(Fed’s risks to emerging economies)
By Michael Spence
Nguyễn Quỳnh Chi dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính:
Project Syndicate
Dec 21/2015.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (The US Federal Reserve, Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất liên ngân hàng qua đêm thêm 25 điểm cơ sở sau hơn một thập niên kiên định bám trụ với chính sách lãi suất rất thấp. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm là cơ sở để tính các loại lãi suất khác trong nền kinh tế. Việc này đưa lãi suất mới lên mức tối đa vẫn còn khá thấp là 0,5%, và Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, đã rất khôn ngoan hứa hẹn rằng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong tương lai cũng sẽ diễn ra từ từ. Xét tình trạng kinh tế Mỹ – với tăng trưởng thực ở mức 2%, một thị trường lao động thắt chặt, và ít bằng chứng cho thấy lạm phát tăng đến mức mục tiêu 2% của Fed – tôi nhìn nhận đợt tăng lãi suất này là một một bước khởi đầu hợp lý và cẩn trọng hướng tới việc bình thường hóa lãi suất (được định nghĩa là một sự cân bằng lợi ích tốt hơn giữa những người đi vay và cho vay).
Tuy nhiên, những ngân hàng trung ương khác, đặc biệt tại những nền kinh tế mà chênh lệch sản lượng (giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng – ND) lớn hơn ở Mỹ, sẽ không mong muốn theo bước Fed. Điều đó báo hiệu một giai đoạn phân hóa chính sách tiền tệ sắp tới, với những hậu quả bất định cho nền kinh tế toàn cầu.
Xét ở bên ngoài, một sự thay đổi tí hon của lãi suất ở Mỹ sẽ không châm ngòi cho những chuyển biến đáng kể trong các dòng chảy vốn toàn cầu. Nhưng khi chính sách tiền tệ của Mỹ đi theo hướng bình thường hóa lãi suất, rất có thể sẽ có những tác động dây chuyền, về cả mặt kinh tế và tài chính, đặc biệt dưới dạng biến động tiền tệ và các dòng tiền gây bất ổn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi.
Lý do chúng ta nên lo lắng về khả năng này là vì cân bằng kinh tế của thế giới hiện vừa mong manh vừa bất ổn – và có thể rung lắc một cách nguy hiểm nếu không có can thiệp chính sách một cách quyết tâm và có phối hợp. Việc tăng lãi suất của Fed có thể không làm đổ vỡ sự cân bằng này, nhưng một vài sự kiện tưởng như vô thưởng vô phạt khác lại có thể.
Chẳng cần phải có trí nhớ tốt mới hiểu được việc những thay đổi chính sách thậm chí chỉ tương đối khiêm tốn cũng có thể châm ngòi cho những phản ứng thị trường bùng nổ thế nào. Ví dụ, hãy xem xét đợt tăng lãi suất trái phiếu vốn làm khuấy động các thị trường tài chính mùa xuân năm 2013, sau khi Thống đốc Fed thời đó, ông Ben Bernanke, chỉ mới nói rằng các nhà làm chính sách đang suy nghĩ về việc dần dần kết thúc việc nới lỏng định lượng (“quantitative easing”).
Nhưng tuyên bố đó đã gây bất ngờ (cũng như việc phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc mùa hè năm ngoái). Nguồn vốn tràn vào các nền kinh tế mới nổi để tìm kiếm lợi nhuận sẽ không còn nữa nếu các nền kinh tế phát triển bỗng đột ngột chuyển hướng (tăng lãi suất). Không nhà đầu tư nào muốn bị là người cuối cùng rút chân ra khỏi thị trường. Một hệ thống tài chính toàn cầu dễ hoảng loạn, giống như hệ thống hiện giờ chúng ta đang có, không chấp nhận những sự bất ngờ không mong muốn.
Không giống như đợt tăng lãi suất trái phiếu và việc phá giá đồng Nhân dân tệ, tuyên bố tăng lãi suất của Fed vào ngày 16 tháng 12 vừa qua hoàn toàn không hề bất ngờ. Vì thế, mọi người có thể lập luận rằng nếu động thái của Fed dẫn đến sự biến động trong các dòng chảy vốn quốc tế thì quá trình này chắc hẳn đã phải bắt đầu rồi. Trên thực tế, dự đoán gần như trên khắp toàn cầu về việc Mỹ tăng lãi suất đã không tạo ra một đợt tăng vọt các dòng vốn hay giá các tài sản.
Tuy vậy, các quan ngại rộng khắp vẫn tồn tại. Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lập luận rằng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào của Fed sẽ cần một “chiến lược truyền thông chính sách tiền tệ hiệu quả” – một cách lịch sự để nói rằng bất kỳ sự thắt chặt tiền tệ nào tại Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác sẽ vẫn còn quá sớm.
Lập luận ở đây là các nền kinh tế mới nổi khác đã trở nên lệ thuộc đến mức nguy hiểm vào lãi suất thấp và giá hàng hóa cơ bản cao. Rất nhiều công ty tại các thị trường mới nổi hiện trong tình trạng dễ bị tổn thương vì đã vay mượn rất nhiều bằng ngoại tệ. Nếu tình trạng thoái vốn xảy ra, các hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc: tín dụng thắt chặt, các khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế, lạm phát, lãi suất tăng, căng thẳng ngân sách, và sự giáng hạng của các cơ quan xếp hạng tín dụng lớn – tất cả những điều này càng dẫn đến thoái vốn nhiều hơn.
Người châu Âu cũng đã trở nên lệ thuộc vào lãi suất thấp, với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đóng vai trò là lực lượng bình ổn chủ chốt. Nếu không có cam kết của ECB, đưa ra từ 2012 đến giờ, để ngăn lãi suất phải trả của nợ quốc gia tăng lên thì khu vực Eurozone sẽ đối mặt với rủi ro dai dẳng – và thực tế, đối với toàn bộ Liên minh châu Âu – đó là rủi ro về khả năng vỡ nợ quốc gia.
Nhưng ít nhất châu Âu cũng đã hưởng lợi từ giá hàng hóa cơ bản giảm. Ngược lại, nhiều nền kinh tế mới nổi vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa cơ bản lại chịu áp lực do sự điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản, tăng trưởng chậm chạp tại các nền kinh tế phát triển, và tăng trưởng chậm hơn trước đây ở Trung Quốc. Tình trạng các nhà đầu tư thoái vốn càng thêm vào tình trạng khó khăn của họ – trong một vài trường hợp còn mang tính thảm họa.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, thế giới đã quen với những mối quan hệ và hệ quả lan truyền như thế. Tuy nhiên, các phản ứng chính sách trước các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục phân tán. Không có một tổ chức nào tương tự như ECB cho các nền kinh tế mới nổi. Họ không thể tự tin về những phản ứng của các nhà làm chính sách nước họ đối với những dòng tiền chảy ra ngoài nhanh chóng, hoặc khả năng của họ về mặt công cụ chính sách, dự trữ ngoại hối và cân đối thu chi. Và họ cũng không thể hoàn toàn chắc chắn về tốc độ và tính hiệu quả của các phản ứng chính sách quốc tế mà lẽ ra có thể đóng vai trò là những công tắc “ngắt giao dịch”.
Thực tế là các thị trường mới nổi nào hưởng lợi sau cuộc khủng hoảng năm 2008 từ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, giá hàng hóa cơ bản tăng cao, và vốn nước ngoài rẻ, giờ đây sẽ phải thích ứng với sự đảo nghịch của tất cả những yếu tố này. Những sự chuyển đổi cần thiết đối với những thị trường trên sẽ khá phức tạp, rủi ro, và không hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của họ.
Dù việc Fed tăng lãi suất, được nhấn mạnh một cách thận trọng là sẽ theo những bước tăng nhỏ và từ từ, có thể không trở thành một ngòi nổ, nhưng những quan ngại về các hiệu ứng dây chuyền là có căn cứ. Sẽ không khôn ngoan nếu như chúng ta cho rằng với việc đợt tăng đầu tiên đã xảy ra suôn sẻ thì rủi ro hệ thống đã phần nào biến mất.
Về mặt dài hạn, dĩ nhiên các nền kinh tế mới nổi sẽ được hưởng lợi từ việc bình thường hóa lãi suất, do họ sẽ không còn gặp phải những bóp méo và bất cân bằng vốn dẫn đến những mô hình tăng trưởng không bền vững. Nhưng điều khó khăn là làm sao đi từ đây đến lúc đó mà không gặp tai nạn nào.
Michael Spence
Nguyễn Quỳnh Chi dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính:
Michael Spence, từng nhận giải Nobel Kinh tế, là giáo sư Kinh tế học tại Trường Kinh doanh Stern, đại học New York, và là Chủ tịch Hội đồng Nghị sự Toàn cầu về các Mô hình Tăng trưởng Mới thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Nguồn: www.nghiencuuquocte.net
FED’S RISKS TO EMERGING ECONOMIES
By Michael Spence
Project Syndicate
Dec 21/2015.
MILAN – The US Federal Reserve has finally, after almost a decade of steadfast adherence to very low interest rates, hiked its federal funds rate – the rate from which all other interest rates in the economy take their cue – by 25 basis points. That brings the new rate up to a still-minimal 0.5%, and Fed Chair Janet Yellen has wisely promised that any future increases will be gradual. Given the state of the US economy – real growth of 2%, a tightening labor market, and little evidence of inflation rising toward the Fed’s 2% target – I view the rate rise as a reasonable and cautious first step toward normality (defined as a better balance between borrowers and lenders).
However, other central banks, particularly in economies where the output gap is larger than in the United States, will not be keen to follow the Fed’s lead. That implies a coming period of monetary-policy divergence, with uncertain consequences for the global economy.
On the face of it, a tiny change in the US rate should not trigger dramatic shifts in global capital flows. But, as US monetary policy follows the path of interest-rate normalization, there could well be knock-on effects, both economic and financial, especially in the form of currency volatility and destabilizing outflows from emerging economies.
The reason we should fear this possibility is that the world’s economic equilibrium is both fragile and unstable – and could wobble dangerously without determined and coordinated policy intervention. A Fed rate hike might not tip it over, but some other seemingly innocuous event could.
One doesn’t need a long memory to understand how even relatively modest policy shifts can trigger outsize market reactions. Consider, for example, the “taper tantrum” that roiled financial markets in the spring of 2013, after then-Fed Chair Ben Bernanke said only that policymakers were thinking of gradually ending quantitative easing.
But that announcement came as a surprise (as did the devaluation of China’s renminbi this past summer). Capital that had flooded into emerging markets seeking yields no longer available in developed economies abruptly reversed course. No investor wanted to be the last one out. A jittery global financial system, like the one we have now, does not tolerate unwelcome surprises well.
Unlike the taper tantrum and the devaluation of the renminbi, the Fed’s rate-hike announcement on December 16 certainly was no surprise. So one might argue that if the Fed’s move does lead to volatility in international capital flows, the process must have already started. In fact, near-universal anticipation of a US rate rise did not produce a spike in capital flows or asset prices.
Yet widespread concerns persist. The International Monetary Fund for example, has argued that any rate hike by the Fed would need an “effective monetary policy communication strategy” – a polite way of saying that any monetary tightening in the US and other advanced economies would be premature.
The reasoning is that emerging economies have become dangerously dependent on low interest rates and high commodity prices. Many emerging-market companies are in the highly vulnerable position of having borrowed heavily in foreign currencies. If capital flight occurs, the consequences will be dire: tightened credit, balance-of-payments difficulties, inflation, rising interest rates, fiscal stress, and downgrades by the major credit-rating agencies – all of which implies more capital flight.
Europeans, too, have become dependent on low interest rates, with the European Central Bank as the key stabilizing force. Without the ECB’s commitment, in place since 2012, to prevent sovereign-debt yields from soaring, there would be a persistent risk to the eurozone – and, indeed, to the entire edifice of the European Union – of sovereign-debt defaults.
But at least Europe has benefited from falling commodity prices. By contrast, many emerging economies, highly dependent on commodity export earnings, have been stressed by the commodity-price reset, sluggish growth in developed economies, and slower growth in China. Capital flight would materially add to their plight – in some cases disastrously so.
Since the 2008 financial crisis, the world has become accustomed to such linkages and spillovers. And yet policy responses to crises remain decentralized. There is no ECB for the emerging economies. They cannot be confident of appropriate reactions by their policymakers to rapid capital outflows, or of their capacity in terms of policy tools, reserves, and balance sheets. And they cannot be fully certain of the speed and effectiveness of the international policy responses that might otherwise act as “circuit breakers.”
The reality is that emerging markets that benefited after the 2008 crisis from China’s economic growth, rising commodity prices, and cheap foreign capital must now adjust to reversals in all of these factors. The necessary transitions for these markets will be complex, risky, and not entirely within their control.
While the Fed’s rate hike, prudently accompanied by an emphasis on small and gradual steps, may not turn out to be a trigger, the concerns about the knock-on effects are legitimate. It would be unwise to assume that, with the initial hike now behind us, systemic risk has somehow disappeared.
In the long run, of course, emerging markets will benefit from interest-rate normalization, because they will no longer suffer the distortions and imbalances that lead to unsustainable growth patterns. But the hard part will be getting from here to there without an accident.
Michael Spence
Michael Spence, a Nobel laureate in economics, is Professor of Economics at NYU’s Stern School of Business, Distinguished Visiting Fellow at the Council on Foreign Relations, Senior Fellow at the Hoover Institution at Stanford University, Academic Board Chairman of the Asia Global Institute in Hong Kong, and Chair of the World Economic Forum Global Agenda Council on New Growth Models. He was the chairman of the independent Commission on Growth and Development, an international body that from 2006-2010 analyzed opportunities for global economic growth, and is the author of The Next Convergence – The Future of Economic Growth in a Multispeed World. (From Project Syndicate).
Michael Spence (Andrew Michael Spence, born November 7, 1943, Montclair, New Jersey) is an American economist and recipient of the 2001 Nobel Memorial Prize in Economic Sciences, along with George Akerlof and Joseph E. Stiglitz, for their work on the dynamics of information flows and market development.
Career: Spence is probably most famous for his job-market signaling model, which essentially triggered the enormous volume of literature in this branch of contract theory. In this model, employees signal their respective skills to employers by acquiring a certain degree of education, which is costly to them. Employers will pay higher wages to more educated employees, because they know that the proportion of employees with high abilities is higher among the educated ones, as it is less costly for them to acquire education than it is for employees with low abilities. For the model to work, it is not even necessary for education to have any intrinsic value if it can convey information about the sender (employee) to the recipient (employer) and if the signal is costly.
Spence did his middle and high school education at the University of Toronto Schools of the University of Toronto. In 1966, he was awarded a Rhodes Scholarship at Oxford University upon graduation from Princeton University with a degree in Philosophy. He studied Mathematics at Oxford. Spence is a former Dean of the Stanford Graduate School of Business and is the Chairman of the Commission on Growth and Development.
Spence joined the faculty of New York University's Stern School of Business on September 1, 2010.
He is a senior fellow at Stanford University's Hoover Institution. Spence is also a Commissioner for the Global Commission on Internet Governance.
He has also been a consistent contributor to Project Syndicate, an international newspaper syndicate, since 2008. Among his beliefs are that high-frequency trading should be banned.
Spence has been credited as Bill Gates's most influential teacher.
Selected works: "Job Market Signaling". Quarterly Journal of Economics (The MIT Press) 87: 355–374. 1973. doi:10.2307/1882010. JSTOR 1882010.
Market Signaling: Informational Transfer in Hiring and Related Screening Processes. Cambridge, MA: Harvard University Press. 1974. ISBN 978-0674549906.
The Next Convergence: The Future of Economic Growth in a Multispeed World. New York: Farrar, Straus and Giroux. May 2011. ISBN 9781429968713.
Honors and awards: Spence is an Honorary Fellow of Magdalen College, Oxford, where he studied as a Rhodes Scholar.
(From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read related story: please click here
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net