(5 Myths About Chinese Investment in Africa)
By Deborah Brautigam
Foreign Policy
Dec 4-2015
Photo credit: Mujahid Safodien/ Getty Images
Vừa qua, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã ký một số hợp đồng kinh doanh và đưa ra những đề nghị trị giá hàng tỷ USD về trợ cấp, cho vay, tín dụng xuất khẩu và quỹ đầu-tư tư-nhân cho châu Phi khi các nhà lãnh đạo châu Phi tham gia Diễn đàn Hợp tác Trung Cộng – châu Phi lần thứ 6, một sự kiện đặc biệt diễn ra 3 năm một lần để bàn thảo những vấn đề về phát triển và an ninh giữa các nhà lãnh đạo của Trung Cộng và châu Phi.
Không có gì ngạc nhiên, chuyến thăm thứ hai của ông Tập trên cương vị Chủ tịch Trung Cộng đến Châu Phi, bao gồm cả chặng dừng chân tại Zimbabwe, đã tập trung sự chú ý vào vai trò gia tăng của Trung Cộng đối với lục địa này. Động thái này đã chiếm hầu hết các trang nhất của các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới. Dưới đây là 5 trong số những bí ẩn nguy hiểm nhất và dai dẳng về sự can dự của Trung Cộng tại Châu Phi.
Đầu tiên và cũng nguy hiểm nhất là Trung Cộng can dự vào châu Phi chỉ vì muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chắc chắn rằng tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của lục địa này là sức hút lớn đối với các công ty Trung Cộng – cũng giống như các tập đoàn dầu mỏ và khoáng sản phương Tây gồm Shell, ExxonMobil và Glencore. Thậm chí quốc gia giàu có về dầu mỏ như Nigeria cũng không thể tránh khỏi việc này. Chỉ trong năm 2014, các công ty Trung Cộng đã ký kết các hợp đồng xây dựng trên 70 tỷ USD tại châu Phi, mang lại cơ sở hạ tầng quan trọng, công ăn việc làm và thúc đẩy kỹ năng của nguồn lao động tại địa phương.
Các công ty công nghệ đã tập trung mở rộng sự phát triển tại địa phương. Hơn một thập kỷ trước, Tập đoàn viễn thông Hoa Vĩ đã thành lập Trường đào tạo West African tại thủ đô Abuja của Nigeria. Kể từ đó, tập đoàn này đã phát triển kỹ năng cho các kỹ sư địa phương – những người khởi động mạng lưới điện thoại di động đem đến cuộc cách mạng về công nghệ thông tin tại châu Phi. Câu chuyện đối với các lĩnh vực khác cũng tương tự: Nhóm Sáng kiến Nghiên cứu Trung Cộng – Châu Phi (CARI) thuộc Đại học Johns Hopkins đã cố gắng định hình sự can dự của Trung Cộng vào châu Phi, phân tích ảnh hưởng của nó và đã phát hiện ra rằng các nhà máy của Trung Cộng tại Nigeria thuê nhân công Nigeria sản xuất vật liệu xây dựng, bóng đèn, đồ gốm và sắt thép từ các con tàu được vớt lên. Một quan chức Nigeria đã nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2009 “Trung Quốc đang ra sức can dự vào tất cả các thành phần kinh tế của chúng tôi”.
Điều bí ẩn thứ hai nằm ở mức độ can dự của Trung Cộng đối với lục địa này. Các nhà quan sát thường phóng đại quá nhiều về độ lớn của những khoản tiền – các khoản cho vay và hỗ trợ mà Trung Quốc cam kết đối với châu Phi và các nước đang phát triển. Cứ cho là như vậy thì Trung Cộng cũng không hề minh bạch về các dòng tài chính này. Trong khi các thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hầu hết là các nước phát triển đều báo cáo về các cam kết hàng năm cấp nhà nước của họ thì Trung Cộng lại không làm thế. Tuy nhiên, Trung Cộng lại công khai số liệu tập hợp vài năm một lần và nó thấp hơn nhiều so với tin đồn. Từ năm 2010 – 2012, các khoản hỗ trợ của Trung Cộng đối với các nước khác tăng nhanh nhưng tổ số chỉ là 14,4 tỷ USD trên toàn thế giới.
