Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 11, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
KẾ HOẠCH DỰ BỊ CỦA HOA KỲ TRONG TRƯỜNG HỢP CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG
Webmaster
Các bài liên quan:
    MỸ KHÔNG THỂ ĐỐI ĐẦU ĐỒNG THỜI VỚI TRUNG CỘNG VÀ NGA.
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Phần đầu)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương IV)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương III)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương II)
    CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Chương I)
    VÌ SAO NGŨ GIÁC ĐÀI QUAN NGẠI NĂNG LỰC QUÂN SỰ CỦA TRUNG CỘNG?
    CƠN ÁC MỘNG QUÂN SỰ TỒI TỆ NHẤT CỦA MỸ: MỘT CUỘC CHIẾN ĐỒNG THỜI VỚI NGA VÀ TÀU.

 

(Revealed: America's Backup Plan in Case of War with China)

By Robert Beckhusen

Phạm Ðức Duy dịch

The National Interest

February 25, 2016

 

 

Image: Flickr/U.S. Department of Defense.

 

Hoa Kỳ không còn có thể dựa vào các căn cứ không quân của mình tại Thái Bình Dương để tránh khỏi các cuộc tấn công hỏa tiễn trong một cuộc chiến tranh với Trung Cộng (TC). Trái lại, một bài báo đăng vào năm ngoái 2015 của cơ quan RAND đã lưu ý rằng trong trường hợp xấu nhất, “nếu phòng thủ thiếu kín đáo, các cuộc tấn công lớn hơn, chính xác và kéo dài có thể sẽ đưa đến những tàn phá, thiệt hại lớn về máy bay và đóng cửa các phi trường trong một thời gian dài”.

 

Căn cứ không quân Hoa Kỳ Kadena ở Okinawa tại Nhật, tương đối gần đại lục, sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Vào tháng 9 năm 2015, TC cũng đã công khai tiết lộ loại tên lửa đạn đạo mới DF-26, từ đại lục có thể tấn công căn cứ không quân Hoa Kỳ Andersen ở Guam, cách xa 3.000 dặm. Andersen và Kadena là hai căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất của quân đội Hoa Kỳ ở nước ngoài.

 

Tinian, hòn đảo nhỏ gần đảo Guam đang từ từ trở thành một trong những căn cứ dự bị của Không quân Mỹ. Ngày 10 tháng 2 vừa qua, Tinian đã được chọn như một sân bay chuyển hướng “trong trường hợp căn cứ không quân Andersen ở Guam, hoặc các căn cứ khác ở vùng tây Thái Bình Dương bị hạn chế hoặc phong tỏa.”

 

Trong ngân sách dành cho năm 2017, Ngũ Giác Ðài đã yêu cầu 9 triệu đô la để mua 17,5 mẫu đất “trong việc hỗ trợ các hoạt động chuyển hướng và các đề nghị ​​tập luyện quân sự”, báo Saipan Tribune đưa tin. Trong thời bình, Không quân Mỹ ước lượng sân bay Tinian sau khi được mở rộng sẽ chứa “lên đến 12 máy bay tiếp nhiên liệu và một đội ngũ nhân viên hỗ trợ cho các hoạt động chuyển hướng”.

 

Tinian hiện giờ là một nơi buồn tẻ.

 

Trong Thế chiến II, Sư đoàn 2 và 4 Marines của Mỹ đã chiếm hòn đảo, và sau này các phi cơ B-29 Superfortress Enola Gay và Bockscar đã cất cánh từ sân bay North Field tại Tinian và thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Từng là một kho vũ khí trong thời chiến, hiện nay hầu hết các đường băng tại North Field bị bỏ hoang, không được sử dụng. West Field, một căn cứ không quân khác trên đảo lúc trước, hiện chỉ là một sân bay quốc tế nhỏ, ít được biết đến.

 

Lúc đầu Hoa Kỳ muốn dùng Saipan làm phi trường quân đội. Cách Tinian không xa, Saipan có dân số 15 lần hơn Tinian, một phi trường lớn hơn và một bến cảng. Nhưng đề xuất này đã gặp phải sự phản đối của các nhà hoạt động địa phương do các hiệu ứng về “san hô, nước sạch, giao thông vận tải địa phương và các yếu tố kinh tế xã hội đối với cộng đồng xung quanh,” báo Stars and Stripes đã đề cập.

 

Phe chống đối lập thậm chí bao gồm cả giới ủng hộ việc kinh doanh trong đó có cả Phòng Thương mại của Saipan. Họ lo ngại rằng phi trường rỉ sét Tinian sẽ bị bỏ rơi trong lần chi tiêu lớn của Ngũ Gia’c Ðài kỳ này. Phi trường Saipan hiện cũng đang quá tải, và dân địa phương không hài lòng về triển vọng của hàng trăm phi công bay đến cho các khóa diễn tập quân sự kéo dài tới tám tuần mỗi năm.

 

Có thể nói đây là một sự lập lại quá khứ. Lúc trước Hoa Kỳ đã phân tán các căn cứ không quân ở những mức độ khác nhau và ở nhiều nơi trên thế giới trong thời chiến tranh lạnh. Nhưng từ khi mối đe dọa của một cuộc tấn công hỏa tiễn từ phía Liên Xô không còn nữa và lúc ngân sách quốc phòng sau Persian Gulf War bị cắt giảm nhiều trong thập niên ‘90, Hoa Kỳ đã chuyển sang xu hướng dùng những căn cứ rất lớn (mega-base) hoạt động theo quy mô kinh tế.

