee nói:

 

"Quý vị có thể tưởng tượng được FD Roosevelt ra trước Quốc hội và nói rằng “Hôm qua chúng ta bị tấn công ở Trân Châu Cảng. Tôi thực sự không muốn nói tới việc ai đã làm điều đó, nhưng các bạn biết đấy, chúng tôi chỉ muốn nói rằng chúng là những kẻ đáng tởm và chúng là hạng sát nhân.” Vâng, ai vậy, thưa ngài tổng thống? Vâng, chúng tôi không vạch mặt, bởi vì tôi không muốn các ngài có bất kỳ ác cảm nào về người Nhật”.

 

Người ta có thể phê phán Obama vì từ chối quy lỗi cho đạo Hồi, vì quá thận trọng trong phát biểu, nhưng chính sự thiếu sót của Roosevelt đã dẫn đến việc thành lập các trại giam trên sa mạc để giam giữ các công dân trung thành với nước Mỹ. Chính nỗi sợ mà Roosevelt đã mạnh mẽ chống lại trong bài diễn văn nhậm chức đầu tiên của mình (“…điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ…”) đã đưa ông đến các kết cục đáng hổ thẹn trong nhiệm kỳ thứ tư và cũng là cuối cùng của mình.

 

Tôi tự hỏi, cái giá của sự thống nhất có bắt buộc phải là sự sợ hãi hay không?

 

Catherine Putz

Trần Quốc Nam dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

Nguồn: www.nghiencuuquocte.net

 

The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now

By Catherine Putz

The Diplomat

December 08/2015.

 

Remembering the dual legacy of December 7, 1941.

 

 

The USS Arizona Memorial in Pearl Harbor, Honolulu, HI

is a haunting reminder of the attack. Image Credit: Catherine Putz

 

On December 7, 1941 Imperial Japan launched a sneak attack on the United States’ naval forces stationed in Hawaii. President Franklin Roosevelt, in urging the U.S. Congress to declare war, called December 7th “a date which will live in infamy.” (Audio and text of that speech.)

 

And it has. The attack on Pearl Harbor shocked Americans and prompted the country’s entry into World War II. It also prompted the rounding up of Japanese-Americans and their internment in camps throughout the western United States. Pearl Harbor sparked national unity but also triggered the disturbing manifestation of anti-Japanese racism and fear in America. Both legacies should be remembered together, especially in light of current trends in American political discourse that demonizes an entire population–this time based on religion rather than ethnicity.

 

It is remarkable how much has changed in the 74 years since Pearl Harbor–particularly between the United States and Japan. The two, once enemies, are now politically, militarily and economically intertwined. Even the general citizenry of each holds a positive view of the other. A 2015 Pew Poll found that 68 percent of Americans trust the Japanese a great deal or a fair amount and 75 percent of the Japanese trust the United States. This despite over 2,400 killed in the Pearl Harbor Attack and many thousands more on both sides in the war in the Pacific that followed, despite the bombings of Hiroshima and Nagasaki, an occupation and forced political change. After the war relations were not guaranteed to be friendly, and indeed through the 1980s and early 1990s when Japan’s economy had recovered and was surging ahead Americans feared and derided Japanese-made cars the way some deride goods “Made in China” today.

 

How can opinions shift so quickly?

 

The case of Theodor Geisel is illustrative of the evolution of American opinion, especially with regard to Japan, from racism, anger and fear to compassion and partnership. Geisel, better known as Dr. Seuss, was a popular American cartoonist and author. In the 1940s he was an editorial cartoonist for PM Magazine, a newspaper in New York, where he wrote more than 400 political cartoons. The man, better known for Cat in the Hat, penned numerous starkly racist cartoons about Germans and Japanese in the early years of the war.

 

 

Theodare Geisel’s cartoon on PM Magazine

 

Two days before Pearl Harbor PM Magazine ran a Geisel cartoon which depicted Hitler as an organ grinder and Japan as a pet monkey. Hitler skulks around a corner and the monkey, on a string, holds a cup up to a bird with a spangled hat, ostensibly the United States (the bird resembles a sneetch). The monkey is turned back to Hitler, asking “Master! What do I do when they won’t come across?”