So sánh con số này với một nghiên cứu của Rand Corp vào năm 2013 – tập đoàn này đã cố gắng đưa ra dự đoán về mức viện trợ của Trung Cộng bằng việc tập hợp dữ liệu từ các báo cáo, thì con số của nghiên cứu này đưa ra là 189,3 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2011. Có sự băn khoăn về việc họ tính toán như thế nào? Nghiên cứu của một hàng truyền thông nhận viện trợ của Trung Cộng đã đưa ra sự minh họa cụ thể: Năm 2010, nhà xuất bản Tendersinfo News đã báo cáo rằng một doanh nhân Trung Cộng đã ký kết 22 hợp đồng trị giá 250 triệu USD tại một diễn đàn kinh tế ở Ai Cập. Bỏ qua thực tế là chỉ một phần nhỏ các bản ghi nhớ như vậy có thể dẫn đến các dự án thật sự, ý kiến cho rằng các hợp đồng như vậy có thể xem như các cam kết hỗ trợ của Trung Cộng thì thật là ngớ ngẩn!
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã nỗ lực đánh giá số lượng các khoản viện trợ phát triển của Trung Cộng. Không như các nhà nghiên cứu thuộc Rand Corp, họ coi sự hỗ trợ chỉ bao gồm các khoản mà Trung Cộng, Nhật Bản và các quốc gia viện trợ phân loại là viện trợ phát triển chính thức (ODA), ví dụ như các khoản hỗ trợ, cho vay. Họ ước tính mức viện trợ của Trung Cộng trong năm 2011 chỉ ở con số khiêm tốn là 4,5 tỷ USD.
Một ví dụ khác tương tự là câu chuyện kỳ lạ trên một tờ báo Hong Kong rằng Trung Cộng cam kết 1000 tỷ USD hỗ trợ châu Phi đến năm 2025, trong đó 70 – 80% đến từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Cộng. Khi bài báo này xuất hiện, ngân hàng của Trung Cộng đã đăng lời phủ nhận trên mạng và thậm chí còn đe dọa sẽ có hành động pháp lý. Câu chuyện này vẫn được lan truyền. Số liệu từng không rõ ràng thì nay đã sáng tỏ: Để đạt được mục tiêu này cần phải có 83 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù các ngân hàng Trung Cộng ngày càng chủ động trong hoạt động đầu tư ở châu Phi, dữ liệu về các khảon vay từ Trung Cộng cho thấy các cam kết tài chính của nước này trong vài năm gần đây chỉ khoảng 10 tỷ USD mỗi năm. Thậm chí mức chi phí này cũng khiến Trung Cộng phải cân nhắc rất nhiều khi đầu tư vào những nước đang gặp vấn đề nợ công tăng. Ví dụ vào năm 2014, Ghana đã hủy một nửa khoản vay trị giá 3 tỷ USD mà họ đã ký kết với Ngân hàng Phát triển Trung Cộng 3 năm trước đó.
Điều bí ẩn dai dẳng thứ ba là các công ty Trung Cộng thuê nhân công chủ yếu là người của quốc gia họ. Tháng 7 vừa qua, khi nói chuyện với Đại sứ của các nước châu Phi tại Ethiopia, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng “quan hệ kinh tế không chỉ đơn giản là xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn lao động nước ngoài”. Ai cũng biết ông Obama đang nói về Trung Cộng Nhưng đây liệu có phải là mô tả chính xác về hoạt động kinh doanh của Trung Cộng? Trong nhóm các quốc gia dầu mỏ với ngành xây dựng đắt đỏ như Algeria, Guinea, Angola, các chính phủ này cho phép các công ty xây dựng Trung Cộng mang theo công nhân đến từ Trung Cộng. Nhưng tại các quốc gia khác thuộc châu Phi, phần lớn nhân công tại các công ty Trung Cộng là người dân địa phương. Học viện Bary Sautman và Yan Hairong có trụ sở tại Hong Kong khảo sát 400 công ty Trung Quốc hoạt động tại hơn 40 quốc gia ở Châu Phi. Họ phát hiện ra rằng trong khi vị trí quản lý và kỹ sư chính có xu hướng là người Trung Cộng thì hơn 80% công nhân là người địa phương. Một vài công ty còn thuê nhân công tới 99% là người địa phương.
Nghiên cứu tại Ethiopia cho thấy gần 4800 người Ethiopia được các công ty Trung Cộng thuê để xây dựng dự án tàu nội đô. Khoảng 4000 người Ethiopia khác làm việc tại Huajian, một nhà máy giày của Trung Cộng gần thủ đô Addis Ababa. Trong cả hai trường hợp trên, một số công nhân địa phương còn được gửi sang Trung Cộng để đào tạo nghiệp vụ quản lý. Điều này đem lại lợi ích kinh tế cho các công ty Trung Cộng. Để đưa công nhân từ Trung Cộng sang, họ phải trả lương cao hơn cộng thêm chi phí máy bay, phòng ngủ và tiền ăn. Tất nhiên vẫn có tình trạng căng thẳng xung quanh nhiều khu công nghiệp của Trung Cộng nhưng phần lớn xuất phát từ mâu thuẫn về lương và điều kiện làm việc chứ không phải vì chỗ làm cho người dân địa phương hay không.
Bí ẩn thứ tư là sự viện trợ của Trung Cộng là phương tiện đảm bảo quyền lợi về dầu mỏ và khai thác than. Như Richard Behar (phóng viên điều tra người Mỹ làm việc cho tạp chí Forbes) viết một bài báo vào năm 2008 cho rằng “Trung Cộng hỗ trợ các bệnh viện, đường ống nước, đập nước, đường tàu, sân bay, khách sạn, sân vận động, tòa nhà Quốc hội – tất cả theo cách nào đó đều liên quan đến việc tiếp cận với các nguồn khoáng sản thô”.
Nghiên cứu của Rand Corp được đề cập ở trên cũng gợi ý tương tự rằng “Trung Cộng có được nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên như là lợi nhuận thu được sau các khoản viện trợ”. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) năm 2009 đã kết luận “viện trợ nước ngoài của Trung Cộng được định hướng chủ yếu bởi nhu cầu tài nguyên thiên nhiên”.
Vào đầu năm nay, một nhóm các nhà nghiên cứu – những người đã theo dõi sát các cam kết viện trợ của Trung Cộng – thông báo rằng nhu cầu tài nguyên thiên nhiên không lý giải được chi tiết những cam kết này. Dữ liệu của họ chưa phát hiện ra trường hợp nào mà sự viện trợ của Trung Cộng lại trực tiếp dẫn đến sự nhượng bộ về khai thác than hoặc dầu mỏ. Chỉ có một hợp đồng nổi tiếng gần giống với điều này. Vào năm 2007, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo và hai công ty xây dựng Trung Cộng tham gia một dự án mạo hiểm nhằm khôi phục một mỏ khai thác đồng. Họ đã đàm phán với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Cộng về một khoản vay thương mại trị giá 6 tỷ USD, bảo đảm sẽ hoàn lại sau khi có lợi nhuận từ mỏ đồng này. Khoản vay này sau đó giảm xuống 3 tỷ USD và được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho hai công ty này. Tuy nhiên, trong trường hợp này, rõ ràng lợi ích cốt lõi của các công ty Trung Cộng không phải là việc tiếp cận nguồn tài nguyên mà là tìm cách hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng tại một đất nước nghèo tín dụng.
Trong hầu hết các trường hợp khác khi mà ngân hàng Trung Cộng yêu cầu sự bảo đảm cho các khoản vay lớn ở châu Phi bằng nguồn thu đảm bảo thì đều không có mỏ than hay giếng dầu nào có liên quan đến Trung Cộng. Ví dụ như việc Ghana dùng sản lượng coca của người nông dân nhằm đảm bảo cho khoản vay trị giá 562 triệu USD để xây đập thủy điện. Tương tự như vậy, họ bảo đảm khoản vay 3 tỷ USD từ Ngân hàng Phát triển Trung Cộng – khoản vay này sau đó giảm xuống một nửa – với việc xuất khẩu dầu mỏ cho công ty dầu mỏ đa quốc gia Anh Tullow Oil và các đối tác không phải là Trung Cộng. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Trung Cộng cung cấp khoản vay 1,5 tỷ USD được đảm bảo bằng dầu mỏ nhưng không có chút dầu mỏ nào được trả lại. Dầu mỏ được khai thác tại đó thuộc hai công ty châu Âu là Total (Pháp) và Eni (Italy).
Điều bí ẩn cuối cùng là Trung Cộng có nhu cầu không thể thỏa mãn đối với các vùng đất châu Phi và có lẽ sẽ có kế hoạch gửi một nhóm dân đến trồng trọt ở châu Phi sau đó chuyển nông sản về Trung Cộng. Năm 2012, Giám đốc Kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển châu Phi đã gọi Trung Cộng là “kẻ chiếm đoạt đất” tại châu Phi. Nhưng trong một cuốn sách xuất bản vào tháng 11, các nghiên cứu đã xem xét 60 trường hợp đầu tư nông nghiệp của Trung Cộng, kể cả tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Nghiên cứu này đã mất 3 năm khảo sát thực tế và tiến hành phỏng vấn trên hàng chục quốc gia. Kết quả cho thấy trong số 15 triệu ha được cho là do công ty Trung Cộng sử dụng thì thực tế tìm thấy bằng chứng có ít hơn 700.000 ha. Nông trại của Trung Cộng lớn nhất là nông trại cao su, đường và đồn điền cây gai dầu. Không có nông trại nào trồng lương thực để xuất khẩu sang Trung Cộng. Và tại Zambia – nơi có vài chục trang trại Trung Cộng để trồng trọt, nuôi gà cho thị trường địa phương – thì nghiên cứu cũng không tìm thấy thị trấn nào của người Trung Cộng.
Tạo nên những điều bí ẩn như vậy ngày càng gây khó khăn cho việc tập trung đánh giá một loạt vấn đề liên quan đến nguồn tài nguyên, bảo vệ các loài gặp nguy hiểm trong mối quan hệ Trung Cộng – châu Phi. Bị cản trở bởi những vấn đề khó khăn này, quan hệ hợp tác Trung – Mỹ trong vấn đề châu Phi sẽ không đi đến đâu. Nếu làm rõ được những bí mật trên, nó sẽ tạo ra một nền tảng cơ sở thông tin tốt hơn cho sự can dự của phương Tây với Trung Cộng ở châu Phi hoặc bất cứ nơi nào khác.
Deborah Brautigam
Deborah Brautigam, là chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về yếu tố Trung Quốc tại châu Phi thuộc trường Đại học Johns Hopkins.
5 Myths About Chinese Investment in Africa
By Deborah Brautigam
Foreign Policy - Argument issue
December 4-2015
Xi Jinping just announced billions of dollars worth of aid and financing for Africa. Here’s why the Chinese president is sure to be misunderstood.
Photo credit: Mujahid Safodien/ Getty Images
Johannesburg, South Africa — Santa Claus arrived early in South Africa — on a Chinese jet. This week, Chinese President Xi Jinping signed multiple business deals and brought offers of billions in new grants, loans, export credits, and investment funds as African leaders met for the sixth Forum on China-Africa Cooperation, a triennial extravaganza that showcases development and security issues of concern to Chinese and African leaders.
Not surprisingly, Xi’s second presidential visit to Africa, which also included a stop in Zimbabwe, has refocused attention on China’s expanded role on the continent. The story has dominated the airwaves and has been splashed across broadsheets around the world. But as is so often the case with China-in-Africa coverage, much of it should come with a warning label: Consume with a grain of salt. Here are five of the most dangerous — and persistent — myths about Chinese engagement in Africa that are reliably recycled by the press.
The first — and most damaging — myth is that China is in Africa only to extract natural resources. There is no question that the continent’s vast natural resource endowments are a big draw for Chinese firms — just as they are for Western oil and minerals giants like Shell, ExxonMobil, and Glencore. Yet even in oil-rich countries like Nigeria, this is far from the whole story. In 2014 alone, Chinese companies signed over $70 billion in construction contracts in Africa that will yield vital infrastructure, provide jobs, and boost the skill set of the local workforce.
Technology companies have also done much to accelerate local development. More than a decade ago, the Chinese telecom firm Huawei established its West African training school in the Nigerian capital, Abuja. Ever since, it has been honing the skills of local engineers who are rolling out the cell phone networks that underpin Africa’s telecommunications revolution. The story is the same in other sectors: Our China Africa Research Initiative team at Johns Hopkins University, which has sought to map Chinese engagement and analyze its impact, found Chinese factories in Nigeria employing Nigerians and producing building materials, light bulbs, ceramics, and steel from salvaged ships. As one Nigerian official told me in a 2009 interview, “The Chinese are trying to get involved in every sector of our economy.”
A second myth centers around the extent of Chinese involvement on the continent. Observers often dramatically overstate the scope of Chinese official finance — loans and aid — pledged to Africa and other developing countries. Granted, the Chinese are not terribly transparent about these financial flows. Whereas members of the Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), which consists mainly of developed states, report their annual, country-level commitments of loans and aid, the Chinese do not. Beijing does, however, publish aggregate figures every few years — and they are lower than some of the breathless reporting would suggest. Between 2010 and 2012, Chinese official aid grew rapidly, but the total over those three years came to just $14.4 billion globally.
Compare that to a 2013 Rand Corporation study that tried to estimate Chinese aid by aggregating media reports. The figure the study’s authors came up with was $189.3 billion for 2011 alone. Wonder what they counted? One media story included as a Chinese aid commitment in their study offers a particularly stark illustration of their flawed methodology: In 2010, the business publication Tendersinfo News reported that a group of Chinese businessmen signed 22 agreements worth $250 million at an Egyptian business forum. Setting aside the fact that only a tiny percentage of memorandums of understanding like this ever result in real projects, the idea that such agreements would qualify as Chinese aid commitments is absurd.
Researchers at the Japan International Cooperation Agency Research Institute made a more rigorous effort to estimate the volume of Chinese development assistance. Unlike the Rand researchers, they figured that aid should include only the types of things that China, Japan, and other donor countries classify as official development assistance — for example, grants and subsidized loans. Their estimate for Chinese aid in 2011 was a modest $4.5 billion.
Another equally surreal example of commitment inflation was the bizarre 2013 story from a Hong Kong newspaper that China had supposedly pledged$1 trillion in finance for Africa by 2025, with 70 to 80 percent of this figure coming from China’s Export-Import Bank. When the report appeared, the Chinese bank took the unusual step of posting an online denial and even reportedly threatened legal action. Yet the story continues to circulate. That the figure was in the realm of fantasy is clear: Reaching this goal would have required some $83 billion per year. Although Chinese banks are increasingly active in Africa, our Chinese loan database shows that their total financial commitments in recent years have been roughly $10 billion annually. Even this level of finance has been difficult to disburse in countries worried about rising debt. In 2014, for example, such concerns led Ghana to cancel half of a$3 billion loan facility it signed three years earlier with the China Development Bank.
A third persistent myth is that Chinese companies employ mainly their own nationals. Last July, when President Barack Obama told a group of African ambassadors in Ethiopia that “economic relationships can’t simply be about building countries’ infrastructure with foreign labor,” everyone knew he was pointing the finger at China. But was this an accurate description of Chinese business practices? In a small group of oil-rich countries with expensive construction sectors - including Algeria, Equatorial Guinea, and Angola - governments do allow Chinese construction firms to import their own workers from China. But elsewhere in Africa, the research is clear: The vast majority of employees at Chinese firms are local hires. Hong Kong-based academics Barry Sautman and Yan Hairong surveyed 400 Chinese companies operating in over 40 African countries. They found that while management and senior technical positions tended to remain Chinese, more than 80 percent of workers were local. Some companies had localized as much as 99 percent of their workforces.
Our own research in Ethiopia found that nearly 4,800 Ethiopians were employed by the Chinese firm that built Ethiopia’s urban light rail project. Another 4,000 Ethiopians worked at Huajian, a Chinese shoe factory close to the capital of Addis Ababa. In both cases, some local workers were even sent to China for management training. These practices make economic sense for Chinese companies. In order to bring workers from China, they would have to pay much higher salaries, plus pay for airfare, room, and board. There are certainly tensions around many Chinese worksites in Africa, but they tend to stem from disputes about salaries and work conditions — not whether jobs exist for locals.
A fourth myth that won’t go away is that Chinese aid and financing is itself a vehicle for securing oil concessions and mining rights. As Richard Behar wrote in a 2008 article in Fast Company, China finances “hospitals, water pipelines, dams, railways, airports, hotels, soccer stadiums, parliament buildings — nearly all of them linked, in some way, to China’s gaining access to raw materials.” The Rand Corporation study referenced abovesimilarly suggested that China “gets an expanded supply of resource commodities expected as payback” for its aid. A 2009 Congressional Research Service report concluded: “China’s foreign aid is driven primarily by the need for natural resources.”