 

Tuy nhiên trong thời chiến mô thức phân tán các căn cứ quân sự có xác suất tồn tại nhiều hơn, Alan Vick của RAND đã nghiên cứu và kết luận trong năm 2015:

 

“Phân chia những phi cơ trên nhiều căn cứ khác nhau tạo ra khả năng phòng hờ, dư bị trong lãnh vực điều hành trên mặt đất và các cơ sở. Điều này giúp tăng cường sự an toàn cơ bản của các chuyến bay bằng cách cung cấp nhiều chỗ đáp hơn cho những trường hợp cần chuyển hướng khẩn cấp hoặc lúc thời tiết xấu. Nó còn làm tăng số lượng các sân bay mà địch phải theo dõi và có thể gây khó khăn hơn cho kẻ thù lúc nhắm mục tiêu (một phần vì số lượng di chuyển giữa các căn cứ của các lực lượng bạn gia tăng).”

 

“Ít nhất, so với mô thức tập trung, phân tán (vì làm tăng tỷ lệ đường băng và máy bay) buộc phía địch phải sử dụng nhiều năng lực đáng kể hơn để tấn công những đường băng. Mô thức phân tán cũng làm tăng chi phí xây dựng và điều hành các phi cơ trên nhiều căn cứ chính. Để giảm thiểu những chi phí này, mô thức phân tán có xu hướng dùng những căn cứ nhỏ, khiêm tốn hơn, đôi khi, có thể chỉ là những đường băng.”

 

Robert Beckhusen

Phạm Ðức Duy dịch

27/2/2016

 

The Buzz

Revealed: America's Backup Plan in Case of War with China

By Robert Beckhusen

The National Interest

February 25, 2016

 

 

Image: Flickr/U.S. Department of Defense.

 

The United States can no longer count on its Pacific air bases to be safe from missile attack during a war with China. On the contrary, a 2015 paper from the influential RAND Corporation noted that in the worst case scenario, “larger and accurate attacks sustained over time against a less hardened posture could be devastating, causing large losses of aircraft and prolonged airfield closures.”

 

Kadena Air Base in Okinawa, due to its relative proximity, would be hardest hit. To up the stakes, China in September 2015 publicly revealed its DF-26 ballistic missile, which can strike Andersen Air Force Base in Guam—nearly 3,000 miles away—from the Chinese mainland. Andersen and Kadena are among the U.S. military’s largest and most important overseas bases.

 

Enter Tinian. The lush, small island near Guam is emerging as one of the Air Force’s backup landing bases. On February 10, the flying branch announced that it selected Tinian as a divert airfield “in the event access to Andersen Air Force Base, Guam, or other western Pacific locations is limited or denied.”

 

In the Pentagon’s 2017 budget request, it asked for $9 million to buy 17.5 acres of land “in support of divert activities and exercise initiatives,” the Saipan Tribunereported. In peacetime, the expanded Tinian airfield will host “up to 12 tanker aircraft and associated support personnel for divert operations,” according to the Air Force.

 

Tinian is now a sleepy place.

 

During World War II, the 4th and 2nd Marine Divisions captured the island, which later based the B-29 Superfortresses Enola Gay and Bockscar which took off from Tinian’s North Field and dropped the atomic bombs on Hiroshima and Nagasaki. An arsenal during the war, most of its airstrips are now abandoned and unused. The island’s other former air base, West Field, is a small, neglected international airport.

 

The Air Force first wanted Saipan for its airfield. Very close to Tinian, Saipan has 15 times the population, a larger airport and a harbor. But this proposal met opposition from local activists due to the effect on “coral, potable water, local transportation and socioeconomic factors on surrounding communities,” Stars and Stripes reported.

 

The opposition even included the pro-business Saipan Chamber of Commerce, which worried that Tinian’s rusty airport would miss out on the flood of Pentagon spending. Saipan’s airport is also overcrowded—with locals not happy about the prospect of hundreds of airmen flying in for military exercises lasting up to eight weeks ever year.

 

In a way, it’s a return to the past. The United States dispersed air bases to varying degrees—and in different parts of the world—during the Cold War, but as the threat of a Soviet missile attack evaporated and post-Persian Gulf War budget cuts hit hard in the 1990s, the trend shifted toward larger mega-bases that operate on economies of scale.

 

But dispersed bases are more survivable, RAND’s Alan Vick noted in his 2015 paper:

 

“Dispersing aircraft across many bases creates redundancy in operating surfaces and facilities. This enhances basic safety of flight by providing bases for weather or inflight-emergency diverts. It also increases the number of airfields that adversary forces must monitor and can greatly complicate their targeting problem (in part by raising the prospect that friendly forces might move among several bases).

“At the least, dispersal (because it increases the ratio of runways to aircraft) forces an attacker to devote considerably more resources to runway attacks than would be the case for a concentrated force. It also greatly increases construction and operating costs to spread aircraft across many major bases. To mitigate these costs, dispersal bases tend to have more-modest facilities and, at times, might be nothing more than airstrips.”

 

Robert Beckhusen

 

 

Robert Beckhusen is a writer based in Austin, Texas, where he covers Latin America for War Is Boring, the managing editor of War is Boring, where this article first appeared. (From The National Interest).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh