Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
THẾ LƯỠNG NAN CỦA TRUNG CỘNG Ở TRUNG ĐÔNG
Webmaster

 

(Well-wishing)

The Economist

Vũ Hồng Trang dịch

The Economist

January 23/2016.

 

 

 

Kể từ khi lên lãnh đạo Trung Quốc năm 2012, Tập Cận Bình đã trở nên tất bật với những chuyến công du quốc tế. Năm ngoái, chủ tịch Tập đến thăm nhiều quốc gia hơn tổng thống Mỹ Barack Obama (14 so với 11), công du khắp nơi từ Mỹ đến Maldives và Zimbabwe, bất kể nước chủ nhà lớn mạnh, nhỏ yếu hay cô lập tới nhường nào. Mục đích của chủ tịch Tập là phô trương sức mạnh ngày một lớn của Trung Quốc – và vai trò trung tâm của chính ông trong việc thúc đẩy điều đó – tới người dân trong và ngoài nước. Nhưng mãi đến tuần vừa qua ông mới đặt chân đến Trung Đông với tư cách là chủ tịch Trung Quốc.

 

Chuyến công du diễn ra khi số báo The Economist này được ấn hành, bắt đầu từ Ả-rập Xê-út và sau đó là Ai Cập và Iran. Chuyến thăm này đáng lẽ cần tiến hành sớm hơn. Chưa có chủ tịch Trung Quốc nào đến thăm khu vực này từ năm 2009. Họ lo ngại bị dính líu vào những tranh chấp dai dẳng tại đây. Nhưng Trung Quốc có lợi ích lớn ở Trung Đông. Đây là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và nhập hơn một nửa số dầu thô của mình từ khu vực này. Trung Quốc là đối tác thương mại chủ yếu của nhiều nước Trung Đông, trong đó có ba nước trong hành trình của ông Tập. “Con đường tơ lụa mới” được tung hô rầm rộ của chủ tịch Tập, nối liền Trung Quốc và châu Âu thông qua cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ, chạy xuyên qua khu vực Trung Đông. Tại đây, các công ty Trung Quốc đã triển khai xây dựng các đường cao tốc và bến cảng.

 

Hành trình của ông Tập diễn ra vào thời điểm nan giải. Căng thẳng giữa Ả-rập Xê-út và Iran đang rất cao sau khi Ả-rập Xê-út hành quyết một giáo sĩ dòng Shia hồi đầu tháng và những người Iran phẫn nộ đã phản ứng bằng việc đột nhập tấn công đại sứ quán Ả-rập Xê-út ở Tehran. Nhưng việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Iran ngày 16/1 tạo điều kiện để chủ tịch Tập thể hiện sự công bằng khi đến thăm cả hai nước mà không làm mất lòng các cường quốc phương Tây. Cũng giống như những người tiền nhiệm, Chủ tịch Tập muốn giới thiệu Trung Quốc như một quốc gia ủng hộ hòa bình và không can thiệp (Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn quốc gia Trung Quốc, cho biết trong tuần này rằng “những bàn tay can thiệp ” của phương Tây là “một chất độc chết người hơn là một lọ nước ma thuật” ở Trung Đông.) Tuy nhiên, ông Tập cũng không có hứng thú đóng vai trò trung tâm là sứ giả hòa bình. “Tài liệu chính sách đối với các nước Ả-rập” đầu tiên của Trung Quốc, phát hành vào ngày 13 tháng 1, là một tài liệu mơ hồ, dài dòng. Tài liệu này đề cập đến “xây dựng một kiểu quan hệ quốc tế mới”, nhưng thiếu vắng các ý tưởng mới.

 

Chiến lược Trung Đông của Trung Quốc gần giống với chiến lược giải quyết bất đồng chính kiến ​​nội bộ. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh trong tuần này cho biết: sự phát triển kinh tế là “lối thoát cuối cùng” của xung đột khu vực. Bằng cách mở rộng các quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Đông, Trung Quốc hy vọng các bất bình và xung đột sẽ dần tiêu tan. Bên cạnh việc đàn áp lực lượng bất đồng chính kiến, quốc gia này đang thử áp dụng các đường lối tương tự ở Tân Cương, một tỉnh ở miền tây Trung Quốc với dân số Hồi giáo lớn, mà cho tới giờ vẫn chưa thành công. Là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ hai đến thăm Iran kể từ khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ (người đầu tiên là thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif), chủ tịch Tập hy vọng đạt được những thoả thuận béo bở.