Yet earlier this year, a group of researchers who actually tracked Chinese aid commitments reported that natural resource acquisition did not explain the pattern. Our own database has yet to uncover a case where Chinese aid was directly swapped for a mining or oil concession. Only one well-known deal comes close to resembling this practice. In 2007, the government of the Democratic Republic of the Congo and two Chinese construction companies founded a joint venture to bring a moribund copper mine back to life. They then negotiated with China’s Export-Import Bank to secure a $6 billion commercial rate loan, guaranteeing repayment out of the future profits from the mine. The loan, which was later reduced to $3 billion, would be used to finance infrastructure built by the two Chinese companies. Even in this case, however, it was clear that the primary interest of the Chinese companies was not access to mineral riches, but finding a way to finance the infrastructure projects they wanted to build in a country with a poor credit history.
In most other cases where Chinese banks have demanded a secure flow of income to guarantee large loans in Africa, there were no Chinese-operated mines or oil wells involved. For example, Ghana secured a $562 million loan to build its Bui Dam from China’s Export-Import Bank with cocoa produced by Ghanaian farmers. In a similar vein, it secured the $3 billion loan from the China Development Bank — the one that was later halved — with oil exports from a concession that was owned by British multinational Tullow Oil and other non-Chinese partners. In the Republic of Congo, China provided a $1.5 billion oil-backed loan, but has no oil assets. Petroleum is pumped there by European firms Total and Eni.
The fifth and final myth is that China has an insatiable appetite for African land, and perhaps even a plan to send groups of Chinese peasants to grow food in Africa that will then be shipped back home. In 2012, the chief economist of the African Development Bank called China the “biggest land grabber” in Africa. One widely circulated story alleged that China had purchased half the farm land in the DRC. Others claimed that Chinese wereestablishing rural villages across Africa. But in a book published in November, my research team and I examined 60 stories about Chinese agricultural investments, including the one in the DRC. We spent three years doing fieldwork and conducting interviews in over a dozen countries to check the facts — and out of nearly 15 million acres that Chinese companies reportedly acquired, we found evidence of fewer than 700,000 acres. The largest existing Chinese farms were rubber, sugar, and sisal plantations. None were growing food for export to China. And while countries like Zambia now host as many as several dozen Chinese entrepreneurs who grow crops and raise chickens for local markets, we found no villages of Chinese peasants.
Myth-making like this makes it harder to focus on a number of very real problems that exist with China-Africa engagement, such as resource transparency, sustainable timber certification, and the protection of endangered species. Distracted by imaginary problems like the ones outlined above, China-U.S. cooperation on Africa has moved at a glacial pace. Moving beyond mythology might make for a slower news day as Xi wraps up his visit to South Africa, but it will help create a better informed basis for Western engagement with China — in Africa and elsewhere.
Deborah Brautigam
Deborah Brautigam is the Bernard L. Schwartz Professor at Johns Hopkins University School of Advanced International Studies where she directs the China Africa Research Initiative. Her latest book, “Will Africa Feed China?” was published in November 2015. (From Foreign Policy).
Deborah Brautigam is the Bernard L. Schwartz Professor of International Political Economy and Director of the International Development Program (IDEV), and the China Africa Research Initiative (CARI) at Johns Hopkins University’s School of Advanced International Studies (SAIS) in Washington, DC. A leading expert on China in Africa, Professor Brautigam is the author of The Dragon’s Gift: The Real Story of China in Africa (Oxford University Press, 2010; Chinese version published by Chinese Academy of Social Sciences Press) and Chinese Aid and African Development : Exporting Green Revolution (St. Martin’s Press, 1998). She is also co-editor of Taxation and State-Building: Capacity and Consent (Cambridge University Press, 2008) as well as numerous articles published in academic journals and public affairs media. Professor Brautigam regularly advises international agencies and governments on China-Africa economic engagement. Her newest book, Will Africa Feed China?, was published in 2015 by Oxford University Press. It focuses on the question of “land grabs”, food security, and Chinese agribusiness investment in Africa. (From John Hopkins).
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Read more on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net