 

Geisel’s opinion of the Japanese, and Japanese-Americans, was vitriolic and disgusting. He supported the internment of Japanese-Americans and is quoted as saying:

 

But right now, when the Japs are planting their hatchets in our skulls, it seems like a hell of a time for us to smile and warble: “Brothers!” It is a rather flabby battle cry. If we want to win, we’ve got to kill Japs, whether it depresses John Haynes Holmes [a prominent pacifist] or not. We can get palsy-walsy afterward with those that are left.

 

But after the war, Geisel changed his tune. In 1953 he visited post-occupation Japan and was inspired to write Horton Hears a Who, a children’s book about an elephant named Horton who discovers a whole community–Whoville–living on a speck of dust. The story’s moral, echoed repeatedly, is that “a person’s a person, no matter how small.” The book, published a year after Geisel’s visit to Japan is dedicated to a Japanese friend and widely seen as an allegory for the United States’ post-war occupation, through which Japan was remade. One of Geisel’s biographers, Thomas Fensch, contended that the Geisel made reference to Hiroshima as well through the words of the Mayor of Whoville, who says “When the black-bottomed birdie let go and we dropped, We landed so hard that our clocks have all stopped.”

 

Geisel wasn’t the only one to have a change of heart after the war. It’s unclear if he ever addressed his strong support of the Japanese internment camps, but the United States eventually did. In 1980, President Jimmy Carter authorized an investigation to determine whether Roosevelt’s internment order– Executive Order 9066–had been justified. The Commission on Wartime Relocation and Internment of Civilians (CWRIC) found very little evidence that the Japanese-Americans jailed in camps were disloyal and recommended in its final report that the U.S. government pay reparations.

 

In 1988, President Ronald Reagan did just that. The Civil Liberties Act acknowledged the injustice of the internment program, apologized, and directed the government to both pay reparations and invest in educational programs to “inform the public about the internment of such individuals so as to prevent the recurrence of any similar event.” Further, the bill noted that the internment was “motivated largely by racial prejudice, wartime hysteria, and a failure of political leadership.”

 

Prejudice, wartime hysteria and a failure of political leadership threatens to lead the United States down a dark path once more.

 

In November the mayor of Roanoke, Virginia absurdly cited Roosevelt’s internment camps in his protest against the resettlement of Syrian refugees in his town. “I’m reminded that President Franklin D Roosevelt felt compelled to sequester Japanese foreign nationals after the bombing of Pearl Harbor and it appears that threat of harm to America from [IS] now is just as real and serious as that from our enemies then,” David Bowers wrote, exhibiting a timeless brand of hysteria void of any awareness of reality.

 

On the eve of Pearl Harbor Day, President Barack Obama addressed the nation in remarks targeted at comforting Americans in the wake of the attack in San Bernardino, California which was seemingly motivated by ISIS ideology. Amid the remarks, Obama made a plea for Americans to not “turn against one another by letting this fight be defined as a war between America and Islam.” Talking heads and presidential candidates (including failed candidates) were quick to sling criticisms. Mike Huckabee said:

 

Could you imagine FDR going before Congress and saying, ‘We were attacked yesterday on Pearl Harbor. I really don’t want to talk about who did it, but you know, we just want to say that they were terrible people and they were thugs.’ Well who was it, Mr. President? Well, we don’t want to get into it, because I don’t want you to have any bad feelings toward the Japanese.”

 

They may critique Obama for refusing to blame Islam, for being too circumspect with his words, but it was Roosevelt’s lack of circumspection that led to desert internment camps filled with loyal American citizens. The very same fear that Roosevelt railed against in his first inauguration address (“…the only thing we have to fear is fear itself…“) pushed him to shameful ends in his fourth and final term in office.

 

By Catherine Putz

 

 

Catherine (Katie) Putz is the special projects editor for The Diplomat. She manages the monthly magazine as well as writing on Central Asia, Afghanistan, and security topics.

Katie is a graduate of the Patterson School of Diplomacy and International Commerce at the University of Kentucky, where she studied international security and Shippensburg University of Pennsylvania, where she majored in history with a focus on U.S. diplomatic and conflict history.

Previously, Katie worked in several positions at the Atlantic Council and as a communications consultant at the World Bank. She is a member of the Military Writers Guild. (From The Diplomat).

 

 *  *  *

 

Xem trang Hải Quân thế giới, click vào đây

Xem trang Hải Quân V.N.C.H., click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh