(The Kingdom Beyond Oil)
By Gassan Al-Kibsi
Trần Văn Thắng dịch
Phạm Trang Nhung hiệu đính
Project Syndicate
Dec 23/2015.
Trong mấy tuần qua, chính phủ Saudi Arabia đã tiến hành một cuộc tổng kết chính sách chiến lược chưa từng có tiền lệ có thể ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội của quốc gia này. Chi tiết đầy đủ của cuộc tổng kết này được dự kiến công bố vào tháng 1/2016 nhưng rõ ràng là Saudi Arabia – nền kinh tế lớn thứ mười chín trên thế giới – đang cực kì cần một cuộc cải cách sâu rộng.
Có hai nguyên nhân lý giải tại sao việc thay đổi chính sách lại trở nên cấp thiết. Nguyên nhân đầu tiên là do giá dầu thế giới giảm đột ngột, từ trên 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 40 USD/thùng hiện nay. Với việc xuất khẩu dầu mỏ chiếm gần 90% thu nhập của chính phủ, nền tài chính của Saudi Arabia đang phải chịu áp lực cực lớn; cán cân tài chính chuyển từ thặng dư thấp năm 2013 sang thâm hụt hơn 21% GDP trong năm 2015, theo các dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nguyên nhân thứ hai là vấn đề nhân khẩu học. Trong 15 năm tới, khoảng 6 triệu thanh thiếu niên Saudi Arabia sẽ đến độ tuổi lao động, tạo ra một áp lực rất lớn lên thị trường lao động và có khả năng làm tăng gấp đôi quy mô thị trường này.
Hoàn cảnh “họa vô đơn chí” này rất dễ khiến người ta bi quan, và thực tế, nhiều nhà bình luận quốc tế cũng cảm thấy tương tự. Tuy nhiên, cũng có những lý do chính đáng để lạc quan, đáng chú ý nhất là việc giới lãnh đạo mới của Saudi Arabia chấp nhận thách thức và những khả năng có thể xảy ra khi giải quyết những thách thức đó.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey, Saudi Arabia có tiềm năng tăng gấp đôi GDP và tạo ra thêm sáu triệu việc làm vào năm 2030, đủ để hấp thụ dòng lao động trẻ với số lượng nữ thanh niên ngày càng tăng tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, Saudi Arabia sẽ phải giảm mạnh sự lệ thuộc tai hại vào dầu mỏ – đây là mục tiêu chiến lược đã được thảo luận từ lâu nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
Saudi Arabia có nhiều lĩnh vực với tiềm năng mở rộng dồi dào. Quốc gia này có các mỏ kim loại và phi kim trữ lượng lớn chưa được khai thác, bao gồm phốt phát, vàng, kẽm, bô-xít và si-líc chất lượng cao. Khu vực bán lẻ của nước này đang phát triển nhanh chóng, nhưng lại tụt hậu trong các lĩnh vực như bán hàng điện tử (e-merchandizing) và hiệu suất của chuỗi cung ứng (supply chain efficiencies) thấp.
Lĩnh vực du lịch của quốc gia này có thể xem là khá phát triển và tiên tiến, không chỉ phục vụ hàng triệu người Hồi giáo hành hương đến thăm các thánh địa Mecca và Medina hàng năm, mà còn dành cho khách du lịch bình thường. Saudi Arabia có một đường bờ biển dài trên Biển Đỏ, cũng như các khu danh thắng thiên nhiên hoang sơ khác có thể thu hút khách du lịch. Lĩnh vực chế tạo cũng có thể phát triển thêm, hiện nay Saudi Arabia chỉ có một ngành chế tạo trong nước quy mô nhỏ mặc dù là một trong những thị trường tiêu thụ ô tô, máy móc và các mặt hàng thiết yếu khác lớn nhất trong khu vực.
Việc khai thác những cơ hội này sẽ đòi hỏi phải đầu tư hàng nghìn tỷ USD, cải thiện căn bản năng suất và một sự cam kết chặt chẽ, liên tục của chính phủ. Việc tăng gấp đôi GDP trong 15 năm tới sẽ cần khoảng 4 nghìn tỷ USD đầu tư và lượng tiền gấp 2,5 lần lượng tiền đã chảy vào nền kinh tế Saudi Arabia trong suốt thời kỳ giá dầu mỏ tăng cao 2003-2013.
Để đạt tới mức độ đầu tư này cần có những cải cách chính sách căn bản. Trong thời kỳ giá dầu tăng cao, nhà nước đã tăng lương khu vực công và phúc lợi xã hội, do đó đã đóng góp lớn cho sự thịnh vượng ngày càng tăng của các hộ gia đình. Khu vực công tiếp tục thống trị hầu hết các khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là việc làm, khoảng 70% người dân Saudi đang làm việc cho nhà nước.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi nền kinh tế sẽ đòi hỏi sự tham gia của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Thực tế, chúng tôi tính toán rằng tới năm 2025, ít nhất 70% lượng đầu tư phải đến từ khu vực tư nhân. Để đạt được mục tiêu này sẽ đòi hỏi phải đại tu hệ thống điều tiết và pháp luật của quốc gia này.
