(Checks and Balances)
By David Williams
Trần Duy Nguyên và Nguyễn Thị Hường dịch
1. Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.
Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn suy đồi; quyền lực tuyệt đối thì suy đồi tuyệt đối”. Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.
Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.
Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.
Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.
Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.
Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.
2. Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.
Bởi quyền lực tập trung sẽ sinh lạm dụng, không có cách giải quyết nào khác ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Ý tưởng này được gọi là giám sát và cân bằng quyền lực: hiến pháp thiết lập nên sự cân bằng về quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền để chúng có thể giám sát lẫn nhau. Giám sát và cân bằng quyền lực chính là cốt lõi của chủ nghĩa hiến chế. Vì không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào thâu tóm mọi quyền lực, sẽ không ai có quyền lực tuyệt đối để đàn áp kẻ khác. Khi các ngành trong chính quyền cần sự hợp tác của nhau thì họ phải lắng nghe nhau, phải thương thảo và phải cùng nhau làm việc. Khi nhiều người có khả năng tác động lên chính quyền và chính sách, chính quyền đó mới có thể trở nên công bằng và trung dung hơn, bởi vì khi đó chính quyền không chỉ còn phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ sáng suốt hơn, bởi các chính sách hay quyết định là kết quả của quá trình thảo luận trong đó nhiều cách nhìn khác nhau đã được cân nhắc.
Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.
Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.
3. Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau
Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.
Thêm vào đó, cho dù các hiến pháp có quy định kết cấu chính quyền tương tự như nhau, chúng vẫn có thể phân chia quyền lực theo nhiều cách khác nhau cho các nhân tố đó. Thí dụ, tổng thống có thể có quyền phủ quyết những dự án luật do bên lập pháp đưa ra, hoặc có thể không có quyền đó. Thượng viện của ngành lập pháp có thể chỉ có quyền cố vấn cho hạ viện, nhưng viện này cũng có thể có quyền bác bỏ các dự luật của hạ viện. Chính quyền địa phương có thể có quyền lực rộng rãi trên các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Nhưng họ cũng có thể chỉ có quyền lực hạn chế trong một số lĩnh vực mà thôi.
Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:
* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi là tam quyền phân lập.
* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi là chính thể liên bang.
* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.
* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.
4. Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.
Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.
Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v… Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.
Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế.
Dr. David Lewis Williams
Trần Duy Nguyên và Nguyễn Thị Hường dịch
Checks and Balances
By David Lewis Williams
1. When one person or a small group of people hold a monopoly on power, they inevitably oppress others.
Lord Acton famously said, “Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely.” When they hold too much power, even good people govern badly. This insight is at the core of constitutionalism, and it is a profound departure from much traditional thinking, in Asia but in the West as well. It is sometimes a difficult truth for traditional people to accept, because they want to venerate their leaders and give them unlimited power to keep the country safe. Traditional leaders, in turn, want to regard the people as their children, to whom they owe a paternal responsibility and over whom they exercise patriarchal authority. Breaking out of this mindset is the first step toward equitable, constitutional government.
Over time, over-concentration of power corrupts both mentally and spiritually, so that eventually even good people lose the capacity to govern well even when they want to. No person is ever wholly or purely good. All have certain biases, misconceptions, and self-interests. Good people are not people without these things; instead, they are people who try to control or even temporarily overcome them. But they need help from other people to do so, and over-concentration of power tends to rob other people of the ability to help.
Absolute power corrupts mentally because when a ruler has power over others, they tend to tell the ruler what they think he wants to know. They bury unpleasant facts, and they never express a discordant opinion or perspective. The ruler, as a result, does not know what he needs to know in order to govern well. Even worse, this mental corruption tends to give rise to a spiritual corruption: because no-one ever contradicts the ruler or presents him with unwelcome information or opinions, he comes to believe that he is without bias, misconceptions, or self-interests. He assumes that his first impression is always right. He becomes convinced that his well-being and the well-being of the country are identical. He has, in short, become a tyrant.
For this reason, a truly good leader should not want too much power. He should desire a system in which other people have influence over outcomes as well. As a result, he will be unable merely to rule by fiat; he will need to consider other perspectives. With luck, he will be forced to identify his own biases, misconceptions, and self-interests. Truly good leaders, of course, desire such enlightenment and will feel gratitude to their interlocutors, rather than imprisoning them.
Many leaders, of course, do not start out as good people at all. Instead, they openly desire power so as to dominate others and unfairly help themselves, their family, and their followers. Having power cannot actually corrupt such people because they were corrupt even before achieving power. But if they have over-concentrated power, they will immediately use it to oppress others. In short, governments with over-concentrated power will be corrupt. The only way to eliminate the corruption is to de-concentrate power.
2. For that reason, constitutions should divide power among different elements of government so that they can check each other.
Because an over-concentration of power corrupts, the solution must be found in dividing power among different parts of government. This idea is called checks and balances, because the constitution creates a balance of powers between different parts of government so that they can check each other. Checks and balances is the essence of constitutionalism. If no one person or small group of persons holds all the power, then no-one will have unlimited powers to oppress others. When one part of government needs the co-operation of other parts of government to secure something it wants, then it will be forced to listen, to negotiate, and to co-operate. When many different people have power to influence government action, it will likely be more equitable, because it will not serve the interests of only a small group; and it will be more enlightened, because it will reflect a process of discussion in which many perspectives were brought to bear.
Some people, especially in parts of Asia and Africa, worry that checks and balances will lead to excessive turbulence, arguing, gridlock, and even civil war. In truth, when a system of checks and balances is badly designed, it can lead to bad results. But when it is well designed, it does not lead to excessive unrest; virtually all peaceful and prosperous countries have some kind of checks and balances. And the only alternative to de-concentrated power is concentrated power, which, as already observed, always eventually leads to oppressive rule, which is much worse than political arguing.
As the next two sections describe, there are many different types of checks and balances systems, with many different combinations of elements. Careful constitutional design can effectively minimize turbulence and maximize protection against corrupt and arbitrary government.
3. Constitutions divide power in many different ways.
There are many different ways to divide power between various governmental actors. For one thing, different constitutions create different government actors. Some constitutions call for a president; others call for a prime minister; and some combine executive and legislative power in a council, so there is neither a president nor a prime minister. Some constitutions recognize semisovereign provincial governments; others do not. Some constitutions create two houses of the legislature; others only one. In different constitutional systems, therefore, there are different actors among whom power is divided, and so the power divisions themselves are necessarily different.
In addition, even when constitutions formally create the same government actors, they can divide power between those actors in different ways. A president, for example, might have the power to veto legislation created by the legislature; or he may not. The upper house of the legislature might have power only to advise the lower house; or it might have the power to defeat legislation proposed by the lower house. Provincial governments might have very broad power over the lives of their citizens; or they might have power only over very limited spheres of human activity.
In a short paper, it is not possible to list all the different ways to divide power, but the primary types are these:
- Most constitutions divide the power of the central government into three parts—the legislative power, the executive power, and the judicial power. These constitutions give each of these powers to a different person or group of people. Some of these constitutions try to divide these powers hermetically, i.e. there should be no overlap between the different branches of government. But some provide for some overlap, e.g. the president has the executive power but also a limited legislative veto. This method of dividing powers is called the separation of powers.
- Some constitutions divide power between the central government and local or provincial governments. Because this division is constitutional, the central government may not intrude into the sphere of the states. Above all, it may not dissolve state governments, nor may it try to take to itself any of the powers guaranteed to the states. Sometimes, states even write their own constitutions, and they typically have legislative, judicial, and executive actors, just like the central government. This method of dividing power is called federalism.
- All legitimate constitutions divide power between government and citizens by protecting individual rights. Some of these rights are personal in nature, such as the right to marry. But some are political, such as the right to protest or to form political associations. By exercising such rights, the citizens can check their government. This method of dividing power is called individual rights.
- All democratic constitutions further divide power between governments and citizens by holding elections. In a democratic country, the people are the fount of all authority; the government serves them, not the other way around. But the people cannot perform the day-to-day operations of government because they are busy leading their own lives. For that reason, constitutions give government officials the power to perform their duties, within their appropriate spheres, as agents of the people. The people, however, have the power of ultimate oversight. If the people dislike the way the government officials are behaving, they can vote them out of office.
4. Although all countries need to de-concentrate power, there are many different ways to do so, and different countries must choose different systems to suit their particular circumstances.
As illustrated in the last section, there are many ways to divide power. Some constitutions use many different types of divisions; others use only some. There is no single right way to divide power for all countries at all times. Many, many books have been written about the different ways to divide power in a constitution. Sometimes the analysis is highly technical. As a result, it is not possible in a short paper of this kind to summarize all that learning.
Instead, the important point for present purposes is that different ways of dividing power have different effects. Because checks and balances are at the heart of constitutionalism, constitutionalists have devoted long, focused study to the effects of these different ways to divide power, both alone and in combination. But no constitutional system does everything well; there are always trade-offs, choices to be made. Some constitutional systems, for example, tend to give rise to highly inclusive but somewhat fractious politics; others will give rise to somewhat more exclusionary but also more placid politics. Some constitutional systems give rise to politics focused on ideology but not local interests; others give rise to politics focused on local concerns but not ideology—and so forth. All systems have upsides and also downsides.
As a result, different systems will work better for different countries. For each country, some upsides will seem especially important to achieve and some downsides will be especially important to avoid. For example, some countries have a cultural tendency to concentrate power in just one person, the chief executive, who then tries to gather all the rest of the power to himself. For those countries, it is very important to weaken the executive by giving more power to the legislature and the courts. There may be a downside: countries with weak executives sometimes cannot respond as quickly to changing world events. But on balance, for this sort of country, the upside of avoiding tyranny outweighs the downside of slower reaction time. The art of constitutional design consists of tailoring constitutions to particular countries in this way.
Dr. David Lewis Williams
Dr. David Lewis Williams (born May 28, 1953) is an attorney, Republican politician, and judge from the U.S. state of Kentucky. From 1987 to 2012, Williams represented Senate District 16, a position he secured upon the retirement of fellow Republican Doug Moseley. When Republicans gained control of the state senate in 2000, Williams was chosen as President of the Senate, and held that post continuously until his resignation in November 2012. In September 2010, he announced his candidacy for the Republican nomination for governor in the 2011 gubernatorial election. On May 17, 2011, Williams secured the Republican nomination over Tea Party movement-backed Phil Moffet. However, he lost the general election by twenty points to incumbent Democratic Governor Steve Beshear. In November 2012, Williams resigned his Senate seat to accept a circuit court judgeship.
Early life and family:
The only child of Lewis and Flossie Williams, David Williams was born in Burkesville in Cumberland County, Kentucky, on May 28, 1953. Lewis Williams was a schoolteacher and basketball coach, but rural Cumberland County High School was unable to pay him sufficient salary to support his family; so he ran for clerk of the Cumberland County Fiscal Court. After his initial election, the senior Williams never faced any opposition for the office, which he held for twenty-eight years. Because of his father's office, David Williams met several politicians over the years, including Republicans, Senator John Sherman Cooper and Representative Tim Lee Carter. Such contacts aroused his interest in politics. In his teenage years, he became affiliated with the Young Republicans.
While attending Cumberland County High School, Williams was a strong student and captain of the football team. He served as class president and successfully lobbied school administrators to re-instate the senior trip to Florida. After high school, he attended the University of Kentucky, where he was a member of Kappa Alpha Order Fraternity. He earned a bachelor's degree in 1975; in 1977, he earned his Juris Doctor from the Brandeis School of Law at the University of Louisville. After graduation, he returned to Burkesville, where he began a law practice.
In 1976, Williams married the former Elaine Grubbs. The couple had no children. In 2001, Williams left his wife and filed for divorce, claiming the marriage was "irretrievably broken".
Williams and his second wife, Robyn Williams of Russell County, a former state district court judge, filed for divorce in September, 2012.
State representative:
Immediately after finishing law school in 1977, Williams challenged the incumbent county judge in Cumberland County. Although Republicans had a 3-to-1 voter registration advantage in the county, Williams lost the election. His next run for public office came in 1984, when he challenged incumbent legislator Richard Fryman in the Republican primary election to represent Kentucky's 53rd district (Clinton, Cumberland and Wayne counties) in the Kentucky House of Representatives. In an election where a myriad of local issues resulted in ten incumbents in the House of Representatives losing their respective primaries statewide, Williams garnered 2,450 votes to Fryman's 1,804; a third candidate, Kirby R. Ringley, got 1,519 votes. With no Democratic challenger, Williams took the seat. At age thirty-one, he was the youngest member of the House of Representatives at the time.
As a member of the House, Williams served on the Education Committee. His most notable actions were in opposition to an education reform package proposed by Governor Martha Layne Collins, a Democrat, during a special legislative session in July 1985. Williams opposed a provision of the plan that required county officials to raise additional tax revenue in order to participate in school construction program; he said that counties which were owed large amounts in delinquent taxes would have to raise tax rates above the state minimum in order to collect the requisite funds. He offered several amendments to the plan, including the repeal of a provision to pilot a career ladder program for educators and a requirement that the state retirement system pay the full health insurance premiums of retired teachers and their spouses. All of Williams' amendments were defeated, except one to maintain the same qualifications for writing aides that were required of kindergarten aides. After the session, Williams and Representative John Harper charged that Collins delayed approval of public works grant projects in their districts in retaliation for their opposition to the reform plan; Collins denied that. (From Wikipedia)
* * *
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
More in English topic, please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net