 

Về lâu dài, Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc né tránh việc chọn đứng về bên nào. Ở chừng mực nào đó, Trung Quốc đã tránh đưa ra quan điểm về vấn đề Syria: nói chuyện với đại diện từ cả chính phủ Syria và phe đối lập. Nhưng với việc phủ quyết nghị quyết can thiệp của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc tỏ ra nghiêng về phía chính phủ Syria. Sự hiện diện ngày càng gia tăng của người Trung Quốc ở khu vực Trung Đông có thể thách thức chủ trương không can thiệp của nước này. Sau khi một công dân Trung Quốc bị Nhà nước Hồi giáo hành quyết hồi tháng 11, Trung Quốc hứa sẽ tăng cường bảo vệ người dân ở nước ngoài. Những quy tắc mới của ngoại giao Trung Quốc tại Trung Đông rốt cuộc rồi cũng có thể tương tự như sự can thiệp quen thuộc của phương Tây.

 

The Economist

Vũ Hồng Trang dịch

 

China’s foreign policy:

Well-wishing

The Economist

Jan 23rd 2016 | BEIJING

 

Xi Jinping’s tour of the Middle East shows China’s growing stake there

 

 

 

SINCE he took over as China’s leader in 2012, Xi Jinping has been a busy globetrotter. Last year he visited more countries than Barack Obama, America’s president (14 against 11). Heedless of whether his hosts are powerful, puny or pariahs, he has flown everywhere from America to the Maldives and Zimbabwe. Mr Xi wants to project China’s rising power—and his role in promoting that—to foreign and domestic audiences. But until this week, he had not set a presidential foot in the Middle East.

 

The trip, under way as The Economist went to press, began in Saudi Arabia (whose king, Salman bin Abdul Aziz, is pictured with Mr Xi). He then visited Egypt and was due to finish his tour in Iran. No Chinese president had toured the region since 2009. China’s leaders had worried about getting embroiled in the region’s intractable disputes. But China has a big stake in the Middle East. It is the world’s largest oil importer and gets more than half of its crude from the region (see chart). Mr Xi’s much ballyhooed “new Silk Route”, aimed at linking China and Europe with the help of Chinese-funded infrastructure, runs across the Middle East. Chinese companies are already building expressways and harbours there.

 

The timing of Mr Xi’s tour is tricky. Tensions between Saudi Arabia and Iran are particularly high after Saudi Arabia executed a Shia cleric earlier this month and angry Iranians responded by storming the Saudi embassy in Tehran. But the lifting of Western sanctions on Iran on January 16th (see article) allowed Mr Xi to display even-handedness by visiting both countries, without upsetting Western powers. Mr Xi, like his predecessors, likes to present China as a non-interfering champion of peace. (Xinhua, China’s state-run news agency, said this week that the West’s “meddling hands” were “more of a mortal poison than of a magic potion” in the Middle East.) But Mr Xi is not keen to play a central role as peacemaker. China’s first “Arab Policy Paper”, released on January 13th, is a vague, waffly document. It talks of “building a new type of international relations”, but is devoid of new ideas.

 

Zhang Ming, a vice-foreign minister, said this week that economic development was the “ultimate way out” of conflict in the region. By expanding its trade and investment links with the Middle East, China hopes discontent and conflict there will gradually dissipate. In addition to crushing dissent, it is trying a similar approach in Xinjiang, a province in western China with a large Muslim population—so far without success.

 

 

In the long run, China may find it hard to avoid taking sides. To some extent it has already done so in Syria: it talks to representatives from both the Syrian government and the opposition, but by vetoing UN resolutions on intervention it tilts, in effect, in the government’s favour. The presence of a growing number of Chinese citizens in the Middle East may challenge China’s non-interventionist approach. After a Chinese national was executed by Islamic State in November, China promised to strengthen protection of its citizens abroad. Its new rules of Middle Eastern diplomacy could end up resembling familiar Western meddling.

 

The Economist.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net  

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh