Mở speakers ON, click vào tam giác bên trái để nghe.
Muốn OFF, click vào hai gạch thẳng đứng bên trái.
AULD LANG SYNE
Sáng tác: Robert Burns
Ca sĩ: Sissel
Pháo bông nở rộ trên bầu trời vào giờ giao thừa
“GIAO THỪA” là khoảnh khắc của thời gian chuyển tiếp lúc tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến, vào lúc 12 giờ 45 pm của ngày cuối cùng năm cũ đến 1 giờ 15 am của ngày đầu năm mới. Quả địa cầu, nơi sinh tồn của nhân loại, có chu vi 360 kinh tuyến được qui định ra 24 múi giờ (diện tích trong 15 kinh tuyến cùng một giờ) nên nhân loại có 24 giờ giao thừa liên tục từ Đông sang Tây.
Hiện nay nhân loại đều theo Dương lịch trên bang giao quốc tế nên cũng thống nhất giờ giao thừa trên danh nghĩa. Dương lịch căn cứ vào chu trình quả đất quay quanh mặt trời hết 365,5 ngày (cứ 3 năm lấy trọn 365 ngày thì đến năm nhuận 366 ngày). Tuy nhiên, nhiều dân tộc vẫn còn duy trì lịch pháp truyền thống trong dân gian, như các nước Trung Hoa, Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam... còn theo Âm lịch, nên năm nay sẽ còn có giờ giao thừa tôn nghiêm vào lúc khởi đầu ngày Tết Nguyên đán 01 tháng Giêng năm Bính-Thân (dương lịch nhằm ngày 8/02/2016).
Âm lịch căn cứ vào chu trình mặt trăng quay chung quanh quả đất, nên cứ đến ngày rằm (ngày 15) giữa tháng ta thấy trăng tròn vành vạnh; một năm chỉ có 354 ngày nên cứ mỗi 4 năm phải có năm nhuận một tháng. Đúng ra, nên gọi là "Âm-Dương lịch" vì tháng được tính theo mặt trăng, nhưng năm được tính theo mặt trời để thích hợp theo 4 mùa.
Hơn 5 triệu người Viêt hải ngoại đã hội nhập vào văn hóa Âu Mỹ, vẫn giữ trong tim óc mình truyền thống Văn hóa Đông phương, vừa ăn Tết tây rồi đến ăn Tết ta trọng vọng hơn, được 2 lần hát khúc Giao thừa Auld lang syne trước sau gần 1 tháng. Quí hóa biết bao nhiêu!
Tại Quảng trường Thời Đại (Time square) ở New York, vào đêm New Year
Eve (Giao thừa) dân chúng theo dõi quả cầu pha lê có đường kính 2m
nặng 500kg, từ từ tụt xuống theo tiếng chuông và chữ số, là đúng
lúc cùng đồng ca bài Aul Lang Syne vang dội.
AULD LANG SYNE là bài dân ca cổ (ballad) của dân tộc Irish, nước Ireland (phiên âm là Ái-Nhĩ-Lan) khi còn bao gồm cả vùng đất Scotland (phiên âm là Tô-Cách-Lan) ở phía Bắc đảo quốc nầy. Năm 1788, thi nhạc sĩ dân tộc Robert Burns phổ nhạc bài dân ca ấy theo lời một ông lão từng trải ở đồng quê. Auld long since nhanh chóng trở thành bài hát tiễn năm cũ đón năm mới trong giờ giao thừa khắp trời Tây; rồi nhạc điệu ấy bay xa khắp năm châu bốn bể, đổi nhan đề theo ngôn ngữ địa phương, đựơc hát lên vào các dịp hội họp cá biệt.
Tác giả trẻ tuổi Robert Burns, thường được gọi trìu mến là Rabbie Burns sinh ngày 25/01/1759 tại Ayrshire, Ireland, qua đời ngày 21/7/1796 tại Dumfries, Ireland, lúc mới 31 tuổi. Mệnh yểu của nhạc sĩ thần đồng nầy khiến chúng ta liên tưởng đến những bậc tài danh âm nhạc đồng thời ở vùng Tây Âu cũng đều vắn số:
- Mozart (1756 - 1791) của nước Áo (Austria) chỉ tại thế 35 tuổi.
- Schubert (1797 - 1828) của nước Áo (Austria) chỉ sống đến 31 tuổi.
- Beethoven (1770 - 1827) của nước Đức (Germany) bị điếc hoàn toàn lúc 46 tuổi.
- Chopin (1840 - 1849) của nước Ba-Lan (Poland) qua đời lúc 39 tuổi.
Phải chăng đó là thiên lý, nên thi hào Nguyễn Du đã phải than trách ở ngay lời mở đầu truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau!
Chân dung Robert Burns (1759 - 1796)
Auld lang syne là tiếng Ái-Nhĩ-Lan, nghĩa tiếng Anh là “Long long ago” hay “The days gone by”; hiểu theo lời Việt là “Những ngày xa xưa” hay “Năm tháng đã qua" (dân giả gọi là "năm nẵm", webmaster thêm).
Lời bài ca AULD LANG SYNE.
Nhạc: Gam Sol trưởng (G majeur). Nhịp 2/4.
Shoud old acquaintance be forgot!
And never brought to mind?
Shoud old acquaintance be forgot!
And auld lang syne!
Chorus 1
For auld lang syne, my dear!
We'll take a cup of kindness yet,
For auld lang syne!
And surely you'll buy your pint cup.
And surely I'll by mine.
And we'll take a cup o' kindness yet.
For auld lang syne!
Chorus 2
We two have run about the slopes
And pick the daisies fine.
But we wandered a weary foot,
Since auld lang syne.
Chorus 3
We two have paddled in the stream,
From the morning sun till dine.
But seas between us broad have roared.
Since auld lang syne!
Chorus 4
And there' s a hand my trusty friend!
And give us a hand o' thine.
And we'll take o' kindness yet,
For auld lang syne
* * *
(Đoạn Anh ngữ giữa 2 lằn dấu *** chữ màu kế dưới đây là phần ghi thêm của webmaster về lời ca của đề tài bài viết)
Lời gốc tiếng Scotland của Robert Burns
Should auld acquaintance be forgot,
and never brought to mind?
Should auld acquaintance be forgot,
and auld lang syne *?
CHORUS:
For auld lang syne, my jo,
for auld lang syne,
we’ll tak a cup o’ kindness yet,
for auld lang syne.
And surely ye’ll be your pint-stowp!
and surely I’ll be mine!
And we’ll tak a cup o’ kindness yet,
for auld lang syne.
CHORUS
We twa hae run about the braes,
and pu’d the gowans fine;
But we’ve wander’d mony a weary fit,
sin auld lang syne.
CHORUS
We twa hae paidl’d i' the burn,
frae morning sun till dine;
But seas between us braid hae roar’d
sin auld lang syne.
CHORUS
And there’s a hand, my trusty fiere!
and gie's a hand o’ thine!
And we’ll tak a right gude-willy waught,
for auld lang syne.
CHORUS
Phỏng dịch tiếng Anh
Should old acquaintance be forgot,
and never brought to mind?
Should old acquaintance be forgot,
and old lang syne?
CHORUS:
For auld lang syne, my dear,
for auld lang syne,
we'll take a cup of kindness yet,
for auld lang syne.
And surely you’ll buy your pint cup!
and surely I’ll buy mine!
And we'll take a cup o’ kindness yet,
for auld lang syne.
CHORUS
We two have run about the slopes,
and picked the daisies fine;
But we’ve wandered many a weary foot,
since auld lang syne.
CHORUS
We two have paddled in the stream,
from morning sun till dine†;
But seas between us broad have roared
since auld lang syne.
CHORUS
And there’s a hand my trusty friend!
And give me a hand o’ thine!
And we’ll take a right good-will draught,
for auld lang syne.
CHORUS
Phiên âm tiếng Scotland hiện đại
Shid ald akwentans bee firgot,
an nivir brocht ti mynd?
Shid ald akwentans bee firgot,
an ald lang syn*?
CHORUS:
Fir ald lang syn, ma jo,
fir ald lang syn,
wil tak a cup o kyndnes yet,
fir ald lang syn.
An sheerly yil bee yur pynt-staup!
an sheerly al bee myn!
An will tak a cup o kyndnes yet,
fir ald lang syn.
CHORUS
We twa hay rin aboot the braes,
an pood the gowans fyn;
Bit weev wandert monae a weery fet,
sin ald lang syn.
CHORUS
We twa hay pedilt in the burn,
fray mornin sun til dyn;
But seas between us bred hay roard
sin ald lang syn.
CHORUS
An thers a han, my trustee feer!
an gees a han o thyn!
And we’ll tak a richt‡ gude-willie-waucht‡,
fir ald lang syn.
CHORUS
(Theo Wikipedia, the free encyclopedia)
(Hết phần ghi thêm)
* * *
Tạm dịch:
THỜI GIAN ĐÃ QUA
Có thể nào quên thời cũ thân thương!
Và không ghi nhớ trong tâm trí?
Liệu có thể quên ngày xưa thân mến!
Của những ngày đã bay xa?
Điệp khúc 1
Bạn thân ơi! Vì những ngày xưa ấy
Chúng ta cùng nâng ly thân thiện nầy!
Vui với ngày tháng cũ.
{Mấy câu sau không còn ai hát nữa:
Dĩ nhiên bạn mua rượu vào ly bạn.
Và tôi cũng đong rượu đầy ly tôi}.
Chúng ta cùng cạn ly rượu thân thiện
Vì ngày tháng xa xưa!
Điệp khúc 2
Chúng ta từng băng qua triền dốc
Hái hoa cúc hoang tươi thắm.
Lang thang dù chân đã rã rời
Từ thời xa xăm ấy.
Điệp khúc 3
Chúng ta quẫy mái chèo giữa dòng
Từ mai sáng đến bữa xế chiều
Giữa bốn bên là biển sóng xô gào
Vào ngày xa xưa ấy!
Điệp khúc 4
Bạn thân ơi! chúng ta cùng nắm tay
Và đưa tay vẫy chào nhau.
Và chúng ta sẽ nhận tình thân thiện
Như tháng ngày xa xưa.
Từ nguyên thủy, Auld Lang Syne là một Iceland's ballad khi hai bạn thân gặp lại nhau, uống rượu chung vui (phần ai nấy trả tiền theo tập quán cũ) để nhắc lại từng kỷ niệm leo đồi, chèo thuyền... cứ mỗi lần gợi nhớ là cụng ly tu cạn cho đến lúc say xỉn "tít cung mây". Họ không quên chúc nhau mọi điều tốt đẹp cho ngày mai, trước lúc chia tay.
Auld lang sing có nhạc điệu mượt mà, vừa trầm lắng của quá khứ vừa tươi trẻ của ngày mai, trong một giai điệu ngắn gọn, chỉ một lần nghe vài điệp khúc ai cũng thuộc lòng; xứng đáng với câu tuyên dương trong Nghệ thuật & Âm nhạc "The song that nobdy knows".
ĐẶC TÍNH ĐA DIỆN ĐA DỤNG của nhạc điệu Auld lang syne được thể hiện theo ngôn ngữ của từng dân tộc trong nhiều lãnh vực, trở thành những giai thoại:
- Nhạc trưởng Guy Lombardo là người đầu tiên phổ biến bài hát Giao thừa Auld lang syne trên buổi phát thanh đầu năm 1929. Từ đó đến nay đã có rất nhiều danh ca trình diễn bài nầy, không thể nói ai hát hay nhất, vì chính giai điệu của bài hát đã là tuyệt vời, vô song rồi.
- Ở Nhật-Bản có nhiều siêu thị cho phát thanh nhạc Auld Lang Syne, nhắc nhở khách hàng giờ đóng cửa và lời Chia tay.
- Ở Anh quốc, bài nầy cử lên lúc bế mạc Đại hội Mậu dịch thường niên.
- Ở Đài-Loan (Trung-hoa dân quốc) khúc nhạc Auld Lang Syne được cử lên vào lễ Sinh viên Tốt nghiệp và Tang lễ tượng trưng mức thành đạt và lúc Vĩnh biệt .
- Ở Ấn-Độ nhạc điệu nầy cử lên khi toán Tân binh châm rãi diễn hành rời qua trước khán đài, đi thẳng vào trại lính.
-Ở Hàn quốc, bản nhạc Auld Lang Syne từng dùng làm Quốc thiều trước khi có Quốc thiều Agukga (Ái quốc ca).
- Ở Nghệ thuật Điện ảnh, giai điệu Auld Lang Syne dùng làm nhạc nền cho tuồng "It' s a wonderful life" do Đạo diễn Frank Capra dựa vào tác phẩm "The greatest Gift" của Văn sĩ Philip Van Doren Stern viết năm 1939, rất cảm động ở đoạn cuối phim. Nam diễn viên từng đoạt 5 giải Academy là Jammes Steward và ngôi sao nữ Donna Reed hốt bạc trong phim tuồng nầy.
Nhạc điệu Auld Lang Syne còn được dùng làm nhạc đệm cho phim "La valse dans l' ombre" từ nguyên tác Anh ngữ "Waterloo bridge" do kịch tác gia Frank Capra viết năm 1930 với cặp nam nữ tài tử sáng giá Robert Taylor và Vivien Leigh thủ diễn.
- Ở Việt-Nam, ca khúc TẠM BIỆT & Ò...E là biến khúc của Auld Lang Syne. Nghỉ hè năm 1944, năm cuối nước VN còn bị lệ thuộc Pháp, tôi là thằng nhóc "sói con" trong đoàn Hướng đạo sinh (Boy Scouts) được đi Cắm trại cạnh "Nhà Nghỉ mát Sa-Huỳnh". Đêm Lửa trại chia tay, chúng tôi nối tay với bạn đi trước và bạn đi sau thành giây chuỗi quay tròn quanh đống lửa cháy bập bùng dưới rặng thùy dương bên sóng biển vỗ ì ầm và núi rừng trầm mặc. Bước đi theo nhịp điệu luân vũ, tất cả trại sinh cùng cất cao lời hát Choral des Adieux (thường gọi là Au revoir). Tôi ghi lại biến khúc nầy của Auld lang syne như một giai thoại vui:
AU-REVOIR (ADIEUX)
Faut-il nous quitter sans espoir?
Sans espoir de retour!
Faut-il nous quitter sans espoir?
De nous revoir un jour.
Refrain 1
Les vieux amis du temps passé,
Se sont-ils oubliés?
Alors que nos coeurs ont gardés
L' amour du temps passé!
Refrain 2
Ce n'est qu'un au-revoir!
Mes frères! ce n'est qu'un au-revoir.
Oui, nous nous reverrons, mes frères.
Ce n'est qu'un Au-revoir.
Refrain 3
Formons de nos mains qui s'enlancent,
Au déclin de ce jour.
Formons de nos mains qui s'enlancent,
Une chaîne d'amour.
Refrain 4
Amis! unis par cette chaîne,
Autor du feu.
Amis! unis par cette chaîne.
Ne faisons point d' Adieux.
Refrain 5
Car l'idéal qui nous rassemble,
Vivra dans l' avenir.
Car l'idéal qui nous rassemble,
Saura nous réunir.
Refrain/ exceptionel
Aux bon vieux temps, mes chers amis!
Au jour du bon vieux temps.
Buvons un verre maintenant!
Aux jours du bon vieux temps.
Tạm dịch:
HẸN TÁI NGỘ (hay là TẠM BIỆT)
Liệu chúng ta chia tay mà không mong ước,
Không kỳ vọng quay về?
Liệu chúng ta xa nhau mà không hy vọng?
Một ngày tái ngộ cùng nhau.
Điệp khúc 1
Những bạn hữu cũ của thời gian qua,
Đã quên họ rồi sao?
Tất nhiên, tâm trí chúng ta vẫn gìn giữ họ,
Mối thân tình của thời gian qua!
Điệp khúc 2
Đây không phải chỉ một lần tái ngộ,
Bạn ơi! không phải chỉ một lần gặp nhau.
Vâng! bạn ơi, tất cả chúng ta sẽ gặp nhau mãi.
Đâu phải chỉ hội ngộ một lần nầy!
Điệp khúc 3
Những bàn tay chúng ta quấn quít nhau
Cho đến ngày tàn trăng xế.
Những bàn tay chúng ta buộc kết nhau
Thành một sợi giây thân ái.
Điệp khúc 4
Các bạn! kết đoàn bởi giây chuyền nầy,
Cùng bao quanh một ngọn lửa.
Bạn ơi! tập hợp trong sợi giây nầy,
Chúng ta không tạo ra chút giã biệt nào!
Điệp khúc 5
Bởi vì lý tưởng khiến chúng ta tập họp,
Sẽ vẫn còn sống mãi ở tương lai.
Bởi vì ý niệm kết đoàn của chúng ta,
Cũng sẽ giúp chúng ta quây quần.
Điệp khúc ngoại lệ (trại sinh không hát ĐK nầy, đặc biệt dành cho người trưởng thành thù tạc chén chú chén anh, ngất ngưởng với Lưu Linh).
Bạn lòng ơi! Cho những thời xưa tốt đẹp,
Cho ngày tốt đẹp thuở xa xưa.
Bây giờ chúng mình uống chung cốc rượu
Vì những ngày thời xưa tốt đẹp.
Điệu nhạc bình dị du dương của Auld Lang Syne dễ thấm nhập vào lòng mọi người, nhưng lời nhạc Anh, Pháp thì không dễ phổ biến đến số người Việt chưa quen ngoại ngữ. Bài “Tạm biệt” lời Việt là bản sao nhạc điệu Auld Lang Syne được hát lên vào lúc chia tay buổi Sinh hoạt ngoài trời hay ở bất kỳ cuộc hội họp nào của Thanh Thiếu niên nam nữ:
TẠM BIỆT
(Chỉ nhớ 1 điệp khúc, thử đặt vạch xiêng để phân nhịp):
Giờ đây / anh em / chúng ta / Cùng nhau / giã từ / lòng càng / lưu luyến//
Nắm tay / ta hãy / cùng nhau / Hòa ca / hát bài / tạm biệt / từ đây //
Trước khi / chia tay / rời xa / Cầm tay / chúc nhau / mọi điều / như ý //
Chúc nhau / gia quyến / bình an / Và mong / có ngày / lại cùng / họp nhau //.
Trong đám học trò tóc để đuôi gà hay hớt cua ca-rê vào giữa thế kỷ trước, không cô cậu nào chẳng xao xuyến khi đến 3 tháng nghỉ hè được về vui thú đồng quê, tuy có chút buồn vì phải rời xa thầy cô và bạn học. Dịp nầy bài hát "chia tay" được diễn ra trước sân trường hàng năm (Nào ai có biết! nhạc là dân ca Ái Nhĩ-Lan, lời do thầy mình đặt ra!). Lời chia tay sau đây thay đổi ít nhiều tùy cấp lớp:
Giờ đây học sinh chúng ta,
Cùng chúc thầy cô vài lời kính mến.
Để mai anh em cùng nhau
Rời xa mái trường trở về đồng quê.
Chúng ta nâng cao lời ca
Mà không khỏi nghe bùi ngùi lưu luyến
Cách xa nhưng ta hằng mong
Rồi đây đến ngày chúng mình gặp nhau.
Đã có một thời, trẻ con nơi phố thị tiêm nhiễm "phim cao bồi" trên màn ảnh. Lũ "huậy" chia phe đánh trận giả; bên thắng chỉ bẹo má bên thua, rồi cùng nhau vỗ tay ca "bài hát không tên", cứ gọi theo lời mở đầu là “Ò…E”:
“Ò e Rô-be đánh đu, Tạc-dzăng nhảy dù, Dzô-rô bắn súng.
Chết cha con ma nào đây, Thằng Tây hết hồn, Thằn-lằn cụt đuôi...”.
Đồng thời nơi làng quê, lũ mục đồng rủ rê con nít lối xóm chơi trò bịt mắt bắt dê, chụp được bao nhiêu trự dê cũng xí xóa. Rồi lũ nhóc con nắm tay nhau vừa giung-giăng-giung-giẻ vừa hát bài đồng-dao “Ò…E” nơi quê nghèo của tôi:
“Ò e ma le đánh đu, Bồi Rô nhảy dù, Già Chuồn bắn súng.
Chết cha con ma nào đây, Đầm Cơ hết hồn, Thằn-lằn cụt đuôi...”.
Rõ ràng là đầu sỏ: già, bồi, đầm của binh chủng chuồn, rô, cơ trong cỗ bài xì lát. Phải chăng là một tay cờ bạc đến hồi mạt vận, liên tưởng đến thế cuộc lúc ấy, đã cảm khái đặt lời hát dạy cho lũ mục đồng? Một giai thoại thú vị về giai điệu dân ca Auld lang syne vốn được hát lên trong lúc Giao-thừa, nay đã phổ biến trên mọi phương diện./.
Viết trong mùa Tết Tây 2016 và Tết Nguyên đán Bính-Thân 2016.
Trương Quang
* * *
Xem bài cùng tác giả: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click tại đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com