Điều này cũng sẽ đòi hỏi sự cải thiện lớn về năng suất. Mức tăng năng suất của Saudi Arabia đã tụt hậu so với hầu hết các quốc gia G-20 khác, chỉ tăng 0,8% trong thập niên vừa qua. Cải thiện mức tăng năng suất sẽ đòi hỏi việc điều chỉnh các hạn chế của vương quốc này đối với các hoạt động kinh doanh và lao động. Hiện nay, nền kinh tế Saudi Arabia phụ thuộc rất lớn vào lao động nước ngoài có mức lương và năng suất thấp, làm việc dựa trên các bản hợp đồng có thời hạn. Thực tế, những công nhân này đang nắm giữ hơn một nửa số việc làm ở quốc gia này. Thực tế đó sẽ phải thay đổi nếu nước này muốn nâng cao năng suất và hiện đại hóa các lĩnh vực phi dầu mỏ của nền kinh tế.
Giới lãnh đạo mới của vương quốc này cần phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn nhưng quan trọng khi đề ra một chiến lược kinh tế chi tiết. Những ưu tiên quan trọng nhất bao gồm thúc đẩy hiệu quả của chi tiêu chính phủ và phát triển các nguồn thu nhập mới để thay thế (nguồn thu từ) xuất khẩu dầu. Chính phủ có nhiều lựa chọn đối với nguồn thu nhập mới này, bao gồm một cuộc cải cách việc trợ cấp năng lượng lãng phí và áp dụng các khoản thuế theo chuẩn mực của nhóm G-20, như thuế giá trị gia tăng chẳng hạn.
Đưa nền kinh tế Saudi Arabia thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu mỏ sẽ không hề dễ dàng và những kết quả thực hiện mục tiêu này trong quá khứ của họ khá thất thường. Nhưng vẫn có những dấu hiệu đáng khích lệ về sự tập trung, năng lực, và quyết tâm của chính phủ. Một trong số đó là quyết định gần đây nhằm đánh thuế đối với các khu vực đất đai có thể dùng xây dựng nhà ở nhưng đang bỏ hoang. Thêm vào đó là cơ chế điều phối liên bộ mới đang diễn ra dưới sự bảo trợ của Hội đồng các vấn đề Kinh tế và Phát triển (Council of Economic and Development Affairs), một cơ quan được thành lập vào tháng 1/2015. Nếu chính phủ có thể duy trì quyết tâm trong suốt thời gian tới, họ có thể thiết lập một quỹ đạo mới vững chắc cho nền kinh tế, và vương quốc này sẽ được biến đổi triệt để – để trở nên tốt hơn.
Gassan Al-Kibsi
Trần Văn Thắng dịch
Phạm Trang Nhung hiệu đính
Gassan Al-Kibsi là Giám đốc điều hành của McKinsey & Company ở Saudi Arabia.
The Kingdom Beyond Oil
By Gassan Al-Kibsi
Project Syndicate
Dec 23/2015.
RIYADH – Over the past few weeks, the government of Saudi Arabia has been engaged in an unprecedented strategic policy review that could have ramifications for every aspect of the country’s social and economic life. The full details are expected to be announced in January, but it is already clear that the kingdom – the world’s nineteenth-largest economy – is in desperate need of far-reaching reform.
There are two reasons why change has become urgent. The first is the dramatic drop in global oil prices, from above $100 per barrel in the middle of 2014 to below $40 today. With oil exports accounting for nearly 90% of government revenue, the pressure on Saudi finances has been intense; the fiscal balance has swung from a small surplus in 2013 to a deficit of more than 21% of GDP in 2015, according to projections by the International Monetary Fund.
The second reason is demographic. In the next 15 years, some six million young Saudis will reach working age, putting enormous pressure on the labor market and potentially doubling its size.
It is easy to be pessimistic about this confluence of circumstances, and many international commentators are. But there are also good reasons for optimism, most notably the new Saudi leadership’s recognition of the challenge and the possibilities that addressing them could create.
According to research by the McKinsey Global Institute, Saudi Arabia has the potential to double its GDP and create 6 million additional jobs by 2030, enough to absorb the influx of young men – and, increasingly, young women – entering the labor market. To accomplish this however, the kingdom will have to dramatically reduce its unhealthy dependence on oil – a strategic goal that has been long discussed, but never implemented.
Saudi Arabia has many sectors with strong potential for expansion. The country has substantial untapped deposits of metals and non-metallic minerals, including phosphate, gold, zinc, bauxite, and high-quality silica. Its retail sector is already growing quickly, but it lags behind in areas like e-merchandizing and supply-chain efficiencies.
The country’s tourism sector could be developed and upgraded, not only for the millions of Muslim pilgrims who visit the holy sites of Mecca and Medina every year, but also for leisure tourists. Saudi Arabia has a long coastline on the Red Sea, as well as other unspoiled areas of natural beauty that could attract visitors. The manufacturing sector, too, could be built up; at the moment, the kingdom has only small-scale domestic manufacturing, despite being one of the largest markets in the region for cars, machinery, and other capital goods.
Exploiting these opportunities will require trillions of dollars in investment, radical improvements in productivity, and the government’s firm, sustained commitment. Doubling GDP over the next 15 years will necessitate about $4 trillion in investment, two-and-a-half times the amount of money that flowed into the kingdom’s economy during the 2003-2013 oil boom.
Attaining this level of investment will require radical policy reforms. During the oil boom, the state increased public-sector wages and social-welfare transfers – and thus was a major contributor to households’ growing prosperity. The public sector continues to dominate most aspects of the economy, especially employment; about 70% of Saudi nationals work for the state.
But transforming the economy will require the participation of investors and businesses; indeed, we calculate that by 2025, at least 70% of the investment should come from the private sector. Achieving this will require overhauling the country’s regulatory and legal framework.
It will also require large improvements in productivity. Saudi Arabia’s productivity growth has lagged behind that of most other G-20 countries, rising by just 0.8% in the past decade. Jump-starting productivity growth will require reworking the kingdom’s restrictions on business and labor practices. For now, the Saudi economy relies heavily on low-wage and low-productivity foreign workers on limited contracts; indeed, such workers hold more than half the jobs in the country. That will have to change if the economy is to raise productivity and modernize its non-oil sectors.
The kingdom’s new leadership has some difficult but important choices to make as it formulates a detailed economic strategy. The most important priorities include boosting the efficiency of government spending and developing new sources of revenue to replace oil exports. The government has a number of options for new revenue, including a reform of wasteful energy subsidies and the introduction of levies that are standard in the G-20, such as value-added tax.
Weaning Saudi Arabia’s economy off oil will not be easy, and the kingdom has an uneven track record in this regard. But there are encouraging early signs about the government’s focus, energy, and determination. One is the recent decision to levy a tax on unused land that could be developed for housing. Another is the new inter-ministerial coordination and cooperation that appears to be taking place under the auspices of the Council of Economic and Development Affairs, a body established in January 2015. If the government is able to sustain its resolve over the years it will take to set the economy firmly on a new trajectory, the kingdom will be thoroughly transformed – for the better.
Gassan Al-Kibsi
Gassan Al-Kibsi is Managing Director of McKinsey & Company, Saudi Arabia. (From Project Syndicate)
Gassan is a senior partner at McKinsey and Company and is the Managing Director for McKinsey's Saudi Arabia Office. He joined the Washington DC Office in 1997 and moved to the Middle East in 2000. Prior to joining McKinsey, Gassan was the Director of Strategy and Business Development at the WorldSpace Management Corporation.
Gassan work is focused on areas of economic and social development and public policy. He has worked with the top leadership of several GCC countries on matters of economic reform and growth. He advises several GCC and MENA countries on large scale employment growth programs. Gassan has written several articles for publications such as the World Economic Forum Middle East Summit as well as the McKinsey Quarterly, some of which are widely recognized and used as teaching tools in several Asian and European universities.
Gassan has a B.S. in Industrial Engineering from the Georgia Institute of Technology. In addition, he has a M.S. in Operations Research from MIT and an MBA in strategic management from the Sloan School of Management, MIT, both with highest honours. (From zoominfo.com).
Gassan is Yemeni and a Partner at McKinsey & Co. and Managing Partner for McKinsey's Saudi Arabia Office. He joined the Washington DC Office in 1997 and moved to the Middle East in 2000. Gassan works with several foundations and non-profit organizations.He is the founder and Chairman of the Reem Foundation, which focused on supporting secondary and post secondary education for women. He also periodically supports foundations such as the Family Support Foundation and Tabah Foundation in order to help improve their management practices. He has worked with the top leaderships of several GCC countries on economic reform and growth. He advises GCC and European companies on matters of energy and on large scale performance improvement Gassan has written several published articles such as the World Economic Forum Middle East Summit, as well as the McKinsey Quarterly, some of which are widely recognized and used as teaching tools in several Asian and European universities. He is also the recipient of many awards such as the National Achievement Award presented by the President of Yemen.Prior to joining McKinsey, Gassan was the Director of Strategy and Business Development at the WorldSpace Management Corporation. Gassan has a B.S. in Industrial Engineering from Georgia Institute of Technology and a M.S. in Operations Research from MIT and an MBA in strategic management from the Sloan School of Management, MIT, both with highest honours. (From zoominfo.com).
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Read more English topic, please click here